Đẩy mạnh Xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế tại Cty VOLEX chi nhánh Việt Nam - 4 doc

10 167 0
Đẩy mạnh Xuất khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế tại Cty VOLEX chi nhánh Việt Nam - 4 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước nói chung và tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam nói riêng. 1.3.2.2. Các nhân tố kinh tế : Bất cứ một nền kinh tế nào cũng đều chịu tác động của những nhân tố kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái Những nhân tố này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi lạm phát gia tăng, đồng tiền bị mất giá thì sẽ dẫn đến xu hướng khuyến khích xuất khẩu hơn là nhập khẩu. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế nhập khẩu và muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Khi lãi suất tăng lên, các luồng vốn sẽ dồn về các ngân hàng và vốn đầu tư sẽ giảm đi, hoạt động kinh doanh cũng gặp khó khăn vì chi phí cho các dịch vụ tăng lên làm tăng chi phí. Tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố kinh tế quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng nhập khẩu đắt hơn nên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, vật tư, hàng hoá ngoại nhập, làm tăng giá các loại hàng này, gây Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập. Nhìn chung thì các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Nhưng xét trên khía cạnh nào đó thì các nhân tố này sẽ góp phần vào việc cân bằng và ổn định trong phát triển kinh tế. Do đó các doanh nghiệp phải luôn nắm được xu thế vận động của các nhân tố kinh tế đó. 1.3.2.3. Các nhân tố từ chính sách và quản lý của nhà nước : Tính ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Cán cân thanh toán và chính sách tài chính là nhân tố quyết định phương án kinh doanh mặt hàng và quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu. Sự thay đổi của những nhân tố này sẽ gây xáo trộn lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố về quản lý nhà nước : Mặc dù thương mại quốc tế đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các Chính phủ đều đưa ra các chính sách thương mại quốc tế riêng để đạt được lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, những biện pháp này thường nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghiệp trong nước và đôi khi gây ra nhiều hạn chế cho các công ty nước ngoài hoạt động trong thị trường nội địa. 1.3.2.4. Nhân tố về văn hoá - xã hội : Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại phức tạp hơn nhiều so với hoạt động thương mại nội địa bởi nhiều lý do như : hệ thống pháp luật khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, thói quen sử dụng, đồng tiền thánh toán Vì vậy với sự biến động mạnh mẽ của thị trường thế giới trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các quan hệ quốc tế có tác động và ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy mà bản thân doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài cần hết sức chú ý đến vấn đề tìm hiểu văn hoá, xã hội của quốc gia đó. 1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh : Trong kinh doanh thì vấn đề cạnh tranh là tất yếu, đôi khi còn diễn ra rất khốc liệt giữa các đối thủ trên thị trường. Nếu không có hiểu biết về các đối thủ của mình thì doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được. Sức ép về các đối thủ cạnh tranh là rất lớn đối với bản thân doanh nghiệp vì doanh nghiệp nào cũng xây dựng cho mình những bí quyết kinh doanh khác nhau, những thế mạnh khác nhau về sản phẩm Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng suy đoán và phân tích tình hình thị trường tốt để có thể cạnh tranh thành công. Ngoài ra, các sản phẩm trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng và do đó sản phẩm thay thể cũng rất phát triển. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xác định được lợi thế trong sản phẩm của mình hoặc phải xây dựng cho sản phẩm của mình những đặc tính ưu việt mà không một sản phẩm nào có được. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các nhân tố trên đây có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Vì vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải hiểu rõ và tìm các biện pháp hợp lý để vừa có thể hạn chế được các nhược điểm của các nhân tố đó, vừa có thể vận dụng chúng để xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp cho công ty mình. Cũng nhờ có các nhân tố trên mà hoạt động xuất khẩu sẽ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn vì thị trường luôn biến động và cạnh tranh luôn luôn xảy ra. chương 2 thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty TNHH Volex Việt nam trong những năm qua 2.1. Khái quát về công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình hình thành. * Quá trình hình thành của tập đoàn Volex Asia : Năm 1892, công ty sản xuất các sản phẩm truyền dẫn đầu tiên được thành lập ở thành phố Manchester của Vương quốc Anh. Đến năm 1939, công ty này đã có tên trong danh sách trên Sở giao dịch chứng khoán London. Năm 1977, ở Singapore bắt đầu xuất hiện công ty sản xuất các sản phẩm truyền dẫn. Từ 1992-1993, các sản phẩm truyền dẫn có một chỗ đứng vững chắc trên các thị trường có vị trí chiến lược. Lúc này hình thành nên tập đoàn Volex Europe (chuyên sản xuất các sản phẩm truyền dẫn) với những công ty nhỏ ở Anh, bắt đầu chiến Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com lược của mình trên toàn thế giới nhằm mở rộng thị trường hoạt động trên toàn cầu. Trước hết là sự mở rộng sang thị trường Châu Mỹ với sự hợp tác giữa Mỹ và Ailen cùng sản xuất các sản phẩm truyền dẫn. Sau đó tiếp tục mở rông sang thị trường Châu á. Năm 1995, công ty sản xuất sản phẩm truyền dẫn ở Singapore thuộc sở hữu toàn bộ của tập đoàn Volex. Năm 1977, tập đoàn Volex Asia ra đời có trụ sở chính ở Singapore, đặt tại 35 Tampines St.92 Singapore 528880. Từ 1997-2001, Volex Asia mở rộng các nhà máy sản xuất tại Châu á, thành lập các công ty con ở các quốc gia như Trung Quốc, ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines, indonesia và Việt Nam. * Quá trình hình thành của công ty TNHH Volex Việt nam. Xét đơn và hồ sơ dự án do Công ty Volex (Asia) Pte.Ltd, trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà nội đã cho phép Công ty Volex (Asia) Pte.Ltd thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Doanh nghiệp có tên gọi là Công ty TNHH Volex Việt Nam, tên giao dịch bằng tiếng Anh là Volex Cable Assembly (Vietnam) Co., Ltd, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 24/GP-KCN-HN cấp ngày 9/8/2001 có trụ sở và nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội-Việt Nam. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt nam. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Mối quan hệ giữa tập đoàn và công ty : Công ty TNHH Volex là một công ty chi nhánh đầu tiên tại thị trường Việt Nam của tập đoàn Volex. Vì mới được thành lập và hoạt động, còn đang trong giai đoạn phát triển chiếm lĩnh thị trường nên công ty nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của công ty mẹ ở Singapore. Tập đoàn hỗ trợ và giúp đỡ toàn bộ những chi phí về chi phí trả lương cho công nhân viên và bù lỗ cho công ty trong giai đoạn đầu và giúp đỡ tìm kiếm những bạn hàng đầu tiên cho công ty. Những giúp đỡ đó là những bước khởi đầu nhằm tạo tiền đề cho công ty xây dựng chỗ đứng của mình trên thị trường và phát triển mạnh mẽ trong tương lai giống các công ty chi nhánh khác trên toàn thế giới, góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện mục tiêu của cả tập đoàn là trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới về sản phẩm truyền dẫn. 2.1.1.2. Quá trình phát triển. * Quy mô hoạt động : Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm truyền dẫn sử dụng cho các thiết bị điện tử, công nghệ truyền dẫn cáp quang, công nghệ truyền phát sóng viba, công nghệ truyền thông. Toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp được xuất khẩu (Doanh nghiệp chế xuất). Đến ngày 4/12/2002 công ty TNHH Volex Việt nam đã đề nghị xin chuyển từ Doanh nghiệp chế xuất thành Doanh nghiệp Khu công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm ít nhất 80%. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp là 46 năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Vốn và công nghệ : Vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp là : 1.700.000 USD (một triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ). Vốn pháp định của Doanh nghiệp là : 500.000 USD (năm trăm ngàn đô la Mỹ). Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, được nhập về từ Thái lan, Anh, Singapore phù hợp với từng sản phẩm được sản xuất ra có tiêu chuẩn quốc tế. * Uy tín : Volex là một trong những nhà sản xuất độc lập lớn nhất thế giới về các thiết bị truyền dẫn cho các thiết bị điện, điện tử và cáp quang. Tập đoàn Volex vốn là tập đoàn có một lịch sử phát triển lâu dài và có uy tín trên thế giới. Điều đó đã được minh chứng qua việc mở rộng thị trường hoạt động trên toàn cầu của tập đoàn. Qua đó công ty TNHH Volex Việt Nam mặc dù mới được thành lập nhưng cũng đã được kế thừa và góp phần phát huy uy tín của tập đoàn. Uy tín của công ty được xây dựng trên cơ sở chất lượng của sản phẩm sản xuất và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có lãi. Điều đó được thể hiện thông qua danh sách các khách hàng lớn của công ty trong thời gian qua, từ những kháh hàng lâu năm đến những khách hàng mới của công ty. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Chức năng : công ty TNHH Volex là một công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị trường Việt nam. Là một công ty thuộc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Khu công nghiệp nên hàng hoá sản xuất ra phải xuất khẩu 80% và tiêu thụ trong nước 20%. Mục tiêu : Trở thành nhà cung cấp độc lập hàng đầu thế giới về các sản phẩm truyền dẫn cho các thiết bị điện, điện tử và cáp quang. Nhiệm vụ : Không ngừng nâng cao danh tiếng tầm cỡ Thế giới của tập đoàn bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng trên phạm vi toàn cầu. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Volex Việt nam. 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty. 2.1.3.2. Chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban. Công ty gồm có các phòng ban với các chức năng như sau : Chức năng của Ban giám đốc : Đưa ra các phương hướng và các chính sách hoạt động của công ty. Giám sát bao quát các hoạt động của công ty và lắng nghe các ý kiến phản hồi. Phê duyệt các báo cáo và chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty. Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của công ty với tập đoàn. Chức năng của phòng nhân sự là quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty. Có trách nhiệm báo cáo với Ban giám đốc về những thay đổi trong vấn đề nhân sự và tiến hành tuyển chọn thêm nhân sự nếu công ty có nhu cầu. Chức năng của phòng Tài chính - kế toán là quản lý vấn đề tài chính của công ty, các vấn đề thu chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau mỗi giai đoạn hoạt động của công ty thì kế toán có trách nhiệm báo cáo tài chính, xác định mức doanh thu mà doanh nghiệp đạt được và mức lợi nhuận của doanh nghiệp sau các năm tài chính. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Phòng Kế hoạch gồm có các bộ phận sau : + Bộ phận lập kế hoạch : Là bộ phận lập kế hoạch chung cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. + Bộ phận mua bán : Là bộ phận chuyên trách về vấn đề mua, nhập khẩu các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của công ty. + Bộ phận giao nhận : Là bộ phận có chức năng nhận nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất và chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu, lượng hàng hoá xuất khẩu và tiến hành xuất khẩu hàng hoá cho công ty. Phòng quản lý chất lượng : Có chức năng kiểm tra toàn bộ chất lượng hàng hoá được sản xuất ra trước khi tiêu thụ hoặc tiến hành xuất khẩu, đảm bảo các hàng hoá đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14000 (đạt tiêu chuẩn quốc tế). Phòng bán hàng : Có chức năng tìm kiếm khách hàng cho công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện ký kết các hợp đồng với các khách hàng để bán sản phẩm. Liên tục tăng cường mối quan hệ với các khách hàng và tìm ra những thiếu sót trong sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty thông qua các thông tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Mục tiêu là doanh số hàng bán liên tục tăng lên. Bộ phận sản xuất : Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm truyền dẫn của công ty. Hoạt động sản xuất phải liên tục để đảm bảo cho các lô hàng được giao đúng hạn cho khách hàng và đảm bảo chất lượng. Phòng kỹ thuật : Có chức năng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống máy móc của công ty hoạt động tốt để duy trì và nâng cao năng suất sản xuất của công ty. Đây là bộ phận Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hết sức quan trọng trong công ty vì nếu hệ thống máy móc của công ty không hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, bộ phận này cũng có trách nhiệm đảm bảo các thông tin cho công ty được cập nhật liên tục để công ty hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo liên lạc giữa các phòng ban được thông suốt. * Mối quan hệ giữa các phòng ban : Các phòng ban trong công ty được kết nối với nhau thông qua mạng internet và mạng điện thoại trong nội bộ công ty. Giữa các bộ phận có thể liên lạc với nhau nhanh chóng và thuận tiện bằng cách gửi email hoặc gọi điện. Mỗi nhân viên ở các phòng ban đều có 1 máy vi tính và 1 điện thoại bàn phục vụ cho quá trình làm việc. Tất cả các phòng đều phải có liên lạc thường xuyên với nhau, kết hợp với nhau trong công việc. Phòng Bán hàng sẽ tìm kiếm khách hàng cho công ty, sau đó sẽ thông báo với phòng Kế hoạch để kết hợp lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất cho phù hợp. Tiếp đó, Bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm, các sản phẩm này khi hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng thông qua phòng Quản lý chất lượng của công ty để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những hàng hoá đạt tiêu chuẩn sẽ được xuất khẩu, bán cho khách hàng hoặc lưu kho chờ tiêu thụ. Toàn bộ hoạt động này được Kế toán ghi bút toán để cuối mỗi giai đoạn hoạt động tổng kết và báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban giám đốc. Từ đó, Ban giám đốc sẽ có những điều chỉnh cụ thể trong kinh doanh hoặc đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tiếp theo. 2.1.4. Các hoạt động sản xuất và nhập khẩu của công ty. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . bị mất giá thì sẽ dẫn đến xu hướng khuyến khích xuất khẩu hơn là nhập khẩu. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế nhập khẩu và muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Khi lãi suất tăng lên, các luồng vốn sẽ. nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. . được xuất khẩu (Doanh nghiệp chế xuất) . Đến ngày 4/ 12/2002 công ty TNHH Volex Việt nam đã đề nghị xin chuyển từ Doanh nghiệp chế xuất thành Doanh nghiệp Khu công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu

Ngày đăng: 23/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan