skkn một số câu hỏi ngoại khoá giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

28 1K 1
skkn một số câu hỏi ngoại khoá giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Trị An Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CÂU HỎI NGOẠI KHOÁ GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Người thực hiện: ĐẶNG THỊ CẨM HƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đặng Thị Cẩm Hương 2. Ngày tháng năm sinh: 12 – 03 – 1983 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Vĩnh Cửu – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0986.750045 6. Fax : 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trị An II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị : cử nhân Đại học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học - Số năm có kinh nghiệm: 8 năm SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường THPT Trị An Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Cửu, ngày 22 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ CÂU HỎI NGOẠI KHOÁ GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Họ và tên tác giả: Đặng Thị Cẩm Hương Đơn vị: Tổ Hóa - Trường THPT Trị An Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các gải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên và ghi rõ họ tên) ( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Trị An Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THÀNH TÍCH BÀ ĐẶNG THỊ CẨM HƯƠNG ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ. I. Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao: 1. Sơ yếu lý lịch: - Họ và tên: Đặng Thị Cẩm Hương - Năm sinh: 1983 - Quê quán: xã Đại Hưng – huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam. - Giáo viên dạy môn Hóa, giảng dạy các lớp: 10A 1 , 12A 7 , 12A 8 , 12A 9 . - Công tác kiêm nhiệm : Chủ nhiệm 12A 9 , dạy học sinh giỏi khối 10. 2.Chức năng và nhiệm vụ được giao: - Thực hiện nội dung, chương trình và kế họach giảng dạy theo quy định của Bộ GD và ĐT và của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng các chuyên đề chuyên môn, hội giảng để trao đổi và học tập kinh nghiệm. - Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn theo hàng đợt thi đua, học kì và năm học. - Xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân về chuyên môn thông qua và trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường. II. Thành tích đạt được trong các năm qua: - Luôn hòan thành tốt nhiệm vụ được giao. - Xây dựng tổ chuyên môn đđoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và chuyên môn nghiệp vụ. Họp 2 lần trong một tháng, ngoài việc thực hiện một số thông báo cấp trên, bản thân có kế họach nghiên cứu từng phần khó sau đó khi họp tổ thì đưa câu hỏi khó và những phần có thể đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi năm đều phải hoàn thành một chuyên đề, chuyên đề này được thông qua toàn tổ học hỏi kinh nghiệm và rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại chuyên đề từ đó chọn ra chuyên đề hay nhất tham gia hội giảng cấp tỉnh. - Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn thiết bị và thay sách, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước và của ngành, nhà trường. - Luôn cố gắng trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. III.Kết quả khen thưởng: - Đạt danh hiệu lao động tiến tiến năm học 2011 – 2012 - Giấy khen của Sở Giáo Dục năm học 2011 – 2012. - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10 môn Hóa năm học 2012 – 2013 : 1 giải ba, 3 giải khuyến khích. Vĩnh An, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Nhận xét và xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết báo cáo thành tích Đặng Thị Cẩm Hương MỤC LỤC A – MỞ ĐẦU Trang 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 B – NỘI DUNG 2 1. Tại sao nhiều nước trên thế giới lại ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon? 2 2. Mưa axit là gì?Mưa axit gây ra tác hại gì đối với môi trường? 4 3. Người ta thường hứng nước mưa để sinh hoạt, đặc biệt là để uống và nấu ăn. Vậy nước mưa có phải là nguồn nước sạch không? 5 4. Nước uống thế nào là sạch ? 6 5. Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không? 7 6. Biển đem lại cho ta những gì? 7 7. Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào? 9 8. Vì sao nước biển biến thành màu đỏ? 10 9. El-Nino là gì? 11 10. Vì sao biển sợ nóng? 11 11. Vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành? 12 12. Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào? 13 13. Vì sao buổi sáng sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng? 15 14. Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? 16 15. Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào? 16 16. Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng?18 17. Thế nào là “ rau xanh vô hại”? Cách thức trồng loại thực phẩm này. 19 18. Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất? 19 19. Ngửi mùi thơm của các sản phẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ không? 20 C – KẾT LUẬN 21 A - MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thiên nhiên được ví như là “ông chủ nhà hiếu khách”, tiếp đón vị khách “con người” thật là nồng nhiệt, rất mực ưu đãi với con người. Đất, nước, không khí, sinh vật, khoáng vật, … đều phục vụ cho hoạt động sống và nhu cầu của con người. Thế nhưng, trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải ra môi trường nhiều hoá chất độc hại, những hành động vô ý thức đã làm cho môi trường bị ô nhiễm. Môi trường bị phá huỷ đã trở thành vấn đề của toàn cầu. Các tổ chức thế giới đã họp bàn biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường; các cơ quan, tổ chức phát động phong trào “sạch và xanh”; các câu lạc bộ, các nhóm tình nguyện … ra đời, nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Các môn học trong nhà trường cũng được “giao nhiệm vụ” tích hợp, lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bộ môn hoá học có khá nhiều kiến thức có thể lồng ghép để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Một số buổi học ngoại khoá – vừa học vừa chơi – không những giúp các em giải toả căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi mà còn giúp các em có sự hiểu biết thêm về môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho các em. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số câu hỏi ngoại khoá giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường” với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS ở trường THPT. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: HS trường THPT Trị An. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - GV chuẩn bị phiếu học tập (hệ thống câu hỏi, tình huống), hình ảnh, kiến thức, cách thức tổ chức hoạt động liên quan tới chủ đề, nội dung giáo dục của từng chủ đề. - GV tổ chức các buổi học ngoại khoá cho HS (thực nghiệm sư phạm) - Phân tích – tổng hợp. B – NỘI DUNG Để buổi học ngoại khoá đạt kết quả cao, GV cần phát phiếu học tập thông báo chủ đề, nội dung hoạt động cho HS về nhà chuẩn bị trước. Tuỳ vào nội dung mỗi chủ đề mà GV có thể tổ chức các hình thức hoạt động khác nhau nhằm lôi cuốn, hấp dẫn HS, có sự thi đua giữa các nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Trong một buổi học, GV tổ chức nhiều hoạt động khác nhau cho HS để tránh sự nhàm chán, lặp lại. Có thể đưa ra một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá:  Thảo luận. GV đặt câu hỏi, đưa ra tình huống; HS thảo luận, đưa ra câu trả lời của nhóm.  Bạn có biết? GV đưa ra hình ảnh, nội dung để HS hiểu biết thêm về thế giới xung quanh.  Tranh tài. Mỗi nhóm HS đưa ra câu hỏi – tình huống – hình ảnh để các đội bạn trả lời. Câu trả lời cũng là thông điệp của mỗi nhóm gửi đến các bạn sau buổi học (nội dung giáo dục). … Sau đây là một số câu hỏi ngoại khoá có nội dung giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Câu 1: Tại sao nhiều nước trên thế giới lại ban hành lệnh cấm sử dụng túi “nilon”? Túi nilon thường được sản xuất từ polietilen (PE), mỏng, nhẹ, chi phí sản xuất thấp, tiện lợi. Vì vậy, hàng ngày chúng ta sử dụng một số lượng lớn túi nilon mà không hề nghĩ tới những ảnh hưởng to lớn của nó đối với môi trường. “Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi nilon hiện nay. Túi nilon được thải ra tràn ngập khắp mọi nơi, lẫn vào đất ngăn cản oxi đi qua đất, hạn chế sự tăng trưởng của cây trồng, gây thoái hoá, xói mòn đất. Ước tính trung bình khoảng 500 năm mới phân huỷ hoàn toàn một túi nilon. Nếu túi nilon lọt vào cống rãnh, kênh rạch sẽ làm tắc nghẽn, ứ đọng nước gây ngập lụt. Các chất phụ gia thêm vào PE trong quá trình sản xuất túi nilon vô cùng độc hại, gây tổn hại to lớn đến sức khoẻ con người. Những túi nilon nhuộm màu xanh đỏ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cacdimi,… gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư. Nếu đựng đồ nóng từ 70 – 80 0 c thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ gây độc hại. Khi thải túi nilon ra, các hoá chất độc hại này cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nước gây tổn hại sức khoẻ con người. Nếu xử lý túi nilon bằng cách đốt cũng không ổn, bởi khi đốt túi nilon sẽ tạo ra khí cacbonic, metan và đioxin cực độc. Túi nilon cũng là mối hiểm hoạ chết chóc đối với rùa biển và các loài cá vì các loài này nhầm chúng với các loài sứa. Thế giới trở nên hẹp vì rác nilon. Chính vì những tác hại mà túi nilon đã gây ra cho môi trường, một số nước trên thế giới đã ban hành các lệnh cấm và các luật thuế nhằm giảm hoặc loại bỏ thói quen tiêu thụ túi nilon. Achim Steiner – người đứng đầu Chương trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc nói: “chẳng có lý do gì để sản xuất một cái túi nilon nào nữa, ở bất kỳ đâu”. Tại Ấn Độ và Bangladesh, túi nilon bị cấm ở một số thành phố sau vụ nghẹt ống thoát nước mưa dẫn đến cơn lũ chết người. Năm 2010, thủ đô Washington của Mỹ đã đưa ra quy định đánh thuế đối với túi nilon, với mức 5 cent (1% đô la) đối với người mua túi đựng đồ bằng nilon. Việc đánh thuế này đã đem lại hiệu quả cao trong việc hạn chế sử dụng túi nilon: con số người dân sử dụng 22,5 triệu túi/tháng giảm xuống chỉ còn 4,6 triệu túi/tháng. Ngoài sự sụt giảm sử dụng 80% túi nilon, quy định đó còn đem lại cho ngân sách thành phố 2,75 triệu USD – sử dụng làm sạch sông ngòi. Hội đồng thành phố Los Angeles, bang Californiađã đưa ra sắc lệnh cấm sử dụng bao bì bằng chất dẻo tại các siêu thị, 75000 cửa hàng trong thành phố phải chuyển từ bao bì bằng chất dẻo sang bao bì giấy, cactong và các vật liệu khác dễ phân huỷ. Tháng 1-2011, Ý cấm hoàn toàn loại túi mua hàng bằng nhựa chỉ sử dụng một lần. Chỉ mấy tháng sau, túi nhựa hầu như biến mất khỏi các cửa hàng cũng như đường phố ở Ý. Người mua hàng mang túi riêng của mình có thể dùng được nhiều lần mà không bị rách hoặc sử dụng túi có thể tái chế. Trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam, chưa có quy định nào cấm hay hạn chế sử dụng túi nilon trong đời sống. Ngày 11/04/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 582/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân huỷ trong sinh hoạt đến năm 2020. Đề án này chủ trương ban hành quy định cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ có chiều dày nhỏ hơn 30 micromet. Đề ra mục tiêu đến năm 2020, giảm 65% lượng túi nilon khó phân huỷ sử dụng tại các siêu thị, giảm 50% sử dụng tại các chợ dân sinh , … so với năm 2010. Trong “cuộc chiến” với túi nilon, đã có những đơn vị tiên phong sản xuất túi nilon không độc từ nguyên liệu thiên nhiên (Trung tâm nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam), hoặc túi nilon tự phân huỷ (công ty của Người tàn tật Hà Nội), …nhưng chi phí sản xuất, giá thành cao gấp 3-4 lần so với túi nilon bình thường nên giải pháp này chưa khả thi. Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế rác thải túi nilon? Nhiều nhóm sinh viên tình nguyện đã và đang tiến hành nhiều chiến dịch nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon. Thu gom túi nilon, vận động du khách đổi bao nilon bằng túi tự phân huỷ, sử dụng giỏ xách thân thiện với môi trường, chiến dịch “nói không với túi nilon”, “không sử dụng túi nilon”, … phát động và được mọi người hưởng ứng.  Nội dung giáo dục: Là thanh niên, các em hiểu được tác hại của túi nilon tới môi trường, các em sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường của chính mình: gương mẫu thực hiện không hoặc ít sử dụng túi nilon, nếu túi nilon sử dụng rồi vẫn còn sạch thì giữ lại để sử dụng hoặc cho người bán hàng sử dụng lại, không vứt túi nilon bừa bãi, …, là tuyên truyền viên tích cực vận động bạn bè và người thân cùng góp phần bảo vệ môi trường sống. Câu 2: Mưa axit là gì?Mưa axit gây ra tác hại gì đối với môi trường? Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có [...]... dung giáo dục môi trường để các thế hệ HS thấy được sự tác động qua lại giữa con người với môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường Trên đây là một số câu hỏi ngoại khoá có nội dung giáo dục môi trường, hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được phần nào cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh Do trong thời gian ngắn nên số lượng câu hỏi còn ít và không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân... em học sinh Đề xuất: Trong kế hoạch giảng dạy ở trường THPT cần bổ sung thêm một số tiết học ngoại khoá về giáo dục môi trường, tổ chức gameshow tìm hiểu và bảo vệ môi trường, … vừa có ý nghĩa giáo dục, vừa giúp các em giảm stress sau những giờ học căng thẳng Xin chân thành cảm ơn ! Vĩnh An, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Đặng Thị Cẩm Hương D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Hoá học. .. trường hợp đó, chúng ta cần tìm cách thông gió trong phòng để giảm tối thiểu hàm lượng benzen trong không khí Sau một thời gian benzen bay hơi hết, sức khỏe của chúng ta sẽ không bị đe doạ nữa C KẾT LUẬN Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội Mọi người đều phải chung tay, góp sức làm giảm ô nhiễm môi trường Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính chúng ta Trong quá trình dạy học, người giáo. .. định về vệ sinh thực phẩm, hay dùng các loại nước đóng chai không đảm bảo chất lượng, chỗ bán hàng nhiều khi rất bẩn, ngay cạnh cống rãnh, đống rác hôi thối và nhiều ruồi, muỗi, cốc chén không sạch, dễ gây bệnh đường ruột cho người uống Đặc biệt nguy hiểm là các loại nước giải khát chế biến tại chỗ, như nước mía ép, do máy móc và môi trường sản xuất không đảm bảo vệ sinh Một số loại nước khoáng có... môi trường nặng nề tại các thành phố lớn Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa thể giải quyết ngay được Những người đang sống trong các thành phố, đô thị đông dân cần hiểu rõ những nhược điểm của môi trường nơi đây, để tự có biện pháp bảo vệ và tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường chung của cả cộng đồng Câu 13: Vì sao buổi sáng sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng? Xưa nay chúng ta thường nghe... liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên Một số loại thuốc... biệt chú ý bảo vệ các loại chim chuyên ăn côn trùng có hại Ngoài ra người ta còn gây, nhân giống và nhập khẩu các loại côn trùng có ích để tiêu diệt côn trùng có hại Chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn đuợc ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các loại côn trùng có hại Câu 17: Thế nào là “ rau xanh vô hại”?Cách thức trồng loại thực phẩm này Gần đây, ở Mỹ và Đức xuất hiện một số cửa hiệu... mở nhiều cửa sổ thông khí, thường xuyên quét dọn lau chùi nhà cửa, làm vệ sinh cá nhân đều đặn và không nên nuôi động vật trong phòng ở Câu 15: Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào? Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt... tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật Câu 16: Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống... cảm ơn ! Vĩnh An, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Đặng Thị Cẩm Hương D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Hoá học 10, 11, 12 – NXB GD 2 Tài liệu Giáo dục môi trường thông qua việc dạy hoá học ờ trường THPT 3 Tài liệu Khoa học và môi trường 4 Tư liệu trên mạng Internet . học sinh ý thức bảo vệ môi trường với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS ở trường THPT. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. . học tập mệt mỏi mà còn giúp các em có sự hiểu biết thêm về môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho các em. Vì vậy, tôi chọn đề tài Một số câu hỏi ngoại khoá giáo dục học. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Trị An Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ CÂU HỎI NGOẠI KHOÁ GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Người

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan