ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN TRỖI pptx

6 468 0
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ - TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN TRỖI pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : VẬT LÝ Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1/ Trong các định nghĩa dao động điều hòa sau đây, định nghĩa nào đúng? A. Dao động điều hòa tuân theo quy luật hình sin với tần số không đổi. B. Dao động điều hòa có biên độ dao động biến thiên tuần hoàn. C. Dao động điều hòa có pha dao động không đổi. D. DĐĐH tuân theo quy luật hình sin hoặc cosin với tần số, biên độ và pha ban đầu không đổi theo thời gian. Câu 2/ Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, chu kỳ dao động của con lắc là: A. T = m k  2 B. T = k m  2 1 C. T = k m  2 D.T = m k  2 1 Câu 3/Tại nơi có g  9,8m/s 2 , một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ là T=2/7s, chiều dài của con lắc đơn là : A. 2mm B. 2cm C. 20cm D. 2m Câu 4/Một vật nhở thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4 2 t    )(cm,s), động năng của vật đó biến thiên điều hòa với chu kỳ là: A. 0,50s B. 2,00s C.1,00s D. 0,25s Câu 5 /Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T = /5s. Chọn chiều dương là chiều giãn ban đầu của con lắc. Khi quả cầu qua li độ x 0 = +2 3 cm theo chiều dương thì vận tốc của nó là 20cm/s. Chọn gốc thời gian lúc vật qua li độ x 0 , phương trình dao động của nó là: A. x = 5sin(4t) B. x = 4sin(10t + ) 6  C. x = 8sin(5t + ) 4  D.x = 4sin(10t + 3  ) Câu 6/ Hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số x 1 =4sin(10t- ) 6  cm và x 2 =4sin(10t- 2  )cm, biên độ của phương trình dao động tổng hợp là: A.2 2 cm B. 4 3 cm C.2 7 cm D.2 3 cm Câu 7/Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần? A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần thoe thời gian. D. Năng lượng của dao động không đổi theo thời gian. Câu 8/ Âm sắc là một đặc tình sinh lý của âm cho ta kết luận: A. Cùng một biên độ phát ra từ một nhạc cụ. B. Có cùng biên độ phát ra bởi các nhạc cụ khác nhau. C. Có cùng tần số phát ra trước và sau bởi cùng một nhạc cụ. D. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau thì nghe khác nhau. Câu 9/ Một dây AB dài 105cm được gắn cố định hai đầu, kích thích cho dao động với tần số f=100Hz thì thấy trên dây có sóng dừng với 7 bó sóng, hai đầu là hai nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là: A. 30m/s B. 25m/s C. 15m/s D.36m/s Câu 10/ Chọn phát biểu đúng cho dòng điện xoay chiều: A. Dòng điện xoay chiều hình sin có pha biến thiên tuần hoàn. 2 B. Có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian. C. Có chiều dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian. D. Có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Câu 11/Tìm cường độ hiệu dụng của một dòng điện xoay chiều, biết rằng đi qua điện trở R = 50 trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng tỏa ra là Q = 6kJ A. 2A B.2 2 A C. 3A D. 2 A Câu 12/ Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C =  4 10.2  F một hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 100 ) 6 100sin(2   t V, biểu thức dòng điện qua tụ điện là: A. i= 50 ) 6 100sin(2   t A B. i= 4 ) 3 100sin(2   t A C. i= 4 ) 3 100sin(2   t A D. i=50 ) 6 100sin(2   t A Câu 13/ Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, đặt hai đầu đoạn mạch vào một hiệu điện thế xoay chiều với tần số góc , tổng trở của mạch được tính theo công thức: A. Z = 2 ) 1 ( C LR    B. Z = ) 1 ( C LR    C. Z = 22 ) 1 ( C LR    D. Z = 22 ) 1 ( C LR    Câu 14/ Góc lệch pha  giữa hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh RLC so với cường độ dòng điện qua mạch được tính theo công thức: A. tg = ωC 1 ωL R  B. tg = R ωC 1 -ωL C. tg = R        ωC 1 ωL D. tg = R ωL ωC 1  Câu 15/ Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, đặt hai đầu đoạn mạch vào một hiệu điện thế xoay chiều với tần số góc , hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra trong điều kiện nào ? A. R 2 = LC B.RLC =  2 C.  2 LC = 1 D. 2 LC = R Câu 16/ Tìm phát biểu đúng về các máy phát điện xoay chiều ba pha và dòng ba pha: A. Dòng điện xoay chiều là do ba dòng điện xoay chiều một pha gộp lại. B. Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo bởi ba máy phát điện xoay chiều một pha. C. Do tính tương đối của chuyển động, trong máy phát điện ba pha có thể đổi chỗ phần cảm và phần ứng. D. Dòng điện xoay chiều ba pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều ba pha sinh ra. Câu 17/ Tần số dao động riêng của mạch LC xác định bởi công thức nào? A. f = 2 LC B. f = 2 C L C.f = C L 2π 1 D. f = LCπ2 1 Câu 18/ Trong đời sống và kỹ thuật, dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến hơn dòng điện một chiều là vì sao?. Tìm kết luận sai : 3 A. Sản xuất dễ dàng hơn vì các máy dao điện cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo. B. Có mọi tác dụng, tính năng như dòng một chiều: thắp sáng, chạy máy, mạ điện… C. Có thể sản xuất với công suất lớn với các máy dao điện rất lớn. D. Có thể dùng máy biến thế chuyển tải đi xa, tăng giảm hiệu điện thế dễ dàng. Câu 19/ Tìm phát biểu sai về điện từ trường: A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận. B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận. C. Điện trường và từ trường xoáy có các đường sức xoáy tròn trôn ốc. D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên. Câu 20/ Một mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm L = 3H và tụ C = 85pF, bước sóng  của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được là: A.19m B.30m C.41m D.75m Câu 21/ Tìm phát biểu sai về sóng điện từ: A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số. C. Sóng điện từ có đầy đủ các tính chất như sóng cơ học: phản xạ, khúc xạ, giao thoa…. D. Giống như sóng cơ học, sóng điện từ lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian Câu 22/Câu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của gương cầu: A. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt cầu lõm. B. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt lồi C. Gương cầu lõm có hai mặt phản xạ là hai mặt lõm. D. Để có ảnh rõ nét, góc mở của gương phải nhỏ và góc tới mặt gương của các tia sáng phải nhỏ. Câu 23/ Một gương cầu lõm có tiêu cự f = 20cm. Vật sáng AB đặt trước gương cho ảnh cùng chiều cách vật 75cm. Khoảng cách từ vật đến gương là: A. 40cm B. 15cm C. 30cm D.45cm Câu 24/Một vật sáng AB đặt trước một gương cầu cho ảnh ảo bé hơn vật 4 lần và cách vật 75cm. Tiêu cự f của gương là: A. -20cm B.+30cm C. +40cm D. -10cm Câu 25/ Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 với hai mặt cầu lồi có các bán kính 10cm và 30cm đặt trong không khí. Tiêu cự của thấu kính là: A. 20cm B.25cm C. 15cm D. 17,5cm Câu 26/ Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ: A. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính hội tụ. B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ. C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong FO) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật. D. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ ló ra sau thấu kính sẽ cắt quang trục chính. Câu 27/Vật sáng AB cách màn ảnh một khoảng L = 100cm. Dịch chuyển theo phương vuông góc với màn một thấu kính hội tụ trong khoảng vật đến màn, ta thấy có hai vị trí thấu kính cách nhau l= 40cm đều cho ảnh của AB rõ nét trên màn. Tiêu cự f của thấu kính là: A. f = 21cm B.f = 20cm C. f = 18cm D. f = 25cm Câu 28/ Tìm phát biểu đúng về sự điều tiết của mắt. A. Điểm gần nhất mà đặt vật tại đó, mắt còn nhìn rõ được gọi là điểm cực cận C c . 4 B. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn, mắt ít phải điều tiết, độ tụ của thủy tinh thể là lớn nhất. C. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt ít phải điều tiết nhất, tiêu cự của thủy tinh thể là nhỏ nhất. D. Người mắt tốt ( không có tật về mắt) có thể nhìn rõ các vật từ xa vô cực đến sát mắt. Câu 29/ Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ( 24cm ) quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính tiêu cự f 1 = 1cm và thị kính có tiêu cự f 2 = 5cm. Khoảng cách hai kính là l = 20cm. Tính độ bội giác của kính trong trường hợp ngắm chứng ở vô cực: A. 58,5 B. 72,6 C.67,2 D.61,8 Câu 30/ Tìm phát biểu sai về giao thoa ánh sáng: A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ có thể giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp. B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng. C. Những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau. D. Những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng không tới gặp được nhau. Câu 31/ Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, tìm bước sóng ánh sáng  chiếu vào. Biết rằng: a = 0,3mm, i = 3mm, D = 1,5m. A. 0,45m B. 0,60m C.0,50m D. 0,55m Câu 32/ Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại A. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. B. Tia hồng ngoại cũng có tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại đặc biệt. C. Ứng dụng quan trọng nhất của tia hồng ngoại là dùng để sấy hoặc sưởi. D. Ta còn dùng tia hồng ngoại để chiếu chùm sáng đỏ trên sân khấu hoặc dùng trong buồng tối khi in tráng phim, ảnh. Câu 33/ Tìm phát biểu sai về thí nghiệm với tế bào quan điện. A. Với mỗi kim loại làm catốt, ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn một giới hạn  0 nào đó thì hiện tượng quang điện mới xảy ra. B. Bỏ tấm kính lọc sắc giữa đèn hồ quang và tế bào quang điện thì hiện tượng quang điện không xảy ra được nữa. C. Dòng quang điện được tạo nên do các êlectron quang điện bật ra khi được chiếu sáng thích hợp đã chạy về anôt dưới tác dụng của điện trường giữa anôt và catôt. D. Ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện  0 thì dù chùm sáng có mạnh cũng không gây ra hiện tượng quang điện. Câu 34/ Tìm công thức sai trong hiện tượng quang điện với tế bào. A. hf = A + 2 2 0m mv B. h 0 eU λ hc λ hc  C. hf = 2 eU λ hc h 0  D. 2 mv A λ hc 2 0m  Câu 35/ Tính vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện biết hiệu điện thế hãm là 12V: A. 1,03.10 5 m/s B. 2,89.10 6 m/s C. 1,45.10 6 m/s D. 2,05.10 6 m/s Câu 36/ Biết bước sóng của 4 vạch trong dãy Banme là vạch đỏ   = 0,6563m, vạch lam   = 0,4861m, vạch chàm   = 0,4340m và vạch tím   = 0,4102m. Tìm bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Pasen ở vùng hồng ngoại: A. 1,4784m B. 1,2181m C.1,0939m D. 1,8744m Câu 37/ Tìm phát biểu sai về hạt nhân nguyên tử Na 23 11 : A. Hạt nhân Na có 11 nuclôn C. Số nơtrôn là 12 5 B. Số prôtôn là 11 D. Số nuclôn là 23 Câu 38/ Iôt phóng xạ I 131 53 dùng trong y tế có chu kỳ bán rã T = 8 ngày. Lúc đầu có m 0 = 200g chất này. Hỏi sau t = 24 ngày còn lại bao nhiêu? A.25g B. 50g C. 20g D.30g Câu 39/ Xác định hạt nhân x trong phản ứng hạt nhân sau: αNaxMg 22 11 25 12  A. He 4 2 B. Li 7 3 C. H 1 1 D. n 1 0 Câu 40/ Hạt anpha  có động năng K  3,51MeV đập vào hạt nhân nhôm Al đứng yên gây ra phản ứng : nPAl  30 15 27 13  . Phản ứng này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng. Cho biết khối lượng các hạt nhân là: m n = 1,0087u; m  = 4,0015u; m Al = 26,974u; m P = 29,970u và 1uc 2 =931MeV/c 2 : A. Tỏa ra 1,75MeV B. Thu vào 3,50MeV C. Thu vào 2,61MeV D. Tỏa ra 4,12MeV 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ÁN NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ 1 Môn : VẬT LÝ Thời gian làm bài: 60 phút 1.D 2.C 3.C 4.D 5.D 6.B 7.D 8.D 9.A 10.B 11.D 12.B 13.C 14.B 15.C 16.D 17.D 18.B 19.C 20.B 21.D 22.C 23.B 24.A 25.C 26.D 27.A 28.A 29.C 30.D 31.B 32.D 33.B 34.C 35.D 36.D 37.A 38.A 39.C 40.C . 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ÁN NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ 1 Môn : VẬT LÝ Thời gian làm bài: 60 phút 1.D 2.C. 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN TRỖI Môn : VẬT LÝ Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1/ Trong các định nghĩa dao động. điện từ trường: A. Một từ trường biến thi n theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thi n ở các điểm lân cận. B. Một điện trường biến thi n theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan