Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

21 4.4K 22
Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAYI.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYHiện nay, tình hình tranh chấp lao động tại nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo ông Nguyễn Duy Vỹ Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình tranh chấp lao động có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô mức độ. Theo thống kê, từ năm 20092010, cả nước đã xảy ra 3.620 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Trong đó, năm 2010, có 424 cuộc và riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã có tới 220 cuộc. Số liệu cụ thể tại một số tỉnh thành như sau: 1.Hà NộiThành phố Hà Nội hiện có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất cùng nhiều cụm điểm công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 106.000, số doanh nghiệp thực hoạt động có trên 70.000 (trong đó có trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng số công nhân viên chức lao động toàn thành phố là 1,5 triệu, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp là 1,1 triệu.Bà Nguyễn Thị Thảo, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các cuộc tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng, chủ yếu là tranh chấp về quyền và lợi ích.Năm 2010, Hà Nội chỉ có 19 cuộc tranh chấp lao động thì chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra 25 cuộc. Đây là con số đáng báo động về tình hình tranh chấp lao động đang gia tăng nhanh chóng.2.Bắc NinhBắc Ninh có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, với hàng loạt các khu, cụm công nghiệp và hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giải quyết tối ưu nhu cầu việc làm cho người lao động. Thế nhưng, cùng với sự phát triển đó, thì vẫn tồn tại những mặt trái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản xuất. Một trong những vấn đề nan giải hiện nay chính là tình trạng tranh chấp lao động, đình công ngày một gia tăng tại các khu công nghiệp.Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đơn vị trực tiếp quản lý lao động, việc làm của tỉnh thì chỉ tính trong 2 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tranh chấp, đình công và ngừng việc tập thể, với hơn 72 nghìn người lao động tham gia, gần bằng số vụ đình công, số người tham gia đình công ở năm 2010 (19 vụ, hơn 7,7 nghìn lao động). Tình trạng này được báo động sẽ tiếp tục gia tăng bởi giá cả thị trường ngày một tăng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động gặp nhiều khó khăn, cần một biện pháp giải quyết kịp thời, thỏa đáng, nhằm ổn định sản xuất của doanh nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.3.Thành phố Hồ Chí MinhTại thành phố Hồ Chí Minh, tổng số vụ tranh chấp lao động tại 24 quận, huyện cũng không ngừng gia tăng. Theo tiến sĩ Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 tại đây có 775 vụ tranh chấp lao động; đến năm 2009 có 870 vụ và 2010 là 925 vụ. 188 là số vụ tranh chấp lao động diễn ra trong năm 2011, với gần 188.000 công nhân tham gia trong khi năm 2010, xảy ra 70 vụ với trên 32.000 người tham gia (Thông tin này được Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cung cấp ngày 1212012 tại Hội nghị tổng kết phong trào công nhân viên chức – lao động và hoạt động công đoàn năm 2011). Đặc biệt, vào tháng 6 2011, tại công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12.000 công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 216 đến 296) khiến công ty này phải cho toàn bộ 92.000 công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng vẫn trả lương…4. Bình DươngTheo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng đầu năm 2011 đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Chủ yếu các vụ tranh chấp lao động xảy ra ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng (Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da) diễn ra trong tháng 102011 gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh.5.Đồng NaiTheo số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, từ đầu tháng 1 – 2010 đến tháng 2 2011, trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra 42 vụ đình công với số lao động tham gia 46.000 người53.000 lao động, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Tranh chấp lao động xảy ra chủ yếu tại thành phố Biên Hòa (32 vụ), huyện Long Thành (4 vụ), huyện Nhơn Trạch (5 vụ).II.NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5: 1. Nguyễn Thị Lan Phương (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Hồng Hạnh 3. Ngô Thanh Thúy 4. Lý Thu Hồng Khanh 5. Mạc Quốc Khanh 6. Nguyễn Huy Hiệp Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 1 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Hiện nay, tình hình tranh chấp lao động tại nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo ông Nguyễn Duy Vỹ - Phó trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình tranh chấp lao động có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô mức độ. Theo thống kê, từ năm 2009-2010, cả nước đã xảy ra 3.620 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Trong đó, năm 2010, có 424 cuộc và riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã có tới 220 cuộc. Số liệu cụ thể tại một số tỉnh thành như sau: 1. Hà Nội Thành phố Hà Nội hiện có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất cùng nhiều cụm điểm công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 106.000, số doanh nghiệp thực hoạt động có trên 70.000 (trong đó có trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng số công nhân viên chức lao động toàn thành phố là 1,5 triệu, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp là 1,1 triệu. Bà Nguyễn Thị Thảo, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các cuộc tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng, chủ yếu là tranh chấp về quyền và lợi ích. Năm 2010, Hà Nội chỉ có 19 cuộc tranh chấp lao động thì chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra 25 cuộc. Đây là con số đáng báo động về tình hình tranh chấp lao động đang gia tăng nhanh chóng. Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 2 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2. Bắc Ninh Bắc Ninh có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh, với hàng loạt các khu, cụm công nghiệp và hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giải quyết tối ưu nhu cầu việc làm cho người lao động. Thế nhưng, cùng với sự phát triển đó, thì vẫn tồn tại những mặt trái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản xuất. Một trong những vấn đề nan giải hiện nay chính là tình trạng tranh chấp lao động, đình công ngày một gia tăng tại các khu công nghiệp. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị trực tiếp quản lý lao động, việc làm của tỉnh thì chỉ tính trong 2 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ tranh chấp, đình công và ngừng việc tập thể, với hơn 72 nghìn người lao động tham gia, gần bằng số vụ đình công, số người tham gia đình công ở năm 2010 (19 vụ, hơn 7,7 nghìn lao động). Tình trạng này được báo động sẽ tiếp tục gia tăng bởi giá cả thị trường ngày một tăng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động gặp nhiều khó khăn, cần một biện pháp giải quyết kịp thời, thỏa đáng, nhằm ổn định sản xuất của doanh nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. 3. Thành phố Hồ Chí Minh Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng số vụ tranh chấp lao động tại 24 quận, huyện cũng không ngừng gia tăng. Theo tiến sĩ Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 tại đây có 775 vụ tranh chấp lao động; đến năm 2009 có 870 vụ và 2010 là 925 vụ. 188 là số vụ tranh chấp lao động diễn ra trong năm 2011, với gần 188.000 công nhân tham gia trong khi năm 2010, xảy ra 70 vụ với trên 32.000 người tham gia (Thông tin này được Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cung cấp ngày 12-1-2012 tại Hội nghị tổng kết phong trào công nhân viên chức – lao động và hoạt động công đoàn năm 2011). Đặc biệt, vào tháng 6 - 2011, tại công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12.000 công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty này phải cho toàn bộ 92.000 công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng vẫn trả lương… Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 3 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 4. Bình Dương Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng đầu năm 2011 đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Chủ yếu các vụ tranh chấp lao động xảy ra ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng (Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da) diễn ra trong tháng 10/2011 gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh. 5. Đồng Nai Theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, từ đầu tháng 1 – 2010 đến tháng 2 - 2011, trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra 42 vụ đình công với số lao động tham gia 46.000 người/53.000 lao động, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Tranh chấp lao động xảy ra chủ yếu tại thành phố Biên Hòa (32 vụ), huyện Long Thành (4 vụ), huyện Nhơn Trạch (5 vụ). II. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Tranh chấp lao động là một vấn đề bức xúc tại nhiều địa phương, doanh nghiệp hiện nay. Để có thể giải quyết tốt các tranh chấp lao động cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của các tranh chấp này. Nguyên nhân của tranh chấp lao động có thể tới từ nhiều phía, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể của các nguyên nhân này như sau: 1. Về phía người lao động Tranh chấp lao động xảy ra thường do các yêu cầu chính đáng của người lao động và những đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thỏa đáng, quyền lợi của họ không được đáp ứng. Và cũng một phần do trình độ văn hóa của người lao động Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 4 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, họ không biết là mình có quyền và nghĩa vụ gì, từ đó dẫn đến các tranh chấp xảy ra. Đại diện ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cũng thừa nhận, phần lớn công nhân viên còn thiếu hiểu biết về Luật Lao động. Do nhu cầu bức thiết về việc làm, họ dễ dàng chấp nhận những điều khoản, quy định trái pháp luật do doanh nghiệp đặt ra. Cũng vì không hiểu hết những quyền và nghĩa vụ của mình nên công nhân dễ bị kích động và đấu tranh tự phát. 2. Về phía người sử dụng lao động Vì mục đích thu được nhiều lợi nhuận nên người sử dụng lao động tìm mọi cách để tận dụng sức lao động của người lao động, vượt qua giới hạn mà Bộ Luật Lao động quy định, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động (đây là nguyên nhân cơ bản). Cụ thể: • Không ký hợp đồng lao động; • Làm thêm quá giờ quy định; • Trả lương thấp hơn mức tối thiểu; • Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; • Quy định phạt tiền trái pháp luật Đối với các công ty nước ngoài tại Việt Nam thì bản thân các công ty cũng không xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các chuyên gia lao động người nước ngoài, dẫn tới việc chuyên gia nước ngoài tùy tiện xử lý kỷ luật, sa thải người lao động. Nhiều phản ứng và mâu thuẫn còn nảy sinh do bất đồng ngôn ngữ và thái độ đối xử với người lao động. Một số giám đốc doanh nghiệp có thái độ trù dập người lao động khi họ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, chấm dứt hợp đồng vô cớ, xử lý kỷ luật sai nguyên tắc Ở Bình Dương, theo khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh trong năm 2007, có 82 vụ tranh chấp lao động tập thể, nguyên nhân do người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật lao động như áp dụng nâng lương không phù hợp, không xây dựng thang, bảng lương, quy chế trả lương, thưởng, không thực hiện thang bảng lương đã đăng ký, thay đổi định mức lao động, không giải quyết trợ cấp thôi Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 5 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay việc, không tham gia BHXH, BHYT, tăng ca quá thời gian quy định, không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chưa đúng quy định chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại 3. Về phía công đoàn Là một tổ chức có vai trò rất quan trọng, họ đại diện cho người lao động bảo vệ quyền lợi một cách trực tiếp cho lao động. Với vai trò lớn như vậy nhưng họ lại chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do hoạt động còn kém và còn một số doanh nghiệp còn chưa có tổ chức công đoàn. Sở dĩ hiện nay, đa số các doanh nghiệp có công đoàn nhưng hoạt động không hiệu quả là vì hầu hết chủ tịch công đoàn công ty thường kiêm trưởng phòng nhân sự nên rất thân thiết với chủ sử dụng lao động và thường nghiêng về giới chủ nhiều hơn. Thực tế cho thấy trong số hàng ngàn vụ tranh chấp, đình công diễn ra trong thời gian qua trên cả nước hầu như chưa có một cuộc đình công nào do công đoàn đứng ra lãnh đạo. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình công bất hợp pháp. 4. Về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không những không kiểm tra giám sát một cách thường xuyên mà họ còn buông lỏng trong hoạt động quản lý, không thực hiện việc thanh tra lao động một cách sát sao thường xuyên nên không phát hiện hoặc xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật. Theo ông Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh, việc quản lý lao động ở địa phương còn nhiều bất cập và lúng túng. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành luật lao động chưa được thực hiện triệt để, chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng hoặc mắc sai phạm nhiều lần. Ông Huỳnh Tấn Kiệt - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Đồng Nai - cho biết năm nào cũng kiểm tra, thậm chí có sự phối hợp của Bộ LĐTB&XH, các sai phạm đã được vạch rõ nhưng chế tài xử lý lại không có. Năm sau, kiểm tra lại vẫn thấy từng ấy sai phạm, không có gì thay đổi. “Dường như làm cho có chứ không phải để kiên quyết xử lý”, ông Kiệt nhận định. Trong khi đó, việc xử lý sai phạm (nếu có) cũng không triệt để, không đủ sức răn đe. Ví dụ: một doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho 1.000 lao động thì một năm Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 6 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay số tiền giữ lại được có thể lên tới hàng tỷ đồng. Thế nhưng, thực tế, chế tài đối với những doanh nghiệp không hoặc chậm đóng BHXH quá nhẹ. Doanh nghiệp vi phạm chỉ bị phạt tối đa 30 triệu đồng. Trong khi đó, BHXH là cơ quan thường xuyên kiểm tra và phát hiện các trường hợp vi phạm nhưng lại không được quyền xử phạt, nên các doanh nghiệp không chấp hành và ngày càng cố tình không đóng, chậm đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH cho người lao động. Nhưng lý do mấu chốt khiến doanh nghiệp cố tình nợ đọng BHXH như hiện nay là do quy định tỷ lệ lãi nợ đọng đối với cơ quan BHXH quá thấp so với lãi vay ngân hàng nên doanh nghiệp đã cố tình nợ để tranh thủ chiếm dụng Như vậy, chúng ta đang đứng trước một nghịch lý: doanh nghiệp vi phạm pháp luật có lợi hơn là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Đây là một điều khá bất hợp lý. Theo nhận định, tình hình giải quyết tranh chấp lao động ngoài toà án với các quy định về hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động, trọng tài lao động, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại Bộ luật Lao động hiện hành thực sự còn nhiều bất cập. Điều này đã dẫn đến việc đấu tranh của người lao động trong đại đa số trường hợp là rất chính đáng, nhưng có một thực tế đáng buồn là hầu hết các cuộc đình công trong thời gian qua đều bất hợp pháp. Hiện tại, hội đồng hoà giải với tính chuyên nghiệp thấp lại không được lập với đại diện cho cả doanh nghiệp và người lao động nên đôi khi trở thành “xiềng xích” kìm hãm việc giải quyết tranh chấp. Mặt khác, việc đặt ra quá nhiều khâu, quá nhiều cơ quan tham gia hoà giải nhưng kết quả chỉ được quyết định chủ yếu là “thoả thuận” hai bên, nên tính pháp lý của biên bản hoà giải không cao. Về mặt thủ tục để có được cuộc đình công hợp pháp cũng khó vô cùng. Theo quy định hiện nay, một cuộc đình công phải thực hiện ba bước là trung gian hòa giải, đàm phán, không thỏa thuận được mới có thể đình công. Việc lấy ý kiến cũng quy định rõ, nếu doanh nghiệp có dưới 300 công nhân thì lấy ý kiến trực tiếp, trên 300 công nhân thì lấy ý kiến thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, tổ trưởng tổ công đoàn và tổ trưởng sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất. Phiếu lấy ý kiến phải nêu rõ đồng ý hay không đồng ý đình công… Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 7 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Như vậy có thể thấy các văn bản pháp luật về lao động và giải quyết tranh chấp lao động hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; mặc dù đã có sửa đổi bổ sung nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Một yếu tố khác nữa là các Tòa án chưa thực sự quan tâm đến án lao động. Tòa án các cấp chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết như nghiên cứu pháp luật lao động, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên các thông tin, kiến thức cần thiết nên khi thụ lý lúng túng là tất yếu. Nhiều Thẩm phán bế tắc ngay từ khi xử lý đơn kiện, không xác định được vụ kiện là dân sự hay lao động, lao động hay kinh tế… Ví dụ như loại việc tranh chấp tại các doanh nghiệp cổ phần đang diễn ra phổ biến, chiếm tới 50% số vụ án lao động hiện nay, cũng là tranh chấp về quyền lợi của người lao động đồng thời là cổ đông của doanh nghiệp nhưng phải xem xét kỹ để xác định tranh chấp đó do luật lao động hay luật doanh nghiệp điều chỉnh. Vấn đề này chưa có hướng dẫn nên cách giải quyết vẫn chủ yếu phụ thuộc vào “cảm tính” của Thẩm phán. Nhiều Tòa án vẫn mắc lỗi khi yêu cầu đương sự phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện, mặc dù Bộ luật lao động đã sửa đổi quy định này, có một số loại việc không cần phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện như người lao động kiện đòi bồi thường thiệt hại, tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động… Nhiều Tòa án bị khiếu nại về việc trả lại đơn, và nhiều trường hợp khiếu nại của đương sự là đúng. Nguyên nhân là Tòa không nắm vững quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động nên trả lại đơn không có căn cứ. Nhiều Thẩm phán không xác định được cần phải làm rõ những chứng cứ nào, trách nhiệm và khả năng cung cấp chứng cứ của đương sự đến đâu và văn bản nào được áp dụng để giải quyết… 5. Ví dụ minh họa thực tế Phân tích nguyên nhân của tranh chấp lao động tại công ty Cổ phần Tae Kwang Vina. 5.1 Khái quát về công ty Tae Kwang Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 8 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Tae Kwang ra đời ngày 30-10-1971. Sau hơn 40 năm phát triển, hiện nay Tae Kwang kinh doanh đa ngành, có 57.000 kỹ sư, công nhân, chuyên gia quản lý; trong đó làm việc tại Hàn Quốc 900 người, làm việc ngoài Hàn Quốc 48.000 người, năm 2009 đạt doanh thu 1 tỷ 40 triệu USD. Thế mạnh kinh doanh của Tae Kwang là khai thác và sản xuất giày thể thao. Ngày 13-4-1994, công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial đặt tại tỉnh Đồng Nai ra đời. Ngày 21-11-2005, công ty Tae Kwang Vina cũng đặt tại tỉnh Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động. Hai công ty này với hai cơ sở sản xuất giày thể thao thương hiệu nổi tiếng NIKE, thu hút gần 25.000 công nhân Việt Nam vào làm việc. Ngày 25-10-2010, thêm một cơ sở sản xuất giày thể thao của Tae Kwang đặt tại cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh đã chính thức khai trương. Với nhiều lợi thế về vốn, công nghệ cũng như những chiến lược trong sản xuất nên Tae Kwang không chỉ được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong việc sản xuất và cung ứng mặt hàng giày thể thao mà còn là công ty luôn nỗ lực xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tình hình nền kinh tế khó khăn nên tình hình lao động của công ty ngày càng nóng và phức tạp khó giải quyết, thể hiện qua vấn đề tranh chấp lao động, đình công. 5.2 Thực trạng tranh chấp lao động tại công ty Tae Kwang 5.2.1.Tranh chấp lao động tại công ty ngày càng tăng về số lượng Năm 2000, chỉ có 4 cuộc tranh chấp lao động, xảy ra tại xưởng may giày và đóng đế, nguyên nhân là vì công ty nợ lương trong thời gian dài. Công nhân không có tiền để trang trải cho cuộc sống vốn rất khó khăn của mình. Năm 2004, số vụ tranh chấp lao động đã tăng lên con số 22 trên tổng số 40 vụ toàn khu công nghiệp Biên Hòa II, gấp 5 lần so với năm 1998. Ngay khi tranh chấp xảy ra, đại diện lãnh đạo công ty đã trực tiếp xuống tận các phân xưởng, nhà máy đang căng thẳng để thương lượng. Tuy nhiên, công tác thương lượng và thỏa thuận không đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính là do cả hai bên đều không thống nhất được Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 9 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay quan điểm, vì lợi nhuận nên công ty vẫn không chấp nhận yêu sách tăng lương của người lao động. Năm 2008, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty đã xảy ra hơn 50 vụ tranh chấp lao động lôi kéo hàng ngàn người tham gia, tăng 28 vụ so với năm 2002. Trong đó 95% cuộc tranh chấp lao động xoay quanh các vấn đề tiền lương, thưởng, thời gian làm việc, điều kiện làm việc và các quyền được đóng BHXH của người lao động. Trong năm 2008, lãnh đạo công ty chỉ tổ chức gặp mặt và trao đổi với tập thể người lao động 4 lần vào tháng 5 và tháng 11. Ngay cả khi tranh chấp lao động đã xảy ra và lan rộng ra toàn công ty, công tác giải quyết vẫn còn rất lúng túng. Năm 2009, công ty có gần 50 cuộc tranh chấp lao động, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm đã xảy ra 25 cuộc. Đây là con số đáng báo động về tình hình tranh chấp lao động đang gia tăng nhanh chóng. 5.2.2. Tình hình tranh chấp lao động tại công ty đang diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ tăng lên về số vụ mà còn lớn dần về quy mô Trong giai đoạn 1998-2002, số lượng người tham gia tranh chấp lao động chỉ khoảng vài trăm người, nhưng đến năm 2010 con số ước tính là phải gấp 10 lần. Chỉ tính riêng ngày 27/11, 10.000 công nhân (trên tổng số 25.000 công nhân) phân xưởng may giày đã bày tỏ bất bình, đòi công ty tăng lương và có phụ cấp cho những công nhân làm việc trong môi trường nhiều nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp do bụi. 5.2.3. Phần lớn các vụ tranh chấp lao động đều bị bỏ qua bước thương lượng và hòa giải. Khi phát sinh tranh chấp, cả người sử dụng lao động và người lao động đều trông chờ hoàn toàn vào sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Trong khi, theo Sở LĐTB-XH thành phố Hồ Chí Minh, những trường hợp như thế, cần có sự thương lượng trước đó giữa hai bên. Nhiều trường hợp phải nhờ đến sự can thiệp của hội đồng trọng tài mới có thể giải quyết được. Một số vụ tranh chấp lao động đã bùng phát thành đình công. Năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, song do ảnh hưởng của việc giá cả hàng hóa, sinh hoạt leo thang nên quan hệ lao động tại công ty Tae Kwang vẫn còn nhiều bất cập. Nhìn chung tranh chấp lao động ở công ty Tae Kwang đã giảm so với năm 2008. Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 10 [...]... chấp lao động mang tính hoàn thiện, thực hiện các chính sách đó một cách linh hoạt - Đối với Bộ luật Lao động Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 18 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay + Chế định tranh chấp trong Bộ luật Lao động cần phải được hoàn thiện theo hướng: xây dựng khái niệm tranh chấp lao động tập thể, căn cứ xác định vụ việc tranh. .. người lao động, doanh nghiệp, công đoàn và nhà nước Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 16 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1 Trách nhiệm của doanh nghiệp 1.1 Phòng ngừa tranh chấp lao động - Hiểu rõ và tuân thủ đúng pháp luật, hoàn thành đầy đủ các thủ tục cho người lao động, đảm bảo quyền lợi, không xâm phạm lợi ích của người lao động, .. .Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Theo Tờ Báo mới, số ra ngày 25-11-2010, trong năm 2010, Tae Kwang đã xảy ra 43 vụ tranh chấp lao động lớn nhỏ, chiếm 80% các vụ tranh chấp lao động tại những doanh nghiệp của Hàn Quốc và chiếm 1/4 số vụ tranh chấp lao động của toàn tỉnh Đồng Nai Có rất ít trường hợp được giải... Nhà nước nên kéo dài tình trạng vi phạm pháp luật lao động, tạo nên sự phản ứng tập thể của người lao động 5.3.1.1 Doanh nghiệp chỉ trả lương tối thiểu cho người lao động Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 12 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động của công ty là sự chênh... chức đối thoại giữa các bên có liên quan • Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, tranh chấp lao động một cách thường xuyên, thắt chặt xử lý những vi phạm pháp luật Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 19 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật Lao động, nhà xuất bản... đến cả doanh nghiệp lẫn bản thân người lao động Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 17 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Tìm hiểu kĩ về pháp luật đặc biệt về những quy định giải quyết tranh chấp lao động - Không tổ chức kích động, lôi kéo người khác tham gia đình công không đúng luật - Khi ký hợp đồng lao động nên tìm hiểu rõ các quy... thái độ trù dập người lao động khi người lao động đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, thực hiện sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động vô cớ, xử lý kỷ luật sai quy định Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 14 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 5.3.1.5 Cơ chế phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động của công ty • Tìm sai kênh đối thoại... GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Tranh chấp lao động tại Việt Nam hiện nay ít khi mang lại lợi ích mà chủ yếu là các tác hại cho bản thân người lao động, cho doanh nghiệp và an ninh kinh tế của đất nước Chính vì vậy mà cần phải giải quyết và ngăn ngừa các tranh chấp lao động xảy ra Do nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động tới từ nhiều phía do vậy để giải quyết vấn đề này cũng cần sự tham gia của các bên... tăng tranh chấp lao động Nhưng nguyên nhân gây ra sự bức xúc nhất đối với người lao động lại là vấn đề làm thêm giờ, ép buộc tăng ca quá mức Thật vậy, qua cuộc khảo sát tình trạng tăng giờ làm việc không đúng quy định tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục An toàn Nhóm 5 – Luật Lao động (112_2) – Đại học Kinh tế Quốc dân Page 13 Thực trạng tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện. .. người lao động thể hiện mong muốn, nguyện vọng tới người sử dụng lao động, thay mặt người lao động tham gia tranh chấp lao động Nếu công đoàn hoạt động một cách hiệu quả sẽ làm giúp giảm thiểu những tranh chấp lao động không đáng có 1.2 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người lao động - Chia sẻ lợi ích một cách hài hòa, các mức lương và thưởng dành cho người lao động phải tương xứng với sức lao động . đề tranh chấp lao động, đình công. 5.2 Thực trạng tranh chấp lao động tại công ty Tae Kwang 5.2.1 .Tranh chấp lao động tại công ty ngày càng tăng về số lượng Năm 2000, chỉ có 4 cuộc tranh chấp lao. 2 5-1 1-2 010, trong năm 2010, Tae Kwang đã xảy ra 43 vụ tranh chấp lao động lớn nhỏ, chiếm 80% các vụ tranh chấp lao động tại những doanh nghiệp của Hàn Quốc và chiếm 1/4 số vụ tranh chấp lao. tốt các tranh chấp lao động cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của các tranh chấp này. Nguyên nhân của tranh chấp lao động có thể tới từ nhiều phía, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động,

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan