Yên Phong chăm lo đào tạo nghề

2 227 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Yên Phong chăm lo đào tạo nghề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Yên Phong chăm lo đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Xem tin gốc Nhân dân - 30 tháng trước 201 lượt xem ND - Thu hút đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa Yên Phong (Bắc Ninh) trở thành huyện công nghiệp hiện đại là mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 21, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Để mục tiêu đại hội trở thành hiện thực, vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đã và đang là nhiệm vụ cấp bách của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể ở Yên Phong. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Yên Phong vốn là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống đường giao thông quốc gia trên địa bàn huyện được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Phong thu hút mạnh mẽ đầu tư, phát triển. Trong năm năm (2005-2010), Yên Phong đã xây dựng bốn khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 1.500 ha. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 29,6% (năm 2005), tăng lên 53,4% (năm 2010), trong khi đó, tỷ trọng nông nghiệp từ 41,9% (năm 2005), giảm còn 22,2% (năm 2010). Tốc độ tăng trưởng của huyện bình quân đạt 19,9%/năm. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người năm 2010 đã đạt 16,9 triệu đồng/năm. Huyện xác định đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể. Cho nên, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lao động và việc làm được các cấp, các ngành qua hệ thống thông tin, truyền thông đến từng người dân. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, huyện yêu cầu thông tin về độ tuổi, ngành nghề tuyển dụng, chế độ, quyền lợi của người lao động công khai trên hệ thống đài truyền thanh của huyện, thôn, xã để người lao động tự lựa chọn nơi làm việc phù hợp với bản thân. Ở những thôn, xã có diện tích thu hồi lớn, huyện yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, đúng như cam kết ban đầu. Để bảo đảm lao động có việc làm ổn định, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện còn dành một phần ngân sách hỗ trợ, động viên các gia đình cho con em theo học các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Bắc Ninh hiện có 48 trường và trung tâm dạy nghề. Đây là điều kiện thuận lợi để Yên Phong đào tạo nghề cho người lao động. Năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010, huyện đã mở 43 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 2.105 lao động ở nông thôn. Huyện chỉ đạo các tổ chức hội giải ngân 74 dự án hỗ trợ giải quyết việc làm với số vốn 5,6 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB cho 5.626 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế; mở được 3.678 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho 16.878 lao động tại chỗ. Bằng những giải pháp tích cực, đồng bộ, đến nay, Yên Phong đã có 9.482 lao động làm trong các khu, cụm công nghiệp, 6.324 lao động làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện, 636 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng chí Nguyễn Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy Yên Phong cho biết: "Những năm qua, huyện tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý; đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhanh, kịp thời để bảo đảm đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn. Lao động có việc làm, có thu nhập, đời sống ổn định sẽ góp phần quan trọng để an ninh, trật tự xã hội nông thôn được bảo đảm". Huyện Yên Phong hiện có hơn 70 nghìn người trong độ tuổi lao động. Đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 30 nghìn lao động. Số lao động còn lại hầu hết ở nông thôn, quá tuổi tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Ở những xã có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích cho các doanh nghiệp từ 30 đến 50%, vấn đề tạo việc làm cho hàng nghìn lao động với đủ các lứa tuổi là việc làm không đơn giản. Các đồng chí lãnh đạo huyện cho biết, xã Long Châu là nơi có diện tích đất bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng tới hơn 50%; có thôn gần như không còn ruộng cấy lúa. Việc giải phóng mặt bằng ở đây có thời kỳ đã trở thành "điểm nóng" của địa phương. Thông qua tuyên truyền vận động, thuyết phục, việc giao hơn 280 ha cho khu công nghiệp đã hoàn thành; điểm nóng bây giờ đã "nguội". Sở dĩ các "điểm nóng" về giải phóng mặt bằng ở Yên Phong "nguội" nhanh vì ngoài số lao động được tuyển vào làm ở các nhà máy, thông qua các đoàn thể, các hộ thuộc diện thu hồi đất được hỗ trợ vay vốn phát triển thương mại, dịch vụ. Ở xã Long Châu, nơi thuộc diện thu hồi hơn 50% diện tích đất nông nghiệp, kinh tế vẫn phát triển mạnh. Năm 2004, cả xã có hai xưởng mộc, đến nay toàn xã đã có 45 hộ kinh doanh nghề mộc, với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ. Nghề thu mua, tái chế phế liệu phát triển. Toàn xã hiện có tới 52 ô-tô các loại. Từ khi có khu công nghiệp Yên Phong I, II, dịch vụ, thương mại ở Long Châu phát triển mạnh. Mỗi gia đình trong thôn đều có từ 5 đến 10 gian nhà cho công nhân thuê trọ. Theo Chủ tịch UBND xã, thời điểm hiện tại mỗi phòng trọ giá 400 nghìn đồng/tháng, gia đình ít nhất có năm phòng cho thuê, mỗi tháng cũng thu hai triệu đồng. Ngoài ra, mỗi hộ đều có quầy bán hàng tạp phẩm phục vụ công nhân trong khu công nghiệp, trừ vốn mỗi tháng cũng có thêm một, hai triệu, gấp hơn hai lần so với trồng lúa. Nhờ dịch vụ thương mại phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Đường làng, ngõ xóm đều được bê- tông hóa; đường làng thành phố sầm uất. Bộ mặt làng quê thay đổi theo hướng đô thị hiện đại. Xã phấn đấu đến năm 2015 còn 2% hộ nghèo, 75% số hộ giàu có. Bài và ảnh: Hoàng Ti . Yên Phong chăm lo đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Xem tin gốc Nhân. các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Bắc Ninh hiện có 48 trường và trung tâm dạy nghề. Đây là điều kiện thuận lợi để Yên Phong đào tạo nghề cho người

Ngày đăng: 15/03/2013, 02:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan