Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx

12 2.2K 4
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 20 chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp Nguyễn Kim Đờng (a) Tóm tắt. Đàn bò ở Nghệ An hiện nay có khoảng hơn 445.304 con, trong đó bò vàng là giống chính (67,97%), bò lai Sind chỉ chiếm 32,03%. Bò đang đợc nuôi trong các nông hộ với quy mô nhỏ. Các vùng sinh thái khác nhau có quy mô đàn bò và cơ cấu giống khác nhau. Đàn bò có hoạt động sinh sản bình thờng. Khối lợng của bò vàng đã cao hơn trớc đây. Khối lợng của bò lai Sind <3 năm tuổi khá cao, song >3 năm tuổi còn hơi thấp. Nguồn thức ăn cung cấp cho đàn bò còn thiếu nghiêm trọng. Công tác thú yphòng trừ dịch bệnh cho đàn bò còn yếu. Để phát triển chăn nuôi bò ở Nghệ An cần đặc biệt chú ý phát triển cỏ trồng và tăng cờng công tác lai tạo để tăng tỷ lệ bò lai lên cao hơn. I. Đặt vấn đề Hiện nay đàn bò của Nghệ An có khoảng hơn 445.304 con (Cục thống kê Nghệ An 8/2008) với các giống bò nh: bò vàng, lai Sind, Hmong, u đầu rìu, Để phát triển chăn nuôi bò theo hớng chuyên dụng, các giống bò ngoại nhập, nhiều nhóm bò lai đã ra đời. Các nghiên cứu đã cho thấy, trong quá trình chăn nuôi, quản lý, khai thác các giống bò ngoại, bò lai, đặc biệt là bò sữa, ngời chăn nuôi đã gặp không ít khó khăn. Ngày 08/5/2006 Thờng vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ra nghị quyết số 02-NQ/TU về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2015. Nghị quyết xác định rằng trong những năm tới Nghệ An cần tập trung phát triển chăn nuôi trâu bò. Để góp phần đa chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc vào thực tiễn sản xuất và đời sống, cần có một nghiên cứu để đánh giá đúng về hiện trạng, tiềm năng của con bò và chăn nuôi bò hiện nay, trên cơ sở đó đa ra các giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An. Đó là mục tiêu của đề tài khoa học công nghệ cấp Tỉnh 2007-2009 mà chúng tôi đã và đang thực hiện. II. Đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tợng nghiên cứu Con bò đang đợc nuôi trong các nông hộ ở Nghệ An. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng và tiềm năng giống bò, hiện trạng và tiềm năng thức ăn, hiện trạng về dịch bệnh và công tác thú y. - Đánh giá về tình hình chăn nuôi bò và hệ thống chăn nuôi bò. - Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An. 2.3. Phơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp: Trên các tài liệu đã xuất bản, trên các tạp chí chuyên ngành, báo chí, niên giám thống kê, các cán bộ chuyên môn, các cán bộ quản lý của các ban ngành, sở, . Nhận bài ngày 27/10/2008. Sửa chữa xong 26/03/2009. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009 21 trung tâm của Tỉnh, các huyện và các xã vùng điều tra; các số liệu 3 năm gần đây (2004-2007) của tất cả 19 huyện, thị, thành phố trong tỉnh và của 15 xã trực tiếp điều tra ở 5 huyện. - Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: sử dụng phơng pháp PRA với các bản câu hỏi mở để phỏng vấn các hộ chăn nuôi bò ở 15 xã của 5 huyện điều tra. - Chọn mẫu nghiên cứu: + 5 huyện (2 huyện đồng bằng: Hng Nguyên và Quỳnh Lu, 2 huyện miền núi: Thanh Chơng và Nghĩa Đàn, 1 huyện miền núi cao: Quỳ Châu). + Mỗi huyện chọn 3 xã (1 xã khá, 1 xã trung bình và 1 xã yếu về chăn nuôi bò). + Mỗi xã chọn 50 hộ gồm 3 nhóm hộ: quy mô <4 con (20 hộ), 4-20 con (20 hộ) và >20 con (10 hộ). - Phỏng vấn các cán bộ chủ chốt các cấp xã, huyện và một số ban ngành cấp Tỉnh. - Phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng thống kê định tính và định lợng theo các phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Khối lợng của bò đợc tính theo công thức của Viện Chăn nuôi (VCN 1980) trên cơ sở các số đo dài thân và vòng ngực đo đợc trên từng con bò. - Trên cơ sở các thông tin, số liệu đợc xử lý, phân tích để đa ra các giải pháp để phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An. 2.4. Địa điểm nghiên cứu. Chủ yếu là tại 15 xã thuộc 5 huyện nh trên và trên địa bàn toàn tỉnh ở một số vấn đề. 2.5. Thời gian nghiên cứu. 24 tháng, từ 7/2007 đến 7/2009. III. Kết quả và thảo luận Sau khi xử lý thống kê các số liệu điều tra thu đợc chúng tôi đã tập hợp các kết quả vào một số nội dung để đánh giá. Các nội dung và các kết quả đó nh sau: 3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò ở tỉnh Nghệ An 3.1.1. Diễn biến về số lợng của đàn bò ở Nghệ An Số lợng và tốc độ tăng đàn của đàn bò Nghệ An trong những năm gần đây đợc trình bày qua bảng 3.1. Bảng 3.1: Diễn biến của đàn bò trong những năm gần đây Cả nớc Nghệ An Thời điểm n (con) % tăng đàn n (con) % tăng đàn So với cả nớc (%) 2001 - - 283.050 - - 2002 4.062.966 4,37 294.688 2,71 7,26 2005 5.540.700 12,83 387.731 10,71 6,99 2006 6.510.000 17,51 426.252 10,19 6,93 2007 - - 445.304 4,30 - 4/2008 - - 436.731 -1,90 - (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An và Bộ NN & PTNT, 2008) N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 22 - Trong giai đoạn 2001-2005 đàn bò tăng 104.681 con, bình quân tăng 6,45%/năm. - Trong giai đoạn 2005-2007 đàn bò tăng 57.573 con, bình quân tăng 7,15%/năm. - Trong giai đoạn 2001-2007 đàn bò tăng 162.254 con, bình quân tăng 6,60%/năm. Trong giai đoạn này tốc độ tăng của đàn bò tăng dần từ 2001 đến 2005 (2,71% lên 10,71%/ năm), đến 2006 tốc độ tăng của đàn bò đã bắt đầu giảm (10,71% xuống còn 10,19%), năm 2007 so với năm 2006 giảm rõ rệt (từ 10,19% xuống còn 4,30%), giảm 5,89%. Đặc biệt 4 tháng đầu năm 2008 tốc độ tăng đàn bò ở mức âm (- 1,90%), giảm 5,90% so với cuối năm 2007. 3.1.2. Quy mô chăn nuôi bò của các hộ tại 3 vùng điều tra ở Nghệ An Chúng tôi đã tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi bò ở các hộ tại các vùng sinh thái đã chọn, kết qua thu đợc có trong bảng 3.2. Qua các số liệu trong bảng 3.2 chúng ta có thể thấy, có sự khác nhau về quy mô đàn bò/hộ ở ba vùng sinh thái khác nhau, trong đó cao nhất là ở vùng núi cao, sau đó đến vùng núi và thấp nhất là ở vùng đồng bằng. Bảng 3.2: Quy mô đàn bò trong các nông hộ tại 3 vùng sinh thái ở Nghệ An Đồng bằng Vùng núi Vùng núi cao Quy mô (con) n (số hộ) n % n % n % Chung (%) 1-3 115 60 100 38 63.33 17 28,33 63,89 4-6 37 0 0 19 31,67 18 30,00 20,56 7-9 14 0 0 1 1,67 13 21,67 7,78 >10 14 0 0 2 3,33 12 20,00 7,78 Tổng 180 60 100 60 100 60 100 100 T. bình (số bò/hộ) 1,7 3,6 6,5 3,9 3.1.3. Tình hình chung về giống và cơ cấu đàn bò đang nuôi ở Nghệ An Khi xem xét cơ cấu giống của đàn bò theo vùng địa lý sinh thái (bảng 3.3) chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt về cơ cấu giống của đàn bò giữa các vùng. Bảng 3.3: Cơ cấu các giống bò phân theo vùng sinh thái địa lý của Nghệ An Bò vàng Bò lai Sind Vùng đại diện Tổng (con) n % n % Đồng bằng (Q. Lu + H. Nguyên 757 336 44,39 421 55,61 Vùng núi (T.Chơng + Ngh. Đàn) 1027 675 56,09 450 43,91 Vùng núi cao (Quỳ Châu) 572 559 97,73 13 2,27 Tổng 2354 1600 67,97 754 32,03 Vùng đồng bằng bò lai Sind chiếm tỷ lệ cao hơn bò vàng, bò vàng chiếm tỷ lệ cao hơn bò lai Sind ở miền núi, vùng núi cao bò vàng chiếm tỷ lệ tuyệt đối (97,73%). Xét cơ cấu đàn bò chúng tôi thấy, bò >3 năm tuổi bò cái trong đàn bò chiếm tới 48%, bò <3 năm tuổi chiếm 30% và bê theo mẹ chiếm 22%. Các số liệu này cho thấy, trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009 23 tỷ lệ để của đàn bò cái trong độ tuổi sinh sản cha cao và đàn bò có tuổi lớn-hơi già, nói cách khác là đàn bò chậm đợc thay thế. 3.1.4. Tình hình sinh sản của đàn bò Xem xét khả năng sinh sản của đàn bò đang đợc nuôi ở Nghệ An chúng tôi đã thu đợc các kết quả trong bảng 3.4. Bảng 3.4: Khả năng sinh sản của đàn bò nuôi ở Nghệ An Chỉ tiêu Bò vàng Bò lai Sind _ X Cv% _ X Cv% Tuổi phối giống lần đầu (tháng) 18,74 1,73 9,23 20,35 3,51 17,25 Tuổi đẻ lần đầu (tháng) 27,17 2,29 8,43 30,05 3,18 10,58 TG có chửa trở lại sau đẻ (ngày) 69,46 7,83 11,27 75,71 8,39 11,82 Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 12,14 0,78 6,43 12,24 1,11 9,07 Các kết quả thu đợc cho thấy, hoạt động sinh sản của đàn bò là bình thờng và trong điều kiện sản xuất thì có thể nói khả năng sinh sản của đàn bò là tốt. 3.1.5 Tình hình sinh trởng của bò nuôi tại Nghệ An Chúng tôi đã thu đợc kết quả về sinh trởng của đàn bò cái nh trong bảng 3.5. Bảng 3.5: Khối lợng của bò cái vàng và cái lai Sind ở Nghệ An Giống Bò <3 năm tuổi Bò >3 năm tuổi n _ X Cv% n _ X Cv% Bò vàng (kg) 47 179,74 37,76 21,06 69 216,59 29,14 13,45 Bò lai Sind (kg) 47 243,40 44,28 18,29 46 264,65 51,86 19,59 Bò cái vàng <3 năm tuổi có khối lợng 179,74 kg/con và >3 năm tuổi có khối lợng 216,59 kg/con. So sánh với kết quả công bố của L. V. Ly và cs. (1999) thì khối lợng của bò vàng ở Nghệ An hiện nay đã tăng ít nhiều. Đặc biệt là nhóm bò cái vàng >3 năm tuổi có khối lợng cao hơn trung bình khoảng 28 kg/con. Bò cái lai Sind <3 năm tuổi có khối lợng 243,40 kg/con và >3 năm tuổi là 264,65 kg/con. Nh vậy, các kết quả thu đợc của chúng tôi trên bò cái lai Sind <3 năm tuổi là phù hợp công bố của V. V. Sự và cs. (2004), song bò cái lai Sind >3 năm tuổi có khối lợng thấp hơn so với công bố của V. V. Sự và cs. (2004) một ít. 3.2. Các nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò Trên cơ sở các nguồn thức ăn (chủng loại và số lợng) sử dụng để chăn nuôi bò hiện có ở Nghệ An và nhu cầu thức ăn của đàn bò hiện có, đàn bò năm 2010 và 2015, chúng tôi đã dự báo về nguồn thức ăn cần có để phục vụ phát triển chăn nuôi bò nh trong bảng 3.6. Các con số trong bảng 3.6 có thể cho chúng ta thấy sự thiếu hụt thức ăn trong việc phục vụ cho quy hoạch phát triển đàn trâu bò ở Nghệ An là rất lớn. N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 24 Vì vậy, hơn bao giờ hết là để phát triển chăn nuôi trâu bò thì phải tận dụng triệt để mọi nguồn thức ăn sẵn có tại các địa phơng, chế biến để cải thiện chất lợng, dự trữ để dùng vào mùa thiếu thức ăn xanh. Có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý để giành diện tích đất thích hợp cho việc trồng cỏ cung cấp thức ăn (TĂ) thô xanh cho trâu bò. Bảng 3.6: Các nguồn và nhu cầu thức ăn cho bò ở Nghệ An năm 2008, 2010 và 2015 TT Loại thức ăn Hiện có (tấn/năm) Quy đổi ra TĂ thô xanh (tấn/năm) 1 Cỏ tự nhiên 4.000.000 4.000.000 2 Cỏ trồng (4.000 ha) 400.000 400.000 3 Rơm rạ 80.000 400.000 4 Dây lang, dây lạc, lá cây, 80.000 400.000 5 Thức ăn tinh các hộ mua 30.000 180.000 Tổng nguồn tính đến cuối năm 2007 5.380.000 6 Nhu cầu TĂ thô xanh cho 750.000 con trâu bò 6.720.000 7 Lợng thiếu hụt ở thời điểm cuối 2007 1.340.000 8 Quy đổi ra thức ăn tinh 223.000 9 Quy đổi ra diện tích cỏ cần trồng thêm (ha) 13.400 10 Nhu cầu thức ăn thô xanh cho 1 triệu con trâu bò ở 2010 9.125.000 11 Lợng thiếu hụt so với cuối năm 2007 3.745.000 12 Quy đổi ra thức ăn tinh 60.750 13 Quy đổi ra diện tích cỏ cần trồng thêm (ha) 37.450 14 Nhu cầu TĂ thô xanh cho 1,4 triệu con trâu bò ở 2015 12.775.000 15 Lợng thiếu hụt so với cuối năm 2007 6.395.000 16 Quy đổi ra thức ăn tinh 1.065.834 17 Quy đổi ra diện tích cỏ cần trồng thêm (ha) 63.395 18 So với 2010 cần trồng thêm (ha) 25.945 3.3. Tình hình bệnh dịch trên đàn bò và công tác thú y 3.3.1. Tình hình bệnh dịch và loại thải của đàn bò Qua điều tra chúng tôi đã thu đợc một số kết quả về tình hình bò chết và bò bị loại thải ở các hộ nuôi bò nh trong bảng 3.7. Bảng 3.7: Kết quả điều tra về tình hình bò chết và loại thải Bò vàng Bò lai Sind Tiêu chí S. hộ có/S. hộ ĐT Số bò/S. bò ĐT S. hộ có/ S. hộ ĐT Số bò/S. bò ĐT Bò chết 34/416 52/1652 (3,15%) 10/257 11/765 (1,44%) Bò loại thải 164/346 668/2268 (29,45%) 106/257 390/1144 (34,09%) Qua các số liệu trong bảng 3.7 chúng ta thể thấy: - Tỷ lệ hộ nuôi bò có bò bị chết và tỷ lệ bò bị chết chỉ ở mức thấp. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009 25 - 2006-2007 chỉ có 34/416 hộ nuôi bò vàng có bò bị chết (8,20%) và 10/257 hộ nuôi bò lai Sind có bò chết (3,89%). ở các hộ nuôi bò vàng có 164/416 hộ có bò bị loại thải (39,42%) và ở các hộ nuôi bò lai Sind có 106/416 hộ có bò bị loại thải (41,25%). Nh vậy tỷ lệ hộ nuôi bò có bò bị loại thải và tỷ lệ bò bị loại thải là khá cao. Các hộ chăn nuôi bò cho biết, các nguyên nhân bò bị loại thải trong quá trình nuôi là: - Bò bị loại thải do các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ rất cao (43,29% ở bò vàng và 42,74% ở bò lai Sind). Với số liệu này cho thấy rõ ràng ngời chăn nuôi cha kiểm soát đợc các nguyên nhân bò bị loại thải. - Bò bị loại thải do kém chất lợng ở bò lai Sind (34,09%) cao hơn bò vàng (29,45%) là phù hợp, vì bò lai Sind đòi hỏi chế độ chăm sóc nuôi dỡng cao hơn nhiều so với bò vàng, trong khi đó khả năng đầu t thức ăn, chăm sóc nuôi dỡng của các hộ chăn nuôi còn nhiều hạn chế. - Tỷ lệ bò bị loại thải do già ở bò vàng (30,49%) cao hơn hẳn bò lai Sind (20,11%). Nhng tỷ lệ bò lai Sind bị loại thải do già lên tới 20,11% lại là cha hợp lý, vì hiện nay bò lai Sind cha nhiều và bò cái lai Sind đợc sử dụng làm cái sinh sản cũng cha ở tuổi già. Qua điều tra chúng tôi cũng thấy các nguyên nhân bệnh dịch gây nên chết bò ở các hộ chăn nuôi chủ yếu là: bệnh tụ huyết trùng (26,56% ở bò vàng, 24,69% ở lai Sind), lở mồm long móng (11,50% ở bò vàng, 6,17% ở lai Sind), sán lá gan (9,73% ở bò vàng, 16,05% ở lai Sind), cảm mạo (10,63% ở bò vàng, 11,11% ở lai Sind) và các bệnh khác nh: ngộ độc thức ăn, ký sinh trùng đờng máu, chớng hơi dạ cỏ, với tỷ lệ thấp. 3.3.2. Tình hình công tác thú y Qua điều tra và làm việc với các cơ quan chức năng về công tác thú y trong tỉnh chúng tôi đã thu đợc các thông tin sau: - Phần lớn vật nuôi (trâu bò, lợn, ) xuất nhập theo nhiều con đờng không dễ gì để kiểm soát, tỷ lệ trâu bò xuất nhập hàng năm có kiểm dịch chỉ đạt 5-10%. - Một số bệnh dịch nguy hiểm vẫn thờng xuyên xẩy ra, khi không kiểm soát chặt chẽ sẽ hình thành các ổ dịch nguy hiểm (lở mồm long móng). - Tỷ lệ vật nuôi đợc tiêm phòng định kỳ còn thấp, chỉ đạt 30-45%, cha đáp ứng đợc yêu cầu của công tác kiểm soát dịch bệnh, các nguyên nhân gây nên sự yếu kém có thể là : + Nhận thức của ngời chăn nuôi về phòng trừ dịch bệnh còn thấp, chính quyền các địa phơng (xã, huyện) cha quan tâm đúng mức. + Chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn thả tự do dẫn đến khó kiểm tra, kiểm soát. + Đặc biệt là các bệnh dịch diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh dịch cũng xẩy ra, mầm bệnh có nhiều biến đổi, đã gây khó khăn cho công tác phòng trừ. 3.4. Hiện trạng đàn bò sữa và công tác chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An Bắt đầu từ năm 2001 Nghệ An đã nhập 14 con bò sữa lai HF từ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 nhập tiếp bò sữa HF từ ú c về nuôi để khai thác sữa. Các năm N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 26 sau đó ngời chăn nuôi tiếp tục mua bò sữa lai từ các tỉnh khu vực phía Bắc. Và với chủ trơng chủ động tạo bò lai hớng sữa tại chỗ, Nghệ An đã sử dụng tinh dịch đực giống HF để phối cho bò cái lai Sind tạo ra con lai F 2 , đồng thời nhiều loại bò lai khác cũng đợc mua về. Chúng ta có thể thấy diễn biến về đàn bò sữa ở Nghệ An từ năm 2001 đến tháng 4/2008 nh trong bảng 3.8 sau đây. Bảng 3.8: Đàn bò sữa và sản phẩm của đàn bò sữa nuôi ở Nghệ An Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 4/08 Tổng đàn bò và bê sữa (con) 278 673 1.435 1.800 1.071 382 426 Bò cái sinh sản (con 70 130 388 580 585 223 339 Tỷ lệ bò cái sinh sản/tổng đàn (%) 25,2 19,3 27,0 32,2 35,1 58,3 79,6 Bò cái cho sữa (con) 17 45 74 185 - - - Tỷ lệ bò cái cho sữa/tổng đàn (%) 6,1 6,7 5,2 10,3 - - - Tỷ lệ cái cho sữa/cái sinh sản (%) 24,3 34,6 19,1 31,9 - - Sản lợng sữa tơi (tấn/năm) 16 156 256 360 10 73 46 N. suất sữa (l/bò/chu kỳ 305 ngày) 941 3.467 3.459 1.946 - - - Năng suất sữa (l/bò/ngày) 3,09 11,37 11,34 6,38 - - - Qua các thông tin thu đợc chúng tôi thấy: - Tỷ lệ bò cái cho sữa/bò cái sinh sản thấp: từ 19,1% đến 34,6%. - Khả năng cho sữa của đàn bò thấp, lúc tốt nhất (năm 2003) cũng chỉ đạt 3.467 l/bò/chu kỳ 305 ngày và năng suất sữa cũng chỉ đạt 11,37 l/con/ngày. - Nguồn thức ăn chính của bò sữa là thức ăn xanh, nhng ở phần lớn các hộ nuôi bò sữa đều thiếu nghiêm trọng. Có trờng hợp không đủ thức ăn xanh, họ đã cho bò ăn hoàn toàn bằng thức ăn tinh, kết quả là nuôi bò sữa không đem lại hiệu quả kinh tế, mà thậm chỉ còn gây chết bò. - Chuồng trại phần lớn chật hẹp, mất vệ sinh, không thoáng mát trong mùa hè. - Chăm sóc, nuôi dỡng, quản lý và khai thác sữa phần lớn cha phù hợp. - Quy mô chăn nuôi nhỏ, tính chuyên nghiệp bị xem nhẹ, do vậy đã không thực hiện tốt các khâu kỹ thuật khắt khe và khá cao trong chăn nuôi bò sữa, chính vì điều này đã làm nẩy sinh nhiều bệnh tật, làm giảm năng suất sữa, đã làm ngời chăn nuôi bò sữa chán nản. - Chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua đã mang nặng tính phong trào, thiếu kiến thức và hiểu biết, thiếu tính toán một cách đầy đủ những thuận lợi và khó khăn, nên trong vài năm đầu phát triển rất mạnh, nhng đến khi gặp khó khăn đã giảm rất nhanh. IV. các giải pháp phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở nghệ an giai đoạn 2009-2015 Trên cơ sở hiện trạng của đàn bò, công tác chăn nuôi bò, các vấn đề về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, đội ngũ cán bộ và trình độ của ngời chăn nuôi, trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009 27 ở Nghệ An, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi bò hàng hóa bền vững ở Nghệ An đến 2010 và 2015. 4.1. Giải pháp về con giống - Tiếp tục chọn lọc loại thải bò cái nhỏ: bò vàng <3 năm tuổi dới 150 kg/con và bò vàng >3 năm tuổi dới 200 kg/con. - Có chế tài để loại bỏ bò đực vàng ở vùng đồng bằng và miền núi xuống <5% và ở vùng núi cao xuống <10%. - Tăng cờng công tác phối giống nhân tạo cho bò cái để đến 2010 nâng tỷ lệ bò lai lên 60% ở vùng đồng bằng, 40% ở vùng núi và 5% ở vùng núi cao; đến 2015 là 75% ở vùng đồng bằng, 55% ở vùng núi và 15% ở vùng núi cao. - Chọn con giống lai, chọn hộ nuôi và có chính sách hỗ trợ để đa bò đực giống lai lên nuôi và cho nhảy trực tiếp với bò cái vàng tạo bò lai, từng bớc tăng tỷ lệ bò lai ở vùng núi cao. Có thể sử dụng bò đực Hmong để phối giống cho bò cái nội từng bớc cải thiện tầm vóc đàn bò vùng núi cao. - Có kế hoạch chọn giữ bò cái lai tốt để làm nền cho việc tiếp tục phối với tinh dịch của đực giống ngoại (sữa, thịt) nhằm từng bớc tạo đàn bò có tỷ lệ máu ngoại cao (3/4, 7/8, ) làm cơ sở cho việc tạo giống bò sữa/thịt tại chỗ. 4.2. Giải pháp về thức ăn - Tăng diện tích cỏ trồng hiện có 4.000 ha lên 41.450 ha vào năm 2010 và lên 67.395 ha vào năm 2015. Đa dạng hóa các giống cỏ trồng, đặc biệt là các giống có năng suất cao và chất lợng tốt (cỏ họ đậu). - Tăng cờng tuyên truyền, khuyến khích ngời chăn nuôi tận dụng triệt để các phụ phế phẩm nông công nghiệp và chế biến chúng để cải thiện chất lợng và dự trữ cho mùa thiếu thức ăn xanh. - Tăng cờng tuyên truyền và khuyến khích ngời chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn tinh để vỗ béo bò, cải thiện chất lợng con bò lai. 4.3. Chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi, thú y - phòng trừ dịch bệnh - Kiên cố hóa chuồng trại theo các chuẩn mực của Nhà nớc: đến 2010 ở vùng đồng bằng và miền núi đạt 100% và 50% ở vùng núi cao; đến 2015 ở vùng núi cao đạt 100%. ở vùng núi và núi cao chú ý đến công tác che chắn để bảo đảm kín ấm cho bò vào mùa đông. - Đến 2010 ở vùng đồng bằng 100% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nớc tiểu đa vào xử lý theo phơng pháp sinh học hoặc biogas, ở vùng núi là 50%, vùng núi cao là 30%. Đến 2015 ở vùng núi là 50%, vùng núi cao là 30% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nớc tiểu đa vào xử lý theo phơng pháp sinh học hoặc biogas. 4.4. Công tác phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm - Củng cố và tăng cờng hệ thống thú y bảo đảm đủ cán bộ, cán bộ đủ năng lực và đủ trang thiết bị để đáp ứng tốt nhiệm vụ của ngành. N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 28 - Tăng cờng vai trò của chính quyền các địa phơng và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức: Thú y - các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, vận động ngời chăn nuôi thực hiện công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để bảo vệ đàn vật nuôi. - Tăng cờng công tác kiểm dịch đối với trâu bò xuất nhập, kiểm soát sát sinh đối với trâu bò giết mổ để tránh lây lan dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.5. Tăng giá trị của bò hàng hóa - Tăng cờng chế độ dinh dỡng thức ăn, chăm sóc nuôi dỡng để bò lai giết thịt <3 năm tuổi đạt 250 kg/con và >3 năm tuổi đạt 300 kg/con. - Xây dựng các trung tâm/trại vỗ béo bò để mua thu gom bò của ngời chăn nuôi khi đã đến tuổi vỗ béo mà họ không đủ khả năng, tổ chức vỗ béo trong thời gian ngắn (2-3 tháng) xuất bán bò sống đạt khối lợng và an toàn về dịch bệnh. - Tổ chức liên hợp nuôi vỗ béo, giết mổ và cung ứng thịt bò bảo đảm chất lợng thịt theo yêu cầu của siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Ký kết các hợp đồng cung ứng, tiêu thụ thịt bò với hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, một cách ổn định lâu dài. 4.6. Giải pháp đối với bò sữa - Cần có chế tài để kiểm soát chất lợng con giống, chọn lọc loại thải các con bò không bảo đảm chất lợng, bò sinh sản kém, năng suất sữa thấp. - Xây dựng các vùng nuôi bò sữa có tính chất tập trung với các hộ nuôi quy mô >10 con/hộ, giảm bớt để đi đến loại bỏ việc nuôi bò sữa lẻ tẻ với quy mô <5 con/hộ. - Tăng cờng công tác tập huấn về các biện pháp kỹ thuật cho các hộ nuôi bò sữa để nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi mới này. 4.7. Hệ thống chính sách - Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho công tác phối giống nhân tạo để đội ngũ dẫn tinh viên và ngời chăn nuôi giảm bớt khó khăn, phấn khởi tích cực hơn trong công tác lai tạo bò. - Có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn để xây dựng mô hình trung tâm/trại/tổ hợp nuôi vỗ béo, giết mổ, cung ứng thịt chất lợng cao cho nhà hàng, siêu thị, khách sạn. - Có chính sách về đất đai, giống cỏ để nhanh chóng phát triển cỏ trồng với diện tích 41.450 ha vào năm 2010 và lên 67.395 ha vào năm 2015 và đa dạng hóa loại hình trồng kinh doanh cỏ, đa dạng giống cỏ. V. Kết luận - Bò vàng vẫn là giống bò đợc nuôi chủ lực (67,28%), bò lai Sind và các giống khác còn ít (32,72%), điều này cho thấy chăn nuôi bò ở Nghệ An năng suất còn hạn chế. [...]... Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1A-2009 - ở vùng núi cao bò vàng chiếm 97,73% và ở vùng núi là 56,09%; ở vùng đồng bằng bò lai Sind chiếm 56,61% và vùng núi thấp là 43,91% Điều này chứng tỏ trình độ chăn nuôi và vùng sinh thái địa lý có vai trò rất lớn trong phát triển chăn nuôi bò ở Nghệ An - Tỷ lệ bò cái cao ở cả hai giống (85,48% ở bò vàng và 86,83% ở bò lai Sind) Tuy nhiên tỷ lệ bò đực trong... khá cao (14,52% ở bò vàng, 13,71% ở bò lai Sind) - Đàn bò đợc nuôi với mục đích khai thác sinh sản là chủ yếu (với bò cái >3 năm tuổi: 58,73% ở bò vàng và 57,03% ở bò lai Sind) - Hoạt động sinh sản của đàn bò là bình thờng ở tất cả các chỉ tiêu Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu và thời gian có chửa lại sau đẻ của bò vàng sớm hơn bò lai Sind - Khối lợng của bò cái vàng 3 năm tuổi... tham khảo [1] Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chiến lợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2008 [2] Cục thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An, NXB Nghệ An, 2008 29 N K Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng v giải pháp, TR 20-30 [3] Lê Viết Ly, Bùi Quang Tiến, Hoàng Văn Tiệu, Bùi Đức Lũng, Lê Thị Thúy, Nguyễn Thị Minh, Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Tập I: Phần gia súc,... (10 con: ở vùng núi thấp là 3,33% và vùng núi cao là 7,78% - Nguồn thức ăn đã và đang đợc sử dụng để nuôi trâu bò hiện nay ở Nghệ An là khoảng 5.380.000 tấn/năm, so với nhu cầu của đàn trâu bò 750.000 con là khoảng 6.720.000... ứng là 179,74 kg/con và 216,59 kg/con, đã hơi cao hơn trớc đây Điều này chứng tỏ điều kiện chăn nuôi và chất lợng con giống bò vàng đã đợc cải thiện - Khối lợng của bò cái lai Sind 3 năm tuổi tơng ứng là 243,40 kg/con và 264,65 kg/con, thấp hơn so với tiềm năng u thế lai Có nh vậy, có thể điều kiện chăn nuôi cha đáp ứng đợc nhu cầu của bò lai Sind - Bò chủ yếu đợc nuôi với quy mô nhỏ... đàn bò - Công tác thú y - phòng trừ dịch bệnh, kiểm dịch, còn nhiều hạn chế, do vậy dịch bệnh vẫn thờng xuyên xẩy ra, tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, công tác kiểm dịch trâu bò xuất nhập gần nh không làm đợc - Chăn nuôi bò sữa ở Nghệ An đã trải qua một bớc khởi đầu đầy khó khăn, đến lúc này nhiều bài học kinh nghiệm cả về sự thành công và thất bại đã có thể đợc đúc kết, trên cơ sở đó chọn các giải pháp và. .. Minh, Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Tập I: Phần gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1999 [4] Võ Văn Sự, Nguyễn Văn Thiện, Đặng Tất Nhiễm, Nguyễn Viết Hải, Hoàng Văn Tiệu, át lát các giống vật nuôi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2004 Summary Cattle production in Nghe An: Situation and solutions Up to now, cattle herd in Nghe An is about 445,304 head, among them yellow cattle is main breed... (disease prevent and treatment) are weak To develop cattle production in Nghe An we have to specially pay attention in cultivating more grass and strengthen crossing to increase ratio of crossbred cattle (a) Khoa Nông Lâm Ng, Trờng Đại học Vinh 30 . Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Chăn nuôi bò ở Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp" N. K. Đờng chăn nuôi bò ở Nghệ an: Hiện trạng và giải pháp, TR. 20-30 20 chăn nuôi. (26,56% ở bò vàng, 24,69% ở lai Sind), lở mồm long móng (11,50% ở bò vàng, 6,17% ở lai Sind), sán lá gan (9,73% ở bò vàng, 16,05% ở lai Sind), cảm mạo (10,63% ở bò vàng, 11,11% ở lai Sind) và các. Đối tợng nghiên cứu Con bò đang đợc nuôi trong các nông hộ ở Nghệ An. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng và tiềm năng giống bò, hiện trạng và tiềm năng thức ăn, hiện trạng về

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan