Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha trang

85 1.6K 6
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây, đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mua và sử dụng ô tô ngày càng nhiều, các gia đình đã mua sắm ô tô để phục vụ cho nhu cầu đi lại, gia tăng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, song song với việc phát triển về số lượng xe, cơ sở hạ tầng giao thông lại phát triển không tương xứng, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém như: chạy quá tốc độ, vượt ẩu, không chú ý quan sát lộ trình khi lưu thông, uống rượu-bia khi điều khiển phương tiện giao thông … dẫn đến mật độ phương tiện tham gia giao thông quá tải. Mặt khác, nhiều tuyến đường có sự tham gia hỗn hợp của nhiều loại phương tiện giao thông, cùng với việc đường sá được nâng cấp mở rộng, và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp đã khiến cho mức độ rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ càng tăng cao. Trong một xã hội hiện đại, nhu cầu bảo vệ và được bảo vệ trước những rủi ro về người và tài sản là một nhu cầu cấp thiết. Trên thực tế, bảo hiểm luôn là lựa chon tốt nhất để bảo vệ, đảm bảo cho những rủi ro mà con người có thể gặp phải. Mặt khác, từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam hoàn toàn mở cửa lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây Bộ Tài chính đã cấp phép thành lập cho nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới nâng tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam lên 27 công ty, sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp đã làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam ngày càng gay gắt hơn, khốc liệt hơn. Theo ông Phùng Đắc Lộc – Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam “Bảo hiểm xe cơ giới về cơ bản vẫn luôn là nghiệp vụ có mức doanh thu cao và được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm đầu tư, lựa chọn là lĩnh vực chủ lực để bắt đầu cho một chiến lược phát triển mới”. 1 Vì thế hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty cung cấp các loại hình dịch vụ bảo hiểm tự nguyện xe ô tô với nhiều tuỳ chọn khác nhau. 1 http://www.bic.vn 2 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xe ô tô, khách hàng và ngân hàng ý thức được phải mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của chính họ. Tuy nhiên cũng có nhiều người rất ngại ngần khi mua bảo hiểm xe ô tô, đặc biệt là bảo hiểm tự nguyện xe ô tô với nhiều lý do như thủ tục bồi thường rắc rối, nhân viên bảo hiểm không chuyên nghiệp… Có rất nhiều yếu tố đan xen vào trong quá trình khách hàng tìm hiểu và quyết định mua bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều mong muốn tìm hiểu rõ hơn khách hàng của mình để có thể đa dạng về loại hình, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, có những chiến lược Marketing hợp lý giúp người tiêu dùng nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi mua bảo hiểm xe ô tô, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của chính doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xe ô tô, đồng thời kết hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng, với mong muốn cung cấp một số thông tin giúp các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dễ dàng tìm ra những giải pháp để phát triển, đáp ứng nhu cầu khách hàng, gia tăng doanh số và tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô- Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha trang ” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Với nội dung đã được xác định, mục tiêu được tác giả đề ra trong nghiên cứu này gồm: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô tại khu vực thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa. - Đưa ra một số đề xuất đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố Nha Trang nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi lý thuyết: Nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi mua hàng cá nhân (Cụ thể là mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô). 3 - Phạm vi ngành: Đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân chưa mua và đã mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô. - Phạm vi địa lý: Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu định tính: Đây là giai đoạn hình thành các chỉ tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể: - Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước, từ đó đề ra mô hình nghiên cứu dự kiến. - Bằng phương pháp thảo luận nhóm và tham khảo các nghiên cứu trước, giúp hình thành các thang đo cho các nhân tố tác động vào biến mục tiêu trong mô hình nghiên cứu. - Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu. - Điều tra thí điểm 50 bảng câu hỏi nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính. Nghiên cứu định lượng: Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra. - Thực hiện điều tra không toàn bộ: + Số lượng mẫu: 400 khách hàng (căn cứ xác định là số lượng biến trong mô hình nhân 10). + Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng phỏng vấn là những người có xe ô tô tại thành phố Nha Trang. - Phân tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật phân tích sau: + Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu. + Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu. 4 + Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ báo đo lường các khái niệm, biến tiềm ẩn. + Sơ đồ cấu trúc tuyến tính (SEM): kiểm định các mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố tác động và nhân tố bị tác động. 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô tại thành phố Nha Trang. Cũng như những đề tài và bài viết với nội dung liên quan có rất ít ở trong nước và ngoài nước. Với điều kiện của người nghiên cứu, những đề tài và bài viết sau đây đã được tiếp cận: H. Hayakawa, Fischbeck and B. Fischhoff (2000), “Automobile risk perceptions and insurance-purchasing decisions in Japan and the United States”, được đăng trong tạp chí “Journal of Risk Research”, bài báo này giúp tác giả có định hướng rõ khi nghiên cứu, gợi ý tìm ra nhân tố quan trọng quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là “nhận thức sự rủi ro”, “hiểu biết bảo hiểm”. Goto (2003), Non-life insurance, e-commerce, and the importance of proper risk communication, Occasional Paper 52, CJEB Occasional Papers, bài viết giúp tác giả hiểu rõ hơn nhận thức sự rủi ro có liên quan với ý định mua bảo hiểm phi nhân thọ. Lennart, Moen và Rundmo (2004), Explaining risk perception: An evaluation of the psychometric paradigm in risk perception research, được đăng trong “Rounde no.84”, bài viết giúp người nghiên cứu hiểu những mô hình đánh giá về tinh thần đối với nhận thức rủi ro. Vered Rafaely (2006), Perception of traffic risks for older and younger adults, được đăng trong “Accident Analysis và Prevention”, bài viết giúp người nghiên cứu hiểu hơn về sự khác biệt về tuổi đối với nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông. Min-Sun Horng and Yung-Wang Chang (2007), The Demand for Non-Life Insurance in Taiwan, u9127907@ccms.nkfust.edu.tw, bài báo giúp người nghiên 5 cứu tìm ra nhân tố “thu nhập” và “nhận thức sự rủi ro” có ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm phi nhân thọ. Lund và Rundmo (2009), Cross-cultural comparisons of traffic safety, risk perception, attitudes and behaviour, bài viết trong “Safety Science”. Bài viết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về sự khác biệt văn hoá trong nhận thức và thái độ đối với rủi ro về an toàn giao thông và nguy cơ 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Với nội dung và kết quả nghiên cứu như đã thực hiện, đề tài đã có những ý nghĩa về những mặt sau: Về mặt lý luận: Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tự nguyện xe ô tô tại thành phố Nha Trang, cụ thể như sau: - Từ kết quả nghiên cứu, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ biết được các yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp, cải thiện hoạt động kinh doanh. Kết quả này cũng góp phần làm cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiểu được khách hàng của mình nhiều hơn, xây dựng các chương trình Marketing, quảng cáo, tuyên truyền và nhấn mạnh vào các yếu tố này để tạo hình ảnh tốt, thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm tự nguyện xe ô tô. - Kết quả nghiên cứu này có thể giúp ích cho các công ty dự định đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cụ thể là bảo hiểm tự nguyện xe ô tô tại thành phố Nha Trang có được một số thông tin cần thiết để tham khảo và xây dựng kế hoạch kinh doanh, hạn chế việc dò dẫm lại từ đầu, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. 6 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài các phần như tài liệu tham khảo, phụ lục… Luận văn được kết cấu thành các chương như sau: Chương 1. TỔNG QUAN Chương 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5. HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý luận về nhận thực sự rủi ro, hành vi tiêu dùng cá nhân (ý định mua bảo hiểm và quyết định mua bảo hiểm). Trên cơ sở này, một mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng. Chương này bao gồm ba phần chính: cơ sở lý luận về nhận thức sự rủi ro được giới thiệu đầu tiên, tiếp theo là cơ sở về ý định mua bảo hiểm và quyết định mua bảo hiểm. Cuối cùng là mô hình nghiên cứu và các giả thuyết để kiểm định. 2.1. NHẬN THỨC SỰ RỦI RO 2.1.1. Định nghĩa về “Rủi ro” Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, con người vẫn phải gánh chịu những rủi ro. Từ "rủi ro" rất thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, điều đặc biệt là với số ít người (các nhà kinh tế, các người nghiên cứu bảo hiểm ), định nghĩa về danh từ "rủi ro" được đưa ra rất nhiều, dưới nhiều góc nhìn khác nhau để chứng minh cho từng quan điểm được thể hiện. Sau đây là một số định nghĩa được chọn lọc:  Theo Frank Knight (1921): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. 1  Theo Allan Willett (1951): "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”. 2  Theo Irving Preffer (1956): "Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất". 3  Theo David Bland (2003): “Rủi ro ám chỉ một số hình thức không chắc chắn về hậu quả của một tình huống nhất định. Một sự kiện có thể xảy ra, nếu nó đã 1 Frank Knight (1921), Risk, Uncertainty and Profit, Boston: Houghton Mifflin Company, U.S.A, p. 233 2 Allan Willett (1951), The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia: University of Pensylvania Press, USA, p. 6 3 Irving Preffer (1956), Insurance and Economic Theory, Homeword III: Richard Di Irwin, Inc.USA, p. 42 8 xảy ra, hậu quả có thể không có lợi cho chúng ta, hoặc không phải là kết quả mà chúng ta trông đợi. Từ rủi ro không những ám chỉ mối ngờ vực về tương lai mà còn ám chỉ cả một thực tế là hậu quả có thể khiến cho chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn so với hiện tại”. 1 Các định nghĩa nêu trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng hai vấn đề: - Thứ nhất: Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc - Thứ hai: Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, tổn thất. 2.1.2. Nguồn gốc và Nguyên nhân của Rủi ro 2 2.1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro: Nguồn gốc tự nhiên: Do con người chưa nhận thức hết các quy luật của tự nhiên hoặc không đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. Ví dụ: Rủi ro động đất, rủi ro núi lửa phun Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Tiến bộ khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển với việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Mặt khác, chính các thành tựu đó lại làm nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả năng kiểm soát, chế ngự nhất thời. Ví dụ: Nổ, đổ vỡ máy móc, điện giật Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nảy sinh càng ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẫn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân của các tổn thất. Ví dụ: chiến tranh, trộm cắp, đình công 1 Dr. David Bland (2003), Insurance Principles and Practice, The Chartered Insurance Institute, p. 8 2 http://www.webbaohiem.net/chia-se-tai-nguyen/doc_details/103-rui-ro-va-cac-phuong-thuc- xu-ly-rui-ro.html 9 2.1.2.2. Nguyên nhân của Rủi ro Nguyên nhân khách quan: các nguyên nhân được coi là khách quan nếu nó độc lập với hoạt động của con người. Có thể là: - Trường hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống xã hội. - Các trường hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con người nhưng nguyên nhân không rõ ràng, không xác định được. Các trường hợp này không ai gây ra các thiệt hại đã phát sinh, các sự cố xảy ra không có sự tham gia của con người. Nguyên nhân chủ quan: Biến cố xảy ra dưới sự tác động của con người, có thể là: - Trường hợp chính bản thân tự gây ra tổn thất cho mình (sơ xuất ), nạn nhân không thể đòi ai khác bồi thường cho mình. - Trường hợp do người thứ 3 khác gây ra. Trong trường hợp này, nạn nhân có thể yêu cầu người thứ 3 có trách nhiệm phải bồi thường, tuy nhiên, chỉ giới hạn trong khả năng tài chính của người đó. 2.1.3. Phân loại rủi ro 1 Có thể phân biệt Rủi ro theo các tiêu thức sau: 2.1.3.1. Rủi ro động và rủi ro tĩnh: Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất (sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự thay đổi về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không, sự thay đổi đó có quá nhanh hay không? ) Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiện tổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các đối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự. Những rủi ro tĩnh thì có thể bảo hiểm được còn những rủi ro động thì không. 1 Dr. David Bland (2003), Insurance Principles and Practice, The Chartered Insurance Institute, p12-16 10 2.1.3.2. Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: Rủi ro cơ bản là rủi ro nảy sinh từ những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một hoặc thậm chí một nhóm cá nhân. Ngoài ra, nhiều người sẽ cảm nhận được hậu quả của những rủi ro cơ bản. Loại rủi ro này bao gồm: động đất, lũ lụt, núi lửa, chiến tranh, nội chiến… Rủi ro riêng biệt mang tính cá nhân nhiều hơn cả về nguyên nhân và hậu quả. Bao gồm các rủi ro như: hỏa hoạn, tai nạn lao động, tai nạn xe cơ giới… Nhìn chung, rủi ro riêng biệt có thể bảo hiểm được trong khi những rủi ro cơ bản thì không bảo hiểm được. 2.1.3.3. Rủi ro thuần tuý và rủi ro đầu cơ. Rủi ro thuần tuý có thể dẫn đến một tổn thất hoặc hòa vốn. Hậu quả chỉ có thể bất lợi cho chúng ta hoặc đặt chúng ta ở nguyên vị trí như trước khi sự cố xảy ra. Ví dụ như rủi ro do tai nạn xe cơ giới, cháy nhà máy, tai nạn thân thể khi làm việc. Rủi ro đầu cơ là loại rủi ro trong đó xuất hiện cơ hội kiếm lời. Trong tiêu thức phân loại này thì những rủi ro thuần tuý có thể bảo hiểm còn những rủi ro đầu cơ thì không bảo hiểm. 2.1.4. Nhận thức sự rủi ro Nhận thức sự rủi ro là sự đánh giá chủ quan về khả năng xảy ra một sự cố tiêu cực. Nhận thức sự rủi ro được coi như là một quá trình nhận thức, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức sự rủi ro là sự cảm nhận rủi ro và sự nhận biết nguy cơ rủi ro (Lund và Rundmo, 2009). Những rủi ro ít gặp như tai nạn hàng không thường được đánh giá cao, còn những rủi ro thường gặp như tai nạn giao thông hay hút thuốc lá thường được đánh giá thấp. Tuy nhiên những rủi ro như hút thuốc lá hay lái xe khi tham gia giao thông lại lớn hơn nhiều so với rủi ro của những người sống gần với một nhà máy điện hạt nhân (Lennart, Moen và Rundmo, 2004). 2.1.5. Nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông đường bộ Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản (Wikipedia). [...]... các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện ô tô, cơ bản như sau: Tuổi Nhận thức sự rủi ro Trình độ Thái độ Ảnh hưởng XH Hiểu biết về bảo hiểm Ý định mua bảo hiểm QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Thu nhập Hình 2.5: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm 18 2.4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG Trên cơ sở nghiên cứu các. .. bảo hiểm với kích thước mẫu là 318 Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại thành phố Nha Trang từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010 28 3.1.2 Quy trình nghiên cứu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xê ô tô: Nghiên cứu thực tiến tại Thành phố Nha Trang Mối quan hệ: Các nhân tố. .. giá trị xe thấp thường ít có ý định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô hơn những xe có giá trị cao, giá trị xe được ký hiệu là GTRI, được 33 đo bằng thang đo tỷ lệ - là giá trị thực tế của chiếc xe tại thời điểm mua bảo hiểm, đơn vị tính “triệu” 3.2.8 Thang đo Ý định mua bảo hiểm Y định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô nói lên ý định mua hay không mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Thang đo ý định mua bảo hiểm, ... với hàng hoá trên xe Bảo hiểm tự nguyện Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái, phụ xe Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm vật chất xe Bảo hiểm bắt buộc Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Hình 2.1 : Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới 2.2.3.2 Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô 1 Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô là loại hình thuộc bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tự nguyện ô tô sẽ bồi thường cho thiệt... độ Ảnh hưởng XH Ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Hiểu biết bảo hiểm Thu nhập Mục đích sử dụng Giá trị xe Hình 2.7: Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định mua bảo hiểm 2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Khi một người quyết định sử dụng một sản phẩm thì họ phải có ý định sử dụng sản phẩm đó Ý định có thể hình thành trước hoặc liền ngay khi họ quyết định sử dụng, hai yếu tố này luôn... và quyết định mua bảo hiểm ô tô Cụ thể là các yếu tố chung cho cả hai quốc gia: (i) lý do mua bảo hiểm ô tô; (ii) hiểu biết về bảo hiểm xe ô tô; (iii) ước tính tổn thất của tai nạn ô tô; (iv) nhận thức sự rủi ro từ tai nạn ô tô; (v) những giá trị mong đợi từ bảo hiểm ô tô Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước về bảo hiểm và mô hình hành vi, tác giả rút ra được mô hình các. .. định mua bảo hiểm H12 Có mối quan hệ dương giữa ý định mua bảo hiểm với quyết định mua bảo hiểm H13 Có mối quan hệ dương giữa thủ tục mua với quyết định mua bảo hiểm H14 Có mối quan hệ âm giữa giá cảm nhận với quyết định mua bảo hiểm KẾT LUẬN Chương này trình bày cơ sở lý luận về nhận thức sự rủi ro, ý định mua bảo hiểm và quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu. .. Ajzen, 1991 hiểm tự nguyện xe ô tô AHUONG2 Những người thân của tôi ủng hộ việc mua bảo Ajzen, 1991 hiểm tự nguyện xe ô tô AHUONG3 Những người, bộ phận liên quan khác (chính Ajzen, 1991 quyền, công an, ngân hàng…) cũng có ảnh hưởng đến việc mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô 3.2.4 Thang đo Hiểu biết bảo hiểm Hiểu biết bảo hiểm là kiến thức của người mua bảo hiểm về những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, phạm... Trong phạm vi của nghiên cứu này, thái độ thể hiện cảm xúc của người tiêu dùng (tích cực hoặc tiêu cực) về việc mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Một người có thái độ tốt về việc bảo hiểm nói chung và ích lợi của bảo hiểm xe ô tô nói riêng ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô 2.4.2.3 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội liên quan đến áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành... quan đến xe ô tô của người mua bảo hiểm Đó là một hợp đồng giao kết giữa của người mua bảo 1 http://www.webbaohiem.net /mua- bảo- hiểm- /1421-bai-1 tong-quan-ve-bao-hiem-oto-.html 14 hiểm và công ty bảo hiểm, theo đó khi người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm (mua bảo hiểm) thì công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho những thiệt hại theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm Bảo hiểm tự nguyện xe ô tô bồi . Hình 2.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến Nhận thức sự rủi ro 2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô Ý định mua thể hiện trạng thái ý định mua hay không. hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm Tuổi Trình độ Hiểu biết về bảo hiểm Thái độ Ảnh hưởng XH Nhận thức sự rủi ro Thu nhập Ý định mua bảo hiểm QUYẾT ĐỊNH. nhân tố tác động và nhân tố bị tác động. 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan