Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh ppsx

8 294 4
Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh (1892-1945) hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Hoa Đường, Lương Ngọc. Ông quê làng Lương Ngọc, phủ Bình Giang nay là xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Là một nhà báo, học giả, nhà văn hoá nổi tiếng, trong vòng 20 năm - từ 1913 đến 1933 - ông hoạt động sôi nổi trên diễn đàn báo chí, văn chương hiện đại. Sinh thời, năm 1943, ông tập hợp những tác phẩm đăng rải rác trên Đông Dương Tạp chí, Nam Phong Tạp chí và Nam Phong tùng thư vào bộ sách Thượng Chi văn tập (5 tập, Nxb. Alecxandre Rohdes, Hà Nội, 1945). Năm 1962 tại Sài Gòn, Bộ Giáo dục chính quyền miền Nam đã cho tái bản bộ sách này làm tài liệu nghiên cứu. Sau ngày đất nước thống nhất, phục vụ yêu cầu nghiên cứu chuyên ngành lý luận - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, một số tác phẩm khảo cứu, phê bình của ông được tuyển vào các cuốn sách do Nguyễn Ngọc Thiện, Mã Giang Lân, Vương Trí Nhàn, Trịnh Bá Đĩnh thực hiện (1) . Tuy nhiên, kể từ bài báo Luận về chánh văn học cùng tà thuyết. Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du của Ngô Đức Kế đăng trên Hữu Thanh số 21 ngày 1/9/1924 mở đầu cuộc tranh luận với Phạm Quỳnh nhân bàn về Truyện Kiều, đến nay đã hơn 80 năm, song sự thức nhận về văn nghiệp học giả họ Phạm đã trải qua những bước thăng trầm; một số vấn đề vẫn còn để ngỏ. Theo thống kê của chúng tôi đã có trên 30 công trình nghiên cứu, phê bình chủ yếu của các nhà nghiên cứu, học giả thuộc nhiều thế hệ phát biểu ý kiến nhìn nhận về văn nghiệp Phạm Quỳnh và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó, Nguyễn Văn Trung là người kiên trì theo đuổi vấn đề này. Từ 1973 đến 1975, tại Sài Gòn, ông đã liên tiếp cho xuất bản ba chuyên luận có nhan đề Vụ án Truyện Kiều, Chủ đích Nam Phong và Trường hợp Phạm Quỳnh. Nhìn khái quát, có thể thấy việc đánh giá Phạm Quỳnh trên phương diện học thuật, đã trải qua ba giai đoạn theo các khuynh hướng khác nhau: - Từ 1924 đến trước Cách mạng tháng 8/1945; - Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến 4/1975; - Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay; Nghiên cứu các ý kiến đánh giá Phạm Quỳnh chúng ta thấy sự thay đổi trong cách nhìn nhận của Thiếu Sơn (1908-1978) trong vòng 40 năm là điển hình, tiêu biểu cho sự ba động về hai thái cực thức nhận. Năm 1933 trong Phê bình và Cảo luận - công trình mở đầu lịch sử phê bình văn học Việt Nam hiện đại - tại phần thứ nhất: Phê bình nhân vật, cây bút phê bình trẻ Thiếu Sơn dành vị trí mở đầu trang trọng viết về Phạm Quỳnh. Trong bối cảnh đất nước ta lúc này, tác giả tỏ lòng mến mộ, bênh vực, ghi nhận những cống hiến của họ Phạm khi ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa quốc gia nỗ lực xây dựng nền văn hoá dân tộc: "Cái quốc gia chủ nghĩa của ông Quỳnh bổn tính nó hoà bình, mà chỉ hướng về văn hoá ( ). Cái công phu trứ tác của ông, ích cho quốc dân không phải là nhỏ, mà ảnh hưởng đối với nhân chúng cũng thiệt là sâu (2) ". Cuối bài viết Thiếu Sơn lo ngại một cách có thiện chí khi thấy Phạm Quỳnh thôi hoạt động báo chí và văn học để đem cái chủ nghĩa quốc gia ấy thi hành trực tiếp vào lĩnh vực chính trị Nam triều mà ông là một yếu nhân, vạn nhất không được như sở nguyện, nó có thể ảnh hưởng đến công lao ông đã nỗ lực mà có được trên địa hạt văn hoá. Gần 40 năm sau, ở tuổi 65 đầy kinh lịch và từng trải trên trường chính trị, Thiếu Sơn đã thay đổi sự đánh giá về Phạm Quỳnh. Giờ đây, là một nhà báo yêu nước đứng về phía cách mạng hoạt động trên diễn đàn công khai ở đô thị miền Nam, trước năm 1973 Thiếu Sơn viết tiểu luận Bài học Phạm Quỳnh như là một sự nhận định lại về Phạm Quỳnh trước công luận. Tuy không phủ nhận văn tài của Phạm Quỳnh, nhưng Thiếu Sơn khẳng định sự phê phán, phủ định nghiêm khắc đối với họ Phạm - người mà ông từng có một thời ngộ nhận mà khâm phục, quý trọng - trên các mặt: - Phạm Quỳnh là mật thám, tay sai đắc lực của thực dân Pháp về phương diện chính trị và văn hoá, nhưng khéo "làm màu, làm mè để mê hoặc dân chúng". - Sự nghiệp văn học của họ Phạm không phải là bất hủ như có người đề cao, mà thực chất chỉ là thực hiện âm mưu quỷ quyệt của Pháp "dùng văn hoá để say đắm thanh niên", "tạo nên những nhà văn hoá thuần tuý ham sống trong tháp ngà để nói chuyện văn chương không muốn để mắt, để lòng tới những gì xảy đến cho quê hương, đất nước". Tác phẩm của Phạm Quỳnh "chỉ khai thác những khía cạnh rất hiền lành và bỏ qua những gì có nội dung tranh đấu và cách mạng". Ông ta đã "dùng Truyện Kiều để mê hoặc lòng người, để dân mất nước tưởng rằng mình vẫn còn nước, khỏi cần lo nghĩ, khỏi cần tranh đấu gì thêm nữa" và "sung sướng được làm nô lệ cho thực dân" (3) . Ở cùng một học giả mà điều nói sau đối nghịch với lời nói trước 180 0 ! Sẽ là một điều bình thường, nếu sự tự đính chính ý kiến của mình là có căn cứ khoa học. Song ở một bài báo ngắn, Thiếu Sơn không cho biết căn cốt sâu xa của sự thay đổi nhận định của ông về con người và sự nghiệp của một nhân vật nổi tiếng và cũng nhiều tai tiếng như Phạm Quỳnh. Tuy vậy, bằng trực giác khoa học chúng ta cũng có thể nhận ra rằng có một số điểm trong hành trạng của Phạm Quỳnh chưa được sáng tỏ và cần phải xác lập một tiêu chí thống nhất ngõ hầu làm căn cứ chung cho việc nhìn nhận một sự nghiệp văn học đã lùi vào dĩ vãng. Ý kiến trước sau bất nhất của Thiếu Sơn là điển hình cho sự "mâu thuẫn của một lối nhìn" - chữ dùng của Nguyễn Văn Trung - trong khoa nghiên cứu văn học của ta trên bước trưởng thành. * Không thuật lại cặn kẽ tất cả những ý kiến đã bình giá về Phạm Quỳnh xưa - nay, dưới đây chúng tôi phác hoạ tổng quát mấy khuynh hướng chính phản ánh những góc nhìn theo các quan điểm khác nhau. 1. Khuynh hướng phủ nhận là chính, đứng trên nhãn quan chính trị tất cả cho công cuộc giành độc lập, giải phóng dân tộc. Khuynh hướng này gắn chặt con người chính trị "tệ hại" của Phạm Quỳnh với các hoạt động văn hoá, đầy mâu thuẫn của ông. Đi sâu phanh phui những động cơ không trong sạch của họ Phạm khi ông ta hoạt động báo chí - chủ bút Nam Phong tạp chí - dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Không thừa nhận mảy may hiệu quả khách quan trong hoạt động báo chí, văn chương của ông, mà đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, vạch ra sự làm chệch hướng đấu tranh cách mạng trực tiếp với kẻ thù, dưới chiêu bài bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, tiếng Việt mà Phạm Quỳnh cổ xuý. Có nhà nghiên cứu đã khổ công lục tìm các tài liệu, văn bản trong kho lưu trữ của Pháp để khẳng định Nam Phong là công cụ chính trị - văn hoá của thực dân Pháp và Phạm Quỳnh là người thực hành đắc lực chính sách văn hoá, xảo quyệt và thâm độc đó. Tuy nhiên về chủ tâm của Phạm Quỳnh: cam chịu làm tay sai hay chỉ muốn lợi dụng địch hoặc trong ông có những uẩn khúc nào, tâm sự của ông ra sao thì tài liệu hãy còn sơ sài ngoài tập di bút "Hoa đường tuỳ bút" chưa trọn vẹn. (Các ý kiến của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Văn Trung, Trần Đình Hượu, Nguyễn Văn Hoàn, Thiếu Sơn giai đoạn sau ). 2. Khuynh hướng thận trọng và cởi mở, ghi nhận những đóng góp khách quan của Phạm Quỳnh (gắn liền với các cộng sự của ông trong nhóm (Nam Phong tạp chí) ở phần khả thủ nhất. Khuynh hướng này thiên về xem xét ảnh hưởng tích cực của lập trường dân tộc, chủ nghĩa quốc gia của Phạm Quỳnh trong thái độ trân trọng di sản văn học dân tộc, truyền bá, dịch thuật những tác phẩm văn chương ưu tú của nước ngoài, chăm chút ngôn ngữ tiếng Việt. Không vội vàng kết luận về động cơ chính trị của Phạm Quỳnh, một khi chưa đầy đủ căn cứ xác thực để minh định bản tâm của Phạm Quỳnh. (Các ý kiến: Thiếu Sơn thời kỳ đầu, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Đình Sử, Trịnh Bá Đĩnh, Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên ). 3. Khuynh hướng chiết trung, chiêu tuyết, biện hộ cho Phạm Quỳnh cho rằng trong sâu xa, cơ bản ông là người yêu nước theo kiểu của ông. Do hoàn cảnh trớ trêu lâm vào (Pháp đào tạo và sử dụng, làm quan Nam triều), cần thể tất cho ông vì ông đã biết khéo xoay xở, lợi dụng kẽ hở trong chính sách văn hoá của Pháp để làm lợi cho văn hoá dân tộc, kể cả khi ông ôm hận trước những điều thị phi của đồng bào mình. Chứng minh về những lời nói tâm huyết của ông bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, làm sáng tỏ cái chết oan khuất của ông không phải là bị cách mạng xử tử mà bị thủ tiêu bất ngờ, do những người thiếu hiểu biết thậm chí có ác ý, tư thù. Cần xuyên qua vỏ bọc ngoài để thấy ẩn ý tốt đẹp hướng về dân tộc trong tác phẩm của ông. (Các ý kiên của Nguyễn Trần Huân, Vương Trí Nhàn, Xuân Ba ). Đơn cử ý kiến của Nguyễn Trần Huân: "Sự xoay sở tế nhị của Phạm Quỳnh để dung hoà đôi bên rút cục có lợi cho Việt Nam, nếu không kể một vài nhượng bộ cần thiết cho thực dân Pháp". "Nói cho thật khách quan, nên nhận rằng đó là một sự xấu xa cần thiết tương đối nhỏ bé so sánh với những công lao to tát mà tạp chí đã làm cho tiếng Việt Nhóm Phạm Quỳnh đã tạo những huy hiệu cao cả cho nền văn chương Việt Nam trẻ tuổi đang hình thành và tìm kiếm con đường của mình" (4) . QUAN ĐIỂM VÀ Ý KIẾN HIỆN THỜI CỦA CHÚNG TÔI - Trường hợp Phạm Quỳnh là một trong những hiện tượng văn học phức tạp và nan giải của lịch sử văn học Việt Nam. Không nôn nóng đưa ra kết luận vội vàng, cần thẳng thắn trao đổi ý kiến làm rõ những điểm có thể làm được trên quan điểm duy vật và lịch sử. - Cần giải toả những nghi án xung quanh một tác giả và tác phẩm của họ, trên những tư liệu xác thực được minh định. Không nên định kiến, chỉ căn cứ vào dư luận của số đông, võ đoán và áp đặt, thiếu sức thuyết phục của chứng lý khoa học, lịch sử. - Trong lý luận tiếp nhận, giữa động cơ và hiệu quả không phải bao giờ cũng là quan hệ trực tiếp. Sự mâu thuẫn, không nhất quán trong động cơ sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau trong hành động và sự tiếp nhận là một quá trình; ý nghĩa khách quan của văn bản còn phụ thuộc vào người tiếp nhận, bị chi phối bởi văn cảnh tiếp nhận. Ý nghĩa văn bản nhiều khi nằm ngoài ý định của tác giả. - Luận về đóng góp của Nam Phong tạp chí không thể chỉ quy công đầu vào mỗi một Phạm Quỳnh, mặc dù ông là “kiến trúc sư” của nó. Cần đồng thời ghi nhận công sức của nhiều thế hệ học giả, chung lưng đấu cật đóng góp bài vở làm cho Nam Phong có diện mạo và bề thế của một cơ quan ngôn luận, một diễn đàn học thuật góp phần vào xây dựng nền quốc học Việt Nam, nền văn học hiện đại trong buổi đầu. Khẳng định Nam Phong, dù cho nó là một Đông Kinh nghĩa thục do Pháp lập ra, tức là ghi nhận hiệu quả của những nỗ lực do một lớp trí thức Việt Nam vừa Hán học, vừa Tây học tận tuỵ gây dựng nền văn hóa dân tộc thoát ra khỏi sự kiềm chế của thực dân. - Dù sao, Phạm Quỳnh vẫn có một vị trí thích đáng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Cho dù lập trường chính trị quân chủ lập hiến của ông là không thức thời, cho dù tạp chí Nam Phong mà ông là chủ bút do thực dân Pháp chủ trương, nhưng trong số bài vở đăng trên tạp chí này vẫn có một số lượng khả thủ cho thấy động thái và tư duy hướng về văn học, văn hoá dân tộc mà một bộ phận trí thức giàu tinh thần dân tộc, có tài năng đã nhiệt tâm đóng góp. Đó là di sản quá khứ in dấu tâm hồn và bản sắc văn hoá Việt Nam, thể hiện kỳ vọng của một thế hệ tiền bối tìm về một nền quốc văn Việt Nam đích thực có khả năng hội nhập với các nước đồng văn, đồng chủng trong khu vực, tỏ mặt trên hoàn cầu. Như V.I. Lênin, sau Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, năm 1921, đã đầy bản lĩnh và sáng suốt khi Người chỉ ra rằng trong tác phẩm Mười hai lưỡi dao đâm vào lưng cách mạng do một nhà văn chạy sang hàng ngũ phản cách mạng viết và xuất bản tại Pari cùng năm, vẫn có một số chuyện có thể in lại vì trong những tác phẩm đó thể hiện những đề tài được chính tác giả nếm trải, am hiểu, miêu tả đúng sự thật và tài tình nhường nào. Không cần phải băn khoăn về sự tiếp nhận tác phẩm của ông ta trong độc giả là công nhân và nông dân hôm nay, vì những chuyện đó thuộc về một "thời đã qua", người đọc - trong tư cách là chủ nhân của xã hội mới - đã có thể "hiểu một cách rõ ràng, hiểu một cách không khó khăn lắm và không cần phải có ai giải thích" (5) . Cũng vậy, bộ phận tác phẩm của Phạm Quỳnh trong phần khả thủ của nó vẫn cần tiếp tục đến với đông đảo độc giả và giới nghiên cứu chuyên ngành cùng với sự đánh giá khách quan, công bằng văn nghiệp mà ông đã lao tâm khổ tứ để lại cho đời./. . Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh Phạm Quỳnh (1892-1945) hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Hoa Đường, Lương. nhà nghiên cứu, học giả thuộc nhiều thế hệ phát biểu ý kiến nhìn nhận về văn nghiệp Phạm Quỳnh và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó, Nguyễn Văn Trung là người. Bài học Phạm Quỳnh như là một sự nhận định lại về Phạm Quỳnh trước công luận. Tuy không phủ nhận văn tài của Phạm Quỳnh, nhưng Thiếu Sơn khẳng định sự phê phán, phủ định nghiêm khắc đối với họ Phạm

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan