Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet ppsx

8 407 1
Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet Tháng Mười năm 2001, tiểu thuyết gia Pháp Alain Robbe-Grillet (sinh tháng Tám 1922) cho ra mắt tiểu thuyết Lấy lại (1) , vẫn ở nhà xuất bản Minuit (Nửa đêm) quen thuộc với ông cũng như với các nhà văn thuộc trào lưu Tiểu Thuyết Mới (Nouveau Roman) từ giữa thế kỷ trước. Đấy là cuốn tiểu thuyết của ông khi bước vào tuổi tám mươi và cũng là bước vào thế kỷ XXI. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề lôi cuốn suy nghĩ của chúng ta liên quan đến đổi mới kỹ thuật và nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại. * Nhan đề tiểu thuyết này và mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung tác phẩm gây ấn tượng đặc biệt. Chúng tôi chưa có dịp khảo sát các nhan đề tiểu thuyết xưa nay, ở trong nước và trên thế giới, để đưa ra kết luận khoa học chắc chắn. Nhưng có lẽ khi đặt tên cho những đứa con tinh thần của mình, các nhà tiểu thuyết đều căn cứ vào “nội dung”, hiểu theo nghĩa truyền thống của khái niệm này. Đó có thể là nhân vật trung tâm như Chuyện người hàng xóm (Nam Cao),Robinson Crusoở (D. Defoe), Jane Eyre (C. Brontở), Lão Goriot (Balzac), Người mẹ (Gorki)…; là không gian gắn bó với các sự kiện trong tiểu thuyết như Hòn Đất (Anh Đức), Tam Quốc(La Quán Trung), Sông Đông êm đềm (M. Cholokhov)…; là khung thời gian của tác phẩm như Đi tìm thời gian đã mất (M. Proust), Ngày cuối cùng của một người tử tù (V. Hugo), Trăm năm cô đơn (G. Marquez)…; là số phận của nhân vật như Một cuộc đời (Guy de Maupassant), Cuốn theo chiều gió (M. Mitchell)…; là những sự kiện xã hội có ý nghĩa to lớn như Vỡ bờ(Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Chiến tranh và hòa bình (L. Tolstoi)… Muôn hình nghìn vẻ, nhưng các nhan đề ấy đều có điểm chung là gắn bó hoặc gợi mở chủ đề của tiểu thuyết. Robbe-Grillet ngay từ những tiểu thuyết đầu tiên đã có ý thức đổi mới. Dường như ông cố tình tạo ra độ vênh giữa nhan đề và nội dung tác phẩm. Đọc Những cái tẩy (Les Gommes, 1953), ta thấy thấp thoáng có nhắc đến đồ dùng quen thuộc này của học sinh nhưng không dễ lý giải mối liên quan hợp lý giữa nhan đề ấy với nội dung tác phẩm. Trong Kẻ nhìn trộm (Le Voyeur, 1955) bạn đọc có thể đoán ra nhân vật nào ứng với nhan đề, nhưng hình như nhân vật ấy, nhan đề ấy chẳng có vai trò gì trong cơ cấu của tiểu thuyết. Đến Ghen tuông (La Jalousie, 1957) đúng là có chuyện ghen tuông, nhưng độc giả không khỏi lúng túng vì từ ngữ “la jalousie” ở tiếng Pháp còn có nghĩa là ô cửa chớp lật, mà trong tác phẩm, anh chồng ghen nhiều lần nhìn qua ô cửa ấy và ô cửa cũng được mô tả tỉ mỉ nhiều lần. Các nhan đề tiểu thuyết khác của Robbe-Grillet cũng gợi cho độc giả nhiều suy nghĩ. Dụng ý tạo độ vênh lớn giữa nhan đề và cốt truyện chỉ là hệ quả tất yếu quan niệm của Robbe-Grillet về sáng tác tiểu thuyết. Trong bài Về mấy khái niệm lỗi thời (1957), ông liệt các khái niệm cốt truyện, nhân vật… vào diện đã lỗi thời. Tiểu thuyết của ông không nhằm kể một câu chuyện, hay khắc họa những con người, không nhằm phản ánh những thực tế chính trị - xã hội mà chỉ quan tâm đến thực tế của bản thân tiểu thuyết, hay nói khác đi, của công việc viết lách. Vì vậy làm sao ông có thể lựa chọn các nhân vật, các sự kiện… làm nhan đề cho tác phẩm của ông? Tuy nhiên, với cách lựa chọn nhan đề cho các tiểu thuyết như vừa kể trên, ông vẫn chưa hoàn toàn vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống, nghĩa là ít nhiều vẫn căn cứ vào cái gọi là nội dung cốt truyện. Lấy lại đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong cách chọn nhan đề của tác giả. Chẳng còn mối liên quan gì giữa nhan đề với cốt truyện nữa! Mở đầu tiểu thuyết, Robbe-Grillet trích làm đề từ mấy dòng trong cuốn Lặp lại (Gjentagelsen, 1843) của triết gia Đan Mạch S. Kierkegaard: “Sự lấy lại và sự nhớ lại là cùng một chuyển động, nhưng theo những chiều đối lập; bởi lẽ, điều mà người ta nhớ lại thì đã xảy ra rồi: vậy đó là một sự lặp lại hướng về phía sau; trong khi sự lấy lại theo nghĩa đích thực lại là một sự nhớ lại hướng về phía trước”. Ta có thể nói, nhớ lại để mà nhớ lại, đó là lĩnh vực của hồi ký; nhớ lại để lấy đó làm xuất phát điểm tiến lên là phương thức sáng tạo của Robbe-Grillet trong tiểu thuyết này của ông. Đến gần cuối tác phẩm, trước khi chuyển sang phần “Hậu bạt” (Épilogue), từ ngữ “lấy lại” xuất hiện lần nữa như để giải thích thêm cho những ai còn bỡ ngỡ về cái nhan đề có vẻ khó hiểu của tiểu thuyết: “Những từ ngữ cũ đã được thốt lên mãi rồi, lặp đi lặp lại, kể mãi vẫn câu chuyện xưa từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, nay được lấy lại một lần nữa, và luôn luôn vẫn mới…” (LL, 227). Nhan đề “Lấy lại” không bám vào cốt truyện mà xuất phát từ cách làm của Robbe-Grillet khi sáng tác tiểu thuyết ấy. Lấy lại cái cũ nhưng vẫn là sáng tạo cái mới. * Trước hết, nhan đề tác phẩm này có thể hiểu là “lấy lại” về thể loại, vì bẵng đi hai chục năm từ khi xuất bản Djinn (1981), bây giờ Robbe-Grillet mới trở về với tiểu thuyết. Nhưng không phải chỉ có thế. Trang bìa 4 tiểu thuyết Lấy lại lần ra mắt đầu tiên tại nhà xuất bản Nửa đêm là những dòng sau đây của chính tác giả: “Chúng ta đang ở Berlin vào tháng Mười Một năm 1949. HR, nhân viên cấp dưới một sở tình báo và can thiệp ngoại chuẩn của Pháp, đến thủ đô cũ bị tàn phá, lờ mờ nhớ lại hình như anh đã có dịp đến thành phố ấy từ ngày thơ ấu. Lần này anh tới đây với một nhiệm vụ mà các cấp trên của anh thấy không nên nói lộ ra cho anh biết ý nghĩa thật sự, mà chỉ cung cấp cho anh những yếu tố cần thiết để anh hành động và chứng tỏ lòng trung thành mù quáng. Nhưng mọi chuyện diễn ra không như dự kiến…”. Mấy dòng giới thiệu ấy khiến ta ngờ ngợ liên tưởng đến nhiều tiểu thuyết khác ông đã viết trước đây: nhân vật thám tử Wallas trong Những cái tẩy được cấp trên phái đến thành phố kia để điều tra một vụ việc chưa tìm ra manh mối; nhân vật anh lính ở Trong mê cung (Dans le labyrinthe, 1959) đến một thành phố, loanh quanh tìm gặp một người không biết là ai để trao một cái hộp chẳng biết trong đựng gì… Wallas (Những chiếc tẩy) cũng lờ mờ nhớ lại hình như thời thơ ấu có lần đã về đây, đi cùng với mẹ; Mathias làm nghề chào hàng trong Kẻ nhìn trộmxuống tầu ra một đảo nhỏ để bán đồng hồ, khi đặt chân lên đảo, qua vài dấu hiệu, lờ mờ nhận ra đấy là hòn đảo quê hương mà từ thời thơ ấu ra đi, y chưa một lần trở lại… Kể ra, cũng là chuyện bình thường khi nhà văn gợi lại, “lấy lại” ở nhiều tác phẩm khác nhau một số chi tiết đặc biệt nào đấy gắn bó với mình trong cuộc đời. Nhưng chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước hiện tượng Robbe-Grillet “lấy lại” từ Những cái tẩy, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông ra mắt bạn đọc gần nửa thế kỷ trước (2) . Nhìn về cơ cấu tác phẩm, Những cái tẩy chia làm 7 phần: Khai đoạn (Prologue), Chương thứ nhất, Chương thứ hai, Chương thứ ba, Chương thứ tư, Chương thứ năm và Hậu bạt (Épilogue). Lấy lại cũng gồm 7 phần tương tự: Khai đoạn, Ngày thứ nhất, Ngày thứ hai, Ngày thứ ba, Ngày thứ tư, Ngày thứ năm và Hậu bạt. Ở cả hai tiểu thuyết, các phần “Khai đoạn” và “Hậu bạt” đều khá dài, tổng số trang hai phần ấy tương đương với một “Chương” (quyển trước) hoặc một “Ngày” (quyển sau). Đọc tiểu thuyết Lấy lại, ai thích thú theo dõi cốt truyện vẫn có thể bóc tách ra được một số sự kiện kết nối với nhau, tuy đấy không phải khía cạnh nhà văn quan tâm. HR, nhân viên một cơ quan tình báo Pháp, đi xe lửa sang thủ đô Berlin của Đức vào tháng Mười Một năm 1949, lúc này đang nằm dưới quyền kiểm soát của quân Đồng minh. Anh mang nhiều hộ chiếu và tuỳ lúc xuất hiện trong tiểu thuyết với những tên gọi khác nhau như Henri Robin, Paul Robin, Jean Robin, Boris Wallon, Wall, Ascher. Markus von Brỹcke. Để cho đỡ rắc rối, trong bài này, mỗi lần nhắc đến anh, tôi thống nhất gọi là Markus hoặc Markus von Brỹcke. Nhiệm vụ của anh là xuống ga ở một vùng giáp ranh phân chia Đông- Berlin và Tây- Berlin, sẽ có người đón và trao việc. Người ấy xưng tên là Pierre Garin, dẫn anh đến căn phòng, ngoài cửa đề “JK” (Các chữ đầu tên của Joởlle Kast, nguyên là chủ nhân căn hộ - P.V.T chú), trên gác một ngôi nhà hầu như hoang phế ở một góc phố trông ra quảng trường Chiến binh. Anh phải theo dõi và ghi lại tỉ mỉ một vụ án mạng sẽ xảy ra vào lúc nửa đêm dưới chân khối tượng đài đã bị phá huỷ ở giữa quảng trường, Pierre Garin đi rồi, anh mở ngăn kéo bàn, thấy có khẩu súng lục… Vụ ám sát diễn ra đúng như dự đoán; chẳng biết hung thủ là ai, nấp bắn ở chỗ nào; nạn nhân ngã gục, trúng ba phát đạn; anh ra xem, ông ta đã chết, giấy tờ mang tên Dany von Brỹcke, sinh năm 1881 ở Sassnitz, Rỹgen (Sassnitz là thành phố ở Rỹgen, miền Bắc nước Đức, bên bờ biển Baltique - P.V.T chú), cư trú tại số 2 phố Feldmesser; về phòng, kiểm tra khẩu súng trong ngăn bàn, thấy thiếu ba viên đạn; nhìn xuống quảng trường, xác chết không còn đấy nữa. Sau đó anh ngủ thiếp đi. Bao nhiêu sự kiện hầu như dồn hết vào mấy chục trang của phần “Khai đoạn”. Khi tỉnh dậy, anh thấy trên bàn có mảnh giấy của Garin lệnh cho anh chuyện gì xảy ra thì đã xảy ra rồi, hãy biến đi một thời gian… Trong năm “Ngày” của tiểu thuyết tiếp theo cái đêm hôm ấy, anh đi lang thang sang khu vực thành phố do Mỹ kiểm soát, tìm đến địa chỉ số 2 phố Feldmesser… Từ khi đặt chân vào ngôi nhà bỏ hoang trông ra quảng trường đêm hôm ấy, anh đã lờ mờ cảm thấy hình như hồi xưa có lần mình đã về đây. Bây giờ, đến địa chỉ này, ấn tượng ấy càng rõ nét hơn. Một người phụ nữ duyên dáng tiếp anh, cho biết tên nàng là Joởlle Kast, vợ của Dany von Brỹcke, nhưng đã ly dị từ lâu; trước đây hai vợ chồng sống ở ngôi nhà trông ra quảng trường, nay thuộc khu vực kiểm soát của Liên Xô và đại tá Dany von Brỹcke đã bị ám sát cách đây mấy hôm… Tiếp đó là những chuyện trai gái - vừa thực vừa mơ - của anh với Joởlle Kast và với Gigi con gái của nàng… Đến cuối tác phẩm, ta mới rõ nửa đêm hôm ấy, Dany von Brỹcke chỉ bị thương, không chết. Đến gần cuối tác phẩm, đại tá mới chết thật; kẻ sát nhân chẳng phải ai khác mà chính là Walther von Brỹcke, con của Dany von Brỹcke và là anh em sinh đôi với Markus von Brỹcke. Ai đã một lần đọc Những cái tẩy, lâu rồi quên đi, bây giờ sẽ có cảm giác là đã đọc truyện Lấy lại này ở đâu rồi! Phần “Khai đoạn” của Những cái tẩy cũng đã cho ta biết hầu hết những nét lớn của cái gọi là “cốt truyện”. Lúc 7h 30’ tối 26-10, gã giết người thuê Garinati theo lệnh của Bona đến ám sát giáo sư Daniel Dupont tại biệt thự của ông. Hung thủ bắn trượt; giáo sư chỉ bị thương nhẹ ở tay và chạy thoát. Ông trốn đến bệnh viện của bác sĩ Juard, nhờ tung tin mình đã chết để bảo toàn tính mạng. Bạn của giáo sư là Adolphe Marchat nhận lời tối hôm sau sẽ tới biệt thự thu nhặt giúp một số tài liệu cần thiết. Nửa đêm hôm ấy, thám tử Wallas theo lệnh cấp trên từ thủ đô về tới địa phương này để điều tra vụ án. Anh thuê phòng trọ rồi sáng hôm sau đi xem xét thành phố và khu vực xảy ra án mạng… Ai là hung thủ, ai là nạn nhân, vụ ám sát có thực hiện trót lọt không, ai là thám tử điều tra, mọi chi tiết khêu gợi trí tò mò của độc giả trong một vụ án hình sự đều đã được thông báo. Năm “Chương” tiếp theo và phần “Hậu bạt” cung cấp thêm một số chi tiết mới. Thám tử Wallas tiếp xúc với mọi người và đến gặp ông cẩm Laurent. Anh lờ mờ nhận ra xưa kia mẹ anh đã có lần đưa anh về thành phố này. Bốn lần anh tạt vào hiệu văn phòng phẩm tìm mua một cái tẩy loại đặc biệt nhưng không có. Rồi anh chợt hiểu ra, nhờ vài chi tiết, bà chủ hiệu văn phòng phẩm đầu tiên anh vào mua tẩy chính là Évelyne, vợ của giáo sư Dupont nay đã ly dị. 7h 30’ tối hôm ấy, nghĩa là hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi vụ án mạng hụt xảy ra, Daniel Dupont mạo hiểm quay về biệt thự lấy tài liệu vì Marchat sợ nguy hiểm, thoái thác không dám về. Wallas, qua một nguồn tin, biết kẻ sát nhân sẽ lại tới biệt thự vào giờ ấy, nên anh đến phục trước trong phòng làm việc của giáo sư. Cửa mở, súng nổ, Wallas giết chết Dupont. Trước đó anh lờ mờ nhớ lại, lần ấy mẹ anh đưa anh về đây là để thăm cha. Thì ra người cha ấy mà đã lâu lắm anh không còn nhớ nữa, chính là giáo sư Daniel Dupont. * Khung thời gian của Những cái tẩy là một ngày một đêm nếu tính từ 7h 30’ tối hôm trước đến 7h 30’ tối hôm sau, còn của Lấy lại dài gấp năm lần. Năm “Chương” của cuốn trước chủ yếu triển khai trên bình diện không gian; chúng ta theo bước chân một ngày điều tra của Wallas đến nhiều nơi khác nhau trong thành phố. Năm “Ngày” của cuốn sau lại chủ yếu triển khai dọc chiều thời gian, đưa bạn đọc theo bước chân Markus loanh quanh vài địa điểm, chẳng có việc gì làm gì vì đã hết nhiệm vụ. Nhưng cả hai tiểu thuyết đều cùng một chủ đề liên quan đến mẫu gốc Œdipe. Những cái tẩy có gã say rượu ra câu đố: “Con vật nào buổi sáng mù lòa, buổi trưa loạn luân, buổi tối giết cha?”, đúng với hoàn cảnh của Wallas buổi sáng không biết rõ sự thật, buổi trưa lúc vào hiệu mua tẩy, ngắm nhìn Évelyne bằng con mắt hơi khác thường, buổi tối bắn chết Dupont. Còn cái tẩy anh tìm mua hình như mang nhãn hiệu “Œdipe”!… Một nhà văn có thể viết nhiều tác phẩm khác nhau về cùng một chủ đề, nhưng có lẽ Robbe-Grillet là người đầu tiên đã “lấy lại” cốt truyện một cuốn tiểu thuyết của chính mình gần năm chục năm về trước. Mà không phải chỉ lấy lại cái sườn chính của cốt truyện. Wallas giở xem đồng hồ thì phát hiện đồng hồ đứng từ lúc vụ án xảy ra và đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, khi anh bắn chết Dupont, tự nhiên nó lại chạy! Markus có lúc định xem mấy giờ thì thấy đồng hồ đã chết tự lúc nào…, vì anh quên lên giây. Évelyne là chủ cửa hiệu văn phòng phẩm, thì Joởlle Kast cũng từng là chủ một cửa hiệu văn phòng phẩm. Ngôi biệt thự của giáo sư Daniel Dupont ở số 2 phố Arpenteurs gần đại lộ vành đai; cách mấy nhà, ở số 10 là tiệm “Cà phê Quân Đồng minh” (Café des Alliés) có dấu hiệu hoạt động mờ ám thì ngôi nhà trước kia của Dany von Brỹcke cũng mang số 2, phố Feldmesser ở Berlin, còn nhà số 10 phố ấy lại là tiệm “Cà phê Quân Đồng minh” chẳng khác gì nhà chứa! . Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet Tháng Mười năm 2001, tiểu thuyết gia Pháp Alain Robbe- Grillet (sinh tháng Tám 1922) cho ra mắt tiểu thuyết Lấy lại (1) ,. trào lưu Tiểu Thuyết Mới (Nouveau Roman) từ giữa thế kỷ trước. Đấy là cuốn tiểu thuyết của ông khi bước vào tuổi tám mươi và cũng là bước vào thế kỷ XXI. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề lôi cuốn suy. đề tiểu thuyết khác của Robbe- Grillet cũng gợi cho độc giả nhiều suy nghĩ. Dụng ý tạo độ vênh lớn giữa nhan đề và cốt truyện chỉ là hệ quả tất yếu quan niệm của Robbe- Grillet về sáng tác tiểu thuyết.

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan