NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: CƠ SỞ THÔNG TIN SỐ pot

5 766 5
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: CƠ SỞ THÔNG TIN SỐ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN TỬ Bộ môn: Điện tử Viễn thông NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: CƠ SỞ THÔNG TIN SỐ (3 TÍN CHỈ) DÙNG CHO ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN – 7/2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Khoa Điện tử Bộ môn: Điện tử viễn thông CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 31 tháng 7 năm 2007 NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Sử dụng cho hệ đại học theo các chuyên ngành: Điện tử viễn thông. 1. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN - Phần 1: Sinh viên cần nắm bắt được các nguyên lý hoạt động của các bộ số hoá tín hiệu, kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số cũng như các kỹ thuật phân chia theo thời gian và vấn đề truyền dẫn trong hệ thống thông tin số. - Phần 2: yêu cầu cần phải nắm được sơ đồ khối, chức năng và phân tích được nguyên tắc làm việc của các kỹ thuật điều chế số, truyền dẫn số và đồng bộ số cũng như việc mã hoá và ghép kênh tín hiệu băng rộng và luồng băng gốc số. - Phần 3: Yêu cầu sinh viên nắm được lý thuyết thông qua bài tập tổng hợp toàn học phần. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Thi kết thúc học phần là thi viết với thời lượng 90 phút, chấm điểm theo thang điểm 10. 3. NGUYÊN TẮC TỔ HỢP ĐỀ THI - Mỗi đề thi có 3 câu hỏi. - Mỗi đề thi được tổ hợp từ 2 câu hỏi lý thuyết (phần 4.1; 4.2) và 1 câu hỏi bài tập (phần 4.3). 4. NGÂN HÀNG CÂU HỎI 4.1. CÂU HỎI LOẠI 1 (2 ĐIỂM) 1. Trình bày sơ đồ khối hệ thống PCM và vẽ dạng tín hiệu vào ra của các khối. So sánh về bản chất của PCM và DPCM. 2. Tính tần số lấy mẫu và tốc độ chuyển đổi A/D của tín hiệu FDM cấp 1 và Audio. Với tần số lấy mẫu FDM cấp 1 trong thực tế có khôi phục được tín hiệu không? Vì sao? 2 3. Tính tần số lấy mẫu và tốc độ chuyển đổi A/D của tín hiệu FDM cấp 2 và Video.Với tần số lấy mẫu FDM cấp 2 trong thực tế có khôi phục được tín hiệu không? Vì sao? 4. So sánh băng thông B của tín hiệu PCM và tín hiệu điều chế tương tự. Từ đó rút ra nhận xét. 5. Ưu và nhược điểm của các phương pháp điều chế song biên, đơn biên và đơn biên có vết sóng mang trong kỹ thuật điều chế FDM. Vẽ phổ tín hiệu của chúng. 6. Ghép xen byte, ghép xen bít. Ưu và nhược điểm. Trong PCM 24, PCM 30/32 sử dụng phương pháp ghép nào. Vì sao? 7. Bản chất của kỹ thuật ghép kênh PDH? Các cấp ghép PDH theo tiêu chuẩn châu Âu?Trình bày cấu trúc khung của luồng E 1 ? Tính tốc độ kênh báo hiệu? 8. Bản chất của kỹ thuật ghép kênh PDH? Các cấp ghép PDH theo tiêu chuẩn Nhật bản?Trình bày cấu trúc khung của luồng T 1 với đa khung 24 khung? Nếu sử dụng 1 kênh báo hiệu thì tốc độ một kênh báo hiệu là bao nhiêu? 9. Trình bày kỹ thuật ghép kênh TDM (nguyên lý, các cấp ghép, ví dụ một số cấp)? So sánh sự giống và khác nhau trong KT ghép kênh PDH cấp 1 của Châu âu và Bắc Mĩ? 10.Ghép 4 luồng 34,368M thành luồng 139,264M. Tính tốc độ của luồng thông tin cần chèn, số bít chèn trong một khung thông tin, số khe thời gian cần chèn trong một khung thông tin đó. 11.Trình bày nguyên lý kỹ thuật ghép kênh FDM, TDM? So sánh bản chất, ưu nhược điểm của chúng. 4.2. CÂU HỎI LOẠI 2 (3 ĐIỂM) 1. Quy luật biến đổi, vẽ dạng tín hiệu, phân tích phổ và so sánh các loại mã: AMI, RZ, manchester. 2. Quy luật biến đổi, vẽ dạng tín hiệu, phân tích phổ và so sánh các loại mã: CMI, NRZ, manchester. 3. Quy luật biến đổi, vẽ dạng tín hiệu, vẽ phổ tín hiệu và so sánh các loại mã: B6ZS, HDB3, CMI. 4. Trình bày kỹ thuật mã hóa và ghép các luồng thông tin Audio (loại mã hoá 10 bit/ mẫu ) vào luồng 2M 5. Trình bày kỹ thuật mã hóa và ghép các luồng thông tin Audio (loại 14 bit/mẫu ) vào luồng 2M. 3 6. Điều chế số là gì? Tại sao phải điều chế số? Có các kỹ thuật điều chế số nào? Trình bày kỹ thuật điều chế FSK 2 mức?(Sơ đồ nguyên lý và ví dụ minh họa). Kỹ thuật nào được lợi về phổ: 4PSK và 2PSK?4FSK và 64QAM? 7. Điều chế số là gì? Tại sao phải điều chế số? Có các kỹ thuật điều chế số nào? Trình bày kỹ thuật điều chế ASK 2 mức?(Sơ đồ nguyên lý và ví dụ minh họa).Kỹ thuật nào được lợi về phổ: 4ASK và 2PSK? 8. Điều chế số là gì? Tại sao phải điều chế số? Có các kỹ thuật điều chế số nào? Trình bày kỹ thuật điều chế PSK 2 mức?(Sơ đồ nguyên lý và ví dụ minh họa).Kỹ thuật nào được lợi về phổ: 8FSK và 8QAM? 9. Để đồng bộ giữa bên thu và bên phát của hệ thống, có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ khối thông tin theo phương pháp ĐUỔI. Vẽ sơ đồ và Giải thích nguyên lý làm việc. 10.Để đồng bộ giữa bên thu và bên phát của hệ thống, có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ khối thông tin theo phương pháp THIẾT LẬP. Vẽ sơ đồ và Giải thích nguyên lý làm việc. 4.3. CÂU HỎI LOẠI 3 (5 ĐIỂM) Dạng bài tập như sau, các thông số cho tương ứng trong bảng 1. Cần truyền một tín hiệu tương tự qua mạng thông tin số. Biết: • Tín hiệu tương tự có các thành phần phổ nằm trong băng tần từ…. (A) • Dải biên độ của tín hiệu là Umin-Umax =… (B) • Hệ thống sử dụng … (C) a. Xây dựng một sơ đồ khối của hệ thống thông tin số, nêu các kỹ thuật có thể sử dụng trong các khối của hệ thống. b. Xác định kích thước bước lượng tử. Để giảm số bit trong một từ mã có thể sử dụng kỹ thuật nén giãn phi tuyến theo luật…. (D), tính hệ số nén hoặc dãn tín hiệu của kỹ thuật này. c. Tính tốc độ bít ở đầu ra của Bộ chuyển đổi A/D. ghép …. (E) luồng số này vào luồng …. (F) Tính tốc độ của luồng thông tin FANC cần chèn, số bít chèn trong một khung thông tin. d. Cần truyền một mẫu có biên độ …. (G), nội dung chuỗi bit phát đi là gì? Sau khi ghép kênh sử dụng mã đường truyền …. (H), vẽ dạng tín hiệu đó, thành phần một chiều và khả năng khôi phục tín hiệu đồng hồ của nó như thế nào. e. Tính độ rộng băng tần tối thiểu thực tế của kênh để truyền tín hiệu trên? Nếu băng thông của kênh truyền chỉ là …. (I) thì phải dùng kỹ thuật gì để truyền tín hiệu qua kênh? f. Để phát chuỗi bit của mẫu trên đi xa người ta dùng phương pháp điều chế số …. (J), vẽ dạng tín hiệu điều chế đó. 4 STT A B C D E F G H I J 1. 300 đến 3000 Hz 0 đến 70 mV 10 bit tuyến tính µ 19 E 1 27 mV AMI 30 Khz ASK 2. 200 đến 4000 Hz 0 đến 50 mV Sai số cho phép 0,5mV A 20 T 1 30 mV CMI 20 Khz FSK 3. 300 đến 3000 Hz 0 đến 70 mV 11bit tuyến tính µ 21 E 1 27 mV MAN 20 Khz PSK 4. 300 đến 3000 Hz 0 đến 200 mV Sai số cho phép 0,5mV A 22 T 1 30 mV B6ZS 15 Khz FSK 5. 300 đến 3000 Hz 0 đến 250 mV 12 bit tuyến tính µ 23 T 1 100 mV HDB3 20 Khz PSK Bảng 1: Thông số bài tập phần 4.3 THÔNG QUA BỘ MÔN TRƯỞNG BỘ MÔN THÔNG QUA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC KHOA ĐIỆN TỬ CHỦ TỊCH TS. Nguyễn Thanh Hà TS. Nguyễn Hữu Công 5 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN TỬ Bộ môn: Điện tử Viễn thông NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC PHẦN: CƠ SỞ THÔNG TIN SỐ (3 TÍN CHỈ) DÙNG CHO ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ. năm 2007 NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Sử dụng cho hệ đại học theo các chuyên ngành: Điện tử viễn thông. 1. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN - Phần 1: Sinh. toàn học phần. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Thi kết thúc học phần là thi viết với thời lượng 90 phút, chấm điểm theo thang điểm 10. 3. NGUYÊN TẮC TỔ HỢP ĐỀ THI - Mỗi đề thi có 3 câu hỏi. - Mỗi đề thi được

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan