Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUSTER NGÀNH CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC" potx

9 459 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUSTER NGÀNH CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 163 TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUSTER NGÀNH CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC APPROACHING THE THEORY AND PRACTICE OF INDUSTRY CLUSTER FOR REGIONAL ECONOMIC DEVELOPMENT TRƢƠNG HỒNG TRÌNH NGUYỄn THANH LIÊM Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết đề cập cách tiếp cận phân tích cluster ngành cho phát triển kinh tế khu vực dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm các nước trên thế giới. Theo phương pháp tiếp cận này, mỗi khu vực cần nhận diện rõ các cluster cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực, cung cấp sản phẩm và dịch vụ với lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, và các cluster phải được hiểu và vận dụng như các hệ thống kinh tế của khu vực (NGA, 2002). Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cơ sở nền tảng để các nhà hoạch định hiểu được bản chất và hoạt động của các cluster trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực, và xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cluster cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Các từ khóa: Cluster Ngành, Phân tích Cluster, Phát triển Kinh tế Khu vực ABSTRACT The paper approaches cluster analysis for regional economic development from the practices and experiences around the world. This approach requires regions to undertake economic-based analysis to identify competitive clusters that are driving the regional economy and delivering services with competitive advantages in response to global markets. These clusters must be understood and applied as regional economic systems (NGA, 2002). The purpose of the study is to provide a framework for policy makers to understand economic activities and characteristics of competitive clusters in the local and regional economies, then determine the inter-relationships and linkages as well as supporting policies for competitive clusters to enhance the regional economic development. 1. Giới thiệu Trong các diễn đàn phát triển kinh tế, khái niệm cluster vẫn thƣờng đƣợc đề cập trong chiến lƣợc phát triển kinh tế địa phƣơng, nhƣng hiện tại vẫn chƣa có một phƣơng pháp hệ thống để đánh giá hoạt động của cluster trong khu vực. Hầu nhƣ các định nghĩa về cluster trong các qui hoạch phát triển kinh tế vùng cũng có sự khác biệt khá lớn, và ít có sự am hiểu về cluster ngành cũng nhƣ các ngành hỗ trợ liên quan. Từ lý thuyết đến thực tiễn tiếp cận cluster ngành, nhiều khái niệm lý thuyết nhằm giải thích lý do cho việc tập hợp các ngành giới hạn trong một phạm vi địa lý cho các hoạt động kinh tế (Bekele and Jackson, 2006). Từ những khái niệm trong các nghiên cứu ban đầu về lợi thế quốc gia và hiệu quả ngoại ứng theo cách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 164 tiếp cận ngành truyền thống, phạm vi nghiên cứu từ các phân tích tác động văn hóa, xã hội của kinh tế khu vực, và các tác động ngoại ứng, lan tỏa tri thức. Các nghiên cứu gần đây đề cập đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua tiếp cận và chia sẻ tri thức ngành. Lý thuyết hiện đại nhấn mạnh vai trò của tri thức và tiến trình học tập, đặc biệt là các dòng tri thức chia sẻ cho việc tăng cƣờng năng lực hoạt động và đổi mới của cluster ngành. Tiếp cận phân tích cluster ngành là sự phát triển có tính kế thừa của tiếp cận ngành truyền thống với những khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế khu vực. Cũng vì lẽ đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà hoạch định hiểu đƣợc bản chất và hoạt động của các cluster trong nền kinh tế địa phƣơng cũng nhƣ hoạt động kinh tế trong khu vực. Từ đó vận dụng tiến trình phân tích cluster ngành cho việc nhận diện các cluster cạnh tranh, xây dựng các liên kết và chính sách hỗ trợ cluster cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. 2. Phương pháp luận cluster ngành 2.1. Cluster ngành A cluster ngành là “tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và dịch vụ có mối liên kết với nhau trong các ngành liên quan”. Cluster có nghĩa rộng hơn so với ngành, bởi các liên kết trong hoạt động kinh tế. Chúng không tập trung vào một ngành, mà điều có ý nghĩa nhất đó là mối liên kết trong nền kinh tế khu vực (Porter, 1998; 2000). Cluster không đơn giản là sự hiện diện của một doanh nghiệp lớn hay nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành. Hơn thế nữa, việc nhận diện cluster trong khu vực nhằm phát huy năng lực của các doanh nghiệp trong một ngành theo các cách thức tƣơng tác để giành lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra giá trị hay hợp tác nguồn lực trong việc sản xuất hàng hóa (Mayer, 2005). Vì vậy, chiến lƣợc cluster tập trung vào các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp chứ không phải một doanh nghiệp cụ thể. Chiến lƣợc cluster dựa trên giả định rằng việc tạo ra giá trị ở một khu vực để đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong khu vực đó. Thậm chí, các doanh nghiệp đó cũng có thể là đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Thông qua phân tích cluster, chúng ta có thể phân biệt các cluster hiện hữu, cluster tiềm năng và các ngành hỗ trợ. Sự khác biệt giữa các cluster hiện hữu và tiềm năng, đó là các cluster hiện hữu cho thấy các bằng chứng về phân đoạn ngành đã đƣợc hình thành trong khu vực tốt hơn so với quốc gia. Các cluster có khả năng tạo ra giá trị và sản phẩm cạnh tranh quốc tế. Với những cluster tiềm năng, có một bằng chứng cho thấy các mối tƣơng tác chính thức hoặc phi chính thức giữa các doanh nghiệp. Khác hẳn với cluster hiện hữu và tiềm năng, các ngành hỗ trợ không biểu thị các đặc tính của một cluster cụ thể. Các ngành hỗ trợ biểu thị thông qua các nỗ lực phát triển kinh tế trong từng thời kỳ cụ thể, nhằm nhận diện các cơ hội để duy trì hay thu hút các doanh nghiệp. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 165 2.2. Lý thuyết cluster ngành Porter (1990) cho rằng lý thuyết phát triển kinh tế đƣợc thừa nhận trƣớc đây xem xét chiến lƣợc phát triển nền kinh tế dựa trên “yếu tố”. Quan niệm trƣớc đây cho rằng lợi thế so sánh trong trao đổi thƣơng mại quốc tế đƣợc xác định bởi khả năng của các yếu tố nhƣ đất đai, nguồn lực thiên nhiên, lao động và qui mô dân số địa phƣơng. Một trong những câu nói của Porter đó là “sự giàu có của một quốc gia là do sự nỗ lực để tạo ra, chứ không phải đƣợc thừa kế”, điều này trái ngƣợc với lý thuyết lợi thế cạnh tranh cho rằng nguồn lực đem lại lợi thế cạnh tranh cho quốc gia hay khu vực. Rõ ràng, nhiều nền kinh tế phát triển dựa trên một số yếu tố nhƣ lao động dồi dào, đất đai, vv. Theo Porter, chiến lƣợc phát triển dựa trên yếu tố áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế trong giai đoạn đầu phát triển. Nhƣ trong Hình 1, giai đoạn kế tiếp là chiến lƣợc phát triển dựa trên đầu tƣ, nhằm gia tăng năng lực của các yếu tố thông qua đầu tƣ nhiều hơn. Giai đoạn này đặc tính cho các quốc gia và khu vực với chính sách thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Theo nhƣ Hình 1 thì chiến lƣợc phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới nhƣ là mục tiêu phát triển kinh tế cuối cùng. Trong trƣờng hợp này, nền kinh tế không chỉ đạt đƣợc hiệu quả cao mà còn tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị. Chúng phát triển dựa trên sáng tạo và đổi mới liên tục trên nền tảng ngành; điều này cho thấy chiến lƣợc phát triển này hiệu quả hơn so với chiến lƣợc dựa trên yếu tố và đầu tƣ, cùng với việc tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm. Hình 1: Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của nền kinh tế 2.3. Chính sách cluster ngành Theo lập luận của Porter, điều quan trọng không phải là những gì một quốc gia hay khu vực sản xuất, mà là cách thức sản xuất để tăng trƣởng và cạnh tranh. Về mặt lý thuyết, bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào cũng có thể phát triển các cluster cạnh tranh nếu nhƣ tập trung nỗ lực để gia tăng năng lực. Nói một cách khác, dƣờng nhƣ không cần thiết phải định vị ngành. Phát triển kinh tế dựa trên cluster so với chính sách ngành truyền thống đƣợc tóm tắt trong Hình 2. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng cách tiếp cận Porter cũng hƣớng đến các ngành trọng điểm và sau đó xây dựng cluster. Tuy Chiến lƣợc phát triển dựa trên yếu tố Chiến lƣợc phát triển dựa trên đầu tƣ Chiến lƣợc phát triển dựa trên đổi mới Hiệu quả chi phí Hiệu quả đầu tƣ Hiệu quả giá trị TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 166 nhiên, Porter cho thấy các điểm khác biệt giữa chính sách cluster và chính sách ngành truyền thống. Các điểm sau cho thấy các điểm khác biệt của chính sách Porter: - Hỗ trợ phát triển đối với tất cả các cluster, chứ không lựa chọn trong số chúng; - Tăng cƣờng các cluster hiện hữu và tiềm năng hơn là cố gắng tạo ra những cái mới; - Năng lực cluster phát huy từ khu vực tƣ nhân, không phải từ chiến lƣợc top-down của chính phủ, và chính phủ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cluster. Hình 2: Quan điểm của Porter về chính sách cluster và ngành truyền thống Nguồn: Porter’s Cluster Strategy Vesus Industrial Targeting (Woodward, 2005) 3. Phân tích cluster ngành 3.1. Nhận diện cluster ngành Nghiên cứu cluster ngành cung cấp các dữ liệu quan trọng về cấu trúc của nền kinh tế khu vực và vận dụng nhƣ một công cụ hữu ích để hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế. Để nhận diện các cluster, các nhà nghiên cứu phải tiến hành phân tích toàn diện nền kinh tế khu vực liên quan đến mức độ tập trung lao động (Location Quotient), mức lƣơng, và tốc độ tăng trƣởng. Phân tích định lƣợng này vận dụng chiến lƣợc phép đạc tam giác bởi vì nó cho phép chúng ta phân biệt về mặt định tính giữa các cluster tăng trƣởng hay suy giảm cũng nhƣ cluster có mức lƣơng thấp hay cao. Kết quả của phân tích định lƣợng sẽ nhận diện và phân Chính sách ngành truyền thống Chính sách cluster ngành  Nhắm đến các ngành và lĩnh vực mục tiêu  Tập trung vào các doanh nghiệp trong nƣớc  Can thiệp vào cạnh tranh thị trƣờng (bảo hộ, khuyến khích ngành, trợ cấp)  Tập trung hóa các quyết định ở cấp quốc gia  Tất cả cluster đều góp phần phát triển chung  Tăng cƣờng năng lực các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài  Ít gặp trở ngại hay ràng buộc về năng lực  Nhấn mạnh vào các liên kết chéo giữa các ngành/bổ sung.  Khuyến khích năng lực ở cấp địa phƣơng hay khu vực Hạn chế cạnh tranh Thúc đẩy cạnh tranh TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 167 loại các cluster tùy thuộc vào các yếu tố phân tích. Một khi các cluster đƣợc nhận diện, nhà phân tích có thể biểu thị các cluster trên cùng đồ thị (nhƣ Hình 3) với hai tiêu chí mức độ tập trung lao động và tốc độ tăng trƣởng lao động (Mayer, 2005). Hình 3: Phương pháp để phân loại cluster ngành Nguồn: Center for Economic Development, Carnegie Mellon (2002) - Các cluster với LQ cao và tốc độ tăng lao động thấp cho biết các phân đoạn của nền kinh tế có một vị trí vững chắc trong khu vực nhƣng không có sự tăng trƣởng đáng kể nào. - Các cluster với LQ cao và tốc độ tăng trƣởng cao là những ngành có sự tăng trƣởng quan trọng trong khu vực. Điều này có thể cho biết các cluster hiện hữu rất mạnh, thƣờng định hƣớng xuất khẩu và có lợi thế cạnh tranh bởi vì mức độ tập trung cao hơn trong khu vực so với các vùng khác. - Phân đoạn ngành có LQ thấp nhƣng tốc độ tăng trƣởng cao có thể là những cluster tiềm năng. Tốc độ tăng trƣởng cao chứng tỏ rằng nhu cầu sản phẩm là rất lớn, và vì vậy đòi hỏi nhu cầu lao động tăng thêm. - Các phân đoạn ngành với LQ thấp và tốc độ tăng trƣởng thấp là không tiêu biểu cho cluster ứng viên. Chúng đóng góp rất ít đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, chúng có thể là những ngành hỗ trợ quan trọng. 3.2. Cấu trúc cluster ngành Sau khi nhận diện các cluster, bƣớc tiếp theo là phân biệt giữa các cluster hiện hữu và cluster tiềm năng và các ngành hỗ trợ. Các phân tích định tính và phân tích cạnh tranh nhằm nhận diện các cluster cạnh tranh trong khu vực. Trong khi, phân tích định lƣợng tập trung vào các dữ liệu thống kê các ngành cụ thể, thì phân tích định tính và phân tích cạnh tranh tập trung vào các doanh nghiệp trong cluster ngành. Việc điều tra các doanh nghiệp là rất cần thiết bởi vì phân tích định lƣợng không thể cung cấp các dữ liệu về mối liên kết và yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia vào cluster ngành. Phân tích định tính cho biết mức độ liên kết của các doanh nghiệp cùng cluster và quan hệ với nhà cung cấp và ngƣời mua, và quan hệ liên kết mạng không chính thức khác. Những quan hệ liên kết mạng này là rất quan trọng đối với hoạt động cluster bởi vì chúng cung cấp cách thức chia sẻ tri Các ngành quan trọng nên tập trung phát triển Các ngành quan trọng, tăng trƣởng mạnh Các ngành đóng góp ít đổi với nền kinh tế Các ngành với tiềm năng phát triển Thấp Cao Tăng trưởng lao động Thấp Cao Tập trung lao động TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 168 thức và đổi mới ngành, và đây chính là lợi thế cạnh tranh từ quan hệ liên kết mạng này. Ferdows cung cấp một mô hình trong việc tạo và chia sẻ tri thức trong mạng hoạt động toàn cầu, khái niệm xuất phát từ thực tiễn liên kết mạng các công ty, và mở rộng ứng dụng cho cấu trúc mạng của cluster. Mô hình cấu trúc mạng cluster xem xét dựa trên hai yếu tố (Carrie, 2000): - Mức độ chia sẻ tri thức - Tốc độ thay đổi tri thức Theo mô hình cấu trúc mạng này, khi có sự thay đổi tri thức chậm, và mức độ chia sẻ tri thức đã đƣợc chuẩn hóa thì trung tâm sẽ đóng vai trò thống lĩnh. Trong khi đó, nếu cluster có sự thay đổi tri thức nhanh chóng, và chia sẻ tri thức dựa trên sự ngầm định hơn là chuẩn hóa thì các thành viên bên ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Hình 4: Mô hình cấu trúc mạng của Ferdows (1999) 3.3. Chính sách hỗ trợ cluster cạnh tranh Thông qua nghiên cứu cluster, chúng ta có thể nhận thấy tính động của nền kinh tế khu vực. Điều này gợi ý các chỉ dẫn cho các nhà lãnh đạo khu vực nhận biết lợi thế, nhu cầu và mối liên kết cluster nhƣ thế nào. Từ đó xây dựng chính sách và hành động của chính phủ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của cluster trong khu vực. Tuy nhiên, chính sách và hành động tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: giai đoạn phát triển cluster, tình hình ngân sách quốc gia, thứ tự ƣu tiên của cluster, và kỳ vọng thị trƣờng mục tiêu. Bằng cách xem xét các khía cạnh trên, các chính sách cluster ngành tập trung vào bốn nhóm sau (NGA, 2002). Chậm Nhanh Chuẩn hóa Ngầm định Tốc độ thay đổi tri thức Mức độ chia sẻ tri thức Club Med AOL (Ideal) Dell McDonald's TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 169 a) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ của chính phủ Các cluster cung cấp một tiến trình cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của ngành bởi chúng đƣợc định hƣớng vào vấn đề chứ không phải định hƣớng vào chƣơng trình. Các cluster có khuynh hƣớng dịch chuyển từ việc tìm kiếm nhu cầu từ các chƣơng trình sang đánh giá nhu cầu khách hàng và giải quyết vấn đề phức hợp - từ nhu cầu độc lập đến nhu cầu phụ thuộc, từ mối quan tâm cá nhân đến quan tâm tập thể. Điều này đòi hỏi phải có các nhóm gồm nhiều cơ quan đại diện phối hợp với nhau, hiểu đƣợc cluster và nói đƣợc ngôn ngữ chung. - Tổng hợp, thu thập, và phân loại thông tin cluster. - Hình thành nhóm gồm đại diện của nhiều cơ quan. - Khuyến khích của chính phủ với các ứng dụng chung. - Xem xét và cải cách các qui định và thuế thu nhập. b) Đầu tư trọng điểm vào các cluster Chính quyền khu vực định hƣớng đầu tƣ vào các ngành và phát triển thành các cluster cạnh tranh cho khu vực với sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu, nghiên cứu và phát triển, và thƣơng mại hóa. Định hƣớng đầu tƣ trọng điểm vào các cluster là cách thức phổ biến để tạo danh tiếng và thu hút các doanh nghiệp gia nhập vào cluster ngành. Nhiều dịch vụ hỗ trợ nhằm đầu tƣ trọng điểm vào các cluster đƣợc phân loại thành các nhóm sau: - Tập trung đầu tƣ vào R&D và đổi mới cluster. - Thiết lập các trung tâm công nghệ cho từng cluster. - Hỗ trợ cho các hoạt động doanh nhân dựa trên cluster. - Tiếp thị cluster và xây dựng đội ngũ quản lý cluster. c) Tăng cường liên kết mạng và xây dựng các cầu nối Một trong những đặc tính quan trọng cho sự thành công của cluster là cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp cơ hội cho các thành viên hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ ý tƣởng, học hỏi kinh nghiệm và tăng cƣờng sự tin cậy. Trên cơ sở đó, các thành viên cluster có thể phản ứng với nhu cầu ngành, kiểm soát quá trình phát triển cluster, và giúp cho cluster có thể điều chỉnh với các thay đổi của môi trƣờng. Các chiến lƣợc bao gồm: - Tái thiết hay tái tổ chức các liên minh và tổ chức cluster - Thúc đẩy hình thành các liên kết với bên ngoài - Khuyến khích kênh truyền thông giữa các cluster d) Phát triển nguồn nhân lực cho cluster Một nguồn lực quan trọng nhất đối với các cluster trong nền kinh tế hiện nay là nguồn nhân lực. Tiếp cận nguồn lao động để biết cách thức vận dụng tri thức vào các quá trình kinh doanh là chìa khóa thành công. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nhân lực có chuyên môn. Điều này cần phải thực hiện các hoạt động nhằm liên kết lực lƣợng lao động với các chiến lƣợc phát triển kinh tế. Các chiến lƣợc nguồn nhân lực bao gồm: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 170 - Phát triển lực lƣợng lao động chuyên môn hóa và tay nghề cao. - Hình thành các trung tâm phát triển kỹ năng cluster. - Tăng cƣờng chất lƣợng lao động. - Liên kết với các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm. - Hỗ trợ các liên kết phát triển kỹ năng trong khu vực. 4. Kết luận Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định đã nghiên cứu cách thức tập hợp doanh nghiệp theo khu vực cho phát triển kinh tế trong hơn một thập kỷ qua, từ lý thuyết kinh tế ngành cổ điển (Marshall, 1890; Weber, 1929) đến các tiếp cận mới về kinh tế học khu vực (Krugman, 1995; Venables, 1996). Xu hƣớng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách ít chú ý đến những lợi thế từ sự tập trung và chuyên môn hóa. Thay vào đó, các nghiên cứu gần đây quan tâm nhiều hơn vào sự đa dạng hóa, mức độ tập trung ngành dựa trên sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau, và các đe dọa có thể ảnh hƣởng đối với phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu này tiếp cận phân tích cluster ngành cho phát triển kinh tế khu vực, và nhận diện mối liên hệ và xu hƣớng trong các nghiên cứu từ tiếp cận ngành truyền thống cho đến tiếp cận cluster ngành cho phát triển kinh tế khu vực. Kết quả nghiên cứu cung cấp một phƣơng pháp hệ thống để nhận diện cluster cạnh tranh, xác định cấu trúc cluster cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ các cluster cạnh tranh trong khu vực. Theo tiếp cận phân tích cluster, chính phủ thể hiện vai trò là nền tảng kinh tế nhƣ tài chính, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hay xuất khẩu hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh. Thông qua cluster, chính phủ có thể hiểu nền kinh tế đƣợc cấu thành bởi các hệ thống kinh tế và nhân tố phát triển (NGA, 2002). Do vậy, các chính sách phát triển kinh tế đòi hỏi phải có tính chiến lƣợc, hệ thống và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực quốc gia. Không có hành động nào là phù hợp cho tất cả các cluster, cũng nhƣ không có giải pháp nào là phù hợp cho mọi tình huống kinh doanh. Mỗi cluster đều có văn hóa, các điều kiện, nhu cầu và tiềm năng riêng. Cũng vì ý nghĩa đó, nghiên cứu nhằm giúp cho các nhà hoạch định hiểu đƣợc bản chất và hoạt động của các cluster trong nền kinh tế khu vực, và trên cơ sở đó hoạch định chính sách hỗ trợ cluster ngành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bekele, W. G. and Jackson, W., R. (2006) Theoretical Perspectives on Industry Clusters, Research Paper. [2] Carrie, S. A. (2000) From Integrated Enterprises to Regional Clusters: the changing basis of Competition. Computer in Industry, 42: 289-298. [3] Ferdows, K. (1999) Generating and Sharing Knowledge in Global Operations Networks. Keynote address to VI EurOMA Conference, Venice. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 171 [4] Krugman, P. (1995) Development, geography, and economic theory. Cambridge: MIT Press. [5] Marshall, A. (1890) Principle of Economics. London: Macmillan. [6] Mayer, H. (2005) Cluster Monitor, Economic Development Journal, ABI/INFORM Global, 4, 4. [7] Porter, M. E. (1990) The Competative Advange of Nations, New Yord: Free Press. [8] Porter, M. E. (1998) On Competition. Boston: The Harvard Business Review Book Series. [9] Porter, M. E. (2000) Location, Competion, and Economic Development: Local Clusters in a Economy, Economic Development Quarterly, 14 (1): 15- 34. [10] The National Governors Association (NGA) (2002) A Governor’s Guide to Cluster-Based Economic Development, ISBN: 1-55877-356-8. [11] Venables, A.J. (1996) Localization of industry and trade performance. Oxford Review of Economic Policy 12 (3): 52-60. [12] Weber, A. (1929) Theory of the Location of Industries. Trans. Friedrich, C. J. Chicago: University of Chicago Press. [13] Woodward, D. (2005) Porter’s Cluster Strategy vesus Industrial Targeting, ICIT Workshop, Orlando, Florida. . với phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu này tiếp cận phân tích cluster ngành cho phát triển kinh tế khu vực, và nhận diện mối liên hệ và xu hƣớng trong các nghiên cứu từ tiếp cận ngành. Từ lý thuyết đến thực tiễn tiếp cận cluster ngành, nhiều khái niệm lý thuyết nhằm giải thích lý do cho việc tập hợp các ngành giới hạn trong một phạm vi địa lý cho các hoạt động kinh tế (Bekele. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 163 TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUSTER NGÀNH CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC APPROACHING THE THEORY

Ngày đăng: 22/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯƠNG HỒNG TRÌNH

  • NGUYỄn THANH LIÊM

  • Giới thiệu

  • Phương pháp luận cluster ngành

    • Cluster ngành

    • Lý thuyết cluster ngành

    • Chính sách cluster ngành

    • Phân tích cluster ngành

      • Nhận diện cluster ngành

      • Cấu trúc cluster ngành

      • Chính sách hỗ trợ cluster cạnh tranh

      • Kết luận

        • Bekele, W. G. and Jackson, W., R. (2006) Theoretical Perspectives on Industry Clusters, Research Paper.

        • Carrie, S. A. (2000) From Integrated Enterprises to Regional Clusters: the changing basis of Competition. Computer in Industry, 42: 289-298.

        • Ferdows, K. (1999) Generating and Sharing Knowledge in Global Operations Networks. Keynote address to VI EurOMA Conference, Venice.

        • Krugman, P. (1995) Development, geography, and economic theory. Cambridge: MIT Press.

        • Marshall, A. (1890) Principle of Economics. London: Macmillan.

        • Mayer, H. (2005) Cluster Monitor, Economic Development Journal, ABI/INFORM Global, 4, 4.

        • Porter, M. E. (1990) The Competative Advange of Nations, New Yord: Free Press.

        • Porter, M. E. (1998) On Competition. Boston: The Harvard Business Review Book Series.

        • Porter, M. E. (2000) Location, Competion, and Economic Development: Local Clusters in a Economy, Economic Development Quarterly, 14 (1): 15-34.

        • The National Governors Association (NGA) (2002) A Governor’s Guide to Cluster-Based Economic Development, ISBN: 1-55877-356-8.

        • Venables, A.J. (1996) Localization of industry and trade performance. Oxford Review of Economic Policy 12 (3): 52-60.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan