Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học doc

6 386 1
Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về Peer Instruction –phát huytính tích cực của học sinh trong dạy học Giáo sư Mazurlà một giáosư giảng dạyVật lý tại Đại học Havardtừ năm 1984. Năm 1991,ôngkhởi xướng phương pháp dạy họcPeerInstruction nhằm thaythế cho phươngpháp dạy học truyền thống -truyềnthụ kiếnthức mộtchiều - vốn chỉ tạo ra nhữnghọc sinh rất giỏi giải các bài tậpvật lý mà không hề hiểu sâu các khái niệm vậtlý và thụ động trong việc xây dựng tri thức cho mình. Sau gần2 thậpniên, đến nay PeerInstruction được giớinghiên cứu giảng dạy vậtlý tại Mỹ đánh giálà một trong những phương pháp dạy họctiêntiến, giúpphát huy sự tích cực của học sinh, đồng thời vẫn cung cấp chohọc sinhsự trợ giúpcần thiết từ giáo viên trongviệc xác địnhcác tiêu điểm của bài học và tiếp thu kiếnthức mới. Dưới đây là bài viết củaGS Mazur giới thiệukhái quát về phương pháp dạy học Peer Instruction của ông. Tôi đã dạy các lớp Vậtlý sơ cấp dành chocác sinh viên khối ngành khoa học và kỹ thuật tại Đại học Havard từ năm 1984. Từ đó đến năm 1990, tôi áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, tức là bài giảng kết hợp với các thí nghiệm minh họa. Các sinh viên của tôi lúc đó đã làm được những bài tập mà theo tôi là khó, và kết quả đánh giá giáo viên của họ dành cho tôi cũng thật tuyệt vời. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng mình là một giáo viên dạy tốt, cho đến khi tôi kiểm tra mức độ hiểu các khái niệm vật lý của học tròtôi.Kết quả đã thực sự làm tôibị sốc. Trong một bài kiểm tra giữa kỳ của học kỳ mùa Xuân năm 1991, tôi quyết địnhrađề bao gồm mộtcâuhỏi kháiniệmđikèm vớimộtbài tậpđịnh tính về cùng một chủ đề như trong hình 1. Câu hỏi thứ nhất thuần túy là định tính và đòi hỏi kiến thức cănbảnvề mạchđiện đơn giản. Câu hỏi số 5 trong cùng bàikiểm tra đòi hỏi thết lập và giải 2 phương trình. Kết quả ở hình 2 cho thấy sự bất tương quan giữađiểm của câu hỏi định tínhvà bài tập định lượng trong hình 1. Mặc dù 52% điểm số nằm trong vùng đường chéo có biên độ ±3 điểm cho thấy rằng điểmsố trong câuhỏi định tính và định lượng là gần như bằng nhau, thì có đến 39% học sinh có điểm trong câu định tính thấp hơn hẳn điểm trong câu định lượng. Ngược lại, có 9% học sinh làm câu định tính tốt hơn. Kết quả này cho thấy rõ là đa số học sinh chỉ ghi nhớ thủ thuật giải các bài tập mà không hiểu kỹ khái niệm vật lý bên trong nhữngbài tậpđó. Sau lần đó, tôi đã quyết định phải dạy học theo một phương pháp khác. Cụ thể là tôi phải tìm cách dạy sao cho học sinh phải chú ý hơn vào các khái niệm vật lý mà vẫn đảm bảo rèn luyện được kỹ năng giải bài tập. Kết quả là tôi cho ra đời phươngpháp dạy học Peer Instruction. Phương pháp truyền thống trong dạy học vật lý củng cố suy nghĩ của học sinhrằng cáiquan trọngnhấttrongviệctiếpthu kiếnthứcmới là ghi nhớ cáccông thức để giải bài tập. Trong phương pháp đó, thật khó để có thể tạo cơ hội cho học sinh tư duy nghiêm túc về các lý luận mà họ đang được truyền đạt. Các bài giảng truyền thống hầu như chỉ nhắc lại bài viết trong giáo trình, và do đó làm triệt tiêu vai trò của lớp học. Một số học sinh không còn hứng thú đến lớp vì họ có thể học bằng cách tự đọc giáo trình, dẫn đến việcgiáoviên phải áp dụng những biện pháp bắt buộc học sinh đến lớp đầyđủ. Peer Instruction sử dụng giáo trình và bài giảng theo những cách khác. Học sinh được giao một bài đọc hiểu trước khi đến lớp – đó chính là lúc học sinh đọc sách giáotrìnhvà tiếp xúclần đầutiênvớicáckiến thức mới.Sauđó,bàigiảngtrên lớp đào sâu thêm những kiến thức học sinh đã học được từ giáo trình, giải quyết những sự hiểusai màhọcsinhcóthể mắcphảikhiđọc sách, phântíchcácvídụ,và xây dựng sự tự tin cho học sinh vào kiến thức mới. Cuối cùng, học sinh lại dùng giáo trìnhnhư là công cụ để tham khảo và củng cố thêm kiến thức vừa họcđuợc. Mục tiêu cơ bản của Peer Instruction là khai thác sự tương tác giữa các học sinhtrongbàigiảng. Thayvìgiáo viêngiảngchi tiết bài họcmới,thìbàigiảngtrong PeerInstructionchỉ baogồm mộtsố bàigiảngngắn về nhữngtiêu điểmcủa bài học, theosaulà mộtbài kiếm tra gồmcáccâu hỏi ngắn về các khái niệm đangđượcthảo luận. Học sinh sau một thời gian suy nghĩ tìm câu trả lời cho chính mình sẽ thảo luậnvớicácbạn xung quanh.Sự thảoluận nàycó2tác dụng chính.Mộtlà,nóbuộc họcsinh phảisuynghĩ thấu đáonhữnglậpluậndẫn tớicâu trả lờicủa họ để cóthể bảo vệ câu trả lời của họ trong khi thảo luận cùng bạn bè. Hai là, nó tạo điều kiện để chính học sinh(và cả giáo viên) đánh giá mức độ hiểu khái niệm của học sinh. Một bài giảng theo phương pháp Peer Instruction thường được tổ chức như sau: 1. Giáo viên giảng bài trongkhoảng 7 đến10 phút về các khái niệm quan trọng vàcác lập luận chính dẫn tới các kết quả quan trọng màkhông dùng đếncác phươngtrìnhhaybiếnđổi toán học. 2. Giáo viên ra một câu hỏi về khái niệm vừa được học, và giải thích nó để đảm bảo không cóhọcsinh nào hiểu saiý của câu hỏi. 3. Giáo viên cho học sinh 1 phút để suy nghĩ câu trả lời. 4. Họcsinhghi lạicâu trả lời của họ.Giáoviên có thể thu thập câu trả lời của học sinhbằng cách yêucầu học sinh giơ tay biểu quyết cho phương án mà họ chọn. Một cách hữu hiệu để thực hiện việc này là sử dụng những hệ thống trả lời trực tiếp trong lớp học như TurningPointhoặc Turning Technologies.Bằng cách đó, câu trả lời của học sinh là nặc danh (giáo viên không biết câu trả lời làcủa học sinh nào), làmcho học sinh thêm tự tin khiđưa ra câu trả lời. Với hệ thống trả lời trực tiếp,học sinh cũng khôngcócơ hội bắtchước câu trả lời của những học sinhgiỏi hơnhọ. Hệ thống cũng cung cấp cho giáo viên bảng phân tích dữ liệu câu trả lời của họcsinhngaylậptức, và cũng chophép giáo viên đặt các câu hỏi địnhtính thay vì chỉ là câutrắcnghiệm. 5. Giáo viên xemkết quả màkhônghiển thị kết quả cho cả lóp xem.Nếutrên 70% học sinh trả lời đúngthì giáo viên giải thích ngắn gọn đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếucó từ 30% đến70%họcsinhtrả lời đúng thì giáoviên cho học sinhthêm 2 phút để thỏ luận với các học sinhxungquanh về câu trả lời của họ. Tronglúcđó giáo viên cóthể thamgia vào cuộc thảo luậncủa mộtvài nhóm học sinh. Nếu có dưới 30%học sinh trả lời đúng thì giáo viêngiảng lại khái niệm đó và cho kiểm tra lại chính câuhỏi đó. 6. Saukhi học sinh thảoluận, giáo viên cho học sinhcó quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ratrước đó, và giáo viên công bố kết quả trả lời của học sinhtrước và sau thảo luận cho cả lớp xem. 7. Giáo viên chốt lại chủ đề bằng việc giải thíchđáp áncủa câu hỏi trong khoảng 2phút. 8. Giáo viên chuyển sang chủ đề tiếp theo và lặp lại quá trình này. Thườngthì có thể dạy 3 đến4 khái niệmtrongmột buổi học dài1 giờ đồng hồ. Kết quả cho thấy cuộc thảo luận với bạn học nâng cao tỉ lệ học sinh trả lời đúng câu hỏi và sự tự tin của học sinh vào kiến thức học được. Đồ thị ở hình 3 minh họa sự cải thiện về tỉ lệ trả lời đúng và sự tự tin của học sinh tron tất cả các câu hỏi tôi dùng trong suốt học kỳ. Gần 1/3 số học sinh ban đầu đưa ra câu trả lời sai đã chọn được câu trả lời đúng sau khi thảo luận với bạn học, trong khi chỉ có 3% chyểntừ đúngthànhsai.Kết quả tổng quátchothấysự tiếnbộ rõ rệttrongkết quả học tậpcủa học sinh. Trong phương phápmớinày, cáccâu hỏi kiểm tra chiếmgần1/3 thời lượng của tiết học, do đó giảm bớt thời lượng dành cho việc giảng bài suông. Do đó, tôi không cố truyền đạt hết những kiến thức trong giáo trình, mà yêu cầu học sinh tự đọc sáchvà bài ghi củatôi trước khi đến lớp. Như vậy có thể thấy trong phương pháp Peer Instruction, giáo viên lùi lại một bước để nhường vị trí cho chính học sinh dạy cho bạn mình và qua đó cũng học lại từ bạn. Đây là điểm cốt lõi của phương pháp (chính vì thế mà có tên Peer Instruction- tạmdịchlàsự giảngdạy từ bạn học),nhằm pháthuytính tíchcựccủa học sinh trong giờ học và rèn luyện kỹ năng tư duy để tìm câu trả lời, bảo vệ câu trả lời của mình bằng nhữnglập luận logic, nhưng luôn sẵnsàngchấp nhận những lập luận hợp lý hơn của bạn để thay đổi ýkiến của mình. Một bài báokhoa họctổngkết kinh nghiệmvà kếtquả của 10năm thựchiện phương pháp dạy học Peer Instruction được giáo sư Mazur công bố trên tạp chí American Journal of Physics số tháng 9 năm 2001 (link đến bài báo: http://web.mit.edu/jbelcher/www/TEALref/Crouch_Mazur.pdf). Chi tiết về phương pháp dạy học Peer Instruction, các bài giảng mẫu, và tập hợp các câu hỏi khái niệm dùng tronglớp họcđã đượcgiáo sư Mazur tổng hợp lại thành một cuốn sách tựa đề “Peer Instruction – A User’s Manual” do nhà xuất bản Prentice Hall phát hành. Sách hiện được bán trên các trang web bán hàng như Amazon.com với giá từ 35 đến 50 USD. . Giới thiệu về Peer Instruction phát huytính tích cực của học sinh trong dạy học Giáo sư Mazurlà một giáosư giảng dạyVật lý tại Đại học Havardtừ năm 1984. Năm 1991,ôngkhởi xướng phương pháp dạy. thế mà có tên Peer Instruction- tạmdịchlàsự giảngdạy từ bạn học) ,nhằm pháthuytính tíchcựccủa học sinh trong giờ học và rèn luyện kỹ năng tư duy để tìm câu trả lời, bảo vệ câu trả lời của mình bằng. viết củaGS Mazur giới thiệukhái quát về phương pháp dạy học Peer Instruction của ông. Tôi đã dạy các lớp Vậtlý sơ cấp dành chocác sinh viên khối ngành khoa học và kỹ thuật tại Đại học Havard từ

Ngày đăng: 22/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan