Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 2 pot

11 615 5
Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Tr 14 – 23. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 2 Tổng quan chung về Đồ Sơn 2 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 2 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các hệ sinh thái 2 2.1.2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn 5 2.1.3 Đặc điểm hải văn 8 2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 9 Chương 2. Tổn g quan chun g về Đồ Sơn PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe 2 Chương 2 Tổng quan chung về Đồ Sơn 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các hệ sinh thái Thị xã Đồ Sơn là một bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam, trong vùng tọa độ 20 o 39’ - 20 o 45’B và 106 o 44’ - 106 o 50 ' . Ba phía Đông, Tây, Nam của Đồ Sơn đều giáp biển, còn phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thuỵ. Theo sử cũ, Đồ Sơn xưa vốn là những hòn đảo trên bãi bùn lầy, được phù sa các sông Bạch Đằng, Lạch Tray, Văn Úc bồi đắp dần, đến thời Nguyễn, Đồ Sơn còn là rừng núi rậm rạp, nhiều muông thú. Cảnh quan Đồ Sơn đa dạng, phức t ạp, phản ánh quá trình phát triển lâu dài dưới tác động trực tiếp của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Đá gốc cứng tạo nên các đồi núi thấp không liên tục, mỏ hàn tự nhiên nhô ra biển, phối hợp với tầng phủ bở rời có chiều dày biến đổi, các hệ sinh thái đa dạng, thuộc nhiều loại từ nguyên sinh đến nhân tạo, từ nước mặn đến nước ngọt, từ giàu ẩm đến ẩm h ạn chế, tạo ra các địa cảnh quan đặc sắc và có giá trị. Địa hình bán đảo Đồ Sơn có thể chia thành 4 nhóm sau: Đồi núi thấp ven biển, đồng bằng không ngập triều, đồng bằng ngập triều tự nhiên và các bờ ngầm, luồng lạch ngập nước biển. Dải đồi Đồ Sơn tuy không cao nhưng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với các hướng gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, tạo ra các vi khí hậu ở hai bên sườn các đồ i vào các mùa gió. Bờ biển qua các giai đoạn kiến tạo và tác động của sóng biển, đã hình thành các loại địa hình khác nhau như: thềm mài mòn (bench), vách sóng vỗ (cliff) cổ và hiện đại. Tại chân các cliff trẻ, sóng vỗ ăn hõm sâu vào vách, đến một lúc nào đó sẽ sinh đổ lở do phần vách phía trên không còn điểm tựa, hình thành những bãi đá đầy bí ẩn và hấp dẫn. Tài nguyên đất Đồ Sơn rất hạn chế, là sản phẩm của các quá trình phong hoá đá gố c, tích tụ mài mòn, trầm tích sông biển và biến đổi hữu cơ. Những loại đất gặp ở Đồ Sơn là: Đất đỏ vàng trên núi (Ferasol), chủ yếu là cát và bột kết, gồm nhiều tầng như tầng A o mỏng (0 - 10cm) hầu như không có lớp thảm mục do bị rửa trôi, tầng A (10 - 30cm) dưới tán rừng tái sinh thông, bạch đàn, phi lao, keo và tầng A 1 (30 - 60cm) ít mùn, xốp, độ phì tốt, pH 4,5 - 5; Đất dốc tụ màu xám (Acrisol), thành phần cát pha - thịt nhẹ, hơi xốp, độ phì trung bình thấp, độ mùn trung bình, pH 5 - 5,5, thực vật chỉ thị là cây ăn quả; Đất cát đỏ (Aluvisol) hình thành nhờ phù sa sông biển, địa hình bằng phẳng, thành phần cơ học là thịt trung bình - nặng, độ pH 6,0, là vùng trồng lúa; Đất cát trắng ven biển, hạt mịn vừa và nhỏ, độ phì kém, pH trung tính, thích hợp với phi lao, hoa màu; Đất chua phèn (Thionic fluvisol), tầng A có thành phần cơ gi ới là cát pha - thịt nhẹ, nhiều mùn, độ phì thấp, pH 4,5, tầng B có màu vàng của phèn hoạt tính, là loại đất thịt nặng, pH thấp (2,5 - 3,5); Đất mặn sú vẹt (Ifluvisol), có màu xám đen, xám xanh do tích tụ xác sú vẹt, thành phần cơ học là thịt nặng - đất sét, độ mặn cao, hàm lượng mùn trung bình, pH 6,5 - 8,3. Tầng đất tiềm tàng phèn chứa pirit (Fe 2 S) có màu xám tím, khi bị phơi lộ sẽ chuyển thành sunphat natri màu vàng, có tính độc cao, pH thấp, là mối nguy hại rất lớn cho các đầm nuôi hải sản. Quan sát vùng đang cải tạo làm đầm nuôi có thể thấy chủ đầm dùng vôi khử chua cho đáy và bờ. Tuy nhiên, khi đầm đi vào hoạt động, quá trình sunphat hoá vẫn tiếp tục ở những phần bờ phơi trống, từ đó chất độc bị rửa trôi xuống 3 đầm. Một số chủ đầm nuôi khắc phục hiện tượng này bằng giải pháp tình thế là dùng nilông bó bờ đầm. Nằm trong dải đất hẹp và các thành tạo địa chất đơn giản, Đồ Sơn không có mỏ khoáng sản quan trọng nào. Đáng kể nhất có đá quaczit ốp lát lộ ra ở ven đồi tại Ngọc Xuyên, Vạn Hương, bến Nghiêng, trữ lượng 406.000m 3 . Đá có chất lượng trung bình, màu sắc không đẹp lắm, ngoài ốp lát có thể dùng làm vật liệu xây dựng các công trình chống axit ăn mòn. Tuy nhiên không nên đặt ra vấn đề khai thác loại đá này vì sẽ làm tổn hại đến giá trị cảnh quan quý giá của khu du lịch. Cát xây dựng có trữ lượng khoảng hơn 10 triệu m 3 , phân bố chủ yếu ở khu sân bay cũ trên độ cao 4 - 6m và ở khu bãi ngập triều phía Bắc bến cá Ngọc Hải. Tuy nhiên, cũng không nên đặt ra vấn đề khai thác cát vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan tự nhiên và xói lở bờ biển. Trong trầm tích bãi biển Đồ Sơn có khi gặp được các mảnh tectit, là một loại đá thiên thạch màu đen ánh, cứng, có thể chế tác thành hàng trang sức. Hoạt động nhân tạo như quai đê, lấn biển, ngăn sông nội đồng, đào lấp sông đã làm thay đổi đáng kể địa hình và các quá trình tự nhiên khu vực. Xói lở bờ bãi và đê kè xung yếu tuyến Bàng La có liên quan đến mất nguồn bồi tích do sông Đa Độ và sông Sàng bị chắn đắp thành hồ chứa nước ngọt và do các hoạt động khai thác cát xây dựng. Đê đường 14 chạy từ cửa Lạch Tray đến mũi Độc, khoanh đắp 1.600 ha diện tích đầm nuôi, bãi triề u tự nhiên thành đất trồng trọt. Tuyến đê lấn quá xa ra biển, không tương xứng với tốc độ bồi cao và mở rộng tự nhiên, làm thu hẹp và tạo ra gấp khúc đột ngột của trắc diện ngang bờ, do đó đoạn Cầm Cập ở phần giữa rất xung yếu, thường xuyên bị sóng biển làm sạt lở. Vùng đất lấn biển chua mặn, hiệu quả sản xuấ t rất thấp. Phù sa mất cơ hội bồi lấp vùng đất ướt ngập triều nên bồi lấn ra vùng ven biển, tạo thành một trường cát rộng lớn kéo dài đến phía Bắc Đồ Sơn, đến năm 1987 bồi lấp và vô hiệu hoá cống C4 của nông trường Trung Dũng, gây ngập úng trên 500 ha đất canh tác và nơi cư trú của dân cư nông trường. Từ năm 1990 trường cát trên tràn qua luồng vào bến cá Ngọc Hải, gây sa bồi luồng bế n nặng nề. Một dự án thuỷ lợi tốn kém cải tạo luồng Ngọc Hải đang được triển khai. Theo thiết kế, công trình gồm hai kè dạng đập dài, song song nhau, vuông góc với đường bờ, có tác dụng chắn bồi tích do dòng dọc bờ đem tới và tạo luồng triều hút phù sa bồi lắng trong luồng. Tới năm 2001, công trình đã được xây đi xây lại đến 3 lần, do trước đó không chịu được tác độ ng của sóng, bão nên đều bị phá hỏng. Việc bến cá Ngọc Hải bị bồi lấp tác động rất xấu đến nhiều bộ phận dân cư và kinh tế xã hội khu vực. Thuyền cá mất cảng nên tự do cập bờ tại các vũng vịnh tự nhiên, trong đó có cả những vùng đã được cải tạo thành bãi tắm, gây ô nhiễm môi trường du lịch, mâu thuẫn giữa dân địa phương nghề cá vớ i hoạt động du lịch. Không có bến bãi thích hợp nên nguồn hải sản đánh bắt trên ngư trường gần Hải Phòng không tập kết qua Đồ Sơn, địa phương mất một cơ hội phát triển. 4 Bảng 1 Một số hệ sinh thái đặc trưng vùng Đồ Sơn và lân cận Hệ sinh thái Đặc trưng cơ bản Cửa sông hình phễu (Bạch Đằng) Nằm ở phía bắc Đồ Sơn, có cấu trúc nửa kín, biển đang lấn sâu vào lục địa. Có tiềm năng nuôi trồng hải sản và xây dựng cảng. Thuỷ vực nước lợ có các bãi triều sú vẹt. Đa dạng sinh học cao. Vùng để trồng ươm giống và cư trú của hải sản nước mặn, lợ Cửa sông Châu Thổ (Văn Úc) Nằm ở phía nam, cấu trúc hở, nước lợ. Ảnh hưởng phù sa lớn. Bồi tụ kiểu châu thổ lấn biển. Tiềm năng nông nghiệp và hải sản. Vùng ươm giống và cư trú của hải sản Đồi, núi thấp Có Cửu Long Sơn, núi Độc, với các thảm rừng trồng, vườn rừng, vườn nhà, núi đá trọc, các nhà hàng, nhà nghỉ, nhà dân được xây dựng ở độ cao khác nhau. Hệ nông nghiệp ven biển Do khai hoang, lấn biển và các bãi triều lầy, đồng bằng thấp ven bờ, bãi sú vẹt, đất ngập nước ven biển. Đất bị mặn hoá và axit sunphat .Trồng lúa nước năng suất thấp Hệ thống đầm nuôi thuỷ sản ven biển Quai đắp từ đất ngập nước có sú vẹt, đầm tù đọng, ít cống máng, bị ngọt hoá, ô nhiễm, suy thoái. Nuôi tôm cá nước lợ năng suất thấp và giảm dần theo thời gian Rừng ngập mặn Phát triển ở rìa các cửa sông, vịnh, vụng nhỏ ven bờ hoặc dọc bờ sông. Đất giàu hàm lượng lưu huỳnh, giàu mùn bã hữu cơ, môi trường địa hoá yếm khí, đầm lầy hoá. Nơi sống, ương nuôi giống hải sản, nơi sản xuất tôm cua Đất ngập triều Là phần ngập nước của cửa sông Lạch Tray và Văn Úc. Đáy bùn. Nơi ươm giống hải sản, nơi đậu của chim di cư Cỏ biển Phân bố ở dưới triều, có tác dụng giữ phù sa. Nơi ương nuôi, sinh đẻ của hải sản và sản xuất chất dinh dưỡng, cung cấp cacbon, nitơ, cá trưởng thành cho vùng lân cận Bãi cát biển Phân bố rộng khắp ven bờ bán đảo Đồ Sơn. Bãi rộng, thoải, cỡ hạt nhỏ và vừa, chủ yếu phục vụ du lịch. Một vài bãi dùng làm bến cá, bến tàu Các vụng nhỏ Bát vạn Đồ Sơn: Vạn Tác, Vạn Bún, Vạn Ngang, Vạn Thốc, Vạn Hoa, Vạn Hương, Vạn Lẻ, Vạn Lê. Có độ sâu duy trì, ít bị bồi lấp. Có tiềm năng giao thông, cảng biển, phục vụ du lịch. Được dùng làm bến cá từ lâu đời và nay một số đã trở thành bãi tắm. Lạch triều Ngọc Hải, được dùng làm bến cá từ lâu đời Đáy mềm Phân bố từ độ sâu 6m trở ra. Đáy bùn nông. Tiềm năng hải sản: Sam, tôm, cá… Đảo nhỏ (đảo Hòn Dáu) Là hệ sinh thái rừng tự nhiên tương đối nguyên trạng, nhiều chim, không có thú lớn. Môi trường tốt cho chim biển, các loài giáp xác ở rạn đá. Tiềm năng kinh tế, du lịch, nghiên cứu khoa học, phục vụ quốc phòng Vùng khơi Tiềm năng hải sản và du lịch 5 Hình 1 Sơ đồ khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng Bờ biển các khu du lịch và đường lộ được kè chắc bằng đá hộc, với một vách thẳng đứng và một phần nghiêng thoải theo bãi cát ven biển. Kè bờ vừa có tác dụng làm đẹp cảnh quan khu du lịch, vừa có vai trò bảo vệ bờ chống xói lở. Tuy nhiên một số đoạn kè hiện đang bị hư hại, nứt vỡ; Nguyên nhân có thể do độ nghiêng và chiều dài của phần kè thoải chưa hợ p lý, quá dốc và quá ngắn, bãi bị tiêu hao do sóng và năng lượng dòng ra lớn. 2.1.2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn Theo chiều ngang từ bờ biển vào sâu trong lục địa, thị xã Đồ Sơn có chiều rộng dưới 10km nên tính chất khí hậu ven biển bao trùm toàn thị xã. Đồng thời, Đồ Sơn có khí hậu gió mùa nhiệt đới, mùa hạ nóng ấm, mưa nhiều từ tháng 5 - 9, mùa đông lạnh, ít mưa, từ tháng 11 - 3. Tháng 4 và 10 là tháng chuyển tiếp khí hậu. Bức xạ mặt trời là yếu tố có vai trò quyết định nền tảng của khí hậu địa ph ương Đồ Sơn. Hàng năm Đồ Sơn có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào ngày 24/5 và 21/7. Đồ Sơn có cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 (12,3Kcal/cm 2 ) và tháng 7 (11,3 Kcal/cm 2 ), thấp nhất vào tháng 2 (5,8 Kcal/cm 2 ). Bức xạ trung bình 105 - 115 Kcal/cm 2 /năm. Nhiệt độ trung bình năm tại Đồ Sơn là 23 - 24 o C, mùa hè 28 - 29 o C, mùa đông 17 - 18 o C. Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 23,5 o C, vào tháng 5 - 9 là 25 o C và dưới 20 o C vào tháng 11 - 3. 6 Bảng 2 Số giờ nắng trung bình tháng [5] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng 87 47 42 85 184 175 182 162 179 194 157 125 Hoàn lưu khí quyển Đồ Sơn bao gồm hai hoàn lưu chính là gió mùa và gió đất - biển. Giữa hai mùa hoàn lưu có một thời gian chuyển tiếp ngắn khoảng 1 tháng. Hoàn lưu gió mùa mùa đông từ tháng 11 - 3. Gió thịnh hành các hướng Bắc, Đông Bắc, sức gió trung bình cấp 5 - 6, mạnh nhất cấp 7 - 8, hàng tháng có 3 - 4 đợt gió. Trong thời gian này khí hậu Đồ Sơn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực biến tính qua lục địa hoặc qua biển. Khố i không khí cực đới biến tính qua lục địa thịnh hành vào đầu mùa đông (từ cuối tháng 10 đến tháng 1), có nhiệt độ trung bình 14 - 16 o C, độ ẩm tương đối 70 - 80%. Khối không khí cực đới biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 và 3), có nhiệt độ trung bình 16 - 18 o C, độ ẩm tương đối 90 - 95%. Trong mùa đông Đồ Sơn còn chịu ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Quốc, có nhiệt độ trung bình 18 - 20 o C, độ ẩm tương đối 85 - 90%, tác động xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết nắng ấm đầu mùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa. Bảng 4 Chế độ nhiệt không khí (T o C) tại Hòn Dáu [5] Tháng Trung bình Cao tuyệt đối Thấp tuyệt đối 1 16,6 27,2 7,6 2 16,9 27,3 7,1 3 19,3 29,6 10,3 4 22,8 31,3 13,0 5 27,1 35,0 16,5 6 28,4 35,3 19,2 7 28,9 37,0 21,9 8 28,3 35,8 21,5 9 27,6 30,4 18,6 10 25,4 34,0 15,0 11 22,2 31,0 12,9 12 19,1 30,4 6,9 Hoàn lưu gió mùa mùa hè từ tháng 5 - 9, gồm 4 khối khí chính sau: Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương thịnh hành vào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình 30 - 32 o C, cao nhất 37 - 40 o C, độ ẩm không khí thấp dưới 50% gây thời tiết khô nóng và hạn hán. Khối không khí xích đạo thịnh hành vào tháng 7, 8, nhiệt độ trung bình 27 - 29 o C, cao nhất 34 - 35 o C, độ ẩm không khí thấp 85%, trong quá trình di chuyển và xâm lấn thường phát sinh nhiễu động thời tiết đặc 7 biệt như mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây lũ, đặc biệt là hình thành áp thấp nhiệt đới và bão gây hại lớn. Khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương có ảnh hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5 - 9, nhiệt độ trung bình 27 - 29 o C, độ ẩm không khí 85 - 90%. Khối không khí cực đới thịnh hành vào mùa hạ gây mưa rào, thời tiết mát trong một vài ngày. Trong các thời kỳ chuyển tiếp mùa, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian, các khối không khí mùa đông và mùa hè cùng tranh giành ảnh hưởng, nên dễ gây ra sự hội tụ về gió là yếu tố cơ bản để hình thành giông, lốc, vòi rồng hoặc mưa đá. Gió đất thổi hàng ngày, từ sau nửa đêm, 20 - 22 giờ đến 9 -10 giờ sáng, hướng từ đấ t liền ra biển. Gió biển thổi theo hướng ngược lại vào thời gian còn lại trong ngày. Tần suất gió đất biển cao nhất trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu. Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị chi phối mạnh bởi các khối không khí gió mùa. Bảng 5 Một số đặc trưng gió tại Hòn Dáu (m/giây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tốc độ 4,9 4,8 4,1 4,9 5,7 5,9 6,1 4,8 4,8 5,2 4,9 4,8 Tốc độ lớn nhất 24 20 28 28 40 34 40 45 45 28 24 30 Bảng 6 Một số đặc trưng mưa tại Hòn Dáu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa (mm) 26 29 39 76 152 241 325 264 264 184 33 16 Ngày mưa 5 9 11 8 9 12 11 16 14 10 6 4 Tại Đồ Sơn, tốc độ gió trung bình 6 - 8m/s, số ngày có gió mạnh trên 10m/s là 30 ngày, tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45 - 50m/s trong bão. Gió mùa mạnh nhất là gió mùa Đông Bắc, làm nhiệt độ không khí giảm thấp, có khi xuống dưới 5 o C làm cây cối gia súc bị chết rét. Gió mùa thổi mạnh làm cho gió ngoài khơi thổi rất mạnh, có thể tới cấp 7 - 8, gây trở ngại cho giao thông, đánh cá và du lịch. Lượng mưa trung bình năm 1660 mm. Số ngày mưa trong năm ở Đồ Sơn là 115 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè (6 - 10), trung bình trong giai đoạn này cứ 1,3 ngày nắng lại có 1 ngày mưa. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 325mm, thấp nhất vào tháng 2 là 6mm. Lượng mưa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm. Những c ơn mưa >50mm đã gây ngập úng đô thị. Mưa 150mm trong 3 giờ gây ngập úng khoảng 50 ha, sâu 0,5 - 1m, trong thời gian từ 3 giờ đến 1 ngày đêm. Độ ẩm trung bình 82 - 88%, cao vào các tháng 2, 3, 4 và thấp vào các tháng 10, 11, 12. Tổng lượng bốc hơi năm 700 - 750 mm. Đồ Sơn chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão. Hàng năm, nhất là trong tháng 7, 8, 9, có khoảng 1 - 2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp vào khu vực và 2 - 5 cơn ảnh hưởng, gây mưa lớn, gió mạnh sóng to, nướ c dâng, đặc biệt là khi trùng kỳ triều cường. Tốc độ gió bão trung bình 20m/s, cực đại 40 - 50 m/s. Lượng mưa trong bão chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm. Bão xuất hiện vào các tháng 6 - 10, tập trung vào tháng 7 (tần suất 28%), tháng 8 (21%), tháng 9 (29%); Có khi bão xuất hiện sớm vào tháng 4, 5. Các hiện tượng bất thường như giông, lốc cũng được ghi nhận ở khu vực Hải Phòng nói chung. Giông khá phổ biến, với tần số xuất hiện là 100 - 120 ngày/năm, tập trung vào mùa hè, 15 - 20 ngày/tháng, thường vào chiều t ối hoặc sáng sớm. Khi có giông lượng mưa trong 1 - 2 giờ có thể lên tới 180 - 200 mm. Khi giông phát triển mạnh có thể có gió xoáy với tốc độ rất lớn, 100 - 200 m/giây trong khoảng 5 - 10 phút (gió lốc). Cơn lốc lịch sử, gây tác hại không kém 8 bão xuất hiện hồi 13 giờ 10 phút ngày 4/6/1987, sinh vòi rồng đi vào bãi tắm 1 chỉ trong vòng 5 phút đã gây thiệt hại lớn cho nhiều công trình xây dựng. Cơn lốc ngày 14/4/1984 tại Hải Phòng đã tàn phá một dải rộng ven bờ sông Cấm, làm hàng chục người thiệt mạng. Ngoài ra, quá trình các dòng khí bốc nhanh lên cao dễ sinh hiện tượng hơi nước hoá băng, gây mưa đá. 2.1.3 Đặc điểm hải văn Chế độ triều trong vùng thuộc loại nhật triều đều điển hình, chu kỳ ổn định, trung bình 24h50 ' , biên độ lớn, trung bình 3,6m, cực đại 4,5m vào kỳ triều cường (triều cường vào các tháng 5 - 7 và 10 - 12). Nước ròng xuất hiện vào tháng 7 - 8, nước cường xuất hiện vào tháng 12 - 1. Mỗi tháng có hai kỳ triều cường, mỗi kỳ 11 - 13 ngày và hai kỳ triều kém, mỗi kỳ 3 - 4 ngày. Các điều kiện thời tiết đặc biệt như gió mùa, bão, lốc gây ra những biến đổi phức tạp chế độ triều. Thuỷ triều là một nguyên nhân chủ yếu gây ra s ự biến đổi mực nước các sông, tác động không tốt tới chất lượng nước. Thuỷ triều dâng cao trong mùa khô gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Chế độ thuỷ triều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thoát nước thải của thành phố. Dòng chảy ven bờ khu vực Đồ Sơn phụ thuộc vào hướng đường bờ và địa hình đáy ven bờ. Dòng chảy tổng hợp bao g ồm nhiều thành phần: dòng triều có tính chất tuần hoàn, dòng chảy gió và dòng chảy sóng trong đới sát bờ phụ thuộc vào biến động của gió và các điều kiện có tính chất thống trị. Ngoài sườn bờ ngầm (tương ứng độ sâu 20m) chế độ dòng chảy theo mùa thuộc hoàn lưu bờ tây Vịnh Bắc Bộ và có tính thuận nghịch, phụ thuộc mùa, với tốc độ 20 - 30 cm/s theo hướng Tây Nam trong mùa gió Đông Bắc và 10 - 20 cm/s theo hướng Đông B ắc trong mùa gió Tây Nam. Tại vùng biển sát bờ, dòng triều toàn nhật đạt độ lớn cực đại >50cm/giây, dòng bán nhật triều thường <10cm/giây và dòng triều 1/4 ngày thường <5cm/giây. Dòng chảy triều theo con nước lên xuống, thường mạnh nhất khi thuỷ triều lên xuống ngang qua mực nước biển trung bình. Dòng triều có thể đưa một khối lượng nước lớn vào cửa sông. Dòng sóng dọc bờ mang tính cục bộ, tạo bãi và doi cát. Hộp 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VÙNG BỜ BIỂN 1. Đa dạng các hệ sinh thái và nơi sinh cư, có thể cung cấp cho cộng đồng ven biển tài nguyên và dịch vụ giải trí, cũng như bảo vệ bờ biển khỏi sóng bão. 2. Nảy sinh cạnh tranh tài nguyên biển và lục địa, cạnh tranh không gian giữa những người có quyền lợi, thường gây ra mâu thuẫn và phá huỷ tính thống nhất về chức năng của hệ thống tài nguyên bờ. 3. Cơ sở phát triển kinh tế biể n, kinh tế quốc dân của các quốc gia ven bờ, nơi GDP phụ thuộc vào các hoạt động hàng hải, dầu khí, du lịch. 4. Thường tập trung dân số cao và là nơi hấp dẫn đô thị hoá. Nguồn: B.Cicin - Sain, 1998 Các hướng sóng chính là Bắc, Đông Bắc về mùa đông, với độ cao sóng trung bình 0,5 - 0,75m và Đông, Đông Nam về mùa hè, với độ cao sóng trung bình là 0,7 - 0,9m, cực đại 2 - 5m. Tần suất sóng khu vực là 20 - 21%. Sóng chủ yếu thuộc loại sóng ngoài khơi truyền vào. Do đặc điểm địa hình, sóng truyền vào khu vực Đông Bắc Đồ Sơn thấp hơn vào khu vực Tây Nam. Sóng bão và sóng trong các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài đều có độ cao lớn, 4 - 6m. Hướng sóng tại đường phá huỷ làm thành mộ t góc dưới 20 o so với pháp tuyến đường bờ. Tác dụng phá huỷ bờ của sóng tăng khi bão trùng kỳ triều cường. 9 Nước dâng trong bão có thể đến 3,5m. Dâng cao mực nước biển do hiệu ứng nhà kính tại Hòn Dáu 2,24 mm/năm trong giai đoạn 1957 - 1989. Ô nhiễm dầu có thời kỳ lên đến 5,2mg/l trong nước và 4,3mg/g trong đất, vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên 15 lần. 2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội Địa danh Đồ Sơn tìm thấy trong thư tịch cũ nhất là “Việt sử lược” đời nhà Trần, viết về việc vua Lý Thánh Tông ngự ra chỗ xây Tháp Tường Long mùa thu năm 1058. Địa danh này đã tồn tại mãi cho tới ngày nay, tuy địa giới khu vực có nhiều biến đổi. Địa giới hành chính hiện nay của thị xã được thiết lập năm 1988, với diện tích 30,49km 2 , dân số hơn 3 vạn người. Thị xã Đồ Sơn hiện có 4 phường nội thị là Ngọc Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương và một xã ngoại thị là Bàng La. Các phường nội thị đã và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, phân hoá thành hai khu vực là khu dân cư và khu nghỉ mát nằm sát biển. Do cơ cấu ngành nghề đa dạng với nhiều đặc thù nghề riêng biệt, đời sống cư dân Đồ Sơn phân hoá rõ nét trong lối sống, thu nhập và điều kiện phát triển. Kinh tế biển bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản là nghề truyền thống và thế mạnh của Đồ Sơn trong nhiều năm. Nghề cá có hai vụ khai thác chính là: 1 - Vụ Nam: Vào tháng 4 - 11, thường gặp các đàn cá nổi gần bờ, các loại lưới vây vó, mành hoạt động đều có hiệu quả. Vùng Cô Tô - Thanh Lân đánh bắt được cá trích x ương, cá lầm, cá cơm, cá chỉ vàng. Vùng Cát Bà - Long Châu - Ba Lạt bắt được cá trích bầu, cá nục. Tháng 4 - 9, cá đáy di chuyển vào vùng nước nông phía Bắc vịnh Bắc Bộ, đánh bắt thuận lợi tại Cát Bà - Cô Tô. Đây cũng là mùa vụ chính khai thác mực ống. Nghề câu và chụp mực hoạt động có hiệu quả cao từ tháng 6 - 8. Ngư trường Bạch Long Vĩ, Cát Bà - Ba Lạt khai thác mực ống hiệu quả vào tháng 7 - 11. Mùa khai thác moi bằng đáy, xăm bắt đầu từ tháng 4 và rộ nhất vào tháng 6, 7. Tôm vụ này thường nhỏ và khai thác kém hiệu quả. 2 - Vụ Bắc từ tháng 11 - 4, là vụ khai thác tôm chủ yếu. Các loại tôm he mùa, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt tập trung ở vùng gần cửa sông, độ sâu <20m. Tôm rảo và tôm he Nhật Bản khi còn nhỏ sống ở vùng cửa sông, nhưng khi trưởng thành và thời gian giao vĩ lại tập trung ở vùng nước sâu >20m, nơi có độ mặn cao và ổn định. Ngư trường khai thác tôm chủ yếu là từ Cát Bà đến Ba Lạ t. Khu vực Tây Bắc và Tây Nam Bạch Long Vĩ tập trung các loại cá nục, cá trích bầu, cá bạc má, cá cơm, cá thu, cá ngừ, sử dụng lưới vây, vó, rê đều có hiệu quả. Bãi cá Đông Nam Long Châu đánh bắt được cá trích xương, cá cơm, chỉ vàng. Tháng 12 - 1 cá đáy tập trung ở Bắc Bạch Long Vĩ, tháng 2 - 3 ở Tây Bạch Long Vĩ. Tháng 12 - 4 là mùa khai thác mực nang, dùng lưới rê 3 lớp đạt hiệu quả cao, khai thác tốt nhất ở Cô Tô - Thanh Lân. Ngọc Hải, Ngọc Xuyên là hai phường đánh cá truyề n thống, nhưng do thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và chứa đựng nhiều yếu tố may rủi nên cư dân đa phần không giàu. Trước kia Đồ Sơn từng có trên 600 tàu thuyền, nhưng nay bộ phận ngư dân kiếm đủ vốn thường chuyển sang các hoạt động trên bờ an toàn và có lợi nhuận cao hơn Hiện số tàu thuyền đánh cá gắn máy của Đồ Sơn còn 295 chi ếc với tổng công suất 6.310 mã lực, trong đó có 188 chiếc công suất <20 mã lực, 76 chiếc công suất 20 - 45 mã lực, 20 chiếc công suất 46 - 89 mã lực và 11 chiếc công suất 90 - 150 mã lực. Trong lĩnh vực chế biến hải sản, Đồ Sơn từng có nghề làm mắm tôm, nước mắm, phơi cá tôm, ướp cá, nướng cá. Đáng chú ý có các nghề chế biến vây cá nhám, bóng cá, mực khô, tôm he, sứa, tuy sản lượng còn khá khiêm tốn. Diện tích nuôi trồng thủy, hải sả n cũng từng bước phát triển với việc chuyển mục đích sử dụng của một số đất trồng lúa và làm muối. Năm 2000, tổng sản lượng đánh bắt hải sản đạt 10 3.200 tấn, trị giá 25 tỷ đồng, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 750 tấn, trị giá 12,5 tỷ đồng. Bến cá Ngọc Hải bị bồi lấp trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 ảnh hưởng xấu không chỉ cho bộ phân ngư dân trực tiếp đánh bắt, mà còn cản trở sự phát triển của các dịch vụ phục vụ đánh bắt và ch ế biến hải sản cả địa phương. Nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, Đồ Sơn có vị thế hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và du lịch. Hiện nay Đồ Sơn có 52 khách sạn nhà nghỉ, trong đó có 10 khách sạn 2 sao và rất nhiều nhà nghỉ điều dưỡng của các cơ quan bộ ngành trung ương. Ngoài ra còn có 223 nhà hàng tư nhân với tổng số trên 3.000 phòng. Bình quân mỗi năm Đồ S ơn đón gần 1 triệu lượt khách, giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động. Mật độ khách cao nhất là vào các ngày hội, ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Nguồn thu từ hoạt động du lịch chiếm 67% tổng thu ngân sách thị xã (bảng 7) Bảng 7 Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của Đồ Sơn 2002 [5] Du lịch, dịch vụ Thủy sản, nông lâm nghiệp Xây dựng công nghiệp Triệu đồng 178.748 66.534 20.814 % 67,2 25 7,8 Trước khi Phố Hiến sầm uất, Bàng La từng là thương cảng buôn bán tấp nập với người nước ngoài, chủ yếu là người Hoa, đã lập nên những phố buôn bán như phố Khách, phố Nhội. Hiện làm muối là nghề cổ truyền của xã Bàng La. Kỹ thuật làm muối có tính thủ công, bao gồm phơi cát, lọc nước cái rồi nấu bằng nồi sắt hay phơi trên ô nề. Nghề làm muối hoạt độ ng theo mùa: Muối mùa tập trung vào các tháng ít mưa, nhiều nắng trong hè. Muối đông hanh tập trung vào các tháng hanh khô mùa đông, chủ yếu làm theo cách nấu, hạt muối nhỏ, chất lượng rất tốt. Hiện xã Bàng La có diện tích tự nhiên 921 ha, dân số 7.829 người, diện tích làm muối còn khoảng 112 ha (năm 1997), với số lao động khoảng 1,2 nghìn người. Sản lượng muối hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5.000 tấn. Nghề muối cho thu nhập rất thấp, bình quân 150.000đ/người/tháng, nên diêm dân r ất nghèo, không có tiền cải tạo ruộng muối và theo nghề muối. Diện tích, năng suất, sản lượng muối giảm đáng kể. Năm 1977 năng suất muối đạt 77tấn/ha, năm 1997 chỉ còn 35 tấn/ha. Hiện nay một số hộ làm muối đã chuyển sang nuôi tôm, cho lợi nhuận cao hơn hẳn. Diện tích đồi núi Đồ Sơn là 863 ha, trong đó 238 ha rừng giữ nguyên trạng không khai thác. Phía Tây còn rất nhiều đất tr ống đồi núi trọc đang được giao cho các hộ dân trồng rừng theo chương trình 5 triệu ha. Nông nghiệp ở hai phường Ngọc Xuyên và Vạn Sơn có số lao động khoảng 1,2 nghìn người và sản lượng thóc 1.152 tấn (năm 1999). Đàn trâu có 50 con, bò 311 con và lợn 4.000 con. Năm 2002, sản lượng khai thác thủy sản 5.500 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 2.300 tấn. Trước đây, tiểu thủ công nghiệp Đồ Sơn rất đa dạ ng, với các nghề cổ truyền như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, xe gai, đan lưới và gần đây có thêm nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đánh cá, làm gạch, ngói, mộc nề, dịch vụ hậu cần nghề cá. Do hoàn cảnh địa lý, Đồ Sơn không có dân gốc địa phương. Nghề cá đã mang ngư dân đến vùng biển này, định cư gắn liền với những vùng bờ có khả nă ng đỗ thuyền, làm nên “Bát vạn chài”, được lưu truyền trong văn học dân gian và tồn tại đến ngày nay. Tại đền Nghè, người Đồ Sơn hiện vẫn thờ “Lục vị tiên công” có công mở đất và hai vị thần bảo trợ là Đế Thích Thần Vương và Nam Hải Thần Vương, gọi chung là Bát bộ Tôn thần. Ở Đồ Sơn có nhiều di tích văn hoá, tâm linh, lịch sử, gắn liền với cảnh quan và con người n ơi này. Huyền [...]... bảo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh môi trường Những năm gần đây, phường Ngọc Hải đã triển khai thành công mô hình tự quản môi trường, trong đó cư dân đóng góp kinh phí cho việc thu gom rác thải sinh hoạt trong các ngõ xóm nhỏ, nhà nước và nhân dân cùng đóng góp kinh phí bê tông hoá đường và cống rãnh Vấn đề mại dâm và ma tuý ở Đồ Sơn cũng đang được giải quyết Từ năm 20 00, Đồ Sơn được xếp vào hệ thống các... điểm du lịch quốc gia, được ưu tiên đầu tư phát triển (dự kiến sẽ có 2. 800 tỷ đồng cho phát triển du lịch Cát Bà, Hạ Long, Đồ Sơn) Trong những năm tới Đồ Sơn có kế hoạch triển khai hàng loạt các dự án phát triển và bảo vệ môi trường Đáng chú ý là các dự án: Mở rộng đường 14; Hoàn chỉnh kè luồng Ngọc Hải; Xây mới cảng cá Ngọc Hải (400 tỷ đồng); Phát triển hạ tầng cơ sở và du lịch về phía bờ tây bán đảo,... xuất nhập cảnh (dự kiến 90 tỷ đồng); Xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo mô hình ở Hạ Long (dự kiến 28 tỷ đồng); Mở rộng bãi rác Bàng La thêm 1 - 2 ha nữa (đầu tư 5 - 6 tỷ đồng) Tóm lại Đồ Sơn là một vùng biển giàu tiềm năng, nhiều tai biến, một mảnh đất lịch sử có thời gian khai thác, phát triển lâu dài, một vùng đang sôi động với nhiều dự án, kế hoạch phát triển Đồ Sơn là một đối tượng nghiên cứu...11 thoại, tín ngưỡng tâm linh, lễ hội vốn là phần hồn của văn hoá truyền thống vạn chài vẫn được bảo tồn phát huy và đang trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch Trong 12 quận huyện của Hải Phòng, Đồ Sơn là điểm có công tác bảo vệ môi trường tốt nhất Công ty công trình công cộng phụ trách thu gom quản lý rác thải tại các trục đường chính,... mảnh đất lịch sử có thời gian khai thác, phát triển lâu dài, một vùng đang sôi động với nhiều dự án, kế hoạch phát triển Đồ Sơn là một đối tượng nghiên cứu tốt, phù hợp cho việc làm địa bàn thực tập tài nguyên môi trường cho sinh viên . 16,6 27 ,2 7,6 2 16,9 27 ,3 7,1 3 19,3 29 ,6 10,3 4 22 ,8 31,3 13,0 5 27 ,1 35,0 16,5 6 28 ,4 35,3 19 ,2 7 28 ,9 37,0 21 ,9 8 28 ,3 35,8 21 ,5 9 27 ,6 30,4 18,6 10 25 ,4 34,0 15,0 11 22 ,2 31,0 12, 9. Chương 2 Tổng quan chung về Đồ Sơn 2 2. 1 Khái quát điều kiện tự nhiên 2 2. 1.1 Vị trí địa lý, địa hình và các hệ sinh thái 2 2. 1 .2 Đặc điểm khí hậu Đồ Sơn 5 2. 1.3 Đặc điểm hải văn 8 2. 2 Đặc. Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Tr 14 – 23 . Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập

Ngày đăng: 22/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan