Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013

50 454 0
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA *** BÁO CÁO TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013 Hà Nội, năm 2011 Chỉ đạo thực hiện: TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Phối hợp chỉ đạo: • TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia • TS. Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Cố vấn: • TS. Lê Đức Thúy, Nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam, Nguyên Chủ tịch UBGSTCQG • Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại • GS-TSKH. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam • Chuyên gia độc lập Bùi Trinh • TS. Vũ Quang Đông Bình luận: • TS. Vũ Thành Tự Anh • TS. Nguyễn Đức Thành Chuyên gia thực hiện: • Chuyên gia độc lập Bùi Trinh • TS. Vũ Quang Đông • ThS. Bùi Huy Thọ • Đặng Vương Anh • ThS. Bùi Quốc Dũng • ThS. Nguyễn Mạnh Hà • ThS. Nguyễn Bá Khang • ThS. Dương Thị Mỹ Linh • Hoàng Thị Mơ • Vũ Thị Minh Thu • ThS. Đặng Thùy Trang • Lê Thị Ngọc Tú • ThS. Phùng Thị Thu Hiền Vân LỜI CẢM ƠN Ban lãnh đạo UBGSTCQG xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các chuyên gia kinh tế: TS. Lê Đức Thúy, Nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam, Nguyên Chủ tịch UBGSTCQG; ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; GS-TSKH. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; Chuyên gia độc lập Bùi Trinh; TS. Vũ Quang Đông - những người đã ủng hộ sáng kiến lập Báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013”; đồng thời đã có những ý tưởng quan trọng trong việc hình thành tư tưởng chủ đạo của báo cáo. Các chuyên gia Bùi Trinh và Vũ Quang Đông còn đồng thời trực tiếp tham gia phần quan trọng của báo cáo, đó là tính toán định lượng ước tính sản lượng tiềm năng của Việt Nam cũng như phân tích định lượng tác động của việc điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản đến CPI; hiệu ứng lan tỏa của một số ngành, lĩnh vực… Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Thành Tự Anh, TS. Nguyễn Đức Thành đã dành thời gian đọc và có những nhận xét quý báu giúp cho Nhóm nghiên cứu có cách nhìn toàn diện hơn và cụ thể hơn về một số lĩnh vực trọng yếu. Để hoàn thành báo cáo này, Nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tư liệu, báo cáo, bài viết nghiên cứu của các cơ quan, các chuyên gia trong và ngoài nước. Đó là những đóng góp không nhỏ trong việc làm cho báo cáo được phong phú về tư liệu cũng như góc nhìn phân tích. Cuối cùng, Ban lãnh đạo UBGSTCQG cùng Nhóm nghiên cứu cám ơn và đánh giá cao tinh thần nỗ lực, khắc phục khó khăn của các chuyên gia của UBGSTCQG, những người đã dành nhiều tâm trí, thời gian trực tiếp triển khai thực hiện lập báo cáo. Hà Nội, tháng 12 năm 2011 Thay mặt Ban lãnh đạo UBGSTCQG và Nhóm nghiên cứu TS. Vũ Viết Ngoạn LỜI NÓI ĐẦU Sau 25 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng, từ một quốc gia nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người 180 USD và siêu lạm phát lên tới trên 700% đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình; đi đầu trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo và là một trong số ít những quốc gia đang phát triển đạt nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ trước thời hạn. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều bất ổn: lạm phát, nhập siêu, nợ công, bội chi ngân sách… tăng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Trong bối cảnh như vậy, hai vấn đề lớn đang được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu: Thứ nhất, kinh tế Việt Nam đang chứng kiến một thực tế là hiệu suất đầu tư giảm sút và chi phí trung gian tăng cao, được phản ánh rõ qua chỉ số ICOR tăng từ mức bình quân 4,89 trong giai đoạn 2000-2005 lên 7,17 trong giai đoạn 2006-2010. Với mục đích duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được nới lỏng. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng trong giai đoạn 2006-2010 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000-2005; bội chi ngân sách cũng vượt trên 5% GDP. Hệ quả là nền kinh tế đã trở nên quá “nóng” (tốc độ tăng trưởng sản lượng thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng) và vì thế lạm phát gia tăng, các cân đối vĩ mô bị phá vỡ. Đánh giá, đo lường sản lượng tiềm năng làm cơ sở để xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hợp lý trong những năm tới đây trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong việc hoạch định và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Thứ hai, tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các quốc gia châu Âu đang có nguy cơ bị nhấn chìm trong cuộc đại khủng hoảng nợ công và khu vực đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ bị tan vỡ; kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với nạn thất nghiệp và tình trạng suy giảm lòng tin của thị trường vào hiệu lực chính sách. Ngoài ra, tình trạng mất cân đối trên bình diện toàn cầu cũng như bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi càng làm cho kinh tế thế giới thêm nhiều khó khăn. Kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động không nhỏ từ những bất ổn của kinh tế thế giới. Là cơ quan được giao chức năng giám sát thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm), giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện giám sát chung thị trường tài chính, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, UBGSTCQG tiến hành nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013”. Bên cạnh việc đem lại một cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua, Báo cáo tập trung phân tích, ước tính sản lượng tiềm năng cũng như dự báo triển vọng kinh tế thế giới và mức độ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đó khuyến nghị những chính sách, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Một số phát hiện quan trọng và những khuyến nghị chính sách chủ yếu nêu trong báo cáo đã được UBGSTCQG tổng hợp trình Chính phủ. Đây là lần đầu tiên UBGSTCQG lập báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam và được thực hiện trong điều kiện không ít khó khăn do hạn chế về nguồn dữ liệu, về nguồn nhân lực, về giới hạn thời gian, do vậy báo cáo không tránh khỏi khiếm khuyết và chắc chắn còn nhiều hạn chế. UBGSTCQG và Nhóm nghiên cứu hy vọng báo cáo này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan hoạch định, điều hành chính sách cũng như các nhà nghiên cứu, các định chế tài chính, các doanh nghiệp quan tâm đến tình hình và triển vọng kinh tế của Việt Nam. UBGSTCQG và Nhóm nghiên cứu mong nhận được góp ý của các chuyên gia, các nhà kinh tế cũng như các cơ quan để UBGSTCQG và Nhóm nghiên cứu có những báo cáo chất lượng hơn trong tương lai. Hà Nội, tháng 12 năm 2011 Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia TS. Vũ Viết Ngoạn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ CTCK Công ty chứng khoán EU Liên minh châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Vốn đầu tư gián tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GO Tổng sản lượng GTGD Giá trị giao dịch HP filter Phương pháp lọc Hodrick-Prescott ICOR Hệ số tăng vốn - sản lượng IIP Chỉ số phát triển công nghiệp IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế KLGD Khối lượng giao dịch LC Thư tín dụng LDR Tỷ lệ cho vay/huy động vốn LNH Liên ngân hàng M2 Tổng phương tiện thanh toán NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NSNN Ngân sách nhà nước REER Tỷ giá thực đa phương RER Tỷ giá thực song phương SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SUT Bảng Nguồn và Sử dụng TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục Thống kê TFP Năng suất nhân tố tổng hợp TTCK Thị trường chứng khoán UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia USD Đồng đôla Mỹ VA Giá trị gia tăng VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu PHẦN I: TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM I. Tăng trưởng 1. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm. Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Ước tính GDP năm 2011 đạt xấp xỉ 119 tỷ USD và GDP bình quân đầu người sẽ tăng lên mức xấp xỉ 1.300 USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011. Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 2000-2011 Đơn vị: % Nguồn: TCTK. 2. Đầu tư và Thương mại 2.1. Đầu tư 2.1.1. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư Trong giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao. Theo số liệu của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) 1 . Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010; tuy nhiên, 1 Nếu loại trừ yếu tố giá, vốn đầu tư xã hội năm 2010 tăng 49% so với năm 2006. 8 cùng với sự giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 34,6% năm 2011. Hình 2: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: % Nguồn: TCTK. Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000- 2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011). Hình 3: Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: % Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK. 2.1.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư S-I Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao hơn rất nhiều so với giai đoạn từ 2002-2006 2 . Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định, đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh 3 . Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn) cũng 2 Nguyễn Quang Thái (2010) – Chuyên đề số 2/2011. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam. 3 Nguyễn Đức Thành (2011) – Báo cáo “Nền kinh tế trước ngã ba đường”. 9 như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh 4 . Hình 4: Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêu của nền kinh tế giai đoạn 2005-2010 5 Đơn vị: % GDP Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2010 (trang 140). 2.1.3. Hiệu quả đầu tư Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể: - Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7%/năm đã khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 6 và ICOR của các nước đang phát triển khác 7 ). Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả đầu tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. Hình 5: Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: %, lần. Nguồn: GSO, UBGSTCQG. 4 Bản chất của thâm hụt vãng lai (và thâm hụt thương mại) bắt nguồn từ cấu trúc kinh tế, trong đó cốt lõi là sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư: CAB = S-I = (Sp-Ip) + (Sg-Ig). 5 S= GDP + thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài + thu nhập chuyển giao ròng + thuế trực thu – (C + G). Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu, Nhóm nghiên cứu tính toán sơ bộ như sau: S ~ GDP – C. 6 ICOR được tính theo công thức: ICOR = Δk/ΔGDP, trong đó k là tích lũy vốn (capital stock). Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu khấu hao nên Nhóm nghiên cứu tính toán theo công thức ICOR = (I/GDP)/ΔGDP. Theo cách tính này, hệ số ICOR bình quân của giai đoạn 2000-2005 là 4,89 (tính theo giá so sánh năm 1994). 7 Cụ thể, hệ số ICOR của các nước (cùng giai đoạn phát triển với Việt Nam) như sau: Malaixia trung bình dưới 5 trong giai đoạn 2001-2008; Inđônêxia trung bình là 4,4 trong giai đoạn 2001-2008; Thái Lan trung bình là 4,8 trong giai đoạn 2001-2008. (Nguồn; Fukumari Kimura, Soji Samikawa, 4/2009). 10 [...]... TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013 I Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2012 UBGSTCQG dự báo kinh tế Việt Nam năm 2012-2013 dựa trên những phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát trong thời gian tới Kinh tế thế giới đang và tiếp tục có nhiều biến động bất trắc khó lường, do vậy, UBGSTCQG dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm... dựa theo ba kịch bản kinh tế: tốt nhất, trung bình và xấu nhất với ba giả định như sau: (i) Kinh tế tốt nhất, tăng trưởng tốt từ năm 2011: L tăng ổn định qua các năm, kinh tế thế giới ổn định và Việt Nam chặn đứng được sự suy giảm hiệu quả đầu tư; (ii): Kinh tế Việt Nam ổn định từ năm 2011: L tăng ổn định nhưng đầu tư tiếp tục không hiệu quả: kinh tế thế giới ổn định, nhưng Việt Nam tiếp tục chứng kiến... 9) Do là nền kinh tế nhỏ có độ mở lớn, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 được dự báo sẽ chịu những tác động bất lợi không nhỏ của kinh tế khu vực và thế giới thông qua kênh xuất nhập khẩu cũng như kênh đầu tư (đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp) 2 Những nhân tố tác động đến kinh tế Việt Nam năm 2012-2013 2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng Kinh tế Việt Nam năm 2012 được... chính những bất ổn kinh tế vĩ mô này, đặc biệt là vấn đề lạm phát cao và liên tục - Thị trường tài chính đang đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn: TTCK sụt giảm nghiêm trọng; hệ thống ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản và nợ xấu tăng cao; những rủi ro chéo trong hệ thống tài chính 23 PHẦN II: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM I Phân tích định tính 1 Triển vọng kinh tế thế giới Kinh tế thế giới năm... tăng trưởng trong kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ được UBGSTCQG xây dựng xoay quanh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế Hiện tại có rất nhiều phương pháp tiếp cận để ước lượng sản lượng tiềm năng như phương pháp dựa vào mô hình tự hồi quy véc tơ có cấu trúc (VAR cấu trúc), phương pháp dựa vào hàm sản xuất, Dựa vào đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và số liệu kinh tế hiện có, UBGSTCQG đã sử... Việt Nam là rất lớn (xem thêm mục II Lạm phát trong Phần I Tổng quan kinh tế Việt Nam) ; (iii) Với đặc thù cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, có không ít mặt hàng không nhạy cảm với tỷ giá (ví dụ dầu thô) hoặc mức độ nhạy cảm không lớn do xuất khẩu các mặt hàng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (ví dụ hàng gia công may mặc, da giày…) hoặc khó mở rộng quy mô, tăng công suất sản xuất, việc phá giá đồng Việt Nam. .. năm 2012, các tổ chức quốc tế đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các khu vực và thế giới so với năm 2011 28 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 dự báo sẽ tốt hơn chút ít so với năm 2012 Châu Á (đặc biệt là các nước mới nổi) luôn được xem là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu: sức ép lạm phát... so với mức tăng của năm 2011 Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012 được dự báo sẽ có một số nét chủ đạo như sau: Những bất ổn vĩ mô từ cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tiếp tục có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong quý I và II, nhưng với mức độ giảm dần nhờ hiệu ứng của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô đươc triển khai từ cuối quý I/2011... 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá mạnh Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi 18Vốn đầu tư của nhà nước (bao gồm cả đầu tư phát triển từ NSNN và phát hành trái phiếu... gây ra lạm phát cao cho Việt Nam là do tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao so với năng lực vốn có, kéo theo các nguồn lực bao gồm: đầu tư công, tín dụng, cung tiền … bị huy động quá mức để tạo ra phần tăng trưởng vượt trên khả năng đó Hệ quả là trong thời gian qua, lạm phát Việt Nam thường xuyên ở mức cao và rất dễ tổn thương trước biến động của nền kinh tế thế giới Vì vậy, với . học Kinh tế Việt Nam; Chuyên gia độc lập Bùi Trinh; TS. Vũ Quang Đông - những người đã ủng hộ sáng kiến lập Báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 ;. chính, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, UBGSTCQG tiến hành nghiên cứu, xây dựng Báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 . Bên cạnh việc đem

Ngày đăng: 14/03/2013, 14:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan