Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen

258 2K 17
Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong đời sống hằng ngày của con người, khen cùng với chê làm thành một trong những cặp phổ biến về ứng xử giao tiếp. Truyền thống văn hoá của người Việt thường thấy, khen và chê hay đi liền với nhau “đã có khen thì phải có chê” thậm chí, người ta còn khuyên phải chê nhiều hơn khen để giúp cho con người tiến bộ: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Mặc dù vậy, nhưng tâm lí chung của con người thì ai cũng thích khen, nhất là khi người ta luôn hướng tới sự thân thiện, động viên nhau cũng là để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp thì khen càng trở nên phổ biến. Đối với khen, điều quan trọng là hiệu quả của chúng trong mối tương tác giữa người khen và người tiếp nhận lời khen: từ phía người khen, đó là khen ai, khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì và khen như thế nào; từ phía người được khen, đó là thái độ tiếp nhận và cách tiếp nhận lời khen. Tất cả sự tương tác ấy được biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ. Từ góc độ cấu trúc hệ thống, khen trong tiếng Việt là động từ và từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của Việt ngữ học nói chung, của động từ tiếng Việt nói riêng. Từ góc độ ngữ dụng học, với lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts), hành vi khen thuộc vào phạm trù ứng xử (behabitives, comportementaux). Theo hướng này, nghiên cứu khen phải chỉ ra được các biểu thức ngôn từ của hành vi khen và tiếp nhận khen (hồi đáp khen) ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo hướng này, với tư cách là biến thể, khen và tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,... của người khen và người tiếp nhận lời khen. 1.2. Như đã biết, giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. Theo đó, giới tác động vào hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Nói cách khác, nếu như trong ngôn ngữ học xã hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới” thì tất sẽ có phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Việt Nam lại chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của nhân tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen làm đề tài luận án. Cũng cần nhấn mạnh là, tách giới ra thành một nhân tố riêng để nghiên cứu, luận án hoàn toàn không có ý định cô lập nhân tố này mà đây chỉ là một thủ pháp làm việc, bởi, các nhân tố xã hội luôn tương tác, nhân tố này kéo theo nhân tố kia làm nên một chùm tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ góc độ giới Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ở phương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới (còn được gọi là phương ngữ giớigiới tính). Theo đó, hành vi khen và tiếp nhận lời khen là một trong những nội dung rất được quan tâm. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, ở phương Tây chỉ có những công trình nghiên cứu về hành vi khen và hồi đáp khen nói chung; nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, trong đó có đề cập đến hành vi khen và hồi đáp khentiếp nhận lời khen mà chưa có công trình riêng nào chuyên nghiên cứu về hành vi khen, hồi đáp khen từ góc độ giới. Vì thế, dưới đây, chúng tôi điểm theo cách hệ thống hóa một số nội dung liên quan. Thứ nhất, về mức độ sử dụng hành vi khen của mỗi giới Có một câu hỏi đặt ra là đối với hành vi khen, ưu thế thuộc về giới nào, tức là giới nào sử dụng nhiều hơn giới nào? Cho đến nay chưa thể có được những câu trả lời toàn diện về vấn đề này, nhưng cũng đã có được một số nhận định như sau:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HÀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội, năm 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HÀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (QUA HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62 22 01 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS Nguyễn Thị Lương Hà Nội, năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố. Tác giả luận án Phạm Thị Hà LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Khang và PGS.TS Nguyễn Thị Lương đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án trong suốt 4 năm qua. Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Thư viện Viện Ngôn ngữ học, Thư viện quốc gia, Thư viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho luận án của tôi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội - nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các sinh viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả luận án Phạm Thị Hà MỤC LỤC BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 12 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU 13 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 14 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 15 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 15 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 17 1.1. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ 17 1.1.1. Xung quanh thuật ngữ “giới tính” và “giới” 17 1.1.2. Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 19 1.2. HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN 28 1.2.1. Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 28 1.2.2. Hành vi khen 31 1.2.3. Hành vi tiếp nhận lời khen 37 1.2.4. Nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở Việt Nam 41 1.3. CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN 42 1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45 2.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45 2.1.1. Khái niệm “khen” trong tiếng Việt 45 2.1.2. Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 47 2.1.3. Chủ đề khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 50 2.1.4. Mức độ khen giữa các giới 53 2.1.5. Cấu trúc lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 54 2.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 59 2.2.1. Khái niệm “tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt 59 2.2.2. Mức độ tiếp nhận lời khen giữa các giới trong tiếng Việt 59 2.2.3. Cấu trúc tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 66 2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 75 2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI: TRƯỜNG HỢP NGƯỜI HÂM MỘ VỚI NGHỆ SĨ 80 3.1. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 80 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN CỦA NGƯỜI HÂM MỘ VỚI NGHỆ SĨ TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 81 3.2.1. Đặc điểm về nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 81 3.2.2. Đặc điểm về cách thức khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 85 3.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN CỦA NGHỆ SĨ ĐỐI VỚI LỜI KHEN CỦA NGƯỜI HÂM MỘ TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 99 3.3.1. Đặc điểm chung về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới 99 3.3.2. Đặc điểm cụ thể về biểu thức tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới 100 3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 113 Chương 4. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI: TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI 115 4.1. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 115 4.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VỀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 116 4.2.1. Đặc điểm chung về nội dung khen hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 116 4.2.2. Đặc điểm những nội dung khen cụ thể về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 118 4.2.3. Đặc điểm về cách thức khen hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 126 4.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN VỀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƯỜI TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 137 4.3.1. Đặc điểm chung về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 137 4.3.2. Đặc điểm cụ thể về cách thức tiếp nhận lời khen đối với hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới 139 4.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145 KẾT LUẬN 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC i I. PHỤ LỤC 1: Các bảng thống kê, xử lí cụ thể i II. PHỤ LỤC 2: Tư liệu ghi âm xii III. PHỤ LỤC 3: Tư liệu phim xxxiv IV. PHỤ LỤC 4: Tư liệu giao lưu trực tuyến giữa người của công chúng và người hâm mộ lvii V. PHỤ LỤC 5: Anket điều tra lxxvi BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CN : Chủ ngữ ĐT : Động từ TT : Tính từ BN : Bổ ngữ TTT : Tình thái từ TC : Tăng cường DANH MỤC CÁC BẢNG Chương 2: Bảng 2.1. Tổng quát về hành vi khen với biểu thức khen trong tiếng Việt Tr. 46 Bảng 2.2. Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 2.3: 2.3a. Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người cùng giới 2.3b. Những chủ đề về phẩm chất dùng để khen người khác giới Phụ lục 1 Bảng 2.4. Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới Phụ lục 1 Bảng 2.5: 2.5a. Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới 2.5b. Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới Phụ lục 1 Bảng 2.6: 2.6a. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo 2.6b. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo Phụ lục 1 Bảng 2.7: 2.7a. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố 2.7b. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ Phụ lục 1 Bảng 2.8: 2.8a. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh 2.8b. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị Phụ lục 1 Bảng 2.9: 2.9a. Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng 2.9b. Mức độ nhận được lời khen từ người yêu Phụ lục 1 Bảng 2.10: 2.10a. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới 2.10b. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới Phụ lục 1 Bảng 2.11: 2.11a. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo 2.11b. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo Phụ lục 1 Bảng 2.12: 2.12a. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố 2.12b. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ Phụ lục 1 Bảng 2.13: 2.13a. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị cùng giới 2.13b. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh, chị khác giới Phụ lục 1 Bảng 2.14: 2.14a. Cách tiếp nhận lời khen từ vợ, chồng 2.14b. Cách tiếp nhận lời khen từ người yêu Phụ lục 1 Chương 3: Bảng 3.1. Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 3.2. Mức độ sử dụng biểu thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 3.3. Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 3.4. Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ, từ góc độ giới Tr. 90 Bảng 3.5. Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Bảng 3.6. Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với Phụ lục 1 Phụ lục 1 nghệ sĩ từ góc độ giới Bảng 3.7. Tình thái từ được sử dụng trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới Tr. 97 Bảng 3.8. Cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 3.9. Các kiểu xưng đáp trong hành vi tiếp nhận khen của nghệ sĩ đối với lời khen của của người hâm mộ từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 3.10. Xưng – hô xứng vai và lệch vai trong tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ đối với lời khen của người hâm mộ từ góc độ giới Phụ lục 1 Chương 4: Bảng 4.1. Những nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Tr. 116 Bảng 4.2. Tỉ lệ khen trực tiếp và gián tiếp về hình thức bề ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 4.3. Biểu thức khen trực tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 4.4. Biểu thức khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 4.5. Yếu tố tình thái trong biểu thức khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1 Bảng 4.6. Mức độ tiếp nhận lời khen bằng ngôn từ về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới Tr. 137 Bảng 4.7. Biểu thức tiếp nhận lời khen về hình thức bề ngoài của con người từ góc độ giới Phụ lục 1 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Chương 2: Biểu đồ 2.1: Mục đích, chức năng của hành vi khen trong tiếng Việt từ góc độ giới 50 Biểu đồ 2.2: 2.2a. Những chủ đề dùng để khen người cùng giới 2.2b. Những chủ đề dùng để khen người khác giới 52 52 Biểu đồ 2.3. Mức độ sử dụng lời khen giữa hai giới 53 Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng lời khen trực tiếp và gián tiếp giữa hai giới 55 Biểu đồ 2.5: 2.5a. Mức độ nhận được lời khen từ bạn cùng giới 2.5b. Mức độ nhận được lời khen từ bạn khác giới 60 60 Biểu đồ 2.6: 2.6a. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo 2.6b. Mức độ nhận được lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo 61 61 Biểu đồ 2.7: 2.7a. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Bố 2.7b. Mức độ nhận được lời khen của con trai, con gái từ Mẹ 64 64 Biểu đồ 2.8: 2.8a. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Anh 2.8b. Mức độ nhận được lời khen của em trai, em gái từ Chị 65 65 Biểu đồ 2.9: 2.9a. Mức độ nhận được lời khen từ vợ, chồng 2.9b. Mức độ nhận được lời khen từ người yêu 66 66 Biểu đồ 2.10: 2.10a. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn cùng giới 2.10b. Cách tiếp nhận lời khen từ bạn khác giới 70 70 Biểu đồ 2.11: 2.11a. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Thầy giáo 2.11b. Cách tiếp nhận lời khen của học sinh nam, nữ từ Cô giáo 71 71 Biểu đồ 2.12: 2.12a. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Bố 2.12b. Cách tiếp nhận lời khen của con trai, con gái từ Mẹ 73 73 Biểu đồ 2.13: 2.13a. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị cùng giới 74 74 2.13b. Cách tiếp nhận lời khen của em từ anh chị khác giới Biểu đồ 2.14: 2.14a. Cách tiếp nhận lời khen từ vợ, chồng 75 2.14b. Cách tiếp nhận lời khen từ người yêu 75 Chương 3: Biểu đồ 3.1. Nội dung khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới. 82 Biểu đồ 3.2. Mức độ sử dụng hình thức khen trực tiếp và gián tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 86 Biểu đồ 3.3. Các biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 87 Biểu đồ 3.4. Mức độ sử dụng động từ trong biểu thức khen trực tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 91 Biểu đồ 3.5. Mức độ sử dụng biểu thức khen gián tiếp của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 91 Biểu đồ 3.6. Các kiểu hô (gọi) trong biểu thức khen của người hâm mộ đối với nghệ sĩ từ góc độ giới 94 [...]... ngữ) và liên quan đến ngôn ngữ học xã hội (như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới) 2) Đưa ra một cái nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung và tiếng Vi t nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ giới của hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Vi t 3) Khảo sát, nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về đặc điểm ngôn ngữ giới ở hành vi khen. .. ngôn ngữ; ngôn ngữ và giới; hành vi ngôn ngữ và giới; hành vi ngôn ngữ và hành vi khen trong giao tiếp Đồng thời, ở mỗi nội dung cụ thể đó, luận án hệ thống hóa và nêu lên những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu Chương 2 Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t từ góc độ giới Chương này tập trung nghiên cứu, khảo sát làm rõ những đặc điểm của hành vi khen và tiếp nhận lời khen. .. khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Vi t: – Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen của một nhóm xã hội mới xuất hiện ở Vi t Nam khoảng mươi năm trở lại đây, đó là, tương tác giao tiếp giữa người hâm mộ với người của công chúng (chủ yếu là các nghệ sĩ): Đặc điểm ngôn ngữ giới ở hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen của nghệ sĩ với người hâm mộ – Khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời. .. 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về hành vi khen và tiếp nhận lời khen từ góc độ giới Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ở phương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới (còn được gọi là phương ngữ giới/ giới tính) Theo đó, hành vi khen và tiếp nhận lời khen là một trong những... nếu như trong ngôn ngữ học xã hội có “phong cách ngôn ngữ của mỗi giới thì tất sẽ có phong cách ngôn ngữ của mỗi giới ở hành vi khen và tiếp nhận lời khen Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Vi t Nam lại chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của nhân tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t Đây... của hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t dưới tác động của nhân tố giới; chỉ rõ các mô hình phổ biến được mỗi giới sử dụng khi khen và khi hồi đáp khen; từ đó nêu ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai giới khi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen 15 Chương 3 Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t từ góc độ giới: trường hợp người hâm mộ đối với... thể, khen và tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn, của người khen và người tiếp nhận lời khen 1.2 Như đã biết, giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người 1 Theo đó, giới tác động vào hành vi khen và tiếp nhận lời khen Nói cách. .. nhân tố xã hội - ngôn ngữ Tách nhân tố giới ra thành một biến xã hội để nghiên cứu về khen và hồi đáp khen, luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, một hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại Về mặt thực tiễn, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Vi t dưới tác động của nhân tố giới Thông qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen có thể thấy... người khen, đó là khen ai, khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì và khen như thế nào; từ phía người được khen, đó là thái độ tiếp nhận và cách tiếp nhận lời khen Tất cả sự tương tác ấy được biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ Từ góc độ cấu trúc hệ thống, khen trong tiếng Vi t là động từ và từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của Vi t ngữ học nói chung, của động từ tiếng Vi t nói riêng Từ góc độ ngữ dụng... về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, đồng thời góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp tiếng Vi t nói chung, từ góc độ giới nói riêng Từ mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau: 1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ liên quan đến ngữ dụng học (như lí thuyết hành vi ngôn ngữ) . tố giới đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Vi t qua hành vi khen và cách tiếp nhận. 54 2.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VI T TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 59 2.2.1. Khái niệm tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t 59 2.2.2. Mức độ tiếp nhận lời khen giữa các giới trong tiếng Vi t. 44 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VI T TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45 2.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG VI T TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 45 2.1.1. Khái niệm khen trong tiếng Vi t 45 2.1.2.

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan