Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao doc

31 587 4
Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao (phần 3: Phân bón) Mục đích cao nhất của việc bón phân cho thuốc lá vàng sấy là cung cấp đủ các loại dinh dưỡng khác nhau, bằng các dạng có hiệu quả nhất, vào các thời điểm và vị trí thích hợp nhất và chi phí thấp nhất để cho cây trồng có năng suất và chất lượng cao. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng ở mức độ duy trì và nâng cao độ phì của đất từ các nguồn phân bón. Chế độ phân bón cho một giống cây trồng phụ thuộc các yếu tố thời tiết, đất trồng, dạng và liều lượng phân, cách bón. A. CÁC NGUYÊN TỐ ĐA, TRUNG LƯỢNG 1. Đạm (N) Đối với thuốc lá vàng thì N là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất. Vì ngoài liều lượng cho phép rất hạn hẹp, cây thuốc lá vàng sấy còn ảnh hưởng rất lớn với dạng phân, cách bón. Đối với thuốc lá vàng sấy, sự thừa hay thiếu N đều làm giảm năng suất hoặc chất lượng. Các loại phân đạm dùng cho thuốc lá vàng sấy thông thường có 3 dạng amonium, nitrat, urea. - Dạng Nitrat (NO3-): Có ở các loại phân KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3 (chỉ 50%), NO3- là một anion nên không bị đối kháng bởi các cation khác như K+, Mg2+, Ca2+ do đó cây dễ hấp thu các N-NO3 lẫn các cation trên cùng một lúc. Tuy nhiên NO3- rất dễ bị rửa trôi nên khi sử dụng lưu ý đến lượng nước tưới hoặc lượng mưa. - Dạng amônium (NH4+): Có ở các loại phân (NH4)2SO4, DAP, NH4NO3 (chỉ 50%). NH4+ là một cation rất linh động, cây thuốc lá rất dễ hấp thu, nhất là ở giai đoạn còn non. Nếu cây hấp thu nhiều ion NH4+ thì sẽ khó hấp thu được các ion K+, Mg2+, Ca2+ (sự đối kháng cation), và đồng thời dễ đưa đến hiện tượng ngộ độc amônium. Tuy nhiên trong điều kiện thông thường (đất có pH < 7) ion NH4+ dễ dàng bị nitrat hóa chuyển sang ion NO3-, hiện tượng này bị hạn chế trên đất axit (pH < 6). - Dạng urea: Urea là loại phân đạm được tổng hợp từ khí N2 chứa tỉ lệ N cao (46%) nên có giá thành thấp nhất. Urea ở trong đất dễ dàng biến đổi thành dạng (NH4)2CO3 với dạng này trên đất axit sử dụng urea cho cây thuốc lá vàng sấy có hiệu quả như NO3-, và trong những năm mưa nhiều ở giai đoạn đầu sau khi trồng thì hiệu quả tốt hơn do ít bị rửa trôi hơn. Tuy nhiên trên đất có sử dụng thuốc sát trùng, sử dụng urea không hiệu quả. Sự cung cấp đạm cho cây thuốc lá vàng sấy biểu hiện như sau: 1. Tăng lượng đạm bón cho cây từ thiếu đến dư thừa sẽ làm tăng kích thước nhưng giảm trọng lượng mỗi đơn vị diện tích và độ dày lá. 2. Tăng tỉ lệ đạm, sẽ làm lá chậm chín, làm tăng các bệnh do nấm như bệnh đốm nâu. 3. Để lá chín đúng, điều tối cần thiết là cây phải giảm hút đạm ngay sau khi ngắt ngọn. Vào thời điểm cây đạt diện tích tối đa, trong đất không còn đạm dễ tiêu. 4. Thông thường bón không đủ đạm trong suốt thời kỳ sinh trưởng chất lượng lá sẽ thấp so với cùng một lượng đạm như vậy nếu được bón sớm. Do đó, để cây sinh trưởng tốt thì nên bón đạm sớm và giảm mức tối thiểu ở các giai đoạn sau. 5. Nicotine (Alkloid) được tổng hợp trong rễ và hơn bất cứ yếu tố nào khác, chính đạm quyết định lượng nicotine tích lũy trong lá, bởi nó là yếu tố cấu thành của nicotine . Tăng lượng đạm bón cho cây từ trạng thái thiếu đến thừa sẽ làm nicotine trong lá tăng lên. Lượng nicotine tăng do bón đạm tăng sẽ dẫn đến lá chín chậm. 6. Tăng tỷ lệ phân đạm sẽ làm giảm tỉ lệ đường. 7. Thừa đạm sẽ kích thích chồi bên phát triển thái quá, khó diệt trừ. * Sự trực di: Trồng thuốc lá trên đất cát thì chắc chắn đạm ammonium và nitrate hoàn toàn có thể bị trực di. Có nghĩa là nếu xảy ra mưa lớn ở đầu vụ thì nên bón bổ sung một lượng đạm để thay thế lượng đạm đã bị trực di khỏi tầng rễ cây. Lượng đạm bị trực di tùy thuộc vào một số yếu tố như lượng ammonium và nitrate có trong đất khi gặp mưa, và lượng nước thấm lậu qua đất. Lượng nước thấm lậu qua đất chứa phân bón do tốc độ và thời gian mưa, kết cấu của đất, độ sâu của lớp đất mặt, độ chặt và độ dốc của đất, kích thước của luống trồng và lượng nước có sẵn trong đất. * Cung cấp đạm cho cây thuốc lá vàng sấy: Lấy chuẩn là loại đất thích hợp nhất : đất cát – cát pha – pH : 5,5 – 6,2, mùn : 1%, tầng mặt dày 30 cm, dễ thoát nước. Tổng số đạm cần bón: 75 kg. Đất nặng hơn, nhiều mùn hơn, tầng mặt mỏng hơn bón ít hơn, ngược lại thì bón nhiều hơn. Dạng đạm: Urea, NH4NO3, KNO3 trong đó urea không quá 50% lượng đạm. Nếu sử dụng DAP thì tổng số N – NH4 chỉ chiếm 50% lượng đạm. Đối với các loại đất có pH > 6,2 có thể sử dụng DAP, SA (không có urea) với tổng lượng đạm từ 2 loại này chỉ chiếm 50%. Thời kỳ bón: Cố gắng bón hết đạm trước khi cây bước vào giai đoạn phát triển mạnh (3 – 4 tuần sau khi trồng). Các loại phân urea hoặc đạm ở dạng NH4+ bón trước, dạng nitrat bón sau. Trong trường hợp cần bón bổ sung thêm sau khi trồng 30 ngày, chỉ được phép bón đạm ở dạng nitrat nhưng phải bón trước khi trồng 50 ngày. 2. Lân Lân thường có trong lá thuốc từ 0,4 – 0,9%, ít hơn nhiều so với N và K2O. Trong đất dùng để trồng thuốc lá vàng sấy thường có lượng lân từ trung bình đến khá trừ những ruộng ít khi được trồng. Lân là nguyên tố dinh dưỡng rất ít bị rửa trôi, mà ngược lại dễ bị cố định trong đất, pH < 5 lân bị các nguyên tố sắt, nhôm cố định, pH > 7 lân sẽ kết tủa bởi Ca. Do đó mặc dù thực chất cây cần lân ít nhưng người ta phải bón gấp nhiều lần hơn. Sự thiếu lân thường khó nhận thấy ngoài thực tế. Hiện tượng này thường là cây lớn rất chậm, thân nhỏ, lá màu xanh đen, ra hoa trễ, chín chậm. Trường hợp thiếu lân nghiêm trọng những lá dưới có đốm trắng. Những lá sấy của những cây thiếu lân có ánh xanh hoặc nâu tối, chất lượng kém. Những thí nghiệm của các nước đưa đến kết luận nên bón lân ngay trong những ngày đầu mới trồng, bón thúc lân không có hiệu quả đối với đất có hàm lượng lân từ trung bình đến khá. Sự thừa lân không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng lá thuốc, mà chỉ làm tăng chi phí. Ảnh hưởng của lân thường ứng dụng là việc cung cấp đủ đến thừa lân để lá thuốc chín sớm. Quá thừa lân sẽ dẫn đến thiếu Fe và Zn. Vùng đất trồng thuốc lá vàng sấy trước đây thường có hàm lượng lân dễ tiêu từ nghèo đến rất nghèo (P2O5 < 10 mg/100 g), tuy nhiên ở những ruộng đã trồng thuốc lá vàng sấy thì hàm lượng lân cũng được nâng lên đáng kể 10 – 15 mg/100g). Dạng phân lân dùng trong việc trồng thuốc lá vàng sấy nên sử dụng loại hòa tan được trong nước như super lân và DAP. Super lân ở Việt Nam thường được sử dụng là super lân Lâm Thao có hàm lượng lân hiệu dụng 16% và có thêm nhiều Mg, Ca, tuy nhiên một nhược điểm khá lớn là độ dư axit của phân quá cao. Phân DAP của các nước nhập vào khá tốt, tuy nhiên vì chứa lượng dạng đạm NH4+ nên phải lưu ý khi sử dụng. * Cung cấp P2O5 cho cây thuốc lá vàng sấy - Đất có pH < 7, sử dụng 150 kg P2O5 nếu hàm lượng lân trong đất < 10 mg/100 g, hoặc ở những ruộng chưa trồng thuốc lá vàng sấy, trong đó có 100 kg P2O5 ở dạng super lân và 50 kg P2O5 ở dạng DAP. Sử dụng 100 kg/ha P2O5 dạng super lân nếu [...]... hàm lượng P2O5 > 10 mg/100 g, hoặc ở những ruộng đã có trồng thuốc lá vàng sấy - Đất có pH > 7 liều lượng sử dụng như trên nhưng chỉ dùng super lân Tất cả phân lân phải được bón trước 2 tuần sau khi trồng 3 Kali Kali là nguyên tố liên quan mật thiết đến chất lượng lá thuốc Riêng đối với thuốc lá vàng sấy kali còn là yếu tố khá quan trọng đến năng suất Trong các phân khoáng kali nguyên tố được cây thuốc. .. các nguyên tố trung, vi lượng khác Kali được rễ hấp thu dưới dạng ion K+, cho nên các dạng phân kali dùng cho thuốc lá vàng sấy là K2SO4, KNO3 và trong điều kiện cho phép có thể sử dụng một phần KCl Vì ở dạng dễ tan nên kali cũng dễ bị rửa trôi khi trời mưa lớn và cây trồng trên đất cát * Cung cấp Kali cho cây thuốc lá vàng sấy: Các loại đất trồng thuốc lá vàng sấy hầu hết có hàm lượng K2O dễ tiêu thấp... cây thuốc lá Thiếu mangan chỉ thấy rải rác ở ruộng trồng thuốc lá vàng sấy trên các loại đất vốn đã thiếu mangan Điều này thường xảy ra trên những đất kém thoát nước, ít khi dùng để trồng thuốc lá Ở những loại đất thiếu mangan, triệu chứng thiếu ban đầu thấy rất rõ là các lá non bị úa vàng Mô nằm giữacác mạch biến thành màu xanh nhạt đến gần như trắng Trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, hiện tượng vàng. .. vấn đề bận tâm trong sản xuất thuốc lá vàng sấy 3 Sulfur Hiện tượng thiếu sulfur ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi một số phân bón ngày nay chỉ chứa ít hoặc không có sulfur Hàm lượng sulfur trong phân bón thuốc lá thường giảm khi hàm lượng đạm, lân và kali tăng Một yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ thiếu sulfur trong đất cát là khi sử dụng các dưỡng chất khác với lượng cao hơn, đặc biệt là đạm, để... giúp vận chuyển tinh bột Sự hủy hoại các lục tố khởi đầu từ các lá bên dưới; và trên mỗi là nó bắt đầu tại chót lá và mép lá kéo dài về phiến lá và vùng trung tâm Các gân lá vẫn giữ màu xanh trong khi mô phiến lá chuyển vàng Trường hợp quá nặng lá có thể trở nên trắng hoàn toàn, cho thấy các sắc tố vàng cũng bị hủy hoại theo Hiếm khi lá phát triển các đốm chết Triệu chứng thiếu ma-nhê có thể xuất hiện... mangan trên lá có thể là cách bón có hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu mangan bởi mức sử dụng mangan khi phun lên lá tuy thấp nhưng cho kết quả tương tự như khi bón vào đất với lượng cao hơn Một số nhà trồng thuốc lá đạt được kết quả tốt khi phun lên lá từ 0,56 – 1,12 kg/ha mangan chế biến Hình như thuốc lá là cây háo mangan, vì thế hay xảy ra ngộ độc nếu mức hữu dụng của mangan trong đất cao và pH... đạm, khi cây tăng trưởng nhanh, và độ ẩm cao Thuốc lá vàng sấy chỉ cần một lượng nhỏ bor; và chỉ hơi thừa một ít sẽ có tác động xấu đến cây Trong điều kiện đất quá khô hạn có độ pH = 7, bón 0,34kg bor/ha đủ để khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng nói trên, và trong một số trường hợp, bón 1,0 kg bor/ha sẽ gây ngộ độc cho cây non Đối với các đất trồng thuốc lá vàng sấy ở phía Nam, nếu ruộng chưa có biểu... enzym của cây thuốc lá Chức năng của Zn có liên quan họat động của hormon sinh trưởng auxin Tình trạng thiếu zn của cây thuốc lá ít xảy ra trên đồng ruộng Trường hợp cây thuốc lá thiếu Zn, triệu chứng được mô tả là các d0ốm họai tử tương tự đốm vi khuẩn xuất hiện trên các lá già 5 Cu Cu chất chuyên chở điện tử Cu có mặt trong hệ thống enzym liên quan đến quá trình quang hợp của cây thuốc lá Hiếm khi... đồng trên cây thuốc lá trong thực tế sản xuất Akehurst (1981) cho biết cây thuốc lá thiếu Cu có bộ lá mềm yếu nhất là các lá non 6 Molipden Mo ảnh hưởng đáng kể đến việc trao đổi đạm và hydratcarbon trong quá trình sinh trưởng và hóa sinh trong khi sơ chế, lên men thuốc lá Thời gian và phương pháp bón đồng và Molipden rất quan trọng Epdacova cho rằng bón thúc bằng lifi (Li) cho thuốc lá sẽ giúp cho... thường gặp Tăng lượng kali và calci trong dung dịch nuôi cấy, hàm lượng của các nguyên tố trong cây thuốc lần lượt tăng lên nhưng trái lại ma-nhê lại giảm Trong loại đất có lượng ma-nhê hữu hiệu thấp, lượng ma- nhê trong lá sẽ càng thiếu trầm trọng khi cây được bón thừa kali Có thể làm giảm triệu chứng thiếu ma-nhê trong cây bằng cách phun phân bón lá, nhưng các vùng bị mất màu xanh trên lá vẫn không . Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao Kỹ thuật thâm canh thuốc lá vàng sấy chất lượng cao (phần 3: Phân bón) Mục đích cao nhất của việc bón phân cho thuốc lá vàng sấy là. thuốc lá vàng sấy còn ảnh hưởng rất lớn với dạng phân, cách bón. Đối với thuốc lá vàng sấy, sự thừa hay thiếu N đều làm giảm năng suất hoặc chất lượng. Các loại phân đạm dùng cho thuốc lá vàng. mật thiết đến chất lượng lá thuốc. Riêng đối với thuốc lá vàng sấy kali còn là yếu tố khá quan trọng đến năng suất. Trong các phân khoáng kali nguyên tố được cây thuốc lá vàng sấy hấp thu

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan