ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG pps

13 7.7K 118
ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG 1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của VBQLNN Văn bản là việc ghi lại sự giao tiếp hay là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ nhất định hay bằng một ký hiệu. VBQLNN là những văn bản chứa đựng những thông tin bằng một ngôn ngữ nhất định do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự thủ tục và dưới hình thức nhất định được nhà nước bảo đảm bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ hay giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. VBQLNN bao gồm có VBQPPL, VB cá biệt (văn bản áp dụng), VBHC thông thường và các văn bản chuyên môn (như văn bản tài chính, tư pháp, ngoại giao), văn bản kỹ thuật (như trong xây dựng, kiến trúc). Đặc điểm: - Chứa đựng thông tin bằng một ngôn ngữ nhất định. Ví do như giấy khám sức khoẻ (thể hiện tính chuyên môn) ghi các thông tin về sức khoẻ; Giấy khai sinh chứa các thông tin cá nhân, lý lịch… - Do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thủ tục. ví dụ như chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định theo trình tự thủ tục nhất định do pháp luật qui định. - Được nhà nước đảm bảo bằng những biện pháp khác nhau như biện pháp cưỡng chế, răn đe, giáo dục… Câu 2: các chức năng cơ bản của VBQLNN 1.1 chức năng thông tin -Văn bản quản lý dùng để viết lại và truyền đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể quản lý. - thông tin trong quản lý có thẻ nhìn lại, xem xét lại, phản hồi lại trong các văn bản quản lý của nhà nước. vì vậy, thông tin trong quản lý phức tạp, phong phú và đa dạng. trong quá trình quản lý chúng ta phải biết phân loại để xử lý cho phù hợp.( ví dụ: cá nhân có hành vi vi phạm hành chính như vượt đèn đỏ, thì ra quyết định xử phạt có chứa đựng thông tin và có chế tài cụ thể) -muốn ra quyết định xử phạt phải lập biên bản xử phạt- biên bản này là- biên bản này là cơ sở để ra quyết định xử phạt. 2.2. chức năng quản lý - VBQLNN là phương tiện, công cụ cơ bản, chủ yếu để truyền đạt mệnh lệnh quản lý đồng thời nó cũng là những phương tiện, công cụ quan trọng, hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý. 2.3 chức năng quản lý -VBQLNN được thể hiện qua việc sử dụng các văn bản này để ghi chép lại các QPPL( với tư cách là công cụ, phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng) và nó là nguồn cơ bản trọng trong hệ thống VBQLNN -VBQLNN là cơ sở pháp lý để giải quyết những vụ việc cụ thể - VBQLNN luôn hướng tới tạo ra môi trường pháp lý mà các đối tượng thực hiện hoặc thi hành được ý thức tuân thủ pháp luật có lợi hơn là xử phạt chúng. 2.4. chức năng văn hoá- xã hội của văn bản VBQLNN thể hiện trình độ văn minh quản lý của mỗi thơi kỳ. 2.5. chức năng kinh tế -VBQL phản ánh được quy luật vận động của xã hội, phản ánh được các sự vật, hiện tượng phù hợp với thực tiễn khách quan. Như vậy, sẽ là những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xh của đất nước. 3. Phân tích vai trò của VBQLNN VBQLNN là những văn bản chứa đựng những thông tin bằng 1 ngôn ngữ nhất định do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định được Nhà nước bảo đảm bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nhà nội bộ hoặc giữa những cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân. VBQLNN có 4 chức năng: - truyền đạt thông tin - Là công cụ, phương tiện để thực hiện các quyết định - Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy nhà nước - Là công cụ để xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật 4. Phân tích ý nghĩa của văn bản quản lí Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Văn bản quản lí NN là những văn bản chứa đựng những thông tin bằng 1 ngôn ngữ nhất định do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định, được NN bảo đảm bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ hoặc giữa cơ quan NN với tổ chức và cá nhân. Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quản lí để điều hành và quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Cuộc sống xã hội luôn luôn phát triển, nhiều văn bản đã ban hành không đáp ứng kịp thời tình hình xã hội nhất là khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Xây dựng NN pháp quyền Việt Nam là xây dựng NN của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, có thể nói, ý nghĩa quan trọng hàng đầu của văn bản quản lí NN trong quá trình xây dựng NN pháp quyền XHCN ở VN là: - Là cơ sở pháp lí để giải quyết những vụ việc cụ thể. Cụ thể nó giúp cho các cơ quan thi hành pháp luật có điều kiện nắm bắt dễ dàng, nhanh chóng những quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời cũng giúp cho nhân dân có điều kiện tiếp cận, hiểu biết về các vấn đề mà họ quan tâm. - Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Là phương tiện, công cụ truyền đạt mệnh lệnh quản lí, kiểm tra giám sát hiệu quả hoạt động quản lí. 5. Phân tích khái niệm, đặc điểm của công tác văn phòng. Trả lời: - Khái niệm công tác văn phòng có thể bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất, văn phòng là bộ máy làm việc tổng hợp và trực tiếp của cơ quan, tổ chức phục vụ cho việc điều hành của lãnh đạo bằng các hoạt động tham mưu tổng hợp và đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của cơ quan. Thứ hai, văn phòng được hiểu là một phòng làm việc cụ thể của lãnh đạo hay người quản lí, những người có chức vụ, tầm cỡ như giám đốc, tổng giám đốc… Thứ 3, Văn phòng còn được hiểu là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; là địa điểm giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan đơn vị đó, là nơi mà mọi cán bộ, công chức hàng ngày đến đó để thực thi công vụ, nhiệm vụ.(vd: vp của bộ, của UBND ) Thứ 4, văn phòng là một dạng hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, trong đó diễn ra việc thu nhận, bảo quản, lưu trữ các loại văn bản, giấy tờ, tức là những công việc liên quan đến công tác văn thư. Tóm lại, văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lí và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lãnh đạo, đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, kĩ thuật cho hoạt động chung của toàn cơ quan, tổ chức đó. - Đặc điểm công tác văn phòng( cái ni sách vở k ghi cụ thể ^^): + Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức: Tức là 1 bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ quan, tổ chức nói chung. + Công tác văn phòng bao gồm các tác nghiệp đầu vào và đầu ra có những tính chất đặc thù nhất định. . Đầu vào là các hoạt động trợ giúp lãnh đạo tổ chức, quản lí, sử dụng toàn bộ các nguồn thông tin về những lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… theo các phương án khác nhau nhằm thu được những kết quả tối ưu trong từng hợt động của cơ quan tổ chức. . Đầu ra là các hoạt động phân phối, chuyển tải, xử lí các thông tin phản hồi trong nội bộ và từ bên ngoài vào cư quan, tổ chức theo yêu cầu của lãnh đạo. Toàn bộ những hoạt động đó góp phần trợ giúp công tác tổ chức điều hành thông tin trong cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin trong quá trình quản lí, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức đạt mục tiêu mong đợi. Nhìn chung, công tác văn phòng bao gồm những công việc liên quan tới tổ chức, quản lí các thông tin, giấy tờ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đến việc xử lí các thông tin phục vụ cho lãnh đạo. + Có địa điểm hoạt động, giao dịch nhất định, tức là phải có cơ sở hạ tầng cụ thể như nhà xưởng, phưuơng tiện, trang thiết bị và các điều kiện vật chất khác tương ứng với quy mô tổ chức, nôi dung hoạt động của cơ quan, tổ chức để đảm bảo vận hành công việc thuận lợi. + Phạm vi hoạt động của công tác văn phòng không chỉ giới hạn trong nội bộ văn phòng mà còn ở trong toàn cơ quan, tổ chức. Câu 6: chức năng của công tác văn phòng 1. chức năng tham mưu tổng hợp VP tiến hành những nội dung nhiều mặt và có tính chất tổng hợp trong việc tham vấn về mặt tổ chức, điều hành, những công việc của lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức nhứng hoạt động trong phạm vi, nhiệm vụ đươc thủ trưởng, cơ quan đơn vị giao cho. - chức năng tham mưu của VP bao hàm nhứng nội dung tham vấn cho ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị. còn tổng hợp là việc thống kê, xử lý thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý. Vì vậy, chức năng tham mưu tong hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động của VP không nên tách chúng ra làm những chức năng riêng biệt. - Những kết quả trong tham vấn xuất phát từ việc xử lý khoa học đầy đủ, chính xác, khách quan nhằm trợ giúp để cho lãnh đạo để đưa ra các quyết định xử phạt cuối cùng. 1.2 chức năng hậu cần Là chức năng đảm bảo các điều kiện vật chất như nhà cửa, trang thiết bị, tài chính, phương tiện…đây là những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. - trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức những yếu tố trên phải được quản lý, sắp xếp phân bổ phù hợp, đồng thơi không ngừng được bổ sung để cung cấp kịp thời, đầy đủ cho mọi nhu cầu hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. - chức năng hậu cần của VP có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức tuy nhiên trong thực hiện chức năng của mình, áp dụng các phương thức quản lý sao cho việc chi phí thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao. 7. Phân tích nhiệm vụ của Văn phòng - 1- Xây dựng chương trình công tác của cơ quan và đôn đốc thực hiện chương trình, lịch làm việc của cơ quan: bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, hàng quý, 6 tháng, năm của cơ quan - 2- Thu thập xử lý, quản lý và tổ chức sử dụng thông tin, để từ đó tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động của các cơ quan trong đơn vị cơ quan, đưa ra các đề suất kiến nghị, các biện pháp thực hiện phục vụ sự điều hành và chỉ đạo của thủ trưởng. - 3- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn văn bản cho thủ trưởng và chịu trách nhiệm về tính pháp lý, kỹ thuật soạn thảo văn bản của cơ quan ban hành. - 4- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, rồi giải quyết các văn thư , tờ trình của các đơn vị, cá nhân theo quy chế của cơ quan, tổ chức theo dõi việc giải quyết các văn thư và tờ trình đó. - 5- Tổ chức giao tiếp về đối nội, đối ngoại, giúp cơ quan, tổ chức trong công tác thư từ, tiếp dân, giữ vai trò là cầu nối liên hệ với cơ quan cấp trên, cấp dưới, cũng như các đối tượng quản lý khác. - 6- Lập kế hoạch về tài chính, dự toán kinh phí hàng năm, hằng quý, hoặc dự kiến phân phối hạn mức kinh phí, báo cáo kế toán, cân đối hàng quý, hàng năm; chi trả tiền lương, tiền thưởng, chi tiêu nghiệp vụ theo sự phân công của thủ trưởng và căn cứ vào quy định của nhà nước. - 7- Mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, sửa chữa, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cán bộ, đảm bảo các yêu cầu hậu cần cho các hoạt động của cơ quan. - 8 – tổ chức thực hiện công tác y tế, bảo vệ sức khỏe; bảo vệ trật tự, an toàn cơ quan; tổ chức phục vụ các cuộc họp lễ nghi, khách tiết, thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách một cách khoa học và văn minh. - 9- Thường xuyên tổ chức, kiện toàn bộ máy văn phòng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong văn phòng để từng bước hiện đại hóa công tác hành chính văn phòng, chỉ đạo hướng dẫn nhiệm vụ văn phòng cấp dưới hoặc các đơn vị chuyên môn đồng thời duy trì liên tục thường xuyên hiệu quả hoạt động của văn phòng. => Hiệu quả của công tác văn phòng có ý nghĩa quan trọng nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với thành công trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,bởi lẽ: văn phòng giải phóng cho lãnh đạo khỏi tình trạng sự vụ không đáng có, tập trung vào những công việc chính, quan trọng, chỉ đạo điều hành công việc chính, quan trọng, chỉ đạo điều hành công việc khoa học và có kết quả hơn, bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, thống nhất, liên tục, sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ quan, tổ chức; đảm bảo hoạt động của toàn cơ quan, tổ chức tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương; giữ được vai trò là đầu mối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, với các cơ quan, tổ chức khác và nhân dân nói chung. 8. Phân tích các nguyên tắc trong tổ chức quản lý và giải quyết công văn đến. Công văn đến là những văn bản (công văn, tài liệu, thư từ…) do cơ quan nhận được từ bên ngoài gửi đến. Khi giải quyết và quản lý công văn đến phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tất cả các công văn đến phải đưa qua văn thư vào sổ và được quản lý thống nhất. - Công văn đến phải được ký nhận vào sổ chuyển giao công văn của văn thư. Khi tiếp nhận, chuyển giao văn bản phải được bàn giao, ký nhận rõ ràng. - Công văn đến phải đưa đến đúng chủ thể có thẩm quyền (chuyển qua thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính) theo qui định của pháp luật (chuyển qua thủ trưởng cơ quan, chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính) trước khi phân phối cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. - Phải xử lý nhanh chóng chính xác và đảm bảo bí mật theo yêu cầu. 9. Phân tích ý nghĩa, vai trò của công tác văn thư. Theo từ điển tiếng việt của nhà xuất bản khoa học xã hội 1994, thì “công tác văn thư là công tác quản lý công văn giấy tờ trong một cơ quan”. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về công tác văn thư nhưng có hai quan điểm được chú ý nhiều hơn đó là: - Quan điểm thứ nhất: coi CTVT là công tác tổ chức giải quyết và quản lý công văn, giấy tờ trong các cơ quan. Quan điểm này gồm có 2 nội dung. Thứ 1, tổ chức và giải quyết các công văn giấy tờ theo thẩm quyền. Thứ 2, quản lý quy trình và chu chuyển theo qui định. - Quan điểm thứ 2, coi CTVT là toàn bộ công việc về soạn thảo và ban hành. VB trong các cơ quan về tổ chức giải quyết và quản lý văn bản. Quan điểm 2 phù hợp, bao trùm và rộng rãi hơn. * Ý nghĩa, vai trò của CTVT CTVT là hoạt động không thể thiếu được ở bất cứ cơ quan nào và công việc này phần lớn được thực hiện bởi hoạt động văn phòng. Làm tốt CTVT sẽ đảm bảo cho nó có những ý nghĩa sau: - Giúp cho việc giải quyết mọi công việc của cơ quan được nhanh chóng và chính xác, có năng suất và chất lượng đúng đường lối, chính sách, nguyên tắc và chế độ, đồng thời đảm bảo quản lý công việc của cơ quan được chặt chẽ và chính xác. - Đảm bảo cho việc cung cấp thông tin cần thiết phục vụ hoạt động của các cơ quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, đồng thời giữ gìn được bí mật của Đảng và nhà nước, hạn chế bệnh quan liêu giấy tờ, góp phần cải cách thủ tục hành chính phục vụ cho công việc đổi mới hiện nay. - Tạo điều kiện để giải quyết công việc và tiến hành hoạt động của cơ quan được nhanh chóng chính xác, đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước giúp cho việc quản lý kiểm tra của các cơ quan đạt hiệu quả cao hơn. - Góp phần tiết kiệm giảm bớt các chi phí k cần thiết (như công sức, nguyên vật liệu chế tác, trang thiết bị dùng trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản và vẫn đảm bảo những hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước). - Tham gia giữ gìn bảo quản các tài liệu, các văn quản lý nhà nước. Góp phần giữ lại các giấy tờ, bằng chứng về hoạt động của các cơ quan (của cá nhân, của tập thể) phục vụ cho hoạt động kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan. Góp phần giữ gin nhứng tài liệu giá trị về mọi lính vực để phuc vụ cho việc tra cứu thông tin quá khư. Là tiền đề của công tác lưu trữ. 10. Phân tích các yêu cầu hiện đại hóa công tác văn phòng của nước ta hiện nay. * Mục tiêu của hiện đại hóa công tác văn phòng Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt dộng chức năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình văn phòng phải luôn được hiện đại [...]... thứ hai là quản lý trong quá trình theo những quy trình chung chuyển theo quy định - Công tác văn thư là toàn bộ các công việc về soạn thảo và ban hành văn bản trong các cơ quan tổ chức, giải quyết và quản lý văn bản * Đặc điểm - Công tác văn thư là toàn bộ quá trình quản lý văn bản phục vụ cho yêu cầu quản lý của các cơ quản - Mục đích là đảm bảo thông tin cho quản lý - Những tài liệu văn kiện được... mà bản thân nó phải có nội dung và cơ chế vận hành ngày càng hiện đại, tức là có cấu trúc khoa hoc, tối ưu hóa sao cho có thể áp dụng được những thành tựu công nghệ hiện đại và đạt tới những hiêu quả ngày cang cao hơn 11 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác văn phòng trong quản lý hành chính nhà nước Trong hoạt động của văn phòng có rất nhiều yếu tố chi phối đến hiệu quả hoạt đọng của văn phòng. .. phải đảm bảo các thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ có hiệu quả công tác văn phòng 12 Phân tích khái niệm và đặc điểm của công tác văn thư * Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt nhà xuất bản khoa học xã hội 1994 thì “ văn thư là công tác quản lý công văn, giấy tờ trong một cơ quan đơn vị, tổ chức ”.Như vậy công tác văn thư được hiểu là hoạt động quản lý các công văn giấy tờ tài liệu cảu... những văn phòng phẩm giản đơn cũng ngày càng hiện đại hóa để phục vụ tốt hơn, thuận lợi cho công tác văn phòng - về kỹ thuật nghiệp vụ hành chính Kỹ thuật nghiệp vụ hành chính là những kỹ năng làm việ, là biện pháp có tính công nghệ được áp dụng trong điều hành bộ máy hành chính nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến hành chính Như mọi yếu tố mang tính công nghệ, ký thuật nghiệp vụ hành chính. ..hóa Văn phòng hiện đại sẽ hạn chế tối đa việc lãng phí thời gian, công sức, giảm chi phí về quản lý điều hành mà vẫn đảm bảo tốt chất lượng công việc hàng ngày Đồng thời giúp cho các nhà quản lý thoát khỏi những công việc hành chính mang tính sự vụ, tạo điều kiện phát huy sáng tạo của mõi cán bộ, công chức văn phòng, giúp họ có thời gian tập trung vào hoàn thành tốt nhiệm vụ chính của mình,... ưu để điều hành công việc đạt hiêu quả cao nhất * Những nội dung cơ bản của hiện đại hóa công tác văn phòng - Tổ chức bộ máy văn phòng khoa hoạc gọn nhẹ: Tùy theo mô hình và tổ chức cơ quan mà tổ chức bộ máy văn phòng sao cho hợp lý nhưng dù văn phòng lớn hay nhỏ muốn tổ chức theo hướng hiện đại hóa phải đảm bảo tinh gọn đúng chức năng và hiệu lực - Từng bước công nghệ hóa công tác văn phòng Công nghệ... những thành tựu của công nghệ tin học, máy tính và công nghệ truyền thông đã làm cho hoạt động của công tác văn phòng thay đổi căn bản về chất và lượng Văn phòng hiện đại là văn phòng gắn liền với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến của công nghệ thông tin Hiện nay việc thu thập và xử lý thông tin Nhờ có máy tính và qua nối mạng đã đạt những tốc độ chóng mặt Mọi tác nghiệp cảu công tác văn phòng. .. trong một phòng máy Đó cũng là cơ sở để tiến tới văn phòng tự động hóa, văn phòng điện tử - Về trang thiết bị văn phòng Các trang thiết bị góp phần dáng kể vào việc nâng cao hiêu quả nghiệp vụ văn phòng, giảm bớt những áp lực tâm sinh lý đối với cán bộ, nhân viên văn phòng Các máy móc hiện đại giảm thiểu chi phí sức lực, đem lại năng suất cao trong hoạt động Đó là máy vi tính, máy in nhân bản siêu tốc,... cơ quan tổ chức đơn vị nhà nước Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm về công tác văn thư nhưng có hai quan điểm về công tác văn thư được chú ý nhiều hơn, đó là: - Công tác văn thư là công tác tổ chức, giải quyết và quản lý công văn giấy tờ trong các cơ quan tổ chức đơn vị nhà nước Như vậy quan điểm này bao gồm hai nội dung: Nội dung thứ nhất là về tổ chức giải quyết các công văn giấy tờ theo thẩm... hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động công tác văn phòng Cụ thể có một số yếu tố cơ bản như sau: - yếu tố về quy mô và cách thức tổ chức cơ quan công sở - Yếu tố về đội ngũ cán bộ công chức: Về trình độ chuyên môn, ý thúc, sự hiểu biết pháp luật, tinh thần thái độ làm việc, phảm chất - Yếu tố quy chế hoạt động: quy chế cụ thể rõ ràng, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các đơn vị tổ chức để thực . ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG 1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của VBQLNN Văn bản là việc ghi lại sự giao tiếp hay là phương tiện ghi lại và truyền đạt. tổ chức và cá nhân. Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quản lí để điều hành và quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Cuộc. ban hành văn bản trong các cơ quan tổ chức, giải quyết và quản lý văn bản. * Đặc điểm - Công tác văn thư là toàn bộ quá trình quản lý văn bản phục vụ cho yêu cầu quản lý của các cơ quản. - Mục

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan