Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3 pps

15 330 1
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3 1.3.3.3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu tư nhân Sở hữu cá nhân với tư cách là một hình thức sở hữu đã từng tồn tại trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây đã không được nhắc lại trong BLDS và điều đó đồng nghĩa với việc có lẽ nó đã không được thừa nhận về mặt pháp lý. Ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể tương ứng với từng bản Hiến pháp, vấn đề về sở hữu nói chung và sở hữu tư nhân nói riêng được nhìn nhận và đánh giá không giống nhau. Tuy nhiên cuối cùng vai trò của nó đã được thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng văn bản pháp luật có giá trị cao nhất đó là Hiến pháp.HP 1959 lần đầu tiên nhà nước đề cập đến sở hữu tư nhân và thừa nhận nó dưới dạng: -Hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ -Hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc. qui định tại Điều 11Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.” HP 1959 đã đề cập và giải thích chi tiết sở hữu tư nhân bao gồm những thành phần nào và tất cả đều được nhà nước bảo hộ bình đẳng như nhau. Tại các Điều 14, 15, 16, 18, nhà nước thể hiện sự quan tâm đến các hình thức sở hữu của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có tầng lớp nông dân (Điều 14), những người làm nghề thủ công, những người lao động riêng lẻ (Điều 15), các nhà tư sản dân tộc (Điều 16). Đồng thời Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác. (Điều 18) Tuy nhiên đến HP 1980 sở hữu tư nhân đã không được thừa nhận sự tồn tại trong nền kinh tế, nhà nước với mục tiêu tiến hành cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, đã thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân được chú trọng. (Điều 18) Ngoài tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công trình công cộng v.v… nhà nước còn trưng thu toàn bộ tài sản của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản (Điều 25) đưa vào sở hữu toàn dân. Và nhà nước chỉ bảo vệ tài sản của công dân với điều kiện “được phép lao động riêng lẻ” (Điều 27) Đến giai đoạn này ta thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong đường lối của nhà nước, với nôn nóng xây dựng XHCN ở miền Bắc làm nền tảng kinh tế, là hũ gạo để nuôi sống miền Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến, các nhà lãnh đạo đã tư duy sai lầm khi lựa chọn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung làm cơ sở để thực hiện chiến lược của mình. Việc quá coi trọng sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể không thừa nhận bộ phận sở hữu tư nhân đã đưa đất nước ta vào giai đoạn “đêm đen”, nhà nước sản xuất mọi thứ và bao tiêu mọi thứ với giá cả bất hợp lý, thị trường không tồn tại, chỉ có tem, phiếu và mọi công dân phải xếp hàng để được nhận những mặt hàng không những không phù hợp với nhu cầu mà còn kém chất lượng, thậm chí không thể sử dụng. Tiêu chí làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thể hiện sự bất hợp lý, nó tiêu diệt động lực lao động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các cá nhân, thành phần kinh tế tư nhân không được thừa nhận cho nên phải hoạt động lén lút cầm chừng, không tự do buôn bán, không thương mại, không xuất nhập khẩu, nền kinh tế không có động lực để phát triển và ngày càng suy yếu. HP 1980 đã góp phần đưa đất nước lùi một khoảng dài hàng chục năm so với thời cuộc. Tuy nhiên nhà nước đã nhận ra và sửa chữa sai lầm của mình bằng công cuộc đổi mới toàn diện 1986. Trên cơ sở đó HP 1992 ra đời sau đó được sửa đổi bổ sung đã khắc phục nhiều nhược điểm của HP 1980 trong đó quan trọng nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. (Điều 15) Việc nhà nước thừa nhận trở lại sở hữu tư nhân cho thấy nhìn nhận đúng đắn về vai trò của các thành phần kinh tế: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 16). Trên tinh thần đó nhà nước cam kết bằng Hiến pháp bảo vệ tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội (Điều 23), kể cả các cá nhân và tổ chức nước ngoài (Điều 25). Đây là điểm tiến bộ của Hiến pháp 1992 (sửa đổi bỏ sung 2001) so với tất cả các bản Hiến pháp trước đó, thể hiện kỹ thuật lập hiến của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Năm 1946, cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công giành lại chủ quyền cho dân tộc, nền tự do cho nhân dân và lần đầu tiên thiết lập một nhà nước Dân chủ cộng hòa trên lãnh thổ Việt Nam, Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước ta được xây dựng với nguyên tắc chủ đạo là: “Đoàn kết toàn dân,… đảm bảo các quyền tự do dân chủ” của nhân dân. Với kĩ thuật lập pháp còn khá thô sơ, Hiến pháp 46 chỉ vỏn vẹn 70 điều quy định những vấn đề cơ bản nhất nhằm thiết lập một chế độ chính trị sơ khai sau chiến tranh. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 cũng dành riêng một điều để ghi nhận về quyền sở hữu. Cụ thể, điều thứ 12 Hiến pháp này quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân được đảm bảo”, không có thêm bất cứ quy định nào khác liên quan đến vấn đề sở hữu trong Hiến pháp này. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, nhà nước ta trong giai đoạn này vẫn chủ trương về hình thức sở hữu đa thành phần, hình thức sở hữu tư nhân vẫn được nhà nước bảo vệ, có thể nói, trong giai đoạn này quyền sở hữu là quyền hiến định của công dân. Năm 1959, Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thể mới. Xây dựng miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam đề hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới – đó là lí do Hiến pháp 1959 ra đời. Xuất phát từ tình hình mới đó, chế định sở hữu trong Hiến pháp này cũng có những chuyển biến nhất dịnh phù hợp với tình hình mới. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 11 Hiến pháp 1959: “Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.” Khác với Hiến pháp 1946, các quy định về sở hữu được quy định ở Hiến pháp 1959 được quy định cụ thể hơn rất nhiều. Chẳng hạn, Điều 12 quy định về hình thức sở hữu toàn dân, Điều 13 quy định về hình thức sở hữu của hợp tác xã, Điều 14 quy định về hình thức sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân, Điều 15 quy định về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác, Điều 16 quy định về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà nước tư sản dân tộc,… Ngoài ra, Hiến pháp còn nhiều quy định khác quy định về quyền sở hữu và bảo hộ quyền sở hữu của các nhóm chủ thể khác nhau. Nhìn chung, trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến đáng kể trong chế định sở hữu, cụ thể, vẫn tồn tại đủ các hình thức sở hữu nhưng đã có sự thay đổi trong vai trò của chúng. Như được khẳng định tại Điều 11 Hiến pháp 1959, đây là một giai đoạn “quá độ” của quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chính vì vậy, nhà nước vẫn tạm thời chấp nhận chế độ sở hữu tư nhân, tư bản tư nhân những ở mức độ hạn chế hơn, không khuyến khích. Bên cạnh đó, đưa ra định hướng cải tạo dần thành phần sở hữu tư nhân, cụ thể, Điều 16 Hiến pháp 1959 quy đinh: “Nhà nước ra sức hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần phát triển kinh tế quốc dân phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích và hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc đi theo con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác”. Trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, thống nhất nước nhà, tâm lí hăm hở xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, sớm thiết lập chế độ cộng sản đã trở thành tư tưởng chủ đạo khi xây dựng Hiến pháp 1980, dường như lúc này không ai quan tâm nhiều đến hoàn cảnh khó khăn thực tiễn hay tương quan với những thế lực bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam. Hiến pháp 1980 thiết lập một chế độ sở hữu hoàn toàn mới, đoạn tuyệt hẳn với chế độ sở hữu tư bản tư nhân. Cụ thể, Điều 18 Hiến pháp 1980 quy định: “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.”Đồng thời, “tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp”, và trong Hiến pháp này cũng không có bất cứ điều luật nào khác quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu của công dân, quyền mà nhiều quốc gia trên thế giới được xem là “quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Cho đến nay, khi nhắc đến giai đoạn này, chúng ta đều cho rằng đó là một sai lầm, là một giai đoạn mông muội. Sự nôn nóng về việc xây dựng một chế độ sơt hữu toàn dân khiến cho chúng ta không đủ minh mẫn để suy xét, sự không tương thích giữa cơ sở hạ tầng và chế độ sở hữu mới làm cho toàn nền kinh tế rơi vào tình trạng suy sụp nhanh chóng. Những hậu quả của nó cho đến nay vẫn chưa có khả năng khắc phục hoàn toàn. Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân trong giai đoạn này như một sự cưỡng bức với nền kinh tế, đốt cháy động lực của sự phát triển. Nhận thức được sai lầm này, Đại hội Đảng lần thứ 6 vào cuối năm 1986 đã quyết định chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, mãi đến năm 1992, Hiến pháp mới được sửa đổi, trong giai đoạn từ đó cho đến khi Hiến pháp mới ra đời, chúng ta đã tạm thời chấp nhận tình trạng “vi hiến”. Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu những thay đổi sâu sắc trong tư duy và chiến lược phát trển kinh tế và cả đường hướng chính trị của nhà nước ta. Nếu như trước đây kinh tế thị trường được xem là sự thối rữa của các nhà nước tư bản thì nay chúng ta xác định, chúng là hình thái kinh tế bắt buộc cần thiết trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thiết lập nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư bản tư nhân. Điều này được thể hiện khá cụ thể trong Điều 15 Hiến pháp 1992: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Tuy nhiên, hình thức sở hữu tập thể và nhà nước vẫn đồng thời được khuyến khích: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân…Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”.Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu của tổ chức cá nhân (Điều 23). Qua hơn 17 năm vận hành, nhìn vào những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam có thể thấy chế định sở hữu trong Hiến pháp 1992 là một quyết định đúng đắn, phù hợp với trình độ hiện thời của Việt Nam. Nếu nhìn vào những thay đổi trong chính sách cũng như trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta trong giai đoạn gần đây, chúng ta cũng có thể thấy những thay đổi trong vai trò của các hình thức sở hữu thuộc các thành phần kinh tế nước ta hiện nay. Trong giai đoạn trước mắt, sở hữu tư bản tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với nền kinh tế. Đây không phải là sự thay đổi định hướng xã hội chủ nghĩa mà là sự thay đổi để phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ. Chính vì vậy, nhà nước càng cần phải nâng cao vai trò quản lí của mình, điều kiển và vận hành bằng các phương tiện vĩ mô hơn, đảm bảo sự phát triển đúng hướng, kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước Việt Nam. Triết học Mác Lê – nin đã khẳng định, cơ sở hạ tầng chính là yếu tố quyết định kiến trúc thượng tầng của một xã hội, và vì thế chế độ sở hữu của một nền kinh tế luôn là yếu tố tiên quyết quyết định đến bản chất của mọi nhà nước. Chính vì vậy, điều này luôn được ghi nhận trong văn bản pháp lí cao nhất của mỗi nhà nước – Hiến pháp. Lịch sử lập hiến của nước ta đã trải qua 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, và Hiến pháp 1992 (sẽ được sử đổi, bổ sung trong thời gian không xa), cùng với sự thay đổi đó là những thăng trầm của đấu tranh giành độc lập dân tộc và tìm kiếm một hướng đi phù hợp cho một nhà nước dân chủ. Pháp luật là một hiện thượng thuộc kiến trúc thượng tầng, tuy nhiên, nó cũng là sản phẩm của giai cấp, chính vì vậy, sự thay đổi của nó vừa thể hiện những biến động trong thực tiễn xã hội và đồng thời cả ý chí, tư tưởng của giai cấp thống trị qua các giai đoạn lịch sử. Lượt lại sự thay đổi của chế định sở hữu quan 4 bảng Hiến pháp sẽ cho ta thấy rõ những điều này. Có lẽ cũng là cơ hội cho việc nhìn nhận lại bài học lập pháp đáng giá mà chúng ta không thể không ghi nhớ. Năm 1946, cuộc Cách mạng Tháng tám thành công giành lại chủ quyền cho dân tộc, nền tự do cho nhân dân và lần đầu tiên thiết lập một nhà nước Dân chủ cộng hòa trên lãnh thổ Việt Nam, Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước ta được xây dựng với nguyên tắc chủ đạo là: “Đoàn kết toàn dân,… đảm bảo các quyền tự do dân chủ” của nhân dân. Với kĩ thuật lập pháp còn khá thô sơ, Hiến pháp 46 chỉ vỏn vẹn 70 điều quy định những vấn đề cơ bản nhất nhằm thiết lập một chế độ chính trị sơ khai sau chiến tranh. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 cũng dành riêng một điều để ghi nhận về quyền sở hữu. Cụ thể, điều thứ 12 Hiến pháp này quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân được đảm bảo”, không có thêm bất cứ quy định nào khác liên quan đến vấn đề sở hữu trong Hiến pháp này. Sự sơ sài của các quy định này chủ yếu là do hoàn cảnh khách quan trong thời điểm ra đời của Hiến pháp, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa mới ra đời, chưa thoát hẳn khỏi sự đe dọa của các thế lực thù địch, chiến tranh vẫn cận kề, chính vì vậy, vai trò chính của Hiến pháp là tuyên bố sự độc lập về lãnh thổ là chính trị của Việt Nam và thiết lập nên cơ chế quyền lực của nhà nước sơ khai. Sự hạn chế của các [...]... kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.” Khác với Hiến pháp 1946, các quy định về sở hữu được quy định ở Hiến pháp 1959 được quy định cụ thể... hơn rất nhiều Chẳng hạn, Điều 12 quy định về hình thức sở hữu toàn dân, Điều 13 quy định về hình thức sở hữu của hợp tác xã, Điều 14 quy định về hình thức sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân, Điều 15 quy định về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác, Điều 16 quy định về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải... nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” Tuy nhiên, hình thức sở hữu tập thể và nhà nước vẫn đồng thời được khuyến khích: “Kinh tế quốc... của nhà nước tư sản dân tộc,… Ngoài ra, Hiến pháp còn nhiều quy định khác quy định về quyền sở hữu và bảo hộ quyền sở hữu của các nhóm chủ thể khác nhau Nhìn chung, trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến đáng kể trong chế định sở hữu, cụ thể, vẫn tồn tại đủ các hình thức sở hữu nhưng đã có sự thay đổi trong vai trò của chúng Như được khẳng định tại Điều 11 Hiến pháp 1959, đây là một giai đoạn “quá...quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân (trong đó có quyền năng sở hữu) và chế độ kinh tế của nhà nước không phải là một vấn đề quá khác biệt Tuy nhiên, có thể nhận thấy, nhà nước ta trong giai đoạn này vẫn chủ trương về hình thức sở hữu đa thành phần, hình thức sở hữu tư nhân vẫn được nhà nước bảo vệ, có thể nói, trong giai đoạn này quyền sở hữu là quyền hiến định của công dân Hơn... những định chế mới Sự tiếp quản nền kinh tế với những phương thức sở hữu đã được hình thành trước đó là một yêu cầu của hoàn cảnh Hình thức sở hữu tư nhân chính vì thế tiếp tục được tồn tại Hơn nữa, tư tưởng về một nhà nước xã hội chủ nghĩa, căn nguyên của chế độ sở hữu tập thể vẫn chưa trở thành một tư tưởng chủ đạo trong quá trình xây dựng Hiến pháp này Năm 1959, Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình. .. nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới – đó là lí do Hiến pháp 1959 ra đời Xuất phát từ tình hình mới đó, chế định sở hữu trong Hiến pháp này cũng có những chuyển biến nhất dịnh phù hợp với tình hình mới Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 11 Hiến pháp... chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”.Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu của tổ chức cá nhân (Điều 23) Qua hơn 17 năm vận hành, nhìn vào những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam có thể thấy chế định sở hữu trong Hiến pháp 1992 là một quyết định đúng đắn,... của các nhà nước tư bản thì nay chúng ta xác định, chúng là hình thái kinh tế bắt buộc cần thiết trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Thiết lập nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư bản tư nhân Điều này được thể hiện khá cụ thể trong Điều 15 Hiến pháp 1992: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. .. tạo dần thành phần sở hữu tư nhân, cụ thể, Điều 16 Hiến pháp 1959 quy đinh: “Nhà nước ra sức hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần phát triển kinh tế quốc dân phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước Nhà nước khuyến khích và hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc đi theo con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo . Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3 1 .3. 3 .3. Thái độ của Nhà nước đối với hình thức sở hữu tư nhân Sở hữu cá nhân với tư cách là một hình thức sở hữu đã từng tồn tại. 1946, các quy định về sở hữu được quy định ở Hiến pháp 1959 được quy định cụ thể hơn rất nhiều. Chẳng hạn, Điều 12 quy định về hình thức sở hữu toàn dân, Điều 13 quy định về hình thức sở hữu. thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan