Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

65 1K 10
Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại hội nghị về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 ở Bangkok (Thái Lan) đã đưa khái niệm đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu cơ bản này đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán ở từng địa phương”.¹ Đây là khái niệm chung nhất về nghèo đói, một khái niệm có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo đói. Quan niệm hạt nhân ở trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói nghèo là đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người có được hưởng và thỏa mãn không. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, tổi thiểu để duy trì sự tồn tại của mình như là ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Khi nói tới nghèo đói cần phải phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Như vậy nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng.

Chuyên đề thực tập MỤC LỤC 1 Chuyên đề thực tập Mở đầu Thế giới ngày nay phát triển mạnh mẽ, đồng thời với nó là sự phân hóa giàu nghèo luôn luôn là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì giầu mạnh gắn liền với hưng thịnh, nghèo đói thường gây ra xung đột chính trị xung đột giai cấp dẫn đến xã hội không ổn định. Thực tế cho thấy ở một số nước kinh tế phát triển, năng suất lao động càng cao dẫn đến sự phân hóa giai cấp và các tầng lớp dân cư, một bộ phận dân cư nghèo đói trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra vấn đề tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, cải thiện mức sống của người nghèo trong xã hội như là một phương châm định hướng phát triển kinh tế. Nghèo đói ngày nay không chỉ là vấn đề kinh tế xã hội mà nó còn là vấn đề nhân đạo sâu sắc. Tổ chức liên hợp quốc và nhiều tổ chức khác, nhiều quốc gia khác và qua nhiều hội nghị quốc tế đã xác định vấn đề nghèo đói hiện nay mang tính chất toàn cầu và đưa ra những quan điểm, giải pháp tương đối thống nhất để giải quyết vấn đề này, khuyến cáo các nước giàu đóng góp vào chương trình trợ giúp người nghèo.Trong mỗi quốc gia xung quanh vấn đề chống nghèo đói đã đề ra các chủ trương giải pháp phù hợp với đặc điểm quốc gia mình. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn chiếm số đông. Vì vậy tình trạng đói nghèo vẫn đang là vấn đề quam tâm hàng đầu của quốc gia. Trong những năm gần đây thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của quốc gia, tỉ lệ giảm nghèo tuy giảm mạnh nhưng chưa được ổn định, nếu gặp tình trạng thiên tai mất mùa vẫn có thể rơi vào tình trạng nghèo đói trở lại. Qua thời gian thực tập tại huyện Lục Nam, tìm hiểu những đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của huyện về vị trí địa lý,về địa hình, khí hậu và thời tiết, dân số và lao động của huyện. Trên những cơ sở chung đó và những số liệu phân tích chuyên đề thực tập đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng 1 1 Chuyên đề thực tập và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang”. Mục đích của đề tài là nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đói, trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt được trong việc xóa đói giảm nghèo của huyện, tìm hiểu những nguyên nhân nghèo đói của huyện từ đó đưa ra một vài giải pháp với những nguyên nhân đã phân tích. Nhiệm vụ của đề tài tập trung những vấn đề chủ yếu sau đây: Một là tìm hiểu những vấn đề chung về đói nghèo, quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Từ đó để đánh giá phân tích tình hình đói nghèo của huyện Lục Nam. Hai là nghiên cứu phân tích thực trạng đói nghèo, tìm ra nguyên nhân bài học kinh nghiệm, phát hiện những nảy sinh trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo. Ba là đưa ra các giải pháp góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận; phần nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo. Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam Chương III: Phương hướng và giải pháp thực hiện đói nghèo. 2 2 Chuyên đề thực tập NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo. I. Khái niệm, chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo 1. Khái niện đói nghèo: Tại hội nghị về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 ở Bangkok (Thái Lan) đã đưa khái niệm đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu cơ bản này đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán ở từng địa phương”.¹ Đây là khái niệm chung nhất về nghèo đói, một khái niệm có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo đói. Quan niệm hạt nhân ở trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản của con người. Căn cứ xác định đói nghèo là đối với những nhu cầu cơ bản ấy, con người có được hưởng và thỏa mãn không. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, tổi thiểu để duy trì sự tồn tại của mình như là ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Khi nói tới nghèo đói cần phải phân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Như vậy nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. - Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 3 3 Chuyên đề thực tập Nếu như thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ thì Việt Nam lại sử dụng khái niệm đói nghèo. Khái niệm đói nghèo ở Việt Nam được dựa trên cơ sở những khái niệm do tổ chức thế giới đưa ra căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Các nhà khoa học Việt Nam đưa ra khái niệm sau: “ Nghèo là tình trạng của một bô phận dân cư chỉ có điều kiện để thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.² Nghèo có thể phân làm hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những bảo đảm ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế giáo dục, đi lại giao tiếp… Nghèo đói tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng. Đói là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường hay nợ cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cộng đồng. Thiếu đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo được một số lương thực, bữa đói, bữa no và có khi đứt bữa dài từ 1 đến 2 tháng. Đói gay gắt là tình trạng của một bộ phận có mức sống dưới mức sống tối thiểu, chịu đói ăn, chịu đứt bữa từ 3 tháng trở nên. 2. Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo. Chúng ta thấy rằng khái niệm nghèo khổ có thể thống nhất, song không thể có một chuẩn mực chung về nghèo khổ cho tất cả các quốc gia. Ngay 4 4 Chuyên đề thực tập trong cùng một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, miền. Chuẩn mực về nghèo có tính biến động, nó biến đổi theo thời gian, tương ứng với biến đổi về sự phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy trên cơ sở thống nhất quan điểm chung, cần phải xác định thước đo mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia. Khi xem xét tình trạng đói nghèo của mỗi quốc gia, xác định tiêu chí đói nghèo cần phải thống nhất một số quan điểm sau: + Xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực kinh tế, do đó phải chú ý đến dấu hiệu về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất. +Xác định tiêu chí để đo hiện tượng đói nghèo phải dựa trên thu nhập bình quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo 2 khu vực nông thôn và thành thị. Tiêu chí này liên hệ mật thiết với tiêu chí về chế độ dinh dưỡng năng lượng (calo) cho một người trong ngày. +Cụ thể tiêu chí thành số lượng dùng làm thước đo bằng cách quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị tính bằng tiền (cũng theo đơn vị đầu người trong tháng tương đương với gạo ở một thời điểm nhất định). + Từ chỉ số thu nhập chia ra các khoản tiêu dùng, phản ánh mức độ thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo phải chi cho ăn như thế nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng cơ cấu tiêu dùng của họ. Điều đó cho phép làm nổi bật thực trạng đói nghèo và độ chênh lệch có tính chất vùng hoặc khu vực giữa các đối tượng khác nhau. + Ngoài việc nhận diện người đói nghèo, hộ đói nghèo và hiện trạng đói nghèo của nông dân ở nông thôn còn có thể nhận diện nước nghèo ( nhất là các nước nông nghiệp lạc hậu, còn ở trạng thái kinh tế tự nhiên hoặc trong cùng một khu vực thường lấy giá trị theo USD) và căn cứ theo bình quân đầu người trong năm. 5 5 Chuyên đề thực tập Dĩ nhiên, thu nhập quốc dân tính theo đầu người cũng chỉ là một trong những căn cứ để đo mức độ, trình độ phát triển của một nước so với nước khác. Nó có tính chất tương đối và cũng có những hạn chế, bởi vì không phải một quốc gia nào cũng có chỉ số trung bình cao về thu nhập quốc dân mà hết đói nghèo. Vấn đề ở mức hưởng thụ thực tế của người lao động và trình độ công bằng xã hội mà nước đó đạt được. Thực tế cho thấy, có nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa, có trình độ phát triển cao, nhất là ở Tây Âu, chỉ số thu nhập bình quân đầu người cao và rất cao nhưng ở đó lại đang diễn ra cảnh đói nghèo và bất công xã hội gay gắt. Mặc dù vậy, số đo về thu nhập bình quân đầu người cho đến nay vẫn được coi là một quan niệm phổ biến để dánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Hiện nay Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia bằng thu nhập quốc dân tính theo đầu người với 2 cách tính: • Phương pháp Atlas tức là tỷ giá hối đoái và tính theo USD • Phương pháp PPP (Pure hasing Power Parity) là phương pháp sức mua tương đương cũng tính theo USD. Ngoài liên hiệp quốc cũng đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức song của con người, bao gồm cả thu nhập quốc dân tính theo đầu người, thành tựu y tế - xã hội và trình độ giáo dục, gọi là chỉ số phát triển con người (HDI). Cũng theo hướng tiếp cận xã hội học của phát triển, Hội đồng phát triển hải ngoại (ODC) đưa ra khái niệm “ chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống” (PQLI) và sử dụng những chỉ số này như những số đo. Chỉ số PQLI được quy về 3 điểm có giá trị rộng rãi về nhu cầu cơ bản của con người: tuổi thọ dự báo khi 1 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ xóa mù chữ. Theo những chỉ số này các nước giàu nhất không phải là nước luôn luôn có chất lượng cuộc sống tốt nhất. 6 6 Chuyên đề thực tập Việc vận dụng các chỉ số xã hội học vào thực tế không đơn giản vì chúng ta khó có thể có một cách nhìn thống nhất về phúc lợi vật chất của một dân tộc. Chính vì vậy, để đánh giá về mức độ phát triển, sự giàu nghèo của một quốc gia người ta phải sử dụng đồng thời cả 3 tiêu chí: GDP, HDI, PQLI. Theo ngân hàng thế giới để xác định một người được gọi là nghèo cần trả lời 3 câu hỏi sau: Mức sống tối thiểu là gì? Sự nghèo đói được đo bằng thước đo nào, chỉ tiêu nào, đo mức sống bằng phương thức nào? Và ngân hàng thế giới đã đi đến kết luận sau: - Thu nhập có thể đo được là tiêu chí rất quan trọng. - Không có thước đo chuẩn mực chung về phúc lợi xã hội như: sức khỏe, tuổi thọ, mù chữ và phương tiện phúc lợi công cộng. - Tuy nhiên, người ta còn quan tâm một số chỉ tiêu như mức dinh dưỡng tuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em… Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư có thể xác lập các chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo như sau: thu nhập, nhà ở tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành. Hai chỉ tiêu này, cần chú ý đặc biệt chỉ tiêu về thu nhập và nhà ở. Hai chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp mức sống hay mức độ thực hiện các nhu cầu cơ bản tối thiểu của đời sống. Nhưng hai chỉ tiêu tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành lại cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo và các hộ đói nghèo. Chính hai chỉ tiêu này còn giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa người giàu và người nghèo, hộ giàu và hộ nghèo ở các vùng nông thôn và đô thị. 3. Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam. 3.1 Quá trình hình thành chuẩn nghèo: Nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006 * Giai đoạn 1993 – 1995. 7 7 Chuyên đề thực tập • Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13 kg đối với thành thị, dưới 8 kg đối với khu vực nông thôn. • Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20 kg đối với khu vực thành thị và dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn. * Giai đoạn 1995 -1997. • Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng qui ra gạo dưới 13 kg tính cho mọi vùng. • Hộ nghèo: là hộ có thu nhập + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng. + Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng. * Giai đoạn 1997-2000 (công văn số 1751/LĐTBXH ) • Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong một tháng qui ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng tính cho mọi vùng. • Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng( tương đương 55.000 đồng) + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng ( tương đương 70.000 đồng) + Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng ( tương đương 90.000 đồng) * Giai đoạn 2001 -2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ). • Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng. • Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. • Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng * Giai đoạn 2006 -2010 ( Quyết định số 170/2005/QĐ-LĐTBXH) • Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng 8 8 Chuyên đề thực tập • Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng Trước năm 2006 chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn đồng bằng cao hơn chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, mức chênh lệch là 1,25 lần. Khi áp dụng chuẩn nghèo chung cho vùng nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi điều này sẽ có lợi hơn cho người dân khu vực nông thôn miền núi. Đây cũng là sự thể hiện quan điểm bình đẳng hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn xét về khía cạnh xác định chuẩn nghèo. - Khu vực thành thị chuẩn nghèo mới cao gấp 1,73 lần chuẩn nghèo cũ và tương đương 2,8 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005. - Khu vực nông thôn đồng bằng chuẩn nghèo mới cao gấp 2 lần nghèo cũ. Khu vực nông thôn miền núi chuẩn nghèo mới cao gấp 2,5 lần và tương đương 2,2 USD một ngày tính theo sức mua tương đương năm 2005. Bảng 1: Chuẩn nghèo qua các giai đoạn ( 1.000đ/người/tháng) Giai đoạn Thành thị Nông thôn 1997 – 2000 90 70 2001 – 2005 100 150 2006 – 2010 260 200 Nguồn: Đề tài Phương Pháp xác định chuẩn nghèo Bộ LĐTBXH 2005. 4. Phương pháp xác định chuẩn nghèo. 4.1 Ý nghĩa xác định chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, điều đó cũng có nghĩa quan trọng cho việc: - Xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp. - Hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp. - Tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp. 4.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo. *Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu: 9 9 [...]... rất cao so với tỷ lệ nghèo đói của cả nước 2 So sánh tỷ lệ đói nghèo của huyện Lục Nam qua các năm: Trong những năm thực hiện nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, huyện Lục Nam đã có những kết quả trong việc xóa đói giảm nghèo thể hiện: tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 46,6% năm 2005 xuống còn 39,06% năm 2006 và tiếp tục giảm xuống còn 34,17% năm 2006 Cụ thể tổng số hộ nghèo. .. chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, ban thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 06 và tiếp theo là Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV của tỉnh Bắc Giang đã đề ra mục tiêu xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh giai đoạn 2005-2010 Đến nay toàn tỉnh cơ bản xóa song hộ đói kinh niên tỷ lệ hộ đói năm 2007 còn 21,28% Người nghèo đi... nhanh và có hiệu quả các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật; phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương khắc phục khó khăn đẩy mạnh công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện vững chắc Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam I Đặc điểm chung huyện Lục Nam 22 Chuyên đề thực tập 23 1 Đặc điểm tự nhiêm 1.1 Vị trí địa lý: Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách tỉnh 27 km và. .. đến Nam 25 km Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn ( huyện Hữu Lũng); phía Nam tiếp giáp tỉnh Hải Dương ( huyện Chí Linh ) và tỉnh Quảng Ninh (huyện Đông Triều); phía Tây tiếp giáp huyện Lạng Giang và Yên Dũng; phía Đông tiếp giáp huyện Sơn Động; phía Đông Bắc tiếp giáp huyện Lục Ngạn 1.2 Về địa hình: Huyện Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đến Đông Nam; phía Đông Bắc có ngàn Bảo... Bắc Giang cụ thể hóa quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo: Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi mới được tái lập năm 1997 có 10 huyện thị ( trong đó có 1 huyện vùng cao, 6 huyện miền núi, 2 huyện khác có các xã miền núi và 1 thị xã, với 224 xã phường, thị trấn) Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang được phát động từ những năm đầu thập kỷ 90, đã được các cấp ủy Đảng,... trình việc làm và xóa đói giảm nghèo 18 Chuyên đề thực tập 19 Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo, như Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói và việc làm Nội dung của chương trình gồm 3 nhóm dự án: - Nhóm các dự án Xóa đói giảm nghèo chung: + Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn... người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư + Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt - Nhóm các dự án Xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135: + Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo + Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo + Dự án Đào tạo, bồi dưỡng các bộ công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo. .. kết hợp với thực hiện công bằng xã hội tự nó đã bao hàm nội dung xóa đói giảm nghèo Hai là xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo và cộng đồng nghèo 15 Chuyên đề thực tập 16 là sự vận động tự giác của người nghèo và cộng đồng người nghèo Quan điểm này chỉ rõ muốn thoát khỏi đói nghèo, người nghèo, cộng đồng người nghèo phải... lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm Tổng chi tiêu = chi tiêu cho lương thực thực phẩm + chi tiêu cho phi lương thực thực phẩm Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu cho LTTP là đường nghèo lương thực thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo cao Giá trị bằng tiền của chi tiêu LTTP là đường nghèo lương thực thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp * Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so... việc làm chiếm 24% Tám là những nguyên nhân khác như là rủi ro, gia đình có người mắc bệnh tệ nạn xã hội,….chiếm 6,9% III Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: 1.Quan điểm của Đảng, nhà nước về xóa đói giảm nghèo Một là xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả bền vững đồng thời chủ động ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người đói nghèo Quan điểm này xác . những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang . Mục đích của đề tài là nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đói, . sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo. Chương II: Thực trạng đói nghèo của huyện Lục Nam Chương III: Phương hướng và giải pháp thực hiện đói nghèo. 2 2 Chuyên đề thực tập NỘI DUNG Chương. sở đó tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt được trong việc xóa đói giảm nghèo của huyện, tìm hiểu những nguyên nhân nghèo đói của huyện từ đó đưa ra một vài giải pháp với những nguyên nhân

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan