Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx

5 468 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BUSINESS ENVIRONMENT FOR PRIVATE ENTERPRISES IN DANANG TRẦN THỊ THUÝ NGỌC Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Khu vực kinh tế dân doanh là một bộ phận khá quan trọng của nền kinh tế, sự phát triển của nó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù vào 5-2005, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố (5/2005), thành phố Đà Nẵng được xếp thứ hai sau tỉnh Bình Dương. Tuy vậy, thành phố cũng cần phải tiếp tục cải cách nhiều hơn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Số liệu điều tra trực tiếp ý kiến các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân doanh về cơ chế quản lý kinh tế của thành phố Đà Nẵng vào tháng 6 năm 2005 cho thấy những phản ứng của họ đối với môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó bài viết nêu ra những kiến nghị với các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng để có những điều chỉnh kịp thời hợp lý. ABSTRACT Private economic sector is an important part of the economy. Its development has made a significant contribution to the national economic growth. Although in May, 2005 the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) ranked Danang the second, after Binh Duong, in competitive capability at province level, The city needs to enhance the reform process so as to create a favorable environment for the development. Based on the survey conducted by in June 1995, focusing on private enterprises’ opinions about Danang administrative statute regarding business environment, this research is to make some suggestions to Danang related agencies so that they can make timely and appropriate adjustments. Đến nay, khu vực kinh tế dân doanh cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã có nhiều bước phát triển, chuyển biến rõ rệt, và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế của địa phương. Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập dân cư góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Sự thành công này một phần chính là nhờ những kết quả từ công cuộc đổi mới cơ chế quản lý của chính quyền thành phố. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để có môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp là vấn đề phức tạp và có nhiều khía cạnh. Bài viết đề cập đến các ý kiến của doanh nghiệp (gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH; công ty cổ phần), là cơ sở thực tiễn quan trọng để tìm kiếm môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế này. 1. Thực trạng khu vực kinh tế dân doanh ở thành phố Đà Nẵng Kể từ khi chia tách, thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương năm 1997 đến cuối năm 1999 trên địa bàn thành phố có 612 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 313,628 tỷ đồng. Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp trong khu vực khu vực kinh tế tư nhân đã bước đầu mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài.Tuy nhiên, kinh tế dân doanh vẫn còn nhiều hạn chế như qui mô nhỏ, phát triển tự phát, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý chủ yếu kinh doanh thương mại -dịch vụ, chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Trong năm 1998 doanh nghiệp thương mại chiếm đến 71,05%, trong khi đó số doanh nghiệp sản xuất chỉ chiếm 10,3% tổng số doanh nghiệp tổng số doanh nghiệp dân doanh. Đa số các doanh nghiệp chỉ đầu tư tập trung tại các quận huyện trung tâm, số doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn khó khăn chỉ chiếm 1/1000. Từ giai đoạn 2001-2005, kinh tế dân doanh đã phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Từ năm 2001 đến cuối 2005, sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp mới (trên cơ sở hợp nhất Luật công ty và Luật DNTN có sửa đổi), số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 5 năm qua là 4585 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 7.039 tỷ đồng, đến ngày 30/11/2006 có 6.420 doanh nghiệp với tổng số đăng ký 8.815 tỷ đồng [1]. Biểu 1. Số lượng doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Loại hình Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 KTTN Đ.vị 16215 17670 18767 24733 23988 -Doanh nghiệp DD DN 1687 2240 2756 3764 4981 +Cty TNHH DN 725 1017 1337 1863 2462 +Cty cổ phần DN 42 66 122 225 436 +D. nghiệp tư nhân DN 713 872 922 922 1392 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng Cụ thể đến nay số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tăng 5,8 lần, số vốn đăng ký kinh doanh tăng 16,16 lần so với năm 1999. Chỉ tính riêng số doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2003 đã xấp xỉ 1,62 lần số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh năm 1999. Bình quân giai đoạn 2001-2005, mỗi năm tăng 603 doanh nghiệp (tương ứng 22,7%/ năm), cao gấp nhiều lần giai đoạn 1997-1999 (75 doanh nghiệp/năm và tương ứng tăng 16,5%/ năm). Trong thời kỳ này, đã bắt đầu xuất hiện xu hướng đầu tư dài hạn hơn, qui mô lớn hơn, số lượng doanh nghiệp tư nhân giảm từ 57,78 % năm 1999 xuống 27,9 % năm 2005; trong khi đó loại hình công ty TNHH tăng từ 36,3 % lên 49,5%, loại hình công ty cổ phần tăng từ 3,39% năm 1999 lên 8,8 % năm 2005 [1]. Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp cũng có sự chuyển biến nhưng còn chậm. Đến năm 2005 lĩnh vực thương mại- dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ lớn 68,15%, sản xuất công nghiệp chiếm tỉ lệ 11,86%, xây dựng 13,67, vận tải chiếm 6,32%. Trong năm 2005 số doanh nghiệp giải thể và xóa tên trong sổ bộ đăng ký kinh doanh chỉ chiếm 5,14% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Số vốn đăng ký kinh doanh bình quân là 1,6 tỷ đồng/ 1 doanh nghiệp. Tính đến nay số doanh nghiệp bình quân đầu người của Đà Nẵng là 270 người / 1doanh nghiệp đứng vào thứ 3 so với cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT thì có mối quan hệ thuận giữa số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người với mức thu nhập bình quân đầu người của thành phố. Bình quân số người/ doanh nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương đó cao hơn các địa phương khác. Trong 5 năm qua, doanh nghiệp dân doanh đã phát triển mạnh và khẳng định vị thế của mình. Năm 2001, các doanh nghiệp dân doanh mới chỉ đóng góp được 31,96%/ GDP của toàn thành phố thì đến năm 2005 là 33,35%. Tốc độ tăng bình quân trong thời kỳ này là 14,27%. Tổng nộp ngân sách của doanh nghiệp dân doanh ngày càng tăng. Năm 2001 là 114,3 tỷ đồng (đã loại trừ tiền thuế sử dụng đất) chiếm 15,11% tổng thu thuế nội địa thành phố, năm 2005 là 274,5 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng thu nội địa với tốc độ tăng bình quân trong 5 năm là 24,48 %. Trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đạt 29,100 triệu USD, chiếm tỉ trọng 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 9,98% so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.424,6 tỷ đồng, tăng 18,23% so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân 5 năm 15 %. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt được trong năm 2005 là 16.099 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2004 [1] . Trong những năm gần đây lao động trong khu vực kinh tế tư nhân cũng tăng nhanh, Số lao động mà các doanh nghiệp trong khu vục kinh tế tư nhân sử dụng đến năm 2005 đã lên đến 47.500 lao động, riêng năm 2005 doanh nghiệp dân doanh đã thu hút thêm 12.940 lao động [1]. Biểu 2. Lao động trong doanh nghiệp dân doanh tp Đà Nẵng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Lao động toàn Thành phố 341 367,5 378,7 401,2 478,5 Lao động của KTTN 52,47 55,77 83,39 86,91 125,8 - Lao động của DNDD 18,71 20,25 22,98 34,56 47,5 % trong LĐ T. phố 5,5 5,51 6,2 8,6 9,6 % trong LĐ KTTN 33,66 36,31 36,25 39,76 37,76 Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng Sự phát triển mạnh mẽ này của khu vực kinh tế tư nhân có được chủ yếu là do môi trường kinh doanh của khu vục kinh tế tư nhân đã được cải thiện đáng kể. Theo nhận định của các nhà kinh tế, sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn dưới mức tiềm năng [2], một trong những nguyên nhân đó là do những rào cản về chính sách và những khiếm khuyết trong hoạt động của bộ máy hành chính 2. Những thay đổi trong cơ chế quản lý ở Thành phố Đà Nẵng theo sự nhìn nhận của các doanh nghiệp dân doanh Sự phát triển khu vực kinh tế dân doanh ở trên đây là kết quả từ các chính sách đổi mới, những thành công trong cải cách hành chính và việc thực hiện nghiêm Luật doanh nghiệp của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua. Cải cách hành chính của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua luôn được các doanh nghiệp quan tâm và rất nhạy cảm. Dù đã rất nỗ lực cải cách hành chính và những thành công của nó được các doanh nghiệp ghi nhận. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, qua số liệu điều tra cho thấy, 84,6% ý kiến cho rằng quá trình cải cách hành chính đang có sự chuyển biến khá tốt. Tuy nhiên, có 81,5% ý kiến cho rằng hệ thống pháp luật về kinh tế chưa ổn định, tính minh bạch chưa cao, 75,4% ý kiến cho rằng hệ thống văn bản còn phức tạp và nhiều bất cập [3] . Sự thiếu minh bạch, phức tạp và bất cập này không chỉ gây khó khăn mà còn gây tốn kém cả thời gian, chi phí cho doanh nghiệp vì phải tìm kiếm, nghiên cứu, cũng như tăng chi phí, kéo dài thời gian gia nhập thị trường… Đây không chỉ là vấn đề của Thành phố Đà Nẵng mà còn của cả nước. Ngoài vấn đề này, chúng ta sẽ đề cập tới ý kiến của các doanh nghiệp dân doanh về một số vấn đề cụ thể khác trong quá trình đổi mới cơ chế của Thành phố Đà Nẵng dưới đây: Thuế là vấn đề rất nhạy cảm và tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính sách thuế hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong cạnh tranh và phát triển, họ tự giác chấp hành nộp thuế tạo nguồn thu cho ngân sách. Sự hợp lý ở đây bao gồm cả mức thuế suất, cách tính thuế, sự ổn định và cả trình tự thủ tục thu thuế… Trong thời gian qua dù có nhiều tiến bộ nhưng trong chính sách thuế và thực thi nó đối với các doanh nghiệp trong khu vục kinh tế tư nhân ở Thành phố Đà Nẵng vẫn có những phản ứng khác nhau. Về tính ổn định của các chính sách thuế, có 84,6% ý kiến của doanh nghiệp cho rằng các chính sách thuế thường xuyên thay đổi, 24,7% doanh nghiệp cho rằng mức thuế thu nhập áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay là không phù hợp, 76,9% doanh nghiệp cho rằng một số điểm trong chính sách thuế chưa được qui định cụ thể. Tất cả những điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có 61,5% doanh nghiệp cho rằng việc thực hiện chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với họ rất đơn giản và hoàn toàn phù hợp với qui mô kinh doanh và trình độ quản lý của họ. Với các doanh nghiệp, mặt bằng sản xuất kinh doanh đang là vấn đề nóng bỏng, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ, chính vì thế nó luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển Thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện chỉnh trang bố trí lại quy hoạch của thành phố một cách hợp lý. Việc bố trí lại không gian sản xuất, đời sống sinh hoạt đã được 38,5% các doanh nghiệp khu vục kinh tế tư nhân cho là đã giúp họ cải thiện mặt bằng sản xuất, và có 9,2% ý kiến mặt bằng sản xuất của họ kém hơn [3] . Những ý kiến này dù sao cũng đáng quan tâm bởi nó cho thấy việc quy hoạch chưa tác động nhiều tới các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Có thể do quy trình lập quy hoạch những vấn đề có liên quan tới mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp chưa có ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Thành phố hiện có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.951.859 m² được giao cho 313 dự án trong và ngoài nước thuê để sản xuất [1] . Thành phố Đà Nẵng đang tiến hành di chuyển các doanh nghiệp vào hoạt động trong các khu công nghiệp. Qua thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp khu vục kinh tế tư nhân thì 18,5% ý kiến cho rằng cơ chế chính sách hiện nay của thành phố có tác động tích cực khuyến khích họ vào hoạt động trong khu công nghiệp. Nhưng trong số các doanh nghiệp đó thì chỉ có 12,3% [3] . doanh nghiệp nói rằng họ muốn đưa doanh nghiệp của mình vào hoạt động tại các khu công nghiệp của thành phố. Như vậy rõ ràng những chính sách và biện pháp của thành phố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp chưa tác động nhiều tới các doanh nghiệp khu vục kinh tế tư nhân. Có thể họ chưa nhận thức được lợi ích lâu dài, nhưng cũng có thể có lý do những khó khăn trước mắt khi đưa doanh nghiệp vào khu công nghiệp là không nhỏ, ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Cũng có thể thấy các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của khu công nghiệp dù sao vẫn chưa đồng bộ, chưa thực sự giúp cho doanh nghiệp thuận lợi và giảm được nhiều chi phí khi vào hoạt động ở đây. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin có vai trò rất quan trọng. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của thành phố về thông tin thị trường, thành phố đã hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tham gia hội chợ triển lãm, như đã hỗ trợ kinh phí cho 3 đơn vị tham gia hội chợ nước ngoài (Công ty TNHH Duy Thành, Công ty TNHH Thủ công Mỹ nghệ Hội An, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Hoàng Bảo). Ngoài ra, Cục Xúc tiến Thương mại đồng ý hỗ trợ 50% kinh phí cho 3 doanh nghiệp này đi khảo sát thị trường ở Mỹ, tham gia hội chợ ở Mỹ. Cách hỗ trợ này rõ ràng chỉ có ích cho một số doanh nghiệp chứ chưa tác động tới nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, UBND thành phố đã có trang Website, trên đó thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố, các thông tin doanh nghiệp, thông tin thị trường trong và ngoài nước. Sở Khoa học và Công nghệ đã và đang xây dựng một kho dữ liệu về patent (sáng chế, giải pháp hữu ích và các đối tượng sở hữu khác) của các nước như Nhật, các nước cộng đồng chung Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada… Ngoài ra Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, đều tham gia hỗ trợ và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chính quyền Thành phố Đà Nẵng mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp những thông tin cần thiết để có hướng xây dựng thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh. Thiếu thông tin thị trường, không đủ khả năng thu thập xử lý thông tin là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Số liệu điều tra cho thấy đến 95,4% doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân của thành phố cho rằng việc thiếu thông tin là một trong những rào cản lớn trong hoạt động kinh doanh của họ. Có 75,4% doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân của thành phố trả lời là có nhận được thông tin về hội nhập; 24,6% doanh nghiệp chưa có hiểu biết chung về quá trình hội nhập, trong đó 53,8% không có thông tin về lịch trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, APEC. 30,8% không có thông tin về các bước chuẩn bị hiệp định thương mại Việt- Mỹ [3]. Như vậy, về phía chính quyền đã có nhiều cố gắng để giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin phục vụ cho kinh doanh, còn các doanh nghiệp, dù đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, nhưng họ vẫn thiếu những thông tin cần thiết, hơn nữa họ còn thiếu cả cách thức để thu nhận và xử lý thông tin để có những thông tin cần thiết hữu ích. 3. Một số kiến nghị Từ thực trạng trên đây, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp dân doanh ở Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số những kiến nghị cụ thể sau: - Trước hết cần phải nâng cao tính minh bạch trong các quyết định quản lý, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đi đôi với việc nâng cao trình độ và tính tự giác của đội ngũ công chức, đồng thời nghiên cứu để từng bước áp dụng quy trình làm việc khoa học trong các cơ quan quản lý nhà nước. - Thứ hai: Hoàn thiện quy trình xây dựng quy hoạch trên cơ sở có sự tham khảo ý kiến của doanh nghiệp với những vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp. Nhưng quy hoạch chỉ là một khía cạnh của cơ chế quản lý, vì vậy để đổi mới cơ chế quản lý trong điều kiện mới mọi cơ chế chính sách và phương pháp quản lý phải được hoàn thiện theo hướng phục vụ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. - Thứ ba: Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản, hiệu quả và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. - Thứ tư: Cần phải hoàn thiện và gia tăng các hoạt động của khu công nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm giảm tối thiều chi phí về thời gian và tiền bạc của họ. Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng với doanh nghiệp khi di chuyển. - Thứ năm: Từng bước xây dựng hệ thống thông tin hữu ích, cải tiến và nâng cao hiệu quả cách hỗ trợ thông tin, đồng thời xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp theo hướng trọng điểm, về lâu dài cần phải giúp các doanh nghiệp tự mình biết được cách thức và phương pháp thu thập và tiếp cận thông tin cần thiết cho họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Đà Nẵng. [2] Sở Kế hoạch & Đầu tư (2005), Số liệu xử lý từ nguồn phiếu điều tra của dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005. [3] Vũ Thành Tự Anh (2005), Tăng trưởng dưới mức tiềm năng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 785. . MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BUSINESS ENVIRONMENT FOR PRIVATE ENTERPRISES IN DANANG TRẦN THỊ THUÝ NGỌC Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. tiếp ý kiến các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế dân doanh về cơ chế quản lý kinh tế của thành phố Đà Nẵng vào tháng 6 năm 2005 cho thấy những phản ứng của họ đối với môi trường kinh doanh. Trên. sở thực tiễn quan trọng để tìm kiếm môi trường kinh doanh thuận lợi cho khu vực kinh tế này. 1. Thực trạng khu vực kinh tế dân doanh ở thành phố Đà Nẵng Kể từ khi chia tách, thành phố Đà

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan