Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ NGỮ PHÁP" ppsx

6 588 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ NGỮ PHÁP" ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ NGỮ PHÁP METAPHOR AND GRAMMATICAL METAPHOR PHAN VĂN HOÀ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vấn đề ẩn dụ hoạt động ra sao vẫn còn thu hút nhiều cuộc tranh luận. Bài viết này nhằm đưa ra một vài nhận định cơ bản về ẩn dụ như là một thực thể tác động đến sự phát triển ngôn ngữ. Bài viết khẳng định rằng quá trình nghiên cứu ẩn dụ đã có những bước tiến đáng kể trong ngôn ngữ học: Từ chỗ cho rằng ẩn dụ là một phương thức tu từ trong các văn bản hùng biện đến chỗ nhận định rằng ẩn dụ là một biện pháp quan trọng và phổ biến trong quá trình phát triển của mỗi ngôn ngữ. Mục đích cuối cùng của người viết là sơ lượt giới thiệu cách nhìn về ẩn dụ như là hoạt động ở cấp độ từ vựng- ngữ pháp và ngữ pháp trong quan điểm ngữ pháp chức năng. ABSTRACT The question ‘How metaphor works’ has been drawing endless discussions in linguistics. This paper aims at reconfirming that metaphor is an entity to not only affect the growth of languages but also make communication specially effective. It also points out the remarkable progresses in metaphor investigations: from the view that metaphor is only a rhetoric device to the view that metaphor is a common and important device for the development of languages. The writer’s final resposibility is to make a general introduction to metaphor working at the lexico- grammatical and grammatical levels in the aspects of functional linguistics. A. Phần một Trong khi ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp, ẩn dụ không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để trang sức như là những mỹ từ trống rỗng. Ngược lại, ẩn dụ trở thành hương vị và cảm xúc chân thật của đời sống ngôn ngữ ở nhiều thể loại văn bản. Ẩn dụ cũng không còn giới hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế nữa, ẩn dụ đi vào thế giới lập ngôn (wording) đầy màu sắc của ý niệm. Ẩn dụ không chỉ là một phương thức hoạt động hiệu quả của ngôn ngữ mà còn là phương thức tư duy sáng tạo dựa trên chức năng độc đáo của ngôn ngữ. Nếu Embler (1966) khẳng định rằng ngôn ngữ phát triển thông qua các điều kiện xã hội và đến lựợt mình ngông ngữ trở lại tác động đến hành vi, thái độ của xã hôi, thì ẩn dụ lại đóng một vai trò quan trọng trong chức năng này. Vì vậy, ẩn dụ hầu như có mặt khắp mọi nơi trong hoạt động ngôn từ. Có lẽ vì lý do này mà Halliday (1976, tr.324) nói: “Dường như là, trong hầu hết các thể loại văn bản, cả nói và viết, chúng ta có xu hướng hoạt động ở một nơi nào đó giữa hai thái cực: tương thích trần trụi và ẩn dụ quá đáng. Một cái gì đó hoàn toàn tương thích thì dường như là quá bằng phẳng, trong khi cái gì đó hoàn toàn xa rời tương thích thì lại tỏ ra giả tạo, bịa đặt”. Theo Halliday, ẩn dụ chính là hiện tượng ngôn ngữ nằm giữa hai thái cực này. Nietzsche (1873) nói: “Bản thân ngôn ngữ đã mang tính ẩn dụ.” Brooks & Warren (1961) viết: “Ngôn ngữ thường phát triển bằng quá trình mở rộng ẩn dụ”. Như vậy, ẩn dụ là hiện tượng bình thường của ngôn ngữ hành chức. Nhưng ẩn dụ khi hoạt động thì luôn mang sức sống mới cho ngôn từ. Walter Nash (1980, tr.155) ghi nhận: “Ẩn dụ có một năng lực mô tả rất mạnh mẻ Những văn bản quá hình thức, lạnh lùng dường như không dùng ẩn dụ; còn văn bản thông thường thì ngược lại, tận dụng ẩn dụ để tạo thêm sức mạnh diễn đạt”. Ẩn dụ là những tia sáng được chủ thể lập ngôn thắp lên từ nền móng nghĩa đen của từ vựng – ngữ pháp đến thế giới văn bản sống động màu sắc và hình ảnh, với mục đích quan trọng là tạo ra và tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Vậy thì ẩn dụ chỉ đơn giản là phép dùng từ ở mức độ từ vựng hay ẩn dụ là phép chuyển nghĩa rất tinh tế từ cấp độ từ vựng đến từ vựng - ngữ pháp và ngữ pháp nữa? Phần 2 Để làm rõ phần nào vấn đề mới mẻ này, chúng ta trở lại tìm hiểu bản chất cấu tạo và hoạt động của ẩn dụ trong văn bản. Khi nói đến ẩn dụ người ta thường so sánh ẩn dụ với phép tương tự (Simile). Seyler (2002, tr. 43) giải thích đơn giản: “Khi Korda viết rằng một nhà lãnh đạo giống như một chiếc gương soi, thì Korda đang dùng phép tương đương. Khi Lincoln nói rằng thế giới sẽ mãi không còn nhớ đến nữa, thì Lincoln đang sử dụng phép ẩn dụ.” Bởi vì thế giới là một từ không thuộc nhóm thực thể có tri nhận, ở đây lại có thể thay cho cụm từ người đời, một thực thể tri nhận. Ẩn dụ và tương đương có những điểm giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Nói khác đi, ẩn dụ là diễn đạt so sánh trực tiếp hay ám chỉ; còn tương tự thì mô tả so sánh bằng cách sử dụng thêm các yếu tố so sánh như như, giống như, ví như trong tiếng Việt và like, as như trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ẩn dụ không chỉ giới hạn ở chỗ cấu tạo trong một kiểu câu quan hệ để chỉ sự đồng nhất hai thực thể có tên gọi khác thành một ý niệm lâm thời nào đó, hay là sự dùng từ nào đó thay cho một từ nào đó bằng tên gọi nào đó. Mà, trước hết, bản chất ẩn dụ là sự chuyển nghĩa như nó vốn được nhìn nhận ngay trong tên gọi bản thân nó ở tiếng Hy Lạp là ‘chuyển nghĩa’(transfer, trope, turning). Nguyễn Đức Tồn (Ngôn Ngữ số 9/07, tr. 68) định nghĩa khá đủ vể ẩn dụ, nhấn mạnh đến khía cạnh chuyển nghĩa của ẩn dụ hơn là trói buộc ẩn dụ ở phép dùng từ: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng.” Phan Thế Hưng (Ngôn Ngữ số 4/07, tr. 12) đưa ẩn dụ từ chỗ so sánh ngầm sang cấu trúc bề sâu của tư duy thông qua dạng câu bao hàm xếp loại: “Ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy.” Searle (1991) sau khi thừa nhận những điểm mạnh của lý thuyết so sánh (comparison theories) và cả lý thuyết tương tác ngữ nghĩa (semantic interaction theories) về phép ẩn dụ đã phê phán như sau: + Nói rằng trong lời ẩn ẩn dụ có sự thay đổi về nghĩa, chí ít là trong một lời thể hiện, là không đúng. Đây chỉ là sự chuyển đổi cách hiểu về các ý nghĩa vốn có được thực hiện trong lời mà thôi. Vì vấn đề chính của ẩn dụ là phải giải thích nghĩa của lời và nghĩa của câu khác nhau thế nào và chúng lại liên hệ với nhau như thế nào. Sẽ không thể nào giải thích được điều này nếu chúng ta cứ cho rằng nghĩa của từ cũng như nghĩa của câu thay đổi trong lời nói ẩn dụ. Ví dụ, ta nói: Sally là một tảng băng. (Sally is a block of ice) Chúng ta không nhất thiết quan tâm đến khối lượng tảng băng, mà cốt để người nói cũng như người nghe qua cách so sánh không thực tế này để phải tìm cách hiểu khác qua sự liên tưởng ý niệm từ khối băng vô tri lạnh lẻo đến tính cách lạnh lùng, vô cảm của Sally. Đó là chúng ta dựa trên nền nghĩa đen của tảng băng mà hướng đến những tính chất nào đó phù hợp với đối tượng được mô tả Sally. Nói khác đi, so sánh để liên tưởng và nhận diện đối tượng mô tả – nơi ẩn dụ xuất hiện, là một chiến lược nhận biết chứ không phải là một yếu tố ý nghĩa phục vụ sự nhận biết. + Đối với lý thuyết tương tác ý nghĩa, thuyết này cho rằng mọi câu ẩn dụ như ‘Sally là một tảng băng’, đều có cấu trúc so sánh gồm phần chính (tenor, ở đây là Sally) và phương tiện (vehicle, ở đây là a block of ice). Trên nền cấu trúc này, các yếu tố trong cấu trúc dựa trên nghĩa của mình để cùng tương tác mà tạo ra một sự hiểu biết mới khác với nghĩa đen ban đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ẩn dụ xuất hiện qua nhiều dạng cấu trúc, chứ không chỉ ở dạng so sánh. Hơn nữa, Sally cũng chẳng phải là phần trung tâm của ý nghĩa bởi lẽ Sally chỉ là một tên gọi mà thôi, nó chẳng có những cấu tạo nghĩa nào đó để tương tác với phần so sánh sau đó. Nhưng nó là một thực thể được mô tả và nhận diện. Vậy thì, ẩn dụ không thể chỉ nằm trong khuôn khổ của cấu trúc mang tính so sánh, không chỉ còn là ngữ nghĩa từ vựng, mà còn xa hơn là vấn đề ngữ nghĩa - ngữ pháp, và dụng học nữa. Bởi vì, khi nói đến chiến lược nhận biết là nói đến chiến lược hành ngôn, mà nói đến chiến lược hành ngôn là nói đến các nguyên tắc cấu tạo văn bản, các nguyên tắc tạo nghĩa văn bản, và các nguyên tắc của dụng học. Ẩn dụ nhất thiết phải được nhìn nhận ở diện rộng như bản chất và chức năng vốn có của nó. Phần 3 Halliday (1976) đề xuất:”Không nên hỏi ‘Từ này được dùng như thế nào?’, mà nên hỏi ‘Nghĩa này được diễn đạt như thế nào?’… Như vậy, ẩn dụ là sự biến đổi trong quá trình diễn đạt ý nghĩa. Nhận thức như vậy chúng ta sẽ thấy rằng sự chọn lựa từ vựng chỉ là một khía cạnh của sự chọn lựa từ vựng ngữ pháp hoặc của quá trình lập ngôn. Và sự biến đổi ẩn dụ mang tính từ vựng ngữ pháp hơn là thuần tuý từ vựng.” Halliday đưa ra hai loại ẩn dụ ngữ pháp trong cú: Ẩn dụ thức (metaphor of mood) và ẩn dụ chuyển tác (metaphor of transitivity). Mỗi loại ẩn dụ tương ứng với một mô hình chức năng ngữ nghĩa: Ẩn dụ thức ứng với mô hình ẩn dụ liên nhân, còn ẩn dụ chuyển tác ứng với mô hình ẩn dụ ý niệm. Để rõ hơn, chúng ta trở lại vấn đề có tính nguyên tắc trong ngữ pháp chức năng của Halliday. Halliday tuyên bố rằng ngữ pháp chức năng là một loại ngữ pháp được đặt trong hướng ngữ nghĩa học. Theo hướng này, Halliday đưa ra 3 loại nghĩa: Nghĩa văn bản ứng với cú như một thông điệp, nghĩa liên nhân ứng với cú như một trao đổi, và nghĩa nội dung hay nghĩa ý niệm ứng với cú như một sự thể hiện. Hai loại ẩn dụ ngữ pháp ẩn dụ thức và ẩn dụ chuyển tác hoạt động trên hai mô hình tương ứng như sau: ; (1) ẩn dụ thức ứng với ẩn dụ liên nhân, tức là trên nền cẩu trúc lập ngôn gồm thức + phần dư. (2) Ẩn dụ chuyển tác ứng với ẩn dụ ý niệm trên nền cấu trúc lập ngôn là các loại diễn trình. Cụ thể hơn, ta hãy xem ẩn dụ chuyển tác được thể hiện như thế nào trên mô hình lý thuyết ẩn dụ ý niệm: Trong mô hình ẩn dụ ý niệm, có ba bước quan hệ hệ thống như sau: (1) Chọn lựa loại diễn trình: vật chất, tinh thần, quan hệ …; được thể hiện qua: (2) Sắp xếp các chức năng chuyển tác: Hành thể, đích thể, cảm thể, cách thể… biểu hiện quá trình, tham thể, thành phần chu cảnh; được thể hiện qua: (3) Trình tự các lớp cú đoạn – cụm từ: cụm động từ, cụm danh từ, cụm trạng từ, cú đoạn và các tiểu lớp khác. Khung lý thuyết này là đường dẫn chúng ta đi từ ý nghĩa đến lập ngôn. Tức là chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi “Nghĩa này được diễn đạt như thế nào?”. Và một khi chúng ta muốn thể hiện ý nghĩa theo hướng ẩn dụ thì chúng ta sẽ chọn phương thức lập ngôn ẩn dụ. Và kết quả là ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện như một phương thức lập ngôn để làm chức năng diễn đạt ý nghĩa. Ví dụ, thay vì nói theo kiểu tương thích (ít tính ẩn dụ) như : (1) Họ They đến arrived đỉnh núi at the summit vào ngày thứ năm. on the fifth day Tham thể: Hành thể Diễn trình: Vật chất Chu cảnh: Điạ điểm Chu cảnh: Thời gian Người ta chuyển nghĩa mang tính ẩn dụ hơn qua cách lập ngôn như sau: (2) Ngày thứ năm The fìfth day thấy saw họ them ở đỉnh núi at the summit Tham thể: Cảm thể Quá trình: Tinh thần. (Động từ: Tri giác) Tham thể: Hiện tượng Chu cảnh: Địa điểm Cách nói tương thích thông thường là cách nói trực tiếp như ở (1). Và cách nói ẩn dụ là cách nói gián tiếp như ở (2). Đối với ẩn dụ thức cũng như ẩn dụ tình thái trong mô hình ẩn dụ liên nhân, mô hình tổ chức này cơ bản là hệ thống trao đổi – cho và yêu cầu thông tin hoặc hàng hoá và dịch vụ, được cụ thể hoá trong 2 thành phần của cú: Thức + Phần dư. Ví dụ ở ẩn dụ liên nhân: (1) Có lẽ chiếc bánh đó không bao giờ sẽ được nấu Probably that pudding Never will be cooked Tình thái: xác xuất Chủ ngữ Tình thái: thường lệ Hữu định Vị ngữ THỨC PHẦN DƯ (2) Tôi không Tin chiếc bánh đó lại sẽ được nấu I don’t Believe that puđing ever will be cooked Chủ ngữ Hữu định Vị ngữ Chủ ngữ Tình thái Hữu định Vị ngữ THỨC PHẦN DƯ THỨC PHẦN DƯ Sự khác nhau ở (1) và (2) là ở (1) tình thái được diễn đạt trong phạm trù khách quan, ẩn ngôn, không có sự xuất hiện của cái ‘tôi’. Ngược lại, ở (2) tình thái được diễn đạt ở phạm trù chủ quan và hiển ngôn, cái tôi hiện rõ. Hơn nữa, ở (2) phán đoán được thể hiện ở cú phóng chiếu còn ở (1) chỉ có một thành phần tình thái trong cú đơn mà thôi. Nhưng Halliday cũng cho rằng không thể có một đường ranh giới rạch ròi giữa cách diễn đạt tương thích và cách diễn đạt ẩn dụ trong ngôn ngữ nói chung. Bởi lẽ, một khi cách biểu hiện ẩn dụ đã ổn định và tồn tại lâu dài trong đời sống ngôn ngữ thì chính nó sẽ trở thành cách biểu hiện tương thích. Và như thế, ẩn dụ ngữ pháp chính là con đường lập ngôn luôn giúp con người tạo ra những cách biểu hiện ẩn dụ mới, làm cho ngôn ngữ hành chức luôn sống động. Phải chăng vì thế Halliday khẳng định rằng ẩn dụ ngữ pháp là một nét nổi bật trong ngôn ngữ người lớn? Kết luận Đến đây chúng ta thấy rằng ẩn dụ là một khái niệm rất rộng lớn. Ẩn dụ không chỉ giới hạn ở phương thức dùng từ trong các mô hình có nguồn gốc so sánh, nhất là so sánh tương đương. Ẩn dụ cũng không chỉ là các biện pháp tu từ thông thường trong phong cách học. Ẩn dụ còn là một hoạt động ngữ pháp nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy hay nghĩa trong tâm thức con người đến với ngôn ngữ đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp giúp chúng ta không dừng lại ở chỗ tìm hiểu ẩn dụ là gì mà tìm hiểu và xác định rằng ẩn dụ hoạt động thế nào và tác động ra sao trong mọi thể loại văn bản. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp giúp ta khẳng định hơn nữa rằng ẩn dụ là một công cụ quan trọng hơn là một biện pháp đặc biệt để chuyển đạt kinh nghiệm của chúng qua những cách nhìn mới về thế giới hiện thực cũng như thế giới tưởng tượng. Hãy đọc lại đoạn văn sau đây để kết thúc bài này với một lần nữa khẳng định rằng ẩn dụ không chỉ là vấn đề ở cấp độ từ vựng, từ vựng – ngữ pháp, mà còn ở cấp độ ngữ pháp, mang tính nối kết, mạch lạc trong văn bản nữa: Tây Âu là con bệnh hô hấp bằng phổi nhân tạo. Sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế của Mỹ đã cung cấp cho Tây Âu oxygen, nhưng nó không thể tự cầm cự cuộc sống và không thể tự hít thở được nữa. Căn bệnh đang làm tê liệt Tây Âu không xuất phát từ bản chất của nền kinh tế. Cũng không phải vì những mâu thuẫn xã hội. Đây là những triệu chứng của cơn bệnh, chứ không phải là nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của cơn bệnh vừa sâu xa vừa đơn giản: Châu Âu đã đánh mất niềm tin vào chính mình. (Western Europe is a patient in an iron lung. American economic and military aids provide with oxygen, but it cannot live and breathe by itself. The sickness which paralyses it is not of an economic nature. Nor is it social strife. These are symptoms of the disease, but not its cause. The cause is both deeper and simpler: Europe has lost faith in itself.) (Arthur Koester: The Trail of the Dinosaur, 1955). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Lan Anh & Bùi Minh Toán, Câu quan hệ tiếng Việt: Sự hiện thực hóa các thành tố của sự tình quan hệ, T/c Ngôn ngữ, Số 10, 2006, tr. 1-11. [2] Trần Văn Cơ, Nhận thức, tri nhận – Hai mà một, T/c Ngôn ngữ, Số 7, 2007, tr. 19-23. [3] Phan Thế Hưng, Ẩn dụ ý niệm, T/c Ngôn ngữ, Số 7, 2007, tr. 9-18. [4] Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận- Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. [5] Lê Quang Thiêm, Tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng, T/c NN, Số 3, 2006, 1- 10. [6] Lê Quang Thiêm, Về khuynh hướng ngữ nghĩa học tri nhận, T/c NN, Số 11, 2006, 6- 19. [7] Nguyễn Đức Tồn, Bản chất của ẩn dụ, T/c NN, Số 10, 2007, 1- 9. [8] Hoàng Văn Vân, Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Hà Nội, 2000. [9] Bach, K., & Harnish, R.M., Linguistic Communication and Speech Acts, The MIT Press, London, 1984. [10] Embler, W.B., Metaphor and Meaning, Everett / Edwards, Florida, 1966. [11] Halliday, M.A.K, An Introduction to Functional Grammar, Edward Arnold, London, 1976. [12] Hatch, E. & Brown, C., Vocabulary, Semantics and Language Education, Cambridge University Press, 1995. [13] Hatch, G. L., Arguing in Communities, London & Toronto, 1999. [14] Jackson, Howard, Words, Meanings and Vocabulary, London & New york, 2000. [15] Kates, A. Carol, Pragmatics and Semantics – An Empiricist Theory, Cornell University Press, 1980. [16] Lyons J., Linguistic Semantics: An Introduction, Cambridge University Press, 1995. [17] Searle, R. John, Metaphor and Thought, Cambridge University Press, London, 1982. . trình lập ngôn. Và sự biến đổi ẩn dụ mang tính từ vựng ngữ pháp hơn là thuần tuý từ vựng.” Halliday đưa ra hai loại ẩn dụ ngữ pháp trong cú: Ẩn dụ thức (metaphor of mood) và ẩn dụ chuyển tác. ngôn ngữ đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp giúp chúng ta không dừng lại ở chỗ tìm hiểu ẩn dụ là gì mà tìm hiểu và xác định rằng ẩn dụ hoạt động thế nào và tác. trao đổi, và nghĩa nội dung hay nghĩa ý niệm ứng với cú như một sự thể hiện. Hai loại ẩn dụ ngữ pháp ẩn dụ thức và ẩn dụ chuyển tác hoạt động trên hai mô hình tương ứng như sau: ; (1) ẩn dụ thức

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan