Tổ Chức Hoạt Động Báo Trực Tuyến Trong Cơ Quan Báo In

30 248 0
Tổ Chức Hoạt Động Báo Trực Tuyến Trong Cơ Quan Báo In

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGÔ TƯỜNG BÁCH T T Ổ Ổ C C H H Ứ Ứ C C H H O O Ạ Ạ T T Đ Đ Ộ Ộ N N G G B B Á Á O O T T R R Ự Ự C C T T U U Y Y Ế Ế N N T T R R O O N N G G C C Ơ Ơ Q Q U U A A N N B B Á Á O O I I N N LUẬN VĂN THẠC SĨ Báo chí học TP HCM-2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGÔ TƯỜNG BÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁO TRỰC TUYẾ N TRONG CƠ QUAN BÁO IN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Dũng TP HCM-2013 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ………… 2 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁO TRỰC TUYẾN TRONG CƠ QUAN BÁO IN…….…………… 15 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài……………….……… 15 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu về báo trực tuyến ở Việt Nam…… 36 1.3. Những vấn đề đặt ra………………………………………………… 53 Tiểu kết chương 1………………………………………………………… 60 Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁO TRỰC TUYẾN Ở CÁC BÁO TUỔI TRẺ, THANH NIÊN VÀ BÌNH DƢƠNG…… ……………………………….61 2.1. Vài nét về các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên Và Bình Dƣơng……………… 61 2.2. Phƣơng thức tổ chức hoạt động của các tòa soạn báo trực tuyến trong cơ quan báo in……………………………………………… …………………… 79 Tiểu kết chương 2………………………………………………………… 83 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO TRỰC TUYẾN THUỘC CƠ QUAN BÁO IN……………………………………… …84 3.1. Nhóm các giải pháp chung…………………….…………………………….84 3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể………………………………………………… 91 Tiểu kết chương 3………………………………………………………… 110 KẾT LUẬN………………………………………………………………………111 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………115 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 31/12/2012, tờ Newsweek đã cho ra mắt bản in cuối cùng kết thúc lịch sử 80 năm tồn tại để chuyển hoàn toàn sang bản trực tuyến với tên gọi mới Newsweek Global. Nguyên nhân của kết cục buồn này chính là sự phát triển mạnh mẽ của báo chí trực tuyến. Tổng biên tập Newsweek thừa nhận sự: "Không một ai có thể đảo ngược lại xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay". Theo Vnnic, đến hết tháng 10/2012, tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam là 31.247.223 người, chiếm 35,51% dân số cả nước. Theo Net Index (2011), thì tại Việt Nam, hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là đọc tin trên mạng (97%). Sự phát triển của công nghệ đẩy nhanh tốc độ truy tải nên số lượng các tờ báo trực tuyến cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới. Có thể coi báo trực tuyến hiện nay là nơi tích hợp đầy đủ nhất truyền thông đa phương tiện. Trong vòng 10 năm trở lại đây, hàng loạt các cơ quan báo in tại Việt Nam đã nhanh chóng cho ra đời tờ báo trực tuyến riêng. Hiện hầu như tất cả các cơ quan báo in đã có báo trực tuyến, nhưng hầu hết là chưa chuyên nghiệp. Nhiều tiện ích, đặc trưng, thế mạnh của một tờ báo trực tuyến đã không được phát huy, làm mất đi những tính năng ưu việt của loại hình báo chí này. Chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động báo trực tuyến trong cơ quan báo in” cho luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học của mình với mong muốn góp một tiếng nói giúp các cơ quan báo in nắm bắt rõ hơn cách thức tổ chức một tờ báo trực tuyến sao cho hiệu quả nhất, thu hút được đông đảo độc giả quan tâm. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến báo trực tuyến. Trong số đó, đã có một số nghiên cứu khá gần gũi với đề tài của chúng tôi như: Ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện trên báo mạng điện tử của các cơ quan phát thanh, truyền hình- Trần Thị Thúy Bình. Nâng cao chất lƣợng báo chí Internet trong thời gian tới-Nguyễn Thị Bình; Tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của báo chí trực tuyến ở Việt Nam- Phan Văn Tú; Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa soạn báo trực tuyến Việt Nam hiện nay- Trần Hồng Vân; Tính đa phƣơng tiện trên báo điện tử Việt Nam-Vũ Anh Tú; Tính tƣơng tác trên báo mạng điện tử ở Việt Nam- Đồng Tiến Việt; Xử lý tin, bài của báo in cho báo mạng điện tử-Đào Hồng Vân; Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam-Nguyễn Thị Thoa; Tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện trên báo mạng điện tử nƣớc ta hiện nay-Nguyễn Hải Đăng… Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đã công bố có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động báo trực tuyến trong cơ quan báo in. Do đó, đề tài của luận văn này là một đề tài mới, không trùng lặp với các đề tài đã được công bố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức hoạt động cho các phiên bản điện tử của các báo: Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), báo ThanhNiên và báo Bình Dương (báo BD). .3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, chúng tôi chỉ có thể khảo sát tại ba cơ quan báo chí kể trên. Đây là 5 những tờ báo khá tiêu biểu cho báo in và tiêu biểu cho các tòa báo online trực thuộc cơ quan báo in. Quá trình khảo sát sẽ cố gắng tạo ra góc nhìn toàn diện về vai trò của báo trực tuyến trong cơ quan báo in. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của công trình nghiên cứu này là nhằm cung cấp cho người đọc một bức tranh sinh động, xác thực trong việc tổ chức hoạt động báo trực tuyến trong một cơ quan báo in với những ưu điểm, nhược điểm, những thành công và hạn chế và những vấn đề đang đặt ra. Qua đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị để các cơ quan báo chí và những người làm báo có thể xem xét, vận dụng để nâng cao chất lượng phối hợp hoạt động của hai loại hình báo chí này trong cùng một cơ quan báo chí. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, khảo sát những tài liệu lý luận có liên quan đến báo trực tuyến và vấn đề tổ chức hoạt động của báo trực tuyến trong cơ quan báo in nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài; - Khảo sát công tác tổ chức hoạt động của các phiên bản điện tử tại ba cơ quan báo Tuổi trẻ TP HCM, Thanh Niên và Bình Dương. - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để các cơ quan báo chí có thể xem xét, nghiên cứu, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động một cách hiệu quả nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện trong việc khảo sát các công trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến tổ chức hoạt động của báo trực tuyến. 6 - Phương pháp khảo sát thực tế được vận dụng để làm sáng tỏ thực trạng trong công tác tổ chức hoạt động của ba cơ quan báo chí trong diện khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Các phương pháp phân tích, tổng hợp, 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phần vào lý luận về tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí; sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích, tin cậy cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh; đồng thời ít nhiều có đóng góp trong việc bổ sung, hoàn thiện lý luận về báo trực tuyến trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, những cứ liệu của luận văn là một nguồn tài liệu giúp các nhà quản lý cơ quan báo chí và những người làm báo trực tuyến vận dụng để nâng cao tầm hiểu biết và năng lực chuyên môn trong nhiệm vụ cụ thể của mình; góp phần định hướng cách thức tổ chức hoạt động báo trực tuyến cho các cơ quan báo in đang có ý định cho ra đời báo trực tuyến. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁO TRỰC TUYẾN TRONG CƠ QUAN BÁO IN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Khái niệm “báo in” Báo in ra đời đầu thế kỷ XVII sau khi Johannes Gutenberg (1400-1468) phát minh ra máy in bằng khuôn đúc. Trong hệ thống các loại hình báo chí, báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. - Các loại báo in +Nhật báo (báo hàng ngày) 7 + Báo thƣa kỳ bao gồm báo ra 2, 3, 4, 5 ngày một kỳ, tuần báo, báo nửa tháng hoặc hàng tháng. + Tuần báo là các tờ báo xuất bản định kỳ một tuần một lần. + Báo nửa tháng hay hàng tháng phần lớn là các đặc san, chuyên san của các tờ nhật báo, thưa kỳ hay tuần báo. 1.1.2. Internet và báo trực tuyến 1.1.2.1.Internet Lịch sử khoa học - công nghệ đã có một bước tiến dài với việc phát sinh ra máy tính. Nhu cầu liên kết, truyền thông tin và dữ liệu ngày một tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Ý tưởng về một mạng máy tính đã dần xuất hiện để những chiếc máy tính đơn lẻ có thể liên kết được với nhau. Tháng 7-1968, ARPA liên kết máy tính tại 4 điểm trên nước Mỹ với nhau lấy tên là ARPANET. Đó là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây dựng và cũng là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Internet. Năm 1980, một người Anh tên là Tim Berners Lee đã tin học hóa ý tưởng của Ted Nelson khi muốn tạo ra một siêu văn bản (Hypertext). Đến năm 1990, Word Wide Web (gọi tắt là web hoặc www) bắt đầu xuất hiện. Dự án thiết kế hệ thống thông tin toàn cầu dựa trên nền tảng siêu văn bản này được Tim Berners Lee và Robert Cailliau (Bỉ) đưa ra. Năm 1991, Word Wide Web chính thức được ra đời. - Ở Việt Nam Năm 1993, VARENET (Viet Nam Academic Reseach Education Network) được thành lập tạo tiền đề cho sự hình thành mạng lưới Internet ở Việt Nam. Thời điểm này muốn truy cập Internet thì phải thông qua điện thoại viễn thông quốc tế. Vì vậy, Internet còn quá mới mẻ với người 8 Việt. Đến ngày 19-11-1997, Việt Nam quyết định chính thức kết nối Internet. -Vai trò của Internet trong đời sống xã hội Việt Nam Internet đã làm thay đổi những cách thức liên lạc truyền thống. Internet giúp mọi người hàng ngày bồi bổ thêm kiến thức. Cá nhân, tổ chức có thể mua bán, trao đổi, giao dịch, học và lấy bằng qua Internet. Internet cũng làm bùng nổ mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, MySpace, Twitter, CyWorld, trang web chia sẻ hình ảnh Youtube hay Zing Me, VietSpace… bởi chúng đáp ứng được khát khao cập nhật và chia sẻ tin tức của nhiều người. Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống  mua bán trực tuyến. Các hình thức lưu trữ dữ liệu trên máy tính cũng sẽ dần lỗi thời và thay vào đó là hình thức lưu trữ trực tuyến như công nghệ điện toán đám mây. Đặc biệt, Internet với những ưu điểm tuyệt đối như vậy đã khai sinh và bùng nổ một loại hình truyền thông mới làm chao đảo mọi loại hình truyền thông truyền thống. Đó là báo trực tuyến, hay còn gọi là báo mạng, báo điện tử, báo internet… 1.1.2.2. Báo trực tuyến Sự ra đời của báo trực tuyến Tờ báo trực tuyến đầu tiên trên thế giới là Chicago Tribune ra đời năm 1992. Cũng có tài liệu cho rằng đó là website http://info.cern.ch phát hành trên Internet ngày 6/8/1991 hoặc tờ báo trực tuyến đầu tiên ra đời tháng 10-1993 tại Khoa Báo chí thuộc Đại học Floria. 9 Năm 1994, hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượt cho ra đời phiên bản điện tử như Los Angeles Times, USA Today, New York newsday… Năm 1995, nhiều tờ báo ở châu Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như China Daily, Utusan (Malaixia), Kompas (Indonexia), Asahi Simbun (Nhật Bản)… Ở Việt Nam, ngày 31-12-1997 tạp chí Quê Hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam. Ngày 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tứ (http://nhandan.vn) chính thức phát hành trên mạng Internet. Ngày 3-2-1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền (http://vovnews.vn). Ngày 1-9-2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử (http://vtv.vn). Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều đã có tờ báo trực tuyến. Những tòa báo trực tuyến độc lập cũng lần lượt xuất hiện. Ngày 26-2-2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net) ra mắt độc giả. Tiếp theo là VietNamNet (http://vietnamnet.vn) cũng được cấp phép ngày 23-1-2003, VnMedia (http://vnmedia.vn) được cấp phép ngày 6-8-2003. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết tháng 10/2012, cả nước hiện có 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191 trang. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ BÁO TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM 1.2.1. Các loại hình báo trực tuyến ở Việt Nam Thực tiễn báo trực tuyến tại Việt Nam trong 15 năm qua, chúng ta có thể phân các lọai báo trực tuyến theo cách sau: Báo trực tuyến độc [...]...lập; báo trực tuyến phiên bản của báo in; các trang thông tin trực tuyến Báo trực tuyến thuộc cơ quan báo in (nhật báo, tuần san, tạp chí…) hoặc đài truyền hình, truyền thanh: Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, Nhân dân điện tử, website đài truyền hình TPHCM, VTV, báo điện tử VTC… Báo trực tuyến độc lập: Những tòa báo điện tử này từ lúc thành lập rồi vận hành đều không trực thuộc một cơ quan báo in. .. báo trực tuyến Bình Dương Phiên bản tiếng Anh của báo Bình Dương trực tuyến được ra mắt Báo Bình Dương trực tuyến tiếp tục cho ra đời các phiên bản tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn vào cuối năm 2006 đưa báo trực tuyến Bình Dương là tòa báo trực tuyến tiếng duy nhất tại Việt Nam có 4 phiên bản ngoại ngữ 2.2 PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÒA SOẠN BÁO TRỰC TUYẾN TRONG CƠ QUAN BÁO IN 15 2.2.1 Cơ. .. ba cơ quan báo trực tuyến Cả 3 tòa báo trực tuyến nêu trên đều có giấy phép là báo điện tử (độc lập) Tuy vậy, cả 3 tờ này và cho đến nay chưa có tòa báo trực tuyến nào thuộc cơ quan báo in lại tổ chức tòa báo trực tuyến độc lập Thông thường, Ban biên tập (báo in) cử một người thuộc Ban biên tập, hầu hết là phó tổng biên tập, phụ trách chung và chịu trách nhiệm quản lý tòa soạn báo trực tuyến Tại báo. .. điểm của báo trực tuyến trực thuộc báo in Báo trực tuyến trực thuộc báo in có ưu điểm là thừa hưởng toàn bộ tài nguyên có sẵn của báo in, có ngay cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí dồi dào, nguồn thông tin mạnh mẽ từ lực lượng phóng viên của báo mẹ; có được những nhà quản lý làm báo lâu năm, có nhiều kinh nghiệm được 18 tòa soạn cử sang phụ trách báo trực tuyến Báo trực tuyến trực có nguồn bạn đọc quan. .. của các báo trực tuyến trong các cơ quan báo in Tuổi trẻ, Thanh Niên và Bình Dương Ở mỗi cơ quan báo in kể trên đều có những thuận lợi và khó khăn riêng Trong đó, Thanh Niên và Tuổi Trẻ là những tờ báo cuả đoàn thể, hoạt động và tồn tại phải hoàn toàn thích ứng với cơ chế thị trường Báo Bình Dương là cơ quan của Đảng bộ tỉnh Bình Dương nên hoạt động theo cơ chế hạch toán tài chính của cơ quan báo đang... quá trình hoạt động của tòa soạn báo trực tuyến trong các cơ quan báo in nói trên đã cho thấy nhiều vấn đề đặt ra Trong đó, có những thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có nhiều khó khăn và những vấn đề đang đặt ra Tuy nhiên, thực trạng đó cũng khẳng định một điều quan trọng: việc hình thành các báo trực tuyến trong cơ quan báo in là một giải pháp rất quan trọng nhằm giúp cho các cơ quan báo in tiếp tục... Internet nhằm tạo cơ sở pháp lý trong quản lý và hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin Sớm xây dựng và ban hành các quy chế trong hoạt động thông tin như: Quy chế về chức danh báo chí, Quy chế về cung cấp và quản lý thông tin cho báo chí; Quy chế về tổ chức và điều kiện thành lập các cơ quan báo chí…, Nâng cao năng lực quản lý báo trực tuyến của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà... cái nhìn cận cảnh vào thực trạng hoạt động của tòa soạn báo trực tuyến trong ba cơ quan báo in là các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Bình Dương Trên cơ sở những kết quả khảo sát, trong chương cuối của luận văn, chúng tôi đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tòa soạn báo trực tuyến trong cơ quan báo in Các giải pháp được trình bày trong hai nhóm: Nhóm các giải pháp... từ đầu do uy tín của báo mẹ Tuy vậy, báo trực tuyến thuộc báo in là chưa sẵn sàng cho tư duy làm báo hiện đại, không dám thay đổi, chưa kể có tòa báo sợ rằng nếu có báo trực tuyến, lượng người mua báo in sẽ giảm đi Tin bài từ báo in chuyển tải lên báo trực tuyến không dám chỉnh sửa lại cho phù hợp với văn phong, hình thức báo trực tuyến; vẫn còn dài lê thê, không có cấu trúc tin bài hiện đại… làm giảm... hình thành báo trực tuyến thuộc cơ quan báo in Hiện nay, báo trực tuyến sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người khai thác nhất trên thế giới Hiện có gần 30 triệu người Việt xem tin tức trực tuyến Và số lượng công chúng báo chí trực tuyến sẽ tiếp tục bùng phát cùng với 19 sự phát triển ồ ạt của công nghệ Vấn đề là trong sự cạnh tranh gay gắt từ báo chí trực tuyến, báo in sẽ như

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan