Thiếu máu thiếu sắt pps

16 396 0
Thiếu máu thiếu sắt pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiếu máu thiếu sắt Thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu nhược sắt là một dạng thiếu máu thường gặp - tình trạng máu không có đủ lượng tế bào hồng cầu bình thường. Hồng cầu có chức năng mang oxy đến cho các mô của cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cho da có được màu sắc bình thường. Giống như ý nghĩa của cái tên, thiếu máu thiếu sắt là do cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết. Khi không có đủ sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin, là một chất có trong hồng cầu giúp hồng cầu chuyên chở được oxy.Do đó, thiếu máu thiếu sắt sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và xanh xao. Thông thường bạn có thể điều chỉnh được tình trạng này bằng cách uống thuốc bổ sung sắt. Đôi khi, cần phải điều trị hỗ trợ đặc biệt là trong những trường hợp bị xuất huyết nội. TRIỆU CHỨNG Ban đầu, thiếu máu thiếu sắt có thể nhẹ và không được chú ý đến. Nhưng khi cơ thể trở nên thiếu sắt nhiều hơn và thiếu máu nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ trở nên nặng nề. Các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt có thể bao gồm:  Cực kỳ mệt mỏi  Da xanh  Yếu ớt  Khó thở  Nhức đầu  Chóng mặt hoặc hoa mắt  Tay chân lạnh  Bứt rứt  Viêm hoặc đau ở lưỡi  Tăng khả năng nhiễm trùng  Móng dễ gãy  Nhịp tim không đều (loạn nhịp)  Thèm những chất không có giá trị dinh dưỡng như nước đá, đất hoặc bột trơn. Khi nào cần đến gặp bác sĩ Khi bạn hoặc trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, hãy đến gặp bác sĩ. Thiếu máu thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc tự điều trị được. Chỉ uống thuốc bổ sung sắt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Quá tải sắt trong cơ thể có thể nguy hiểm do tình trạng tích tụ sắt thừa có thể làm hủy hoại gan và gây những biến chứng khác. NGUYÊN NHÂN Bình thường cơ thể sử dụng sắt từ thức ăn hoặc lượng sắt được thải ra từ những hồng cầu cũ để sản xuất hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của hồng cầu tạo ra màu đỏ của hồng cầu và làm cho hồng cầu có khả năng mang máu được oxy hóa đi khắp cơ thể. Nếu bạn không tiêu hóa đủ sắt hoặc nếu bạn bị mất quá nhiều sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin và cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt thường gặp bao gồm:  Mất máu. Mất máu là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu thiếu sắt tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Nguyên nhân là do máu chứa sắt bên trong hồng cầu. Do đó, nếu bạn bị mất máu, bạn sẽ mất một lượng sắt. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nặng nề có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do họ mất nhiều máu trong khi hành kinh. Những tình trạng mất máu chậm, mạn tính trong cơ thể - chẳng hạn như loét đường tiêu hóa, khối u ở thận, bàng quang, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, u xơ tử cung - có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Chảy máu đường tiêu hóa có thể là kết quả của quá trình sử dụng thường xuyên các thuốc như aspirin hoặc những thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID). Hãy báo với bác sĩ nếu ban thấy có máu trong phân hoặc nước tiểu.  Ăn thiếu sắt. Cơ thể nhận sắt đều đặn từ những thực phẩm mà bạn ăn vào. Nếu bạn tiêu thụ quá ít sắt, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt. Một số thức ăn giàu chất sắt bao gồm thịt, trứng. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng cần có nhiều sắt trong bữa ăn.  Không thể hấp thu sắt. Sắt trong thức ăn được hấp thu vào máu ở ruột non. Những rối loạn ở ruột non như bệnh Crohn hoặc bệnh tiêu chảy phân mỡ có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột và dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Một phần của ruột non bị bắc cầu vượt qua hoặc bị cắt bỏ trong phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và những chất dinh dưỡng khác. Một số loại thuốc có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt. Chẳng hạn như dùng thường xuyên những loại thuốc làm giảm acid dạ dày có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Cơ thể cần acid dạ dày để chuyển sắt từ thức ăn thành dạng có thể hấp thu được ở ruột non.  Mang thai. Nếu không được bổ sung sắt, những phụ nữ mang thai có thể sẽ bị thiếu máu thiếu sắt do họ cần phải có sắt dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho cái thai đang lớn trong bụng. Thai nhi cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt:  Chu kỳ kinh nặng nề  Mang thai  Thành phần bữa ăn có ít sắt  Nguồn chảy máu đã biết hoặc chưa biết bên trong cơ thể, chẳng hạn như loét, khối u chảy máu, u xơ tử cung, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng hoặc chảy máu ống tiêu hóa. Những nhóm người sau có thể có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao:  Phụ nữ. Do bị mất máu trong khi hành kinh nên phụ nữ thường có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn.  Nhũ nhi và trẻ em. Nhũ nhi, đặc biệt là những trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hoặc sinh non, không nhận đủ lượng sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ bị thiếu sắt. Trẻ em cần nhiều sắt hơn bình thường trong quá trình phát triển bộc phát của mình vì sắt rất quan trọng trong sự phát triển cơ. Nếu không được ăn uống đầy đủ với thực đơn thay đổi, trẻ có thể có nguy cơ bị thiếu máu.  Người ăn chay. Do những người này không ăn thị nên họ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn. Cơ thể không thể hấp thu được sắt có trong ngũ cốc và rau quả như sắt có trong thịt. Ở nam giới khỏe mạnh và phụ nữ sau mãn kinh, thiếu máu thiếu sắt thường là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có một chỗ xuất huyết nào đó ở ống tiêu hóa. Truyền máu không phải là yếu tố nguy cơ thường gặp gây thiếu máu thiếu sắt trừ phi bạn truyền máu nhiều lần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người phát hiện ra nồng độ hemoglobin của mình thấp, dấu hiệu của thiếu máu, lần đầu tiên khi hiến máu. Nồng độ hemoglobin thấp có thể là tạm thời và được giải quyết bằng cách ăn những thức ăn giàu sắt. Nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất máu. Nếu bạn được thông báo rằng mình không thể cho máu do nồng độ hemoglobin thấp, hãy hỏi bác sĩ những việc cần làm. BIẾN CHỨNG Thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nặng và gây ra những vấn đề cho sức khỏe bao gồm:  Tim mạch. Thiếu máu thiếu sắt có thể làm tim đập nhanh hoặc không đều. Tim phải bơm nhiều máu hơn để thích nghi với tình trạng thiếu oxy có trong máu khi bệnh nhân bị thiếu máu. Ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành - hẹp những động mạch cung cấp máu cho tim - thiếu máu không được phát hiện ra có thể dẫn đến đau thắt ngực. Đau thắt ngực là cơn đau ngực gây ra bởi giảm oxy và máu đến nuôi cơ tim.  Thai kỳ. Ở những phụ nữ đang mang thai, thiếu máu thiếu sắt nặng có thể liên quan đến sinh non và làm trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Nhưng tình trạng này có thể phòng ngừa một cách dễ dàng bằng cách bổ sung sắt trong giai đoạn trước khi sinh.  Vấn đề tăng trưởng. Ở nhũ nhi và trẻ em, thiếu sắt nặng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như làm chậm phát triển. Thiếu máu thiếu sắt không được điều trị có thể dẫn đến chậm phát triển tâm thần và thực thể ở nhũ nhi và trẻ em trong các khu vực như nói và đi. Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ ngộ độc chì và tăng nhạy cảm với nhiễm trùng. CHUẨN BỊ ĐI KHÁM Nếu bạn nghĩ mình bị thiếu máu thiếu sắt, ban đầu, bạn cần phải đến khám tại một bác sĩ tổng quát. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bạn có thể được chuyển đến một bác sĩ chuyên điều trị những bệnh về máu (bác sĩ chuyên khoa huyết học). Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có một chỗ chảy máu chưa được phát hiện ra, bạn có thể được chuyển đến một bác sĩ chuyên điều trị những bệnh đường tiêu hóa (bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa) hoặc một bác sĩ chuyên điều trị về sức khỏe sinh sản của phụ nữ (bác sĩ phụ khoa) nếu bạn là nữ. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho cuộc khám và những gì bác sĩ sẽ hỏi bạn. Những gì bạn có thể làm:  Viết lại những triệu chứng mà bạn cảm thấy, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến lý do đến khám của bạn.  Viết lại những thông tin cá nhân chính, bao gồm những áp lực chính hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây.  Lập một danh sách tất cả các loại thuốc, kể cả các loại vitamin và những thuốc bổ mà bạn đang dùng.  Lập một danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ. Thời gian khám bệnh của bạn có giới hạn, do đó chuẩn bị một danh sách câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng được hầu hết khoảng thời gian này. Đối với thiếu máu thiếu sắt, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:  Nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng của tôi là gì?  Có còn nguyên nhân nào khác có thể xảy ra không?  Tình trạng của tôi là nhất thời hay mạn tính?  Bác sĩ khuyên tôi nên điều trị theo cách nào?  Có cách điều trị nào khác với cách điều trị đầu tiên mà bác sĩ đã đề nghị hay không?  Tôi còn có một bệnh khác. Làm cách nào để tôi hòa hợp được chúng với nhau?  Có những kiêng cữ gì trong ăn uống mà tôi phải thực hiện không?  Có những tài liệu nào về căn bệnh này mà tôi có thể đọc không? Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị, đừng ngần ngại đặt thêm những câu hỏi khác nếu như bạn không hiểu một điều gì đó. Những câu bác sĩ sẽ hỏi Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, chuẩn bị sẵn sàng để trả lời chúng có thể giúp bạn tiết kiệm được thêm thời gian khám bệnh. Bác sĩ có thể hỏi:  Triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên vào lúc nào?  Mức độ nặng của triệu chứng?  Có yếu tố nào giúp cải thiện triệu chứng của bạn không?  Có yếu tố nào làm các triệu chứng của bạn nặng hơn không?  Bạn có ăn chay không?  Gần đây bạn có đi cho máu nhiều hơn 1 lần không? KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN Bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu thiếu sắt chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để tìm:  Kích thước và màu sắc hồng cầu. Nếu bị thiếu máu thiếu sắt, hồng cầu sẽ nhỏ hơn và có màu tái hơn bình thường.  Hematocrit. Tỷ lệ phần trăm của phần thể tích máu tạo nên bởi các hồng cầu. Mức bình thường nằm trong khoảng từ 34.9 đến 44.5% đối với nữ trưởng thành và 38.8 đến 50% đối với nam giới trưởng thành. Những giá trị này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi của bệnh nhân. [...]... có cần cung cấp thêm sắt hay không, không được cung cấp thêm sắt cho trẻ mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước Điều trị những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt không phải do dinh dưỡng Nếu tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở người lớn không cải thiện khi điều trị bằng thuốc bổ sung sắt đơn độc, có thể thiếu máu là do một nguyên nhân nào đó khác với dinh dưỡng Có thể có một nguồn chảy máu trong cơ thể hoặc... sung sắt để xây dựng lại lượng sắt dự trữ cũng như đáp ứng đủ nhu cầu sắt hằng ngày của cơ thể Ở những phụ nữ mang thai, thuốc bổ sung sắt giúp cung cấp đủ sắt cho cả mẹ lẫn thai nhi Ở trẻ em hoặc người lớn bị thiếu máu thiếu sắt, các bác sĩ có thể cho uống multivitamin có chứa sắt mỗi ngày Nhưng thông thường bác sĩ sẽ cho uống thuốc sắt dạng viên - chẳng hạn như thuốc viên sắt sulfate mua theo toa bác... uống thuốc bổ sung sắt theo toa trong thời gian mang thai để đề phòng hoặc điều trị thiếu máu thiếu sắt Hãy hỏi bác sĩ xem lúc nào thì bạn có thể quay trở lại bệnh viện để kiểm tra máu lại Tùy thuộc vào chế độ ăn của mẹ, sữa mẹ có thể không có đủ chất sắt cho sự phát triển của trẻ Hầu hết những loại sữa bột cho trẻ đều chứa đủ lượng sắt cần thiết nhưng một số trẻ có nhu cầu thêm sắt Hãy hỏi bác sĩ... gặp vấn đề về hấp thu sắt Tùy thuộc vào nguyên nhân, quá trình điều trị có thể bao gồm:  Thuốc, chẳng hạn như thuốc ngừa thai để làm giảm lượng máu mất khi hành kinh  Thuốc kháng sinh và những loại thuốc khác để điều trị loét đường tiêu hóa  Phẫu thuật để cắt bỏ polyp đang chảy máu, khối u hoặc u xơ Ở những trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng, truyền máu có thể giúp thay thế sắt và hemoglobin nhanh... gây chảy máu kinh nhiều, chẳng hạn như u xơ tử cung Bác sĩ có thể cho thực hiện những khảo sát trên hoặc một số khảo sát khác sau một thời gian thử nghiệm điều trị với thuốc bổ sung sắt CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC Một khi bạn bị thiếu sắt đến mức trở nên thiếu máu, ăn uống những thực phẩm giàu chất sắt có thể có ích nhưng thường không đủ để giải quyết vấn đề Bạn cần phải uống thuốc bổ sung sắt để xây... dấu hiệu biểu hiện thiếu máu  Ferritin Đây là loại protein giúp dự trữ máu trong cơ thể, nồng độ ferritin thấp thường là biểu hiện của tình trạng giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể Những xét nghiệm chẩn đoán khác Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn đang bị thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện thêm những khảo sát khác để chẩn đoán nguyên nhân Nếu bác sĩ nghi ngờ có chỗ chảy máu bên trong cơ... hấp thu sắt Thuốc bổ sung sắt có thể gây táo bón nên bác sĩ cũng có thể sẽ khuyên bạn dùng thuốc làm mềm phân Sắt hầu như luôn làm cho phân có màu đen, đó là 1 tác dụng phụ vô hại Sắt có thể được cho dưới dạng tiêm nhưng thường không cần thiết Tình trạng thiếu sắt không thể thay đổi được chỉ trong 1 đêm Bạn có thể cần uống thuốc bổ sung sắt trong vài tháng hoặc lâu hơn để làm đầy nguồn dự trữ sắt của... giúp thay thế sắt và hemoglobin nhanh chóng PHÒNG NGỪA Bạn có thể phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất sắt và một bữa ăn cân bằng Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt đặc biệt quan trọng ở những người có nhu cầu sắt cao như trẻ em và những phụ nữ đang hành kinh hay đang có thai Những thức ăn có nhiều sắt gồm:  Thịt đỏ  Thịt heo  Hải sản  Thịt gia cầm  Đậu  Rau quả có màu... khô như nho và mơ Sắt có trong thịt dễ được cơ thể hấp thu hơn Bạn có thể tăng mức độ hấp thu sắt của cơ thể bằng cách uống nước cam khi ăn những thức ăn có chứa sắt Vitamin có trong nước cam có thể giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn Vitamin C còn được tìm thấy ở:  Dưa  Dâu  Mơ  Kiwi  Xoài  Cải xanh  Tiêu  Cà chua  Cải bắp  Khoai thây  Rau dạng lá Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, cho... toa bác sĩ hoặc những thuốc bổ sung sắt bán tự do Những loại thuốc bổ sung sắt qua đường uống thường hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống Tuy nhiên, do sắt có thể kích thích dạ dày nên bạn cần phải uống chung với thức ăn Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thuốc bổ sung sắt cùng với nước cam hoặc vitamin C Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt Ngoài ra, uống thuốc bổ sung sắt trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ uống thuốc . Thiếu máu thiếu sắt Thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu nhược sắt là một dạng thiếu máu thường gặp - tình trạng máu không có đủ lượng tế bào hồng. thiếu sắt. Những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt thường gặp bao gồm:  Mất máu. Mất máu là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu thiếu sắt tại Hoa Kỳ và Tây Âu. Nguyên nhân là do máu. nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, hãy đến gặp bác sĩ. Thiếu máu thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc tự điều trị được. Chỉ uống thuốc bổ sung sắt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Quá tải sắt trong

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan