Đề tài lịch sử giá dầu và phân tích các yếu tố tác động đến giá dầu

31 886 4
Đề tài lịch sử giá dầu và phân tích các yếu tố tác động đến giá dầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh Tế Quản Lý o0o BÀI TẬP LỚN KINH TẾ DẦU KHÍ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU Giáo viên hướng dẫn Phạm Cảnh Huy Bộ môn Kinh tế công nghiệp Sinh viên thực hiện Hoàng Anh Dũng Hoàng Thành Quốc Trần Quỳnh Anh Nguyễn Thành Trung Phạm Thị Minh Huế Nguyễn Thị Thu Hiền HÀ NỘI - 2012 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3 1.1 Các khái niệm cơ bản 3 1.2 Phân loại dầu mỏ 4 1.3 Tầm quan trọng của dầu mỏ 4 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU 6 2.1 Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ 9 2.1.1 Giai đoạn trước năm 1973 9 2.1.2 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có vai trò quan trọng trong đối với giá dầu thế giới từ năm 1973 9 2.2 Bất ổn chính trị trong khu vực 15 2.2.1 Chiến tranh Yom Kippur - Lệnh cấm vận dầu 15 2.2.2 Các cuộc khủng hoảng ở Iran và Iraq 15 2.2.3 Nội chiến ở Lybya năm 2011 18 2.2.4 Tình hình bất ổn chính trị trong năm 2012 19 2.3 Các nhân tố tài chính như rủi ro cho các nhà đầu tư, tỷ giá đồng USD đã trở thành nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao 21 2.4 Chính sách của các quốc gia 23 2.4.1 Chính sách kiểm soát giá dầu nội địa của Mỹ 23 2.4.2 Chính sách xuất khẩu của Arab Saudi 24 2.5 Một số yếu tố khác tác động đến giá dầu thế giới 26 2.6 Tác động của tăng giá dầu đến nền kinh tế thế giới 28 2 LỜI MỞ ĐẦU Dầu hay còn được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và các dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. Dầu chiếm một một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km3) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất, 24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Dầu có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì hầu hết mọi ngành kinh tế như: Giao thông vận tải, điện lực, công nghiệp đều cần đến nó. Dầu cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hóa học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo,… phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu nói riêng ngày càng tăng. Dầu giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị của các quốc gia. Với vai trò to lớn và ngày càng quan trọng của dầu như thế, việc dự đoán trước được giá của dầu sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, vì thế chúng em chọn đề tài nghiên cứu “ LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU TRÊN THẾ GIỚI ” để có cái nhìn tổng quát, rút ra các kinh nghiệm để có thể dự báo tình hình giá dầu biến đổi như thế nào trong tương lai. 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm cơ bản Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa. Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối. Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt. Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m. Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm thì áp suất khí cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên. 4 1.2 Phân loại dầu mỏ Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành. Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là: • Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu. • West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ. • Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông. • Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông). • Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông). • Giỏ OPEC bao gồm: o Arab Light Ả Rập Saudi o Bonny Light Nigeria o Fateh Dubai o Isthmus Mexico (không OPEC) o Minas Indonesia o Saharan Blend Algérie o Tia Juana Light Venezuela OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường. Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI. 1.3 Tầm quan trọng của dầu mỏ Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng 5 được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen". Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979. 6 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU Giống như giá cả của các mặt hàng khác, giá dầu thô trải qua biến động khác nhau trong thời gian thiếu hoặc thừa quá mức. Chu kỳ giá dầu thô có thể mở rộng qua nhiều năm, đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu cũng như cung cấp của OPEC và không phải OPEC. Nếu xem xét từ năm 1869, giá dầu thô trung bình tại Mỹ ( điều chỉnh cho lạm phát trong năm 2010 của đồng đô la) là $ 23,67 một thùng so với $ 24,58 cho giá dầu thế giới. Một nửa thời gian giá dầu của Mỹ và thế giới dưới mức giá dầu trung bình 24,58 USD mỗi thùng. Các kết quả sẽ khác đi nhiều nếu chỉ chỉ xem xét những số liệu từ năm 1970. Trong trường hợp đó, dầu thô của Mỹ đã có mức giá trung bình là $ 34,77 một thùng. Giá dầu trung bình của thế giới cao hơn một chút là 37,93 USD mỗi thùng Khi Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ nhậm chức, giá là 35,00 USD mỗi thùng. Đến cuối năm 2009 giá đã tăng gấp đôi, giá trung bình năm 2009 là $ 56,35 và giá trung bình trong năm 2010 là $57.00 7 Từ biểu đồ thứ nhất có thể thấy giai đoạn trước năm 1973 giá dầu mỏ không có nhiều những biến động đáng kể. Ngoài ra sự chênh lệch về giá trung bình nếu chỉ xét số liệu từ năm 1970 cho thấy sự biến đổi về giá dầu mỏ giai đoạn này là cao. Năm 1973 là năm mà xảy ra cuộc chiến tranh xung đột giữa các nước hồi giáo Arab và nhà nước do thái Israel dẫn đến lệnh cấm vận dầu mỏ ở các quốc gia này. Từ đó, có thể coi đây làm mốc để phân ra hai thời kỳ chủ yếu của lịch sử dầu mỏ. Điểm qua về tình hình giá dầu mỏ thế giới Giai đoạn trước Cấm vận. Giai đoạn này không có nhiều biến động, giá dầu mỏ chỉ thay đổi đôi chút, không đáng kể so với mức thay đổi giai đoạn sau năm 1973. Từ năm 1948 đến cuối những năm 1960, giá dầu thô dao động từ $ 2,50 và $ 3,00. Giá dầu đã tăng từ $ 2,50 năm 1948 lên khoảng 3,00 năm 1957. Khi đối chiếu với tỷ giá đô la năm 2010, giá dầu thô dao động từ $ 17 và $ 19 trong hầu hết thời gian của thời kỳ này. Từ năm 1958 đến 1970, giá vẫn ổn định gần mức $ 3,00 cho mỗi thùng, nhưng trong thực tế giá dầu thô giảm từ $ 19 đến $ 14 một thùng. Giá dầu thấp hơn không chỉ bởi sự điều chỉnh 8 theo lạm phát theo năm 2010, mà còn bởi vì vào năm 1971 và 1972 các nhà sản xuất quốc tế bị ảnh hưởng bởi sự yếu đi của đồng đô la. OPEC được thành lập vào năm 1960 với năm thành viên sáng lập: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Đến cuối năm 1971, sáu quốc gia khác đã tham gia vào nhóm là: Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Algeria và Nigeria. Tuy nhiên phải đến năm 1973 khi có lệnh cấm vận dầu mỏ tức là phải mất hơn một thập kỷ hình thành của nó, OPEC mới nhận ra khả năng ảnh hưởng to lớn của nó với thị trường dầu mỏ thế giới. Vậy tại sao từ những năm 1973 trở đi, giá dầu lại có những thời kỳ giá cao giá thấp chênh lệch nhau đến như vậy chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một số yếu tố tác động đến giá dầu mỏ thế giới qua lịch sử giá dầu từ năm 1973 đến nay. Có 4 yếu tố chủ yếu tác động mạnh mẽ nhất đến giá dầu mỏ là: • Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ. • Tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới. • Một số chính sách của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. 9 • Sự suy yếu của đồng đô la. • Cuối cùng là một số các yếu tố không chủ yếu khác. 2.1 Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ 2.1.1 Giai đoạn trước năm 1973 Trước năm 1973 bảy công ty dầu khí Mỹ - Anh – Hà Lan kiểm soát 98% trữ lượng dầu thô thế giới và Mỹ là nước đứng đầu về khai thác – chế biến dầu, nên chính phủ Mỹ có đủ điều kiện biến thị trường dầu mỏ thành nơi thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Mọi giá cả giao dịch dầu thô trên thế giới đều quy định theo giá yết bảng ở Vịnh Mexic, giá này lại phục vụ cho chính sách khuyến khích phát triển thăm dò – khai thác dầu khí ở Bắc Mỹ. Theo hệ thống giá bán của CIF đồng nhất toàn cầu thì giá dầu tại bất cứ giếng dầu nào trên thế giới cũng được tính theo công thức sau: a + f = x + f 1. • a là giá dầu Mỹ từ vịnh Mexico ( theo chất lượng dầu) • f là phí chuyên chở từ Vịnh Mexico về New York • x là giá dầu của giếng x của một nươc nào bất kỳ trên thế giới có cùng chất lượng với dầu Mỹ • f 1 là phí chuyên chở từ nơi x tới New York Vì f 1 lớn hơn rất nhiều f nên x bao giờ cũng thấp đáng kể so với a, do đó giá dầu nhẹ của Arab Saudi chỉ ở mức 1,7 đến 1,8 đô/thùng. Hệ thống định giá này là nguồn gốc giá yết bảng. Nó có tác dụng bảo đảm tính khống chế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực dầu khí, làm đình đốn công nghiệp than đá, ngăn chặn công nghiệp nguyên tử, mở rộng quy mô và tốc độ bóc lột tài nguyên đối với các nước ngoài Mỹ, tăng lợi nhuận cho các nước phát triển. Với tầm ảnh hưởng to lớn của Mỹ về mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới nên thời kỳ này giá dầu không có nhiều biến động mạnh. Vai trò của 7 công tỳ dầu khi là vai trò quyết định đến giá dầu chung của thế giới, mỗi khi có biến động gây ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc nguồn cầu thì 7 công ty này vẫn có thể kiểm soát giá dầu theo ý định của mình. 2.1.2 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có vai trò quan trọng trong đối với giá dầu thế giới từ năm 1973 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries). OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador [...]... Tehran 2.5 Một số yếu tố khác tác động đến giá dầu thế giới • Những yếu tố ảnh hưởng đến công suất lọc dầu: Những nhân tố tự nhiên như bão, động đất, sóng thần và sự cản trở nguồn nguyên liệu cho quá trình lọc dầu, đặc biệt là ở những mỏ dầu ở vùng duyên hải Chính những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến giá sản phẩm liên quan đến dầu mỏ và trực tiếp ảnh hưởng lên chi phí lọc dầu Ví dụ: Vào năm 2005, khi... sẽ bị tác động bởi sự 27 mất đi một nguồn cung về dầu mà lẽ ra sẽ có, điều này gây tác động đến giá xăng dầu hiện tại.Theo một báo cáo được thực hiện bởi U.S Energy Information Administration, vịnh Mêhicô được cho rằng chiếm 30% việc sản xuất dầu của quốc nội Luật hạn chế việc sản xuất dầu ở vịnh sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung trong tương lai và dẫn đến giá dầu cao hơn 2.6 Tác động của tăng giá dầu đến. .. cầu về dầu mỏ sẽ gia tăng, giá dầu sẽ tăng theo • Hoạt động mua bán trao đổi và đầu cơ tích trữ trên Thị Trường Giao Sau (TTGS) xăng dầu cũng gây tác động lên giá xăng dầu Giá cả dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng thông qua việc đầu cơ của những người giao dịch trên thị trường hàng hóa Ví dụ: Vào năm 2008, giá dầu đạt mức 140 đôla/thùng Nhiều dự đoán cho rằng những nhà đầu cơ đang cố gắng đưa giá dầu lên và tạo... sốc giá dầu thường có tác động giống nhau tới các nền kinh tế: làm giảm tốc độ phát triển kinh tế và thậm chí dẫn tới suy thoái khi mà sản lượng nền kinh tế tăng trưởng âm; Làm tăng tỷ lệ lạm phát Các hành động kìm hãm giá dầu của các nước nhập khẩu như tăng thuế tiêu thụ dầu sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất dầu lớn hơn là cho chính phủ các nước này Theo tính toán của nhiều tổ chức thì nếu dầu tăng đều... trường dầu thế giới: Điều này xảy ra trong thời kỳ nguồn dự trữ dầu xuống mức thấp • Tâm lý lo lắng về dầu mỏ: Tâm lý lo lắng về sự bất ổn của giá dầu trên toàn cầu được xem là nguyên nhân lớn nhất làm phát sinh thêm chi phí, gây sức ép gia tăng của giá cả dầu mỏ • Những yếu tố mang tính chính trị và kinh tế: Những yếu tố kinh tế nói chung có tác động dài hạn lên giá dầu Mặc dù, đối với vùng Trung Đông và. .. thùng/ngày cho mức tăng thêm đó và góp phần làm 13 cho giá dầu tăng trở lại và tăng mạnh vào năm 1997 Sản lượng giảm sút của Nga cũng góp phần vào sự tăng giá dầu Giữa năm 1990 và 1996, sản lượng của Nga giảm trên 5 triệu thùng/ngày Sự tăng lên của giá dầu không kéo dài được lâu và kết thúc vào năm 1998 khi OPEC đã làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á Vào tháng 12/1997, OPEC tăng... gần, giá dầu cũng bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu bị thời tiết lạnh và từ chối trong dầu thô và trữ lượng dầu bị ảnh hưởng Tuy nhiên, nói chung, thời gian hiện nay khi nhu cầu toàn cầu về dầu thô giảm-mùa, và điều hành nhiều nhà máy lọc tỷ giá tương đối thấp Các tăng dầu thô trên thị trường quốc tế "tài chính" và để an ninh năng lượng của thế giới và khôi phục kinh tế toàn cầu có tác động. .. hưởng tới giá dầu Nước Mỹ và các nước tiêu thụ dầu hàng đầu khác nên khuyến khích Ả Rập Xê-út thể hiện vai trò của mình một cách tích cực hơn nữa Thị trường dầu mỏ toàn cầu nếu được Ả Rập Xê-út sử dụng sức ảnh hưởng chính đáng của mình sẽ ít biến động hơn và thế cân bằng cung cầu vững chắc hơn Và sẽ càng tốt hơn nếu Ả Rập Xê-út có thể điều hòa được giá cả thị trường Trong bối cảnh sản lượng dầu và khí... vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá. .. xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày • 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày • 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu • 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến . Viện Kinh Tế Quản Lý o0o BÀI TẬP LỚN KINH TẾ DẦU KHÍ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU Giáo viên hướng dẫn Phạm Cảnh Huy Bộ môn Kinh tế. Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979. 6 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU Giống như giá cả của các mặt hàng khác, giá dầu. kỳ giá cao giá thấp chênh lệch nhau đến như vậy chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một số yếu tố tác động đến giá dầu mỏ thế giới qua lịch sử giá dầu từ năm 1973 đến nay. Có 4 yếu tố chủ yếu tác động

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan