Tác dụng của các koại hình thiết bị trong dạy học Vật lý ppt

6 490 1
Tác dụng của các koại hình thiết bị trong dạy học Vật lý ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác dụng của các koại hình thiết bị trong dạy học Vật lý Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH– CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người, từ kinh tế – xã hội đến văn hoá truyền thống, tạo nên những đặc điểm mới của thời đại, theo đó vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, đến quá trình tổ chức và hệ thống giáo dục. Với sự phát triển nhanhcủa KH–CN, dẫnđến kết quả là xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức,những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời những tri thức cũ trở nên lỗi thời, lạchậu, nảysinh mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin với trình độ,thời gian, sức lực của ngườihọc quá tải. Trướcnhững thay đổi ấynếu con người không tiếp cậnđược với nhữngtri thức mới,nhữnghiểubiết mới, họ sẽ trở nên nhanhchónglạc hậu vớithời cuộc và bị đào thải. Xãhội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy bénvới cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựuKH–CNhiện đại.Để giải quyết vấn đề này, giáo dục phải tiếp cận đượcnhững thành tựu mớinhất của KH–CN bằng cách chọn lọc nộidung, đổimới phươngpháp dạy họcvà ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đạiđể giúp cho người học trongmộtthời gian ngắn có thể thu nhận được một lượng thông tinlớn. Vấn đề đổi mới giáo dục hiện nayđang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để làm đượcviệclớn đó, chúng ta phải thực sự cầu thị, chuyển biến từ cái nhỏ nhất: đó là cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài học, trong từng giờ học, làm cho quá trình dạycủa Thầy và học của Trò đạthiệu quả cao nhất trong điều kiệncó thể có. Donhững yêucầu về đổi mới phương pháp dạy họcnên các phương tiện kĩ thuậtphục vụ dạy học ở các trườngphổ thông hiện nay được trang bị ngày càng nhiều. Mặt khác, nhờ có sự phát triển nhanhcủa khoahọc kĩ thuật mà giá thành của các thiết bị nghe nhìn trongnhững năm qua giảm đángkể, tạo điều kiện tốt chocác đơnvị Sở Giáo Dục, các Trường phổ thông mạnh tay trong việc mua sắm các thiết bị dạy học. Trướcđây, nhiềuđịa phương do nhữnghoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên chưa thựcsự coi trọng việcsử dụngcác loại hình TBDH vào quá trình dạy học. Hiện nay,xuhướng pháttriển của xã hội,sự thayđổi Sách Giáo Khoaphổ thông đã làm thay đổimột cách cơ bản quanđiểm của các cấp lãnh đạo về vấn đề sử dụng các loại hình TBDHtrongdạy học. Nhiều Trường phổ thôngđã coi việc sử dụngcác TBDH vào quá trìnhdạy học như một công việc thường xuyên,thậm chí, điều đó đã trở thànhtiêu chí quantrọng khixét thi đua, khen thưởng. Thái độ tích cực của các cấp quản lí Ngànhđã có tác động rất lớn đếnsuy nghĩ và hànhđộng của bản thân mỗi giáoviên, họ đã dần ý thức được tầm quan trọngcủa việcsử dụngTBDH và quátrình dạy học của chính mình. Đó là một động lực rất lớn, trong công cuộc đổimới tư duy,đổi mới cáchnghĩ, cách làm, nângcao hiệu quả giáo dục. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức Các nghiên cứu về vai trò của cácgiác quan trongquátrình nhậnthức cho thấy: * Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan: Quanếm: 1%. Quasờ: 1,5%. Quangửi: 3,5%. Quanghe: 11%. Quanhìn: 83%. * Tỉ lệ kiến thức nhớ được qua các giác quan: – Quanhững gì nghe được: 20%. – Quanhững gì nhìn được: 30%. – Quanhững gì ta nói được: 80%. – Quanhững gì ta nói và làm được: 90%. Như vậy, có thể thấyrằng kiến thức sẽ được học sinh thu nhận được, nhớ được càng nhiều nếu ta biết sử dụng phối hợp các loạihình phươngtiện dạyhọc một cách hợp lí, đặc biệt là cácphương tiện nghe,nhìn vàcác thiết bị thínghiệm mà họcsinhcó thể tự tay thực hiện, thao tác. Quá trình dạy họclà một quá trình nhậnthức đặcbiệt, được tổ chức ở mức độ cao, thì thiết bị dạy họclà không thể thiếuđược trong quá trìnhdạy học. Các loại hình thiết bị dạy học hiện nay TBDHlà hệ thống đối tượng vật chất và hệ thốngphương tiện kĩ thuật được giáo viênvàhọc sinh sử dụng trongquátrình dạy học. Căn cứ vào danhmục thiết bị dạy học màBộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành thìhiệnnay có 9 loại hìnhchính sau đây: 1. Tranh,ảnh giáo khoa. 2. Bảnđồ, biểu đồ, lược đồ 3. Môhình, vậtmẫu, mẫu vật. 4. Các dụng cụ dạy học (Dụng cụ thí nghiệm,dụng cụ luyện tập TDTT ) 5. Phimđèn chiếu (phim Slide), phimchiếu bóng. 6. Bảntrong dùngcho máy chiếu qua đầu. 7. Băng,đĩaghi âm. 8. Băngđĩa ghihình. 9. Phần mềmdạy học. Chức năng của TBDH trong quá trình dạy học Theo líluận dạy học thì trong quá trìnhdạy học, TBDHcócác chức năng sau: – TBDHđảm bảođầy đủ, chính xác các thôngtinvề các hiện tượng, sự vật, các đối tượng được nghiên cứu. – TBDH nâng cao được tínhtrực quan – Cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng được khả năng tiếp cận với các đối tượng,hiện tượng. – TBDHtăng tínhhấpdẫn, kích thích lòng hammuốn học tập, kích thích hứngthú học tập của họcsinh. –TBDHgiúp gia tăng cườngđộ lao động, học tập của họcsinh, dođó nâng cao được nhịp độ nghiên cứu tài liệu,giáo khoa. – TBDHcho phéphọc sinhcó điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hìnhthành kĩ năng, kĩ xảo. TBDHhợp lí hóa quá trìnhdạy học, tiết kiệmđược thời gianđể mô tả, gắn bài học với thực tế đời sống,học gắn vớihành.TBDH giúp hìnhthành nhân cách, thế giới quan, nhân sinhquan, rèn luyện tác phong làm việccó khoa học của cả giáo viên lẫnhọc sinh. Theo danhmụctrên (phần 2), ta thấy có nhiều loại hình TBDHkhác nhau, với các chức năng của chúng như đã phân tíchthì có thể nói việcsự dụngTBDH trong dạy học là không thể thiếu được trong quátrình dạy học. Lẽ đươngnhiên, sự kết hợp một cách hợp lí các loạihìnhTBDH sẽ làm cho hiệu quả của việc giảng dạy được nâng cao. Nếu trong quá trìnhgiảngdạy, ta biết phối hợp tốt các loại hình TBDHthì loại hình nàysẽ bổ sung,giảiquyết nhữngkhiếmkhuyếtcủa loại hìnhkia, như thế quátrình dạy học sẽ đạtđược những hiệu quả như mong muốn. Vai trò và tác dụng của các loại hình TBDH Vì saotrong quá trình dạy học,ta phải phối hợp các loại hìnhTBDH? Câu trả lời tương đối đơn giản, đó là: Không có loại hìnhTBDH nào là đa năng, làduy nhất vì mỗi loại hình TBDHđều có những vaitrò và tácdụng riêng,khác nhau,cái nọ khôngthể thaythế hoàn toàncho cái kia.Những phân tích sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó. a) Đối với tranh, ảnh giáo khoa * Tác dụng nổi bật là chúng cótính trực quan cao.Dùng tranh, ảnhcó thể phóngđại những sự vật nhỏ, hoặc thu nhỏ những vật rất lớn. Tranh,ảnh có thể mô tả cấu tạo bên trong củasự vật mà trênvật thật không thể quan sát được.Tuy nhiên,trong mộtgiờ dạy, nếu chỉ dùngtranh ảnhthôi thìlàm sao học sinh có thể nhìn thấy tínhchất “động” trongcác sự vật hiệntượng. Khi đó cần phải có các loại hình TBDHkhác bổ sung(như mô hình, thí nghiệm, phần mềm dạy học ). b) Đối với biểu đồ, bản đồ * Tác dụng nổi bật của chúng là giúp họcsinh nhìn thấymột cáchtổng quan của một hệ thống nào đó,thấyđược nhữngdấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất, điển hình nhất của môi trường địa lí * Tuynhiên, nếuchỉ dùng bản đồ, biểu đồ thì tínhthuyết phục trong nhận thức của học sinhlại không cao. Khi đó lại cần đến các loại hình TBDHkhácbổ sung(như băng hình, đĩa hình ). c) Đối với mô hình, vật mẫu, mẫu vật Loại hìnhnày chỉ sự dụng có hiệu quả trong một số ít nội dung dạy học, nó chỉ thực sự có tác dụng nếu kếthợp đượcvới cáctranh,ảnh có liên quan. d) Đối với dụng cụ dạy học Loại hìnhnày có nhiều ưu điểm vàcó thể sử dụng trong tất cả các loại bài giảng.Tuy vậy, với những thínghiệm cótính chất nguyhiểm hoặc không thể thực hiện được trong điều kiện thực tế, thì việc kết hợpvới cácloại hình TBDH khác đặc biệt là các phầnmềm dạy học là không thể tránh khỏi. e) Đối với phần mềm dạy học Trongđiều kiệnhiện nay,việc sử dụng phần mềmdạy họcvào quátrình giảngdạy là rất hay, rất hiệu quả. Tuyvậy do điềukiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trìnhđộ của nhiềugiáo viên về tin học chưa đạt yêu cầu, dođó việc áp dụng phần mềm dạyhọc vào giảng dạy là rấthạn chế,nó mới chỉ là mộthình thức bổ trợ cho các loại hìnhTBDHkhác mà chưa thể thaythế được các loại hình TBDHtruyền thống. Đối với các loại hình TBDHkhácnhư phim đèn chiếu,bản trong, băng đĩa ghi âm, băngđĩa hình, do tính năng tác dụng của chúng rất khácnhau màcác loại hình này chỉ đóngvaitrò bổ trợ chocác loại hìnhTBDH khác mà thôi. Tóm lại, mỗi loại hình TBDHđều có nhữngưu điểm và nhược điểm nhất định, không thể có loại nào là đa năng, có thể sử dụng thay thế cho tất cả các loại hình TBDHkhác. Muốnđạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ta phải biếtkết hợp tốt, vận dụng một cách hợp lí các ưu điểm cũa từng loại hình, dùng những ưu điểm đó để bổ sung những khiếm khuyết củacác loại hình TBDHkhác. . Tác dụng của các koại hình thiết bị trong dạy học Vật lý Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH– CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người,. hiện, thao tác. Quá trình dạy họclà một quá trình nhậnthức đặcbiệt, được tổ chức ở mức độ cao, thì thiết bị dạy họclà không thể thiếuđược trong quá trìnhdạy học. Các loại hình thiết bị dạy học hiện. pháp dạy học trong từng bài học, trong từng giờ học, làm cho quá trình dạycủa Thầy và học của Trò đạthiệu quả cao nhất trong điều kiệncó thể có. Donhững yêucầu về đổi mới phương pháp dạy họcnên các

Ngày đăng: 22/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan