Đi tìm một Đấng tối cao ppsx

8 384 0
Đi tìm một Đấng tối cao ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi tìm một Đấng tối cao Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo? 1. Sự hòa điệu của vũ trụ. Ngànhvũ trụ học đươngđại đã khám phárằngnhững điều kiện cho phép đời sống và tri giác xuất hiện trong vũ trụ này có vẻ như được mã hóa trongcácphẩm tính của mỗi nguyêntử, tinhtúvà thiên hà trongvũ trụ, cũngnhư có mặt trongtất cả những địnhluật vật lý chi phối, vận hành chúng.Vũ trụ được xuất hiệntrong một hòa điệu lý tưởng như đượctạo ra để dànhcho một conngười quan sát thông minh cókhả năng thưởngthứccái cấu trúc và sự hòa điệu này. Cái ý tưởng vừa nêu chínhlà cơ sở của “nhân bản thuyết” vốn phát xuất từ danhtừ “anthropos” có nghĩa là “con người” của Hy Lạp. Về thuyếtlý này, có hai nhậnxét cần đượcđặt ra. Thứ nhất, cáiđịnh nghĩa mà chúng tôivừa trình bày chỉ liên hệ đến cái mặt “mạnh” của nhânbảnthuyết. Đồng thời cũng còn cómột mặt “yếu” cho là không giả định trướcbất cứ ý hướngnào trongviệc tạo thành thiên nhiên.Nó cóvẻ như rất gần với phép lặp thừa - nhữngphẩm tánhcủa vũ trụ phảiđược tương xứng với sự có mặtcủa con người- vàđây là điều mà tôi cũng sẽ không bàn thảo đến. Thứ hai, cụm từ “nhân bản thuyết”là không thích đáng bởi vì nóhàmý rằngnhân loại là mục đích mà vũ trụ được tạo ra. Trong thựctế, những lập luậnvề nhân bảnthuyết có thể được áp dụng chobấtkỳ các loài có tri giác nào ở trong vũ trụ. Đâu làcơ sở khoahọccủa nhân bản thuyết?Cáchthế mà vũ trụ của chúngta được tạo ra dựa vào hailoạidữ kiện: 1)những điều kiện sơ khởi, cụ thể như tổng số khối lượng và năng lượngmà chúng có, độ trươngnở ban đầu và 2)khoảng 15 hằng số vật lý:hằngsố trọng lực, hằng số Plank, tốc độ ánh sáng,khối lượng của các hạtcơ bản khôngphântáchđược Chúng ta có thể đo đượctrị số củanhững hằng số này một cách cực kỳ chính xác, tuynhiênchúngta không có bất cứ lý thuyết nào để tiên đoán chúng. Bằngcách cấu trúc“nhữngmô hình vũ trụ” với những điều kiện sơ khởi và nhữnghằng số vật lý,những nhà vậtlý không gianđã khámphá ra một điều rằng tất cả những yếu tố này phải được phốitrí trong một trật tự cực kỳ hòa điệu: chỉ cần một saibiệt cực nhỏ trong những hằngsố vật lývà những điều kiện sơ khởi này thì chúng ta hẳn đã không cómặt ở đây để nói về chúng. Cụ thể như, chúngta hãyxemcái tỷ trọng banđầucủa vật chất trongvũ trụ. Vật chất có mộtlựckéo phản ứng lại với lựctrương giãn củavũ trụ gây ra bởi vụ nổ BigBang và làm tiếtgiảmđộ trương nở của vũ trụ. Nếu cái tỷ trọngban đầu này quá cao,vũ trụ sẽ sụpđổ sau một thời gian tươngđối ngắn ngủi -một triệu năm, một thế kỷ, hoặc một năm không chừng,tùy theo độ chính xác của tỷ trọng. Với một sinhmệnhngắnngủi như thế rất khó cho những tinhtúcó thể hoàntất được sự biến đổihạt nhân để có thể sản xuất ranhững nguyêntố nặng, cụ thể như các- bon vốn cần thiết cho đời sống. Ngượclại, nếutỷ trọng banđầucủa vật chất quá thấp,sẽ không có đủ trọng lựcđể những vì saocó thể hình thành. Vàkhông có những vì sao, tức là không có nhữngnguyên tố nặng, và không thể có đời sống! Như vậy, tất cả mọi vật đều được duytrì ở trong một trạng thái quân bình hoàn hảo. Tỷ trọng banđầu của vũ trụ phảiđược cố địnhở một con số thật chính xác là 10^-60.Sự chínhxác tuyệt vời này có thể được đemso sánh với một taybắn cung thiện nghệ nhắm trúng mục tiêu 1centimet vuông (1cm2) được đặt cách xa 14tỷ năm ánh sáng, ngaytận đầubờ vũ trụ mà khả năngta cóthể quan sát được! Mức chínhxác của sự hòa điệu biến đổi tùytheo hằngsố đặcbiệthay điều kiệnbanđầu, thế nhưng trongmỗitrường hợp, chỉ một thayđổi nhỏ cũngđủ làm cho vũ trụ khô cằn,trống vắngsự sống và ý thức. 2. Có một nguyên lý nào chi phối cấu trúc vũ trụ? Chúng tasuy nghĩ như thế nàotrước một sự hòa điệu tuyệtvời như thế? Với tôi, hìnhnhư chúngta cóhai cách thế chọn lựa khác nhau:Có thể xem sự hòa điệu này là hệ quả của một tình cờ maymắn hoặclà mộttất yếu (nói theonhan đề một cuốn sách của nhà sinhvật họcPháp, JacquesMonod, “Ngẫu Nhiênvà Tất Yếu,” AlfredA. Knoff, New York,1971). Nếuxemđây chỉ làmột ngẫu nhiên,thìchúng ta phải mặc nhận một số lượngvô hạn những vũ trụ khácbên cạnh vũ trụ của chúng ta cấu thành cái đượcgọi là“đa vũ trụ”.Mỗi một vũ trụ này sẽ bao gồmmột phối hợp củariêng mình với những hằngsố vật lý và điều kiệnsơ khởi. Tuynhiên chỉ riêng vũ trụ của chúng ta là đượckhai sanhra bởi một tổnghợphoànchỉnh để có thể tạo nênsự sống. Tất cả đềulà nhữngkẻ thuacuộc, chỉ có chúng ta là người thắngcuộc, giống như bạn chơi xổ số vô số lần,kết cuộc có ngày bạn cũng sẽ trúng số. Ngược lại, nếu chúng ta bác bỏ giả thiết cho rằng có một cái đa vũ trụ như thế và mặc nhiên công nhậnrằng chỉ có một vũ trụ đơn lẻ, cái mà chúngta đangsống, thế thì chúngta phải mặc nhận sự hiện hữu của một nguyên lý về sáng tạo đã điều chỉnhsự tiến triểncủa vũ trụ một cách tốt đẹp. Làm thế nào để chọn lựa giữa hai khả năngnày? Khoahọc không giúp ích được gìcho chúng ta ở đây bởi vì nó cho phép cả hai tình huống đều có thể xảy ra. Nếu xemđây làmộttình cờ, có rất nhiều cách đượcđưa ra để giải thích về sự sáng tạo một đa vũ trụ. Cụ thể như, nghiên cứuchung quanh xác suất miêu tả về thế giới lượng tử, nhà vật lý học HughEverettđã đề xuất rằng vũ trụ tách ra thành vôsố những cái giốnghệtnhau tùy theonhữngkhả năng và chọn lựađượcthựchiện. Một vài vũ trụ chỉ khác nhaubởi vị trí của một electrontrong một nguyên tử, những cái khác có thể khác biệt cănbản hơn. Nhữngđịnhluật vật lý và hằng số cũng như những điều kiện sơ khởi của chúngcóthể không giốngnhau.Mộtgiả thuyết khác cholà trongmột chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, đã có một loạt nhữngvụ nổ BigBang và BigCrunch. Bấtcứ lúc nào vũ trụ được tái sanh từ đốngtro tàncủa mình để bắt đầu lại trong một vụ nổ BigBang mới, nó lại đượckhởi đầu với một tổng hợp mới của những hằng số vậtlý và điều kiện sơ khởi. Cũng còn một giả thiết khác nói về sự sáng tạo vũ trụ, đó là lý thuyết donhà vật lý AndreiLindevà một số người khácđề ra,cho rằng mỗi một trong vô số lượng những đámbọt lượng tử sơ khai trôi nổibậpbềnh trong khônggian đã cấu thành vũ trụ. Như thế thì vũ trụ của chúngta chỉ là một cái bongbóngnhỏ trong một cái siêuvũ trụ được tạo nên bởi vôsố nhữngcái bongbóng khác. Ngoại trừ cái củachúngta, không có cái nàotrong số những vũ trụ đó nuôi dưỡngđượcsự sống bởi vìnhữnghằngsố vật lý và những định luật của chúng đã khôngthích hợp. 3. Không hề có một Đấng Sáng Tạo trong Phật Giáo. Điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phậtgiáo với các truyền thốngtín ngưỡng lớn trênthế giới là vấn đề có haykhôngmộtĐấng Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, ýniệm về một“nguyên nhân đầu tiên” khônghề đượcđặt ra để lý giải do bởi ý niệmvề tánh khôngvà duyên khởi đã được bàn đến trước đây. Phật giáo xem vấn đề “sángtạo”là khôngliênquan bởi vì theohọ, thế giới hiện tượng thựcsự khôngđược sinhra, trong cái ý nghĩa là chúngtrải qua tìnhtrạng từ phihữu trở thành hiện hữu. Chúng có mặt trongmột cách thế được gọilà “tục đế” và khônghề là một thực tại chân thực. Tục đế haythựctại quy ước cómặt dosự cảm nghiệm của ta về một thế giới mà chúngtacho rằng trong đó mọi sự vật hiện hữumột cách khách quan. Phật giáoquanniệm rằng những nhận thức như thế là sailầmbởi vì thế giới hiện tượng,nhìn một cách rốtráo không phải lànhững thực tại khách quan, có nghĩalà chúng khônghề là những hiện hữu tự thân. Đây được gọilà “chân đế”.Trong những ý nghĩa này, vấn đề sáng tạo trở thành mộtvấn nạn giả. Cái vấn nạn về một “nguồn gốc nguyên thủy” chỉ bắt nguồn từ sự xác tín vào thựctại tuyệt đối củathế giới hiện tượng. Cái ý tưởng về sáng tạo chỉ cần thiết khichúngta tin là có mộtthế giới khách quan.Nó tanbiến đi khichúngta nhận thức rằng thế giới hiện tượng,chodùlà chúngta có thể thấy chúng rõ ràng, không hề có mộthiện hữuđộc lập, “khách quan”. Và một khi sự sáng tạo không còn là mộtvấn đề, ý niệm về Đấng Sáng Tạo cũng không còn là một yêu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, quanđiểm của Phật giáo không hề loại bỏ cái khả năng về một sự hiện bày của thế giới hiện tượng. Một điều hiển nhiên, cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy chung quanh mình không phải là phihữu, tuynhiên Phậtgiáo chorằng nếu chúngta khảoxét cách thế mà chúng hiệnhữu, chúngta sẽ nhận ra ngaylà chúng không thể đượcxemnhư bao gồm một loạtnhững thực thể độc lập, có hiện hữutự thân riêng biệt. Nhàtriết học lớncủa Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ hai, Thánhgiả Long Thọ, đã nói:“Bản tánh của vạnpháp là duyên khởi; tự nó, vạnpháp khônghề có tự tánh”. Như thế sự tiến triển của chúng không phải dotình cờ may mắn mà cũng không phải bởimột sự can dự thiêngliêng nào. Thayvào đó chúng bị chi phối bởiluật nhân quả trong mộtmối liên hệ duyênkhởi và nhân quả hổ tương bao trùmlên tất cả. Bởi vì vạn pháp không hề có thựctại độclập, chúngkhôngthể nào ‘bắt đầu’ và ‘kết thúc’ một cách thực sự như là nhữngthựcthể tách biệt.Và như thế, ý niệm về mộtsự khởi đầuvà kết thúc của vũ trụ thuộc về tục đế chứ không phải chân đế. Như vậy, quanđiểm này phùhợp vớinềnkhoahọcvũ trụ đương đại như thế nào? Chúng tathấy duy chỉ cóloại vũ trụ không cókhởi điểm và tận cùng là loạivũ trụ tuần hoàn với một loạt nhữngvụ nổ vô tận của BigBang và BigCrunch ở trong quá khứ và tươnglai. Thế nhưng cái trạnghuống mà trongđó vũ trụ của chúng ta tự sụpđổ vào một ngàynào đó bởi một Big Crunchcó vẻ như không phù hợp với những quansát đương đại khichorằng mật độ khối lượngcủa những quangchất (0.5%trongtổngsố khối lượngvà nănglượng tích chứa trongvũ trụ), vật chất tối (29.5%)và năng lượng tối (70%)cộng lại với nhau chỉ là cái tỷ trọng tới hạn. Điều này cónghĩa rằng cái hình họccủa vũ trụ là mộthình học phẳng, tức là nó sẽ trương giãn đến bấttận và độ gia tốctrương giãn này sẽ không đi đến số không sau mộtkhoảng thời gian vô tận ở tương lai. Như thế, vớimức độ kiến thức hiện nay cóvẻ như chưa chấpnhận đượcý niệm về một loại vũ trụ tuần hoàn. 4. Những suối nguồn của ý thức cộng hữu với thế giới vật chất. Bây giờ trở lại vấnđề nhân bản thuyết. Theo như Phật giáo quan niệm, sự hòa điệu tuyệt vời của vũ trụ đủ để cho ý thức xuất hiện không hề làcông trình củamột ĐấngTối Cao nào cả, bởi vì nhân vật nàykhông hề hiện hữu.Đây cũngkhôngphải là sản phẩmcủa mộttình cờ may mắn mànhững ngườiủng hộ lý thuyết về mộtđa vũ trụ đề xuất: chúng ta có mặt và sống ở đây, trong vũ trụ này, chỉ là một ngẫu nhiênđầy maymắn dosự phốihợp chínhxác của nhữnghằng số và điều kiệnvật lý. Phật giáo cho rằng cái vũ trụ vật chất nàyvà ýthức đã luôn cộng hữu với nhau từ vô thủy.Để cộng hữu, cái thế giới hiệntượngnày phải phù hợp mộtcách hổ tương, và do đó tạo rasự hòa điệukỳ diệu. Cáisau sinh khởi bởi vì vậtchất và ý thức không thể loại trừ nhau,và bởi vìchúng có mối liên hệ duyên khởi. Quan điểm nàyphù hợp như thế nào với khoasinhhọcthầnkinh đương đại? Khoasinh vật học quả là vẫn đangcòn trên một lộ trình dài lâu mới có khả năng lý giải được nguồngốc củaý thức Tuynhiên, đại đa số những nhà sinh vật học quan niệm rằng khôngcầnthiết giả định rằng những suối nguồncủa ý thức cộng hữuvới vật chất, bởi vì theohọ, cái sau có thể xuấthiện từ cái trước, rằng tâm thức có thể sinhkhởi từ vật chất. Tâm thứcphát sinh một khi mà hệ thống củanhững tế bào não bộ trong các sinhvật đạt đến ngưỡngcửa của một phứchợp. Trên quanđiểm này,ý thức đã xuấthiện, cũng giốngnhư sự sống, từ sự phức hợp của nhữngnguyên tử vô sinh. Đến đâymộtcâu hỏi đượcđặt ra:Một khiPhật giáo cho rằng ý thức được phânlìa và vượtqua tìnhtrạng vật lý, phải chăng Phật giáocũngrơi vào chủ nghĩa nhị nguyêntâm-thân phân lìa của Descartes,quađó cho rằngcó hailoại thực tại, một của tâm(haytư tưởng) và một củathế giớivật chất? Câu trả lời là không. Quan điểm củaPhậtgiáo hoàn toàn khácbiệt từ căn bản với chủ nghĩa nhị nguyên của Descartes. Chỉ có một sự khác biệt trên mặt tục đế giữavật chất vàý thức, bởi vì ở điểm tận cùng, cả haiđềukhông có một hiện hữu tự thân. Bởi vì Phật giáo bác khướccái thực tại rốtráo của thế giới hiệntượng,nó đồng thờicũng bác khước luôn cái ý tưởngchorằngý thứclà độc lập và hiện hữu tự thân. V. Khoa học và tâm linh: hai cửa sổ mở vào thực tại. Vừa rồichúng tôi đã cố gắng chứng tỏ rằng đã có những điểm đồng quynổi bật giữaquan điểm về thực tại của Phật giáo vànền khoahọcđươngđại. Ýniệm về “vô thường”, một ýniệm then chốt trong Phật giáo,tương ứng với ýniệm về tiến hóa trong khoahọcvề vũ trụ, địa chất và sinh vật. Không có gì ở trongthể tĩnh, tất cả đều thay đổi, chuyển độngvà tiến triển, từ một hạt nguyên tử cực nhỏ cho đến một cấu trúclớn lao nhấttrong vũ trụ. Vũ trụ tự nó cũngđã có một lịch sử. Thuyết tiến hóa củaDarwinkết hợp với sự chọnlọc tự nhiên chiphối nhữngđổi thayliên tục trong thế giới sinh vật. Ý niệm về “duyên khởi”, cũng làtrọng tâm của giáolý Phật giáo, cộng hưởng với tínhtoàn thể,bất khả phân của không gian được hàmchứa trong thí nghiệmEPR về các cấp độ nguyên tử và hạ nguyên tử,cùng với thí nghiệmquả lắc Foucaultvề các tầng vũ trụ.Ýniệm về “tánhkhông” củaPhật giáo, với sự vắngmặt về sự hiện hữu của mộtthế giới hiện tượng thườnghằng và độc lập,tương đương vớitínhchất lưỡng tánhcủa ánh sángvà vậtchất trong thế giới lượng tử của khoahọc. Bởivì một photon sẽ làsóng khita không quansát chúng và là hạt khi ta đo lường, thế nên ta có thể nói là nó không có mộthiện hữu độc lập, tự thân, sự xuất hiện của nó hoàn toàn tùy thuộc vào người quan sát. Chúng tôi cũng đã nêu rõ rằngPhật giáo phản bác cái ý niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ cũng như về mộtvị Thượng Đế hay là một nguyên lý sáng tạo có khả nănghòađiệunhữngphẩm tánh của mình,từ đó tạo điều kiện choý thứcxuấthiện. Phật giáo cho rằng ý thức cộng hữu với vật chất nhưng không hề bắt nguồn từ vật chất. Bởi vì cả hai đều tương tác và duyên khởi nên không cần thiết phải điều chỉnh thế giới vậtchất để phụcvụ cho ý thức trong một thể hòa điệu. Những điểm đồngquynói trên khôngcógì là đángngạc nhiên bởi vì cả khoa học lẫn Phậtgiáo đều đã sử dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chân xácđể vươn đến chân lý. Bởi vì mục tiêu của cả hailà mô tả thực tại, họ phải gặp nhauở những mẫu số chung mà không hề loại trừ nhau. Trong khoahọc,nhữngphươngpháp cơ bản để khám phá sự thật là thínghiệm vàlý thuyết hóa dựa vàophân tích; trong Phật giáo, quántưởng là phương phápchính. Cả haiđều là những cánh cửa sổ cho phép ta hé nhìn vào thựctại. Cả haiđềuvữngvàng trong những phạmtrùchuyên biệt của mìnhvà bổ túc lẫn nhau.Khoa học khám phá giùm ta những kiếnthức“qui ước”.Mục tiêu của nólà hiểu rõ thế giới hiện tượng. Những áp dụng kỹ thuật của nó có thể gây nên những hệ quả xấu hay tốt đối vớiđời sốngthể chất của con người. Thế nhưng quán tưởng, khigiúp ta nhìn rõ bảntánhchân thật củathực tại, có mụcđích cải thiện nội giới để ta có thể hành động nhằm cải thiện đời sống của tất cả mọingười. Nhữngnhàkhoahọc còn sử dụng đếnnhững thiết bị tối tânhơn để khám phá thiên nhiên. Trái lại trong hìnhthức tiếp cận bằng quán tưởng,thiết bị duy nhấtlà tâm. Hành giả quansát những tư tưởng củamìnhđược đan kết lại cùng nhaunhư thế nào và dính mắc vàoy ra sao.Y khảo sát cái cơ chế vận hành của hạnh phúcvà đau khổ để từ đó cố gắng khám phá ranhững tiến trình tâm linh nhằmnâng cao sự an bìnhnội tâm, làmcho cõi lòng mình rộng mở hơnđối với tha nhânđể giúp họ cùng phát triển, cũngnhư từ đó thấy rõ được những tiếntrình gây ra những hệ quả độc hại để loại bỏ chúng. Khoahọc cung cấp cho ta những dữ kiện, nhưng không manglại sự tiến bộ tâm linhvà chuyển hóa. Trái lạisự tiếp cậntâm linh hayquán tưởngchắc chắn phải đưa ta đến một sự chuyểnhóa bản thânsâu sắc trongcáchthế mà chúngta nhận thức về thế giới để dẫn đến hành động. Hành giả Phật giáo một khinhậnthức rằng vậtthể không hề có hiện hữu tự thân sẽ giảm thiểusự dínhmắc vào chúng,từ đó giảm bớt khổ đau. Nhàkhoahọc,với cùng một nhậnthứcnhư thế, sẽ xoa tay hài lòng,xem đó như là một tiến bộ tri thức hầu sử dụngvào những côngtrình nghiên cứu khác,sự khám phánày không hề làm thay đổi thị kiến cơ bản củay đối với thế giới và cách thức mà y hướng dẫn đời sống của mình. . Đi tìm một Đấng tối cao Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa đi u phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý. năng đi u chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa đi u chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng. không gianđã khámphá ra một đi u rằng tất cả những yếu tố này phải được phốitrí trong một trật tự cực kỳ hòa đi u: chỉ cần một saibiệt cực nhỏ trong những hằngsố vật lývà những đi u kiện sơ khởi này

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan