Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 5 pps

10 317 0
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 5 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyên vật liệu của Nhà máy bao gồm nguyên liệu chính và vật liệu phụ (hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm, nhiên liệu động lực) với nhiều chủng loại dùng để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu chính chủ yếu bao gồm: Lông cừu nhập từ NewDiland dùng để sản xuất len thảm; Tow Acrylic trắng nhập từ Nhật Bản để sản xuất len Acrylic. Vật liệu phụ bao gồm: Midlonfast blue E 200%, Polar Yellow, Albegal A dùng để sản xuất len thảm; Tinegal MR, Soft AWT dùng để sản xuất len Acrylic; Các loại vật liệu phụ khác. 2.1.3.2. Lao động Nhà máy len Hà Đông có số công nhân viên trong danh sách là 405 người nhưng hiện thực tế đi làm tại Nhà máy là 320 người trong đó nhân viên quản lý là 44 người (do thời gian trước, Nhà máy không có việc làm nên đã giải quyết cho một bộ phận công nhân viên về nghỉ không lương). 2.1.3.3. Trang thiết bị, máy móc Máy móc, thiết bị của Nhà máy len Hà Đông hiện nay đã quá cũ. Hầu hết các máy móc, thiết bị của Nhà máy đã được đưa vào sử dụng từ năm 1976 và 1982. Riêng máy móc thiết bị tại phân xưởng 2 tuy mới được đầu tư mua năm 1996 nhưng không phải máy móc thiết bị mới được sản xuất mà cũng chỉ là hàng dùng lại, theo xác minh chúng được sản xuất từ năm 1989. 2.1.3.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất Nhà máy gồm có 3 phân xưởng và một ngành sản xuất. Các phân xưởng đều có mô hình tổ chức quản lý như sau: Đứng đầu các phân xưởng, ngành là các quản đốc, trưởng ngành. Giúp việc cho các quản đốc có các đốc công, các cán bộ kĩ thuật và các tổ trưởng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sản xuất, giúp việc cho trưởng ngành cũng có các tổ trưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng và ngành sản xuất một hoặc một nhóm sản phẩm: Phân xưởng len 1 sản xuất len thảm, phân xưởng len 2 sản xuất len cao cấp Acrylic đan áo từ xơ hoá học, phân xưởng nhuộm- in hoa nhuộm, in vải hoa gia công các loại theo yêu cầu của khách hàng, ngành cơ điện sản xuất phụ trợ cho các phân xưởng trong nhà máy. 2.1.3.5. Tình hình tiêu thụ: Hiện nay, Nhà máy có hai cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Nhà máy, nhưng chỉ có một cửa hàng là hoạt động thực sự có hiệu quả. Tình hình tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Sản lượng thực tế năm 2001, 2002 Loại sản phẩm Sản lượng sản xuất (kg) Sản lượng tiêu thụ (kg) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001 Năm 2002 Len thảm 85.507 67.277 80.303 63.375 Len Acrylic 187.335 306.675 179.485 229.684 (Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy) Như vậy, sản lượng sản xuất, tiêu thụ len thảm giảm do nhu cầu đối với mặt hàng này giảm mạnh. Chỉ có len Acrylic là tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ; với mặt hàng này, đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất của Nhà máy là len AC của Trung Quốc có giá hiện rẻ hơn len của Nhà máy 2000đ/cân song chất lượng kém hơn, tràn vào theo đường tiểu ngạch chiếm lĩnh thị trường và len Vĩnh Thịnh chuyên sản xuất len Acrylic dùng để đan áo, công ty này nhập khẩu top màu nên có lợi thế là màu của họ đẹp và đồng đều hơn song lại có hạn chế là không chủ động được về màu của sản phẩm nên không đáp ứng được nhu cầu đa dạng và thường xuyên thay đổi của khách hàng, trong khi đó Nhà máy Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com len Hà Đông do quy trình sản xuất là tự nhuộm màu nên tuy sản phẩm không đẹp và đồng đều được như bên Vĩnh Thịnh (do công nghệ lạc hậu hơn và tay nghề công nhân yếu hơn) song lại có thể chủ động trong việc nhuộm màu đáp ứng nhu cầu đa dạng và hay thay đổi của người tiêu dùng; nhờ lợi thế đó mà sản lượng sản xuất, tiêu thụ của Nhà máy năm qua vẫn tăng. Có thể kể tên một số khách hàng lớn của Nhà máy trong 2 năm qua gồm có: Công ty TNHH Hoàng Dương (60 tấn len Acrylic mỗi năm), Công ty cổ phần kinh doanh len Sài Gòn (20 tấn len Acrylic mỗi năm), Công ty TNHH Đông Đô (20 tấn len thảm), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam Định (6 tấn len thảm) 2.2. Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông 2.2.1. Cơ sở thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ ban hành các văn bản pháp luật (từ Luật tới Thông tư) quy định các chế độ quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Có thể kể tên một số văn bản sau đây: Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995; Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP nói trên; Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN và Thông tư số 85/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định này; Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; Chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tổng công ty dệt may Việt Nam dựa vào những văn bản pháp luật liên quan như trên và Quy chế tài chính mẫu của Tổng công ty nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 838 TC/QĐ/TCDN ngày 28/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) xây dựng Quy chế tài chính của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ/HĐQT ngày 15/2/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty dệt may Việt Nam). Công ty len Việt Nam (một thành viên hạch toán độc lập Tổng công ty dệt may Việt Nam) căn cứ vào đó xây dựng Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-CTLVN ngày 19/8/1999 của Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam), trong đó đưa ra Chế độ tài chính của các đơn vị thành viên ( là các thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam trong đó có Nhà máy len Hà Đông). Các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh các quy định trong quy chế này. Ngoài các quy định trên, các nhà máy thành viên thực hiện đúng quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh theo quy định hiện hành của nhà nước. Nội dung các văn bản trên đây hình thành nên căn cứ để các cấp quản lý quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. 2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy 2.2.2.1. Quản lý quá trình hình thành vốn Được thành lập ngày 29/3/1999, Công ty len Việt Nam thực hiện giao vốn cho Nhà máy len Hà Đông trên cơ sở số vốn Nhà máy len Hà Đông đang quản lý và sử dụng. Theo Biên bản giao vốn đó, vốn Công ty len Việt Nam giao cho Nhà máy len Hà Đông sử dụng và bảo toàn tính đến 0h ngày 1/7/1999 thể hiện ở Bảng dưới: Bảng 2: Vốn giao cho Nhà máy len Hà Đông tính đến ngày 1/7/1999 đơn vị : đồng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tổng số vốn giao 11.250.652.059 4.847.958.744 6.402.693.315 1. Vốn cố định 5.200.688.859 2.503.093.658 2.697.595.201 -Dùng trong SXKD 4.956.668.276 2.259.073.075 2.697.595.201 -Chờ thanh lý 244.020.583 244.020.583 0 2. Vốn lưu động 6.049.963.200 2.344.865.086 3.705.098.114 -Dùng trong SXKD 2.833.413.014 0 2.833.413.014 -ứ đọng chờ thanh lý 3.216.550.186 2.344.865.086 871.685.100 (Nguồn : Biên bản giao vốn cho Nhà máy len Hà Đông ngày 1/7/1999) Số vốn giao được xác định qua sổ sách Nhà máy len Hà Đông đưa lên, không được Công ty len Việt Nam kiểm kê kỹ lưỡng để đánh giá lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà máy. Theo số liệu tổng kết được từ Báo cáo tài chính của Nhà máy những năm gần đây, Vốn Nhà nước giao cho Nhà máy được thể hiện ở Đồ thị sau: Đồ thị 1: Tình hình biến động vốn nhà nước qua hai năm 2001-2002 (số dư tại thời điểm 31/12 hàng năm) Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 VNN (đ) 11203245976 11255478548 10877609283 18488599890 NV (đ) 18549821203 21.438.844.185 21452408485 21959137838 VNN/NV (%) 60,40 52,50 50,71 84,20 3a) Biểu diễn theo giá trị tuyệt đối (đơn vị: đồng): 3b) Biểu diễn theo giá trị tương đối (đơn vị: %): Đồ thị trên cho thấy chỉ có sự giảm nhẹ của vốn nhà nước giai đoạn 1999-2001 theo cả giá trị tuyệt đối và tương đối (trong năm 2001 Nhà máy điều chuyển 1 cửa hàng cho Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công ty len Việt Nam cùng máy móc cho Nhà máy len Bình Lợi); song sang năm 2002 thì có sự biến động mạnh là do khoản vốn 7.478.889.093 đ trước đã được Công ty len Việt Nam quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy nhưng Nhà máy chưa chuyển mà vẫn để lại ở tài khoản 336- phải trả nội bộ, trong năm 2000 sau khi Nhà máy được kiểm toán thấy việc điều chuyển đó không hợp lí đã kiến nghị lên Công ty điều chuyển lại số vốn đó cho Nhà máy và được Công ty thực hiện trong năm 2002. ở Nhà máy len Hà Đông, hình thức thực hiện đầu tư và phạm vi đầu tư của Nhà nước vào Nhà máy cụ thể như sau: Một là, cấp vốn điều lệ và bổ sung vốn: - Vốn điều lệ để san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị đưa vào sản xuất; - Vốn bổ sung được cấp trong trường hợp Nhà máy được Công ty len Việt Nam giao thêm nhiệm vụ (chủ yếu dưới hình thức tài sản điều chuyển về hay giảm khoản phải trả nội bộ); Hai là, cho Nhà máy vay dài hạn không tính lãi, để lại tiền khấu hao để Nhà máy tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của Nhà nước; Ba là, giao quyền sử dụng đất cho Nhà máy dưới hình thức thuê đất: - Diện tích đất Nhà máy thuê là 39.938m2 - Về đường phố, khu đất nằm trên đường 430 thuộc địa bàn Vạn Phúc. Căn cứ vào Quyết định 03 của UBND tỉnh Hà Tây thì lô đất của Nhà máy nằm trên đường phố loại 2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Về vị trí, căn cứ vào thông tư liên bộ 856, thông tư 70 của Bộ Tài Chính, căn cứ thực tế lô đất của Nhà máy từ đường 430 kéo dài xuống áp với ruộng canh tác của Vạn Phúc (chiều dài > 200m2). - Về tiền thuê, hiện Nhà máy phải nộp tiền thuê hàng năm: 101.457.000 đ. Là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, vốn Nhà nước giao cho Nhà máy quản lí và sử dụng bao gồm: Một là, vốn được cấp từ ngân sách và vốn có nguồn gốc ngân sách: + Do Công ty len Việt Nam cấp trực tiếp; + Công ty len Việt Nam điều chuyển về từ các đơn vị nội bộ là các Nhà máy: Dệt chăn - Len Bình Lợi, Len Vĩnh Thịnh, Len Biên Hoà, Len Hải Phòng, Len Nam Định; + Quỹ khấu hao cơ bản Công ty len Việt Nam không thu mà để lại cho Nhà máy quản lí và sử dụng (để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định); + Tiền lãi không phải trả từ các khoản vốn vay Tổng công ty dệt may Việt Nam; Hai là, vốn Nhà máy tự tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế của Nhà máy; Hàng năm Nhà máy len Hà Đông căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiến hành xây dựng kế hoạch tài chính. Công ty len Việt Nam xem xét nhu cầu về vốn của Nhà máy; nếu qua xem xét thấy Nhà máy thiếu vốn, Công ty có biện pháp bổ sung kịp thời: điều động, xin cấp bổ sung theo luật định, hoặc đi vay cho Nhà máy và ngược lại. Bên cạnh vốn được giao, Nhà máy đã tự huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu nguồn và tài sản nhằm mục tiêu hiệu qủa, bảo toàn và phát triển vốn, cụ thể: Nhà máy sử dụng tín dụng Ngân hàng với số dư Nợ 1000.000.000đ tại thời điểm 01/01/2002, tín dụng thương mại với số dư Nợ 435.504.481 đồng tại thời điểm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 01/01/2002 và 617.731.708 đồng tại thời điểm 31/12/2000 Vốn này được Nhà máy sử dụng để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả. Tài sản được thay đổi cơ cấu theo hướng giảm ngân quỹ nhằm đẩy mạnh sản xuất (tăng tồn kho) và tiêu thụ (tăng phải thu). Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc Nhà máy len Hà Đông được vay vốn lưu động theo mức quy định tại giấy uỷ quyền với thời gian vay từ 6 tháng đến dưới 12 tháng. Vay dài hạn được căn cứ vào từng dự án được duyệt. Trong trường hợp có nhu cầu vay lớn hơn, Tổng giám đốc sẽ uỷ quyền từng trường hợp cụ thể. Tổng giám đốc công ty còn uỷ quyền cho Giám đốc nhà máy len Hà Đông được ký hợp đồng mua nguyên vật liệu trả chậm thông qua Vinatex ở phía bắc, hoặc các đơn vị khác. 2.2.2.2. Quản lý quá trình sử dụng vốn a, Từ phía Nhà máy len Hà Đông: Nhà máy len Hà Đông theo đó đã và đang thực hiện các biện pháp quản lý sau: Một là, Nhà máy đã mở sổ và ghi sổ kế toán (theo hình thức Nhật ký chứng từ) theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành: cụ thể là theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp; Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 và Thông tư số 120/1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp về niên độ kế toán (bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12); đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép (đồng); phương pháp kế toán TSCĐ (phương pháp khấu hao tuyến tính và đánh giá theo mặt bằng giá tại thời điểm); phương pháp kế toán hàng tồn kho (phương pháp kê khai thường xuyên) ; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong qúa trình kinh doanh của Nhà máy; với báo cáo tài chính doanh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghiệp, Nhà máy thực hiện đúng các quy định trong Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000. Theo đó, Nhà máy đã lập 3 biểu mẫu báo cáo bắt buộc là Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Thực hiện công khai tài chính với cán bộ thuế và với cấp trên (Công ty len Việt Nam). Hai là, đối với ngân quỹ, Nhà máy đã mở sổ theo dõi chi tiết các khoản: Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu), Tiền gửi ngân hàng và Tiền đang chuyển; thực hiện Quy chế tài chính của Công ty len Việt Nam, Nhà máy đã mở tài khoản Việt Nam đồng ở Ngân hàng Công thương Hà Tây (số dư cuối năm 2002 là 826.720.150 đồng), thực hiện chuyên thu, chuyên chi đối với tài khoản này theo quy định của Công ty len Việt Nam (quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam). Cụ thể, tài khoản này đã được thông báo tới ngân hàng về được quy định chuyên thu chuyên chi như sau: - Về thu: + Thu về các khoản tiền do Công ty len Việt Nam và các nhà máy thành viên trong Công ty chuyển tới; + Thu về các khoản do cơ quan nhà nước cấp; + Thu về các khoản do Nhà máy nộp vào tài khoản; + Thu về tiền hoàn thuế GTGT; - Về chi: + Rút tiền về để trả lương và các khoản chi phí khác tại Nhà máy; + Chi trả bằng chuyển khoản cho các đơn vị trong nước về việc mua nguyên vật liệu ; + Chuyển tiền về Công ty và các đơn vị thành viên trong Công ty; + Trả tiền điện, điện thoại, nước, nộp thuế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tuy vậy, quy định về hạn mức số dư tiền mặt (50.000.000 đồng) và số dư tài khoản (100.000.000 đồng) của Công ty len Việt Nam không được Nhà máy thực hiện. Ba là, đối với TSCĐ, từ năm 2000 đến nay, Nhà máy quản lí, sử dụng và trích khấu hao đúng theo Chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính (trước đó, Nhà máy đã thực hiện theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Cụ thể: - Các TSCĐ trong Nhà máy đều có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan), được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo đúng các quy định trong Chế độ hiện hành. Nhà máy áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính theo điều 18 của Chế độ này, theo đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm = của tài sản cố định Thời gian sử dụng Thời gian sử dụng của TSCĐ được Nhà máy định theo quy định tại điều 15 của Chế độ hiện hành. Đồng thời, Nhà máy xác định nguyên giá của tài sản cố định như sau: + Đối với TSCĐ loại mua sắm (như Máy biến áp 380/ 220 V-nguyên giá 63.570.440 đ, Máy bứt đầu tư thêm-nguyên giá 84.028.704 đ mới mua năm 2001 ): Nguyên giá = giá thực tế phải trả + chi phí vận chuyển, bốc dỡ + chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí tr|ớc bạ; Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . để các cấp quản lý quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. 2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy 2.2.2.1. Quản lý quá trình hình thành vốn Được thành lập ngày 29/3/1999,. Nam Định (6 tấn len thảm) 2.2. Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông 2.2.1. Cơ sở thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông Quốc hội,. len Việt Nam thực hiện giao vốn cho Nhà máy len Hà Đông trên cơ sở số vốn Nhà máy len Hà Đông đang quản lý và sử dụng. Theo Biên bản giao vốn đó, vốn Công ty len Việt Nam giao cho Nhà máy len

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan