skkn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (ngll)

26 980 0
skkn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa (ngll)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A- ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thời trong tác phẩm “Việt Nam Quốc sử diễn ca” chủ Tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là điều mỗi chúng ta mong muốn- sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của Cha ông ta. Nhưng một thực tế đáng buồn là trong những năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet Xã hội đang băn khoăn về tình trạng “sa sút” của bộ môn lịch sử, nhiều người cho rằng giới trẻ bây giờ ngày càng xa dời lịch sử, thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc. Biện minh cho điều đó họ dẫn ra những con số khiến mọi người phải “dật mình” xem xét. Đó là vài năm trở lại đây trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trên cả nước hàng nghìn thí sinh điểm không môn lịch sử, ngoài ra còn nhiều bài thi với nội dung “ngô nghê”, “cười ra nước mắt ” mà một số tờ báo mạng đã đăng. Phải chăng đã đến lúc cần nhìn lại thực tế để tiến hành cuộc “cánh mạng” trong việc dạy và học lịch sử trong nhà trường. Đã có nhiều tranh cãi, lập luận, kiến nghị, đề xuất, rồi đi tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên của các nhà quản lý giáo dục những nhà chuyên môn, hay đơn giản là những ý kiến của những người ngoài cuộc. Trong đó các ý kiến đều đi đến những điểm chung rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “dốt sử” của giới trẻ hiện nay là do : Nội dung chương trình SGK quá nặng, thiếu hấp dẫn, phương pháp truyền đạt của GV không tạo hứng thú cho học sinh, nhu cầu xã hội về những môn học xã hội ít, đầu ra khó Từ thực tế trên, với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông bản thân tôi cũng cảm thấy mình cũng có một phần trách nhiệm dẫn tới tình trạng trên. Trước khi Bộ giáo dục, các cấp ngành tìm ra một hướng đi mới để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng bản thân tôi cũng có nhiều trăn trở: thực tế mình đã hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của nghề dạy học hay chưa ? Theo cá nhân tôi không tính đến những nguyên nhân khách quan khác thì một trong những yếu tố góp phần quyết định và thay đổi được cách nhìn nhận của xã hội về bộ môn cũng như thu hút giới trẻ say mê với môn lịch sử đó chính là tâm huyết của những thầy cô giáo đứng trên bục giảng, sự sáng tạo không biết mệt mỏi của các thầy cô sẽ thổi hồn cho **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 1 những bài học lịch sử khô khan đem lại cho các em niềm hứng thú trong những giờ học để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm bản thân là một giáo viên trẻ nhiệt tình tôi nhận thấy ngoài những giờ học trên lớp học sinh cần được tiếp cận với lịch sử một cách ‘tự nhiên” hơn trong những giờ GD lịch sử ngoài giờ lên lớp( NGLL) . Sau mỗi buổi tổ chức hoạt động như vậy các em học sinh rất phấn khởi, say mê, nhiệt tình tham gia tìm hiểu lịch sử một cách tự nguyện. Qua đó giúp các em có hứng thú hơn trong các giờ học trên lớp. Sau nhiều lần tổ chức các hoạt động NGLL của bộ môn thành công trong khuôn khổ của đề tài này tôi muốn chia sẻ với các Thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp cách thức tổ chức một buổi hoạt động NGLL của bộ môn thành công. Cụ thể trong đề tài này là buổi HĐNGLL nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam & ngày hội quốc phòng toàn dân(22/12/1944- 22/12/2012). Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc tổ chức tốt các buổi hoạt động NGLL của bộ môn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÍ LUẬN - Trong quá trình dạy học hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) có một vị trí hết sức quan trọng, nó có tác dụng mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội , góp phần gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập - Hoạt động NGLL góp phần giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng hoạt động NGLL có hai đặc điểm nổi bật : tính chất tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh trong học tập lịch sử. Điều này giúp định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. - Việc thực hiện chủ đề và nội dung hoạt động NGLL rất linh hoạt, đa dạng (tuy phải theo hướng chỉ đạo của chương trình và nhiệm vụ năm học) nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp nhận làm phong phú , sâu sắc tri thức lịch sử. - Trong hoạt động NGLL những cá tính , phẩm chất ý thức , khuynh hướng của học sinh được bộc lộ rõ nét. Ví dụ học sinh nhỏ thích trò chơi lịch sử, hát, diễn kịch. Học sinh trung học lại say mê với việc tìm tòi, nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt hoạt động NGLL đã gắn việc học tập lịch sử với đời sống, tạo cho các em ý **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 2 thức trách nhiệm trong hoạt động phục vụ xã hội, như sưu tầm di tích lịch sử, tìm “địa chỉ đỏ”…. những công việc này giúp các em tiếp xúc với những tài liệu hiện vật lịch sử, trang bị thêm kiến thức về đời sống lao động và đấu tranh cách mạng về sinh hoạt tinh thần . Đây là điều kiện quan trong để giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học và đạo đức tư tưởng chính trị. - Hoạt động NGLL còn góp phần phát triển học sinh. Nếu bài nội khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã qui định về thời gian, nội dung …thì hoạt động NGLL mang tính chất tự nguyện. Các em có thể tự chọn và tham gia với một hình thức phù hợp khả năng bản thân. Chính tính chất tự nguyện đã phát huy năng lực độc lập của học sinh, làm nẩy sinh và phát triển hứng thú của học sinh nhờ vậy những kết quả học tập của học sinh ở các bộ môn có liên quan (Văn học ,Địa lí, GDQP,GDCD ) cũng tốt hơn - Hoạt động NGLL còn giúp học sinh đem những kiến thúc đã học những kỹ năng đã được rèn luyện trong giờ học nội khóa vận dụng và công tác thực tế như sưu tầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa phương, công tác xã hội góp phần rèn luyện năng lực hành động - Cùng với các môn học các hoạt động giáo dục khác hoạt động NGLL môn lịch sử còn góp phần vào công tác xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh hiện nay. II- THỰC TRẠNG: Trong chương trình giáo khoa môn lịch sử ở trường phổ thông một trong những nội dung được đề cập đến trong quá trình dạy học là các hình thức NGLL (cụ thể là các tiết học về lịch sử địa phương, bài tập lịch sử…). Thông qua những hình thức này học sinh có thể tiếp cận “gần” hơn với lịch sử . Tuy nhiên công bằng mà nói các hình thức NGLL trong chương trình thường là đơn điệu về hình thức và nội dung, thậm chí đôi khi cảm giác như nó không tồn tại trong chương trình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “trắng” các hoạt động NGLL của bộ môn. Nhìn vào thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử ở tỉnh ta và có lẽ cũng là “bức tranh” chung của việc dạy và học bộ môn trong cả nước chúng ta có thể nhận thấy đây chính là một “lỗ hổng” lớn trong quá trình dạy và học và là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “chán học” lịch sử của học sinh phổ thông và vô hình dung đây cũng là lý do khiến cho việc đỏi mới phương pháp giảng dạy qua đó nâng cao chất lượng của bộ môn bị hạn chế đi rất nhiều. **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 3 Trong thực tế gần như đa số giáo viên bộ môn đều được đào tạo căn bản ở trình độ ĐH thậm chí cao hơn và họ đều nhận thấy tác dụng và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động NGLL bộ môn cho các đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên không phải ai cũng làm tốt được điều này. Vậy nguyên nhân từ đâu. phải chăng là sự thiếu sót việc định hướng của những nhà chuyên môn, từ sự hạn chế trong trình độ và khả năng của một số giáo viên hay là từ sự thụ động của đa số học sinh. Thiết nghĩ có lẽ xuất phát từ cả ba yếu tố trên. Nhưng quan trọng hơn cả là trong chương trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông thiếu hẳn cả về thời gian và đặc biệt việc định hướng cách thức, nội dung tổ chức các hoạt động NGLL cho học sinh . Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tổ chức các hoạt động NGLL bộ môn cho học sinh chủ là sự tự phát. Yếu tố thứ hai là từ phía những người trực tiếp đứng trên bục giảng. Những hạn chế trong nhận thức, sự yếu kém về trình độ, khả năng của một số các thầy cô giáo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hoạt động NGLL bộ môn còn nhiều hạn chế, chưa pphát huy hết được vai trò và khả năng của các HĐNGLL. III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Xuất phát từ ý nghĩa, tác dụng và thực trạng của việc tổ chức các hoạt động NGLL của bộ môn là một giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác Tôi cũng đã mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, lên kế hoạch và đề xuất BGH nhà trường, tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường giúp đỡ trong việc tổ chức một buổi NGLL bộ môn cho học sinh toàn trường nhân dịp kỷ niệm 68 năm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới đây là những kinh nghiệm của bản thân thông qua việc tổ chức thành công buổi NGLL trên. III.1: Các bước chuẩn bị . Bước 1: Xây dựng chương trình hoạt động NGLL trên cơ sở nhiệm vụ , mục tiêu năm học của nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn Ngay từ đầu năm học căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn để lên kế hoạch tổ chức hoạt động NGLL của bộ môn. Thông thường nhóm chuyên môn nên có những đề xuất với tổ chuyên môn và BGH nhà trường về kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL kết hợp với các hoạt động chủ điểm của nhà trường trong các tháng: Cụ thể trong tháng 12 là: Giáo dục truyền thống yêu nước lòng tự hào dân tộc thông qua hoạt động NGLL chào mừng kỷ niệm 68 năm thành lập QĐNDVN. Bước 2: Xác định mục đích –yêu cầu, đối tượng tham gia HĐNGLL **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 4 Cần xác định được mục đích, yêu cầu và đối tượng tham gia HĐNGLL - Bồi dưỡng cho học sinh hiểu biết thêm về kiến thức liên quan đến lịch sử, truyền thống vẻ vang của quân đội ta. - Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân việt nam, về đảng quang vinh, bác hồ vĩ đại. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, ngôn ngữ, linh hoạt trong các tình huống ứng xử, khả năng tham gia các hoạt động tập thể… - Đối tượng tham gia: tất cả học sinh các khối lớp trong toàn trường. B ước 3: Xác định H×nh thøc tæ chøc vµ néi dung ch¬ng tr×nh. 1. Hình thức - Tổ chức dưới dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua hình thức thuyết trình và tổ chức các phần chơi tìm hiểu kiến thức cho học sinh. 2. Nội dung chương trình Chương trình gồm 2 phần: - phần 1: bài viết về truyền thống quân đội nhân dân việt nam & ngày hội quốc phòng toàn dân. - phần 2: thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của quân đội ta với chủ đề “hát mãi khúc quân hành” với 4 phần thi cụ thể ( “nhập ngũ”- “huấn luyện”- “thử thách”- “chiến thắng”) - Dự kiến phần thi có 3 đội chơi (đại diện 3 khối 10.11.12), mỗi đội chơi có 03 học sinh tham gia thi chính(05 hs tham gia phần thi phụ) B ước 4: xác định thể lệ phần thi, cơ cấu giải . 1. thể lệ phần thi - Phần thi thứ nhất “nhập ngũ”: mỗi đội chơi trả lời lần lượt 10 câu hỏi của btc đưa ra liên quan đến kiến thức lịch sử ,văn học, hiểu biết chung nội dung liên quan tới lịch sử, truyền thống vẻ vang của quân đội ta. - Phần thứ hai “huấn luyện” : 3 đội chơi tham gia phần thi “người chỉ huy giỏi” qua hình thức thi đội ngũ cơ bản (khẩu lệnh nghiêm,nghỉ,bên trái, phải…đi đều.) **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 5 - Phần thứ ba “thử thách ”: gồm 6 ca khúc cách mạng các đội chơi lần lượt nghe và giành quyền trả lời đoán đúng tên ca khúc, tác giả. - Phần bốn: “chiến thắng” – truy tìm mật mã lịch sử : gồm 5 bức ảnh sự kiện liên quan tới các vấn đề lịch sử yêu cầu các đội chơi sắp xếp theo thứ tự thời gian và logic của vấn đề sau đó đội chơi phải nêu được nội dung bức ảnh và suy luận mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử trong các bức ảnh và đưa ra được “mật mã lịch sử”. 2. Thang điểm và cơ cấu giải a.Thang điểm - Phần thi thứ nhất “nhập ngũ”: tối đa 100 điểm cho mỗi đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm(thời gian suy nghĩ tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 giây) - Phần thứ hai “huấn luyện” : tối đa cho phần thi này là 100 điểm cho mỗi đội chơi (bao gồm tác phong, tư thế ,ngôn ngữ, mức độ đội hình đều)- thời gian tối đa cho mỗi đội là 5 phút cho phần thi. - Phần thứ ba “thử thách ”: tối đa cho phần thi này là 60 điểm cho cả ba đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm (lưu ý ở phần thi này các đội chơi giành quyền trả lời bằng cách phất cờ hiệu- do btc chuẩn bị) - Phần bốn: “chiến thắng” : tối đa cho phần thi này là 100 điểm(tương ứng với các nội dung: sắp xếp đúng thứ tự các bức ảnh về mặt thời gian -20 điểm(thời gian 2 phút), nêu đúng nội dung mỗi bức ảnh 10 điểm (thời gian tối đa 5 phút cho 5 bức ảnh) liên kết tính logic của các bức ảnh và giải được mật mã của ct - 30 điểm(thời gian tối đa 5 phút cho phần trình bày của mỗi đội)) Tổng số điểm cho các phần thi của mỗi đội có thể tối đa là 360 điểm b. cơ cấu giải: 01 giải nhất, 01giải nhì, 01giải ba . B ước 5 : xác định thời gian ,địa điểm tổ chức : BTC xác định thời gian thích hợp : thông thường vào tiết chào cờ đầu tuần. tại sân chào cờ. Bước 6: Xây dựng kịch bản chi tiết của chương trình. Stt Nội dung công việc Thực **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 6 hiện 1 - Ổn định tổ chức CĐCB GV 2 - Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Tổ Sử - Địa – GDCD 3 - Bài viết về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam & ngày hội quốc phòng toàn dân. trong quá trình thực hiện theo kịch bản chương trình ở phần thứ nhất : bài viết về lịch sử- truyền thống của quân đội nhân dân Việt nam các Đ/c gv có thể tham khảo nhiều nguồn tài liệu yêu cầu cơ bản ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ được bản chất anh hùng truyền thống quyết thắng của quân đội ta. – bài viết có ở phần phụ lục Tổ Sử - Địa – GDCD 4 - Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của quân đội ta với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” với 4 phần thi cụ thể - Phần : “Nhập ngũ” : Yêu cầu mỗi đội chơi trả lời 10 câu hỏi liên qua dến các kiến thức lịch sử, hiểu biết chung. GV có thể tham khảo câu hỏi phần phụ lục của sáng kiến kinh nghiệm này- GV nên thiết kế phần chơi này trên các phần mềm dạy học thông thường như: Powpoint hay Violet để tăng thêm phần hấp dẫn cho học sinh. - Phần: “Huấn luyện”: + Các đội chơi sẽ thực hiện phần thi của mình thông qua sự chỉ huy của các thầy cô giáo trong nhóm GDQP của nhà trường.( phần này các đội chơi đã được học trong chương trình GDQP phổ thông và có sự tập luyện trước). Trong phần thi này Tổ Sử - Địa -GDCD + Nhóm GDQP + Thư ký HĐ **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 7 mỗi đội tham gia thi sẽ thực hiện phần thi “đội hình đội ngũ” cơ bản trong chương trình GDQP lớp 10 THPT . - Phần : “Thử thách”: +Tối đa cho phần thi này là 60 điểm cho cả ba đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm (lưu ý ở phần thi này các đội chơi giành quyền trả lời bằng cách phất cờ hiệu- do BTC chuẩn bị). Ở phần thi này cả 3 đội chơi sẽ cùng lắng nghe nhạc và lời của 6 ca khúc cách mạng trong quá trình nghe đội nào có tín hiệu trả lời (bằng cờ hiệu) đội đó sẽ giành quyền trả lời. đúng sẽ được tính điểm, sai hai đội còn lại có quyền trả lời. - Phần bốn: “Chiến thắng” : +| Tối đa cho phần thi này là 100 điểm(tương ứng với các nội dung: sắp xếp đúng thứ tự các bức ảnh về mặt thời gian -20 điểm(thời gian 2 phút), nêu đúng nội dung mỗi bức ảnh 10 điểm (thời gian tối đa 5 phút cho 5 bức ảnh) liên kết tính logic của các bức ảnh và giải được mật mã của CT - 30 điểm(thời gian tối đa 5 phút cho phần trình bày của mỗi đội)) + Trong phần chơi này 3 đội sẽ có 3 bộ ảnh do BTC đưa ra nhiệm vụ của các đội là sắp xếp đúng về thứ tự các bức tranh và nêu được nội dung cũng như tính liên tục của các hình ảnh đã sắp xếp(Các bức ảnh lịch sử chủ yếu trong chương trình SGK lớp 12 THPT. Nội dung các bức ảnh cũng phản ánh các giai đoạn lịch sử của dân tộc cũng như sự lớn mạnh và trưởng thành của Quân đội ta qua các thời kỳ lịch sử : 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975. 5 Kết thúc: trao giải: ban thư ký tổng hợp điểm của các đội chơi công bố điểm và trao giải cho 3 đội. BTC + BGH III.2 : Thực hiện - Trên cở sở các bước chuẩn bị và kịch bản chi tiết của chương trình trước khi tổ chức buổi HĐNGLL các Đ/C GV cần lưu ý một số kinh nghiệm sau: **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 8 - Thông báo rộng rãi cho học sinh các khối sau đó tiến hành chọn 3 đội chơi ở 3 khối khác nhau. - Phổ biến và hướng dẫn cụ thể các phần chơi cho các đội chơi giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất. - Phối hợp với nhóm GDQP nhà trường để nhận được sự giúp đỡ về chuyên môn cụ thể qua phần thi “Huấn luyện”. - Sử dụng Máy chiếu đa năng trong các phần chơi để tăng tính hấp dẫn đặc biệt là phần thi “Thử thách”. - Thành lập ban thư ký để tổng kết số điểm của các đội trong các phần chơi. - Lựa chọn GV làm MC dẫn CT là GV có khả năng tổ chức tốt. Từ quá trình chuẩn bị trên căn cứ vào kịch bản chi tiết và những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các đ/c GV có thể áp dụng để tổ chức thành công buổi ngoại khóa(NGLL) cho HS thành công. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: Chúng ta thấy rằng nếu bài nội khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã qui định về thời gian, nội dung …thì hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện. Các em có thể tự chọn và tham gia với một hình thức phù hợp khả năng bản thân. Chính tính chất tự nguyện đã phát **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 9 huy năng lực độc lập của học sinh, làm nẩy sinh và phát triển hứng thú của học sinh nhờ vậy những kết quả học tập của học sinh ở các bộ môn có liên quan (Văn học ,Địa lí,GDCD ) cũng tốt hơn. Hoạt động ngoại khóa còn giúp học sinh đem những kiến thức đã học những kỹ năng đã được rèn luyện trong giờ học nội khóa vận dụng và công tác thực tế như sưu tầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa phương, công tác xã hội góp phần rèn luyện năng lực hành động . Cùng với các môn học các hoạt động giáo dục khác hoạt động ngoại khóa môn lịch sử còn góp phần vào công tác xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Qua quá trình tổ chức buổi ngoại khoá cho hs nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam đã cho thấy hiệu quả thực sự của hoạt động này. trong khuôn khổ của đề tài do thời gian và trình độ còn hạn chế, đôi khi cách nhìn nhận còn mang tính chủ quan. nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. với tinh thần cầu thị bản thân tôi mong muốn được các thầy cô giáo các bạn đồng nghiệp tham khảo và có thêm nhiều sáng kiến hay trong các hoạt động ngoại khoá ở trường THPT. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ được các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm. - Thông qua đề tài này bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra những đề xuất đối với các nhà trường THPT, Sở GD & ĐT cần có những định hướng, kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL thông qua hình thức tổ chức các buổi ngoại khoá cho HS một cách phong phú hơn trong khung chương trình chung. Đồng thời tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép từ đó giúp đội ngũ GV có thể hoàn thành tốt hơn công tác giáo dục nói chung cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá-NGLL cho học sinh nói riêng được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Thường xuân, tháng 4 năm 2013 Hệ thống các phụ lục nội dung chuẩn bị cho buổi ngoại khoá lịch sử chào mừng 68 năm thành lập QĐND Việt Nam & ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1944- 22/12/2012) **************SKKN*************** “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 10 [...]... Violet ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 22 ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 23 ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL”... 1 Tổng tuyển cử(6/1/1946) 2.Toàn quốc kháng chiến(1946) ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 20 3.Bác Hồ chỉ huy CD Biên giới (1950) 4.Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) 5.Hội nghị Giơnevơ(1954) ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại. .. ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 25 Stt Nội dung Trang 1 A ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 3 I- CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 4 II- THỰC TRẠNG: 3 5 III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4 6 IV KẾT LUẬN 10 7 Hệ thống các phụ lục 11 Tài liệu tham khảo chính 1 Phương pháp luận sử học- Phan Ngọc liên- NXB Đại học quốc gia... 1999 2 Phương pháp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị- Nhà XB Giáo Dục1999 3 Sách giáo khoa lớp 12 môn lịch sử - NXB Giáo Dục năm 2000 4 Sách GK giáo dục quốc phòng lớp 10- NXB Giáo Dục năm 2010 5 Các chương trình gameshow trên truyền hình VN 6 www.Google.com.vn ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL”... cao một bước đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo nơi ăn, ở, làm việc cho bộ đội, tăng thêm của cải cho ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 12 xã hội.Quân đội ta đã đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và lĩnh... mới của cách mạng; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Phụ lục 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ CT NGOẠI KHÓA 22/12 phần thi “Nhập ngũ” ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 13 Hiểu biết về Quân đội nhân dân VN Câu 1: Đội VNTTGPQ thành lập ngày, tháng, năm nào, ở đâu... nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam Phụ lục 4: (Dưới đây là những hình ảnh liên quan đến phần thi “chiến thắng ”) Nhóm 1 ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 19 1.Xô Viết Nghệ -Tĩnh-1930-1931 2.Thành lập ĐVNTTGPQ(22/12/1944) 3.Tổng khởi nghĩa tháng 8 tại HN 4.Quang cảnh 2/9/1945 5.Chủ tịch Hồ... ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Chiếc khăn piêu nhiên, lâu nay ít ai nghĩ rằng, không khí hân hoan cảm động trong bài hát: "Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây…", lại cách... khi nào ở đâu ? Câu 2: Ai là người đứng ra triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 ? Câu 3: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo ? Câu 4: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai ? ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 14 Câu 5: Đại hội đảng lần thứ nhất diễn ra khi nào, ở đâu ?... nào của chủ tịch Hồ Chí Minh ? Câu 8: câu nói “ các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” được Bác Hồ nói ở đâu, khi nào ? Câu 9: Câu nói “không có gì quí hơn độc lập tự do ” được bác Hồ nói vào thời điểm nào ? ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 15 Câu 10 : Câu nói “Quân đội . giảng dạy qua đó nâng cao chất lượng của bộ môn bị hạn chế đi rất nhiều. ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại. NGLL đã gắn việc học tập lịch sử với đời sống, tạo cho các em ý ************* *SKKN* ************** Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 2 thức. lượng dạy học lịch sử ở trường THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá- NGLL” 1 những bài học lịch sử khô khan đem lại cho các em niềm hứng thú trong những giờ học để từ đó nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 21/07/2014, 13:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan