Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở việt nam giải pháp và thực trạng

35 992 1
Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở việt nam   giải pháp và thực trạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán lần lượt thành lập ở các nước Châu Âu như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, và mãi đến thế kỉ 19 ở nước Mỹ với sự khai trương của Sở giao dịch chứng khoán NewwYork ( Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay ). Đến nay thị trường chứng khoán đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói thị trường chứng khoán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, không có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động của thị trường chứng khoán. Nhận thức được điều này, ngay từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện quá trình “Đổi mới”, Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các nước trong việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường chứng khoán. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển với tốc độ và hiệu quả cao. Vì vậy nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, với một trong những vai trò quan trọng là tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát trển kinh tế có thể làm tăng vốn tự có của doanh nghiệp và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát. Với vai trò đó đề tài “ Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Giải pháp và thực trạng” xin điểm qua tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp cũng như Chính Phủ trong sáu năm qua và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Em chân thành cảm ơn TS Vũ Kim Toản đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Song đề tài không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.Tổng quan về thị trường chứng khoán ở Việt Nam: 1. Sơ lược quá trình hình thành TTCK ở Việt Nam: Dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, năm 1992 các tổ chức nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai để án hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. Năm 1993, NHNN Việt Nam thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn. Trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, NHNN, Ban kinh tế Trung ương, năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK nhằm nghiên cứu xây dựng Đề án tổ chức thị trường và soạn thảo Pháp lệnh chứng khoán. Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành nghị định số 75/CP thành lập UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam. UBCK chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1997. Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/NĐ- CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK và quyết định số 127//1998/QĐ- tăng trưởng của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hai trung tâm GDCK ở HN và TPHCM được ban hành. Ngày 28/7/2000 Trung tâm GDCK TPHCM chính thức khai trương và đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yết. Ngày 19/2/2004 UBCKNN được chuyển về dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính theo Nghị định 66/2004/NĐ- CP của Chính phủ. Sự kiện này được coi là một bước đi hợp lý, tạo ra động lực mới cho quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam. Ngày 8/3/2005, TTCK HN chính thức khai trương với việc đưa hệ thống đấu giá cổ phiếu và đấu thầu trái phiếu đi vào hoạt động. 2. Một số định nghĩa: 2.1 Chứng khoán: Chứng khoán là các chứng chỉ ( vật chất hoặc điện tử ) hoặc các bút toán ghi sổ xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. 2.2. Thị trường chứng khoán (TTCK): TTCK là nơi mà các chứng khoán được phát hành và mua bán. 2.2.1. Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. 2.2.2. Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Về bản chất TTCK thứ cấp không trực tiếp tạo vốn cho đơn vị phát hành và cho nền kinh tế mà nó chỉ giúp chuyển dịch quyền sở hữu vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng cường hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp, vì chỉ có tại thị trường này, vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ cấp chỉ là tư bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. 3. Phân loại chứng khoán: Tuỳ theo tính chất của chứng khoán, người ta có thể phân loại chứng khoán thành nhiều loại khác nhau. Theô tính chất của chứng khoán, người ta chia chứng khoán thành: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, các chứng khoán phái sinh. 3.1 Chứng khoán vốn: Chứng khoán là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính thời hạn là vô hạn. 3.2 Chứng khoán nợ: Chứng khoán nợ đại diện là trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành ( người đi vay ) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán ( người cho vay ) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoản thời gian cụ thể. 3.3. CK phái sinh: Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của TTCK. 4. Các chủ thể tham gia thị trường: 4.1 Chủ thể phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua phát hành công cộng tài chính dài hạn. Là các chủ thể cung ứng chứng khoán cho thị trường. Chủ thể phát hành có thể là: - Chính phủ Trung ương chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu - Các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình. 4.2. Nhà đầu tư: Là người sở hữu chứng khoán, người mua và dự kiến sẽ mua chứng khoán cho mình. Có 2 nhóm: - Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi tham gia TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. - Nhà đầu tư có tổ chức: là các tổ chức đầu tư thường xuyên mua – bán chứng khoán với quy mô thỏa đáng trên thị trừơng nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. 4.3 Công ty chứng khoán: Là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán với các nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khóan, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, hoạt động trung gian hoặc đại diện mua chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí. 4.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về CK và TTCK: UBCKNN. 4.5. Một số chủ thể khác ( NHTM, Sở GDCK, hệ thống phụ trợ…) 5. Vai trò của TTCK: Thị trường chứng khoán là nơi thu hút nguồn vốn trong xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, là công cụ giúp Nhà nước thự hiện chiến lược huy động vốn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị trường chứng khoán giúp huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp cổ phần mà ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng được. Là phương tiện thu hút vốn nước ngoài thông qua các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành kinh tế quốc doanh, do đó thúc đẩy sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, một động lực để cạnh tranh phát triển. Thông qua thị trường chứng khoán, một mặt doanh nghiệp huy động được vốn, mặt khác cũng thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào quản lý doanh nghiệp. Đây là động lực của tăng trưởng, là cơ sở cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành. Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích tiết kiệm và tạo thói quen đầu tư trong công chúng. Có thị trường chứng khoán, công chúng có thêm một phương án lựa chọn thay vì chỉ gửi tiển vào ngân hàng. Thông qua thị trường chứng khoán các chủ thể kinh tế có thể trở thành người đầu tư trực tiếp và trở thành những sở hữu chủ một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp. Công chúng dần quen với những quyết định kinh doanh để làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Thông qua đó phân bố quyền lợi và rủi ro cho các thành viên trong xã hội, do đó tạo nên sự quan tâm cung của xã hội đối với nền kinh tế của đất nước. Thị trường chứng khoán giúp chuyển thành tiền dễ dàng, lưu động hoá các nguồn vốn trong xã hội. Thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thúc dẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Thị trường chứng khoán là công cụ hỗ trợ xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn.Thị trường chứng khoán thúc đẩy các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Từ đó, tạo thói quen công khai hoá thông tin, đổi mới quản lý để lành mạnh hoá tình hình tài chính, góp phần trong sạch hoá môi trường kinh doanh trong xã hội. Thị trường chứng khoán là tấm gương, là phong vũ biểu của nền kinh tế. Lợi nhuận tăng sẽ làm cho giá cả chứng khoán tăng lên, do đó làm cho ung lượng của thị trường chứng khoán tăng theo, ngược lại kinh tế suy thoái sẽ dẩn đến các hoạt động giảm sút của thị trường. Thông qua đó giúp cho nhà nước, các doanh nghiệp, công chúng biết được hiệu quả công tác quản lý và đầu tư của mình. II. Phát hành CK- Một phương thức huy động vốn trực tiếp và hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường: Huy động vốn thể hiện thông qua hành vi phát hành trên thị trường sơ cấp. Có 2 loại phát hành: - Phát hành riêng lẻ: là hình thức phát hành trong đó các chứng khoán được bán trong một phạm vi giới hạn một số nhà đầu tư nhất định với điều kiện hạn chết mang tính chất đọc. Phát hành ra công chúng: là hình thức phát hành trong đó chứng khóan được bán rộng rãi cho quảng đại quần chúng đầu tư với quy mô đầu tư lớn và thường cho một số lượng nhất định các nhà đầu tư, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật chứng khoán, TTCK. Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng: Thực hiện đăng ký phát hành CK ra công chúng. Quy mô vốn điều lệ tối thiểu 5tỷ đồng. � Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm phát hành phải có lãi. Có phương án khả thi về sử dụng vốn từ đợt phát hành . Phát hành qua tổ chức trung gian. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng: Thực hiện đăng ký phát hành với UBCKNN Quy mô vốn điều lệ tối thiểu 10tỷ đồng Hoạt động kinh doanh năm liền trước phát hành phải có lãi Có phương án khả thi về sử dụng vốn và trả nợ vố thu được từ đợt phát hành Phát hành qua tổ chức trung gian và có ít nhất 50 người sở hữu trái phiếu Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành Tổ chức phát hành trái phiếu phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu 3. Các phương thức phát hành ra công chúng: 3.1. Phát hành trực tiếp: Đây là phương thức phát hành mà đơn vị phát hành trực tiếp thực hiện các thủ tục và bán chứng khoán ra công chúng theo giá chào bán xác định. 3.2. Phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh: Bảo lãnh phát hành là tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ tục trước, trong, sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Tổ chức bảo lãnh là công ty chứng khoán, một số tổ chức tài chính được UBCKNN cho phép hoạt động 3.3. Phát hành qua đấu thầu: 4. So sánh 2 phương thức huy động vốn từ TTCK và NHTM: TTCK - Cung ứng vốn trong dài hạn - Không hạn chế vể quy mô, không cần tài sản thế chấp NHTM - Cung ưng vốn trong ngắn hạn - Không hạn chế về quy mô, cần tài sản thế chấp CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN QUA TTCK Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Sáu năm không phải là một quãng thời gian dài đối với quá trình phát triển của một ngành kinh tế, nhưng những gì mà TTCK Việt Nam đạt được đã chứng minh được chủ trương và hướng đi đúng đắn cũng như những bước đi hợp lý mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua.TTCK bước đầu đã trở thành một kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn cho Chính Phủ và doanh nghiệp. Bên cạnh kênh huy động vốn qua ngân hàng, kênh huy động vốn mới qua TTCK sẽ giúp hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam, tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư mới. I. Huy động vốn trên thị trường cổ phiếu: Trên thị trường sơ cấp, cổ phiếu được bán ra chủ yếu thông qua hoạt động đấu giá cổ phần. 1. DNNN thực hiện cổ phần hóa bán đấu giá thông qua tổ chức trung gian tài chính và qua hai trung tâm GDCK: Cách đây 15 năm, tại hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII ( tháng 11/1991 ) đã đề ra chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong quan hệ doanh nghiệp. Nhưng đến 12/2005, chúng ta đã cổ phần hóa được 2.600 DNNN. Nghị định 187/2004/NĐ- CP là một bước đi quan trọng trong việc chuyển công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Quy định như sau: đối với doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần có giá trị dưới 1 tỷ có thể thực hiện trong nội bộ công ty.Đối với doanh nghiệp thực hiện bán đấugiá cổ phần có giá [...]... phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý cho những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát hành chứng khoán 1.3 Mặt bằng lãi suất từ ngân hàng hiện nay khoảng l0,8%/năm, lợi tức kỳ vọng của các cổ đông hiện tại khoảng 15% năm, đó là số kỳ vọng quá cao Do đó, huy động vốn trên thị trường chửng khoán là "khá đắt" và khó thực hiện 1.4 Để huy động vốn trên thị trường chứng khoán các doanh nghiệp phải thực hiện những thủ... chiếm trên dưới 5% GDP Đến nay, ngoài việc hỗ trợ Chính phủ phát hành một số trái phiếu nhưng cũng chưa tạo được sự hấp dẫn trong giao dịch, thị trường chứng khoán tập trung vẫn chưa huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế mà chủ yếu thực hiện chức năng thanh khoản cho nhà đầu tư cổ phiếu (đổi chủ nhưng không làm tăng vốn) Việc huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán cùng với việc huy động. .. đàn doanh nghiệp tháng 11/2005 Một số website: http://www.ssc.gov.vn/ssc http://www.vnreview.com.vn http://www.vnmedia.vn http://www.vietnamnet.com.vn Đề tài: Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam_ Thực trạng và giải pháp Họ và tên SV: Trần Thị Yến Oanh Lớp : KTĐT 45B ... Việt Nam hiện vẫn kinh doanh theo kiểu gia đình, hoặc theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chưa có nhu cầu huy động vốn lớn, nguồn vốn hoạt động của họ hiện chủ yếu dựa vào nguồn tín dụng của ngân hàng Do vậy kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết tác dụng và chưa trở thành động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình thị trường chứng. .. lượng vốn cần huy động Mục đích 189,947 tỷ Tăng vốn điều lệ, quy mô của NH 103 tỷ Tài trợ vốn cho toàn bộ cho đầu tư chiều sâu và thực hiện DAĐT XD nhà máy sản xuất ống và phụ tùng ống nhựa miền Bắc 36 tỷ Huy động vốn đầu tư xây dựng nhà máy Gia Công sản phẩm sau thép tại KCN Phú Mỹ I 37,5 tỷ Huy động vốn triển khai DAĐT dây chuyền sản xuất cáp thông tin bưu điện 10,26035 tỷ Huy động vốn để ĐTXD và trang... tỏ doanh nghiệp huy động nguồn vốn dưới hình thức này còn rất hạn chế do các doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trên thị trường, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư Hơn nữa, sức ép phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các doanh nghiệp chưamặn mà với việc huy động vốn trên TTCK Tuy nhiên, các chuyên gia đánh... trường chứng khoán vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là vốn dài hạn Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất, kinh doanh Không những thế, thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động được... của thị trường tài chính Ở Việt Nam hiện nay, điều đó ngược lại, tới 90% huy động qua ngân hàng và 10% huy động qua TTCK Điều đáng quan tâm nhất là tỉ trọng tích lũy đầu tư vào TTCK còn thấp, tổng giá trị thị trường cổ phiếu mới chiếm khoảng 8% GDP (2005), trong khi đó mức thông lệ quốc tế là 30-34% GDP Từ đầu năm 2003 đến nay, tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán liên tục “tuột dốc”, chức năng. .. năng và sứ mệnh huy động vốn thông qua thị trường này gần như chưa phát huy được tác dụng Thêm vào đó, kết quả kinh doanh không khả quan cũng như việc không trung thực trong công bố thông tin tài chính của một số công ty niêm yết đã làm giảm lòng tin nơi nhà đầu tư, tính nhạy cảm của thị trường với các thông tin tài chính gần như không còn Sau 6 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt. .. khoán (TTCK) Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chức năng chính của mình là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Các DN ''khát'' vốn, chủ yếu vẫn vay ngân hàng và Chính phủ phát hành trái phiếu cho các công trình lớn vẫn phải ' 'động viên'' dân mua Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường chứng khoán hiện nay rất khiêm tốn so với vai trò là kênh huy động vốn dài hạn phục vụ . cho Chính Phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát. Với vai trò đó đề tài “ Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Giải pháp và thực trạng xin. của chứng khoán, người ta chia chứng khoán thành: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, các chứng khoán phái sinh. 3.1 Chứng khoán vốn: Chứng khoán là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu. cường hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp, vì chỉ có tại thị trường này, vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ

Ngày đăng: 21/07/2014, 11:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan