LÝ THUYẾT TIỀN TỆ VỤ ÁN MINH PHỤNG VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG

12 1.3K 5
LÝ THUYẾT TIỀN TỆ VỤ ÁN MINH PHỤNG VÀ  BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa Tài chính – Ngân hàng  LÝ THUYẾT TIỀN TỆ VỤ ÁN MINH PHỤNG VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG Giáo viên: Thành viên: 1. Nguyễn Huy Du 2. Lê Xuân Thìn 1001030072 3. Nguyễn Thành Bắc 4. Phạm Thị Quỳnh Mai 5. Trần Thị Thơm Hanoi, 2012 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 3 I. Tổng quan về công ty Minh Phụng 3 II. Chi tiết vụ án 3 1) Nguyên nhân sự tăng trưởng nóng của Minh Phụng 3 2) Tiền của Minh Phụng đổ vào đâu? 3 III. Nguyên nhân và hậu quả sau sự sụp đổ của Minh Phụng 3 IV. 4 bài rút ra từ vụ án Minh PhụngEpco 3 1) Bài học về cho vay nhóm khách hang liên quan cần được tổng kết đánh giá 3 2) Bài học về buông lỏng kiểm sóat dòng tiền của khách hàng vay vốn 3 3) Bài học về công tác cán bộ và xử lí những phát hiện trong kiểm tra các khỏan vay 3 4) Bài học về xử lí hình sự các vụ án kinh tế liên quan đến ngân hàng, sự nóng vội trong thay đổi chính sách vĩ mô có thể gây cú sốc cho nền kinh tế. 3 LỜI MỞ ĐẦU Cho đến tận bây giờ, vụ án Minh Phụng – Epco vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục, đặc biệt về giá trị tài sản phải thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại. Cách đây 10 năm, vụ án hình sự Minh Phụng – Epco ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo luật pháp hiện hành đã thu hút được sự chú ý cao độ của xã hội. Và sau đó, hậu vụ án này cũng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà nghiên cứu pháp lý và báo chí, trong quá trình xử lý phần phát sinh của vụ án liên quan đến thi hành án phần tài sản. Tuy nhiên, sau 10 năm, có nhiều vấn đề về pháp lý, về kinh tế xung quanh vụ án Minh Phụng – Epco được nhìn nhận toàn diện hơn và ý nghĩa thời sự của vụ án vẫn còn nóng hổi, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Cho đến tận bây giờ, vụ án này vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục, đặc biệt về giá trị tài sản phải thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại: Công thương Việt Nam (Incombank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Công thương Ngân hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD.

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa Tài chính – Ngân hàng  LÝ THUYẾT TIỀN TỆ VỤ ÁN MINH PHỤNG VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG Giáo viên: Thành viên: 1. Nguyễn Huy Du 2. Lê Xuân Thìn 1001030072 3. Nguyễn Thành Bắc 4. Phạm Thị Quỳnh Mai 5. Trần Thị Thơm Hanoi, 2012 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Cho đến tận bây giờ, vụ án Minh Phụng – Epco vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục, đặc biệt về giá trị tài sản phải thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại. Cách đây 10 năm, vụ án hình sự Minh Phụng – Epco ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo luật pháp hiện hành đã thu hút được sự chú ý cao độ của xã hội. Và sau đó, hậu vụ án này cũng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà nghiên cứu pháp lý và báo chí, trong quá trình xử lý phần phát sinh của vụ án liên quan đến thi hành án phần tài sản. Tuy nhiên, sau 10 năm, có nhiều vấn đề về pháp lý, về kinh tế xung quanh vụ án Minh Phụng – Epco được nhìn nhận toàn diện hơn và ý nghĩa thời sự của vụ án vẫn còn nóng hổi, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Cho đến tận bây giờ, vụ án này vẫn đang giữ khá nhiều kỷ lục, đặc biệt về giá trị tài sản phải thi hành án, theo đó các bị cáo và các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm Epco và Minh Phụng phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng Thương mại: Công thương Việt Nam (Incombank), Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Công thương Ngân hàng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Gia Định, tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD. Bên cạnh đó, số tài sản phải xử lý để bảo đảm thi hành án cũng đứng hàng “top ten” với trên 390 danh mục gồm 476 đơn vị tài sản là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc, kho tàng, văn phòng, biệt thự v.v… khối tài sản này Tòa án xác định tại thời điểm xét xử trị giá trên 2.232 tỷ đồng. Qua thời gian mười năm, những chiêm nghiệm và kiểm chứng qua thực tế cho phép chúng ta có thể đánh giá sự sụp đổ của Minh Phụng với cái nhìn khách quan hơn. Liệu sự thất bại của Minh Phụng, của Epco có giúp gì đôi chút kinh nghiệm cho các nhà đầu tư, các ngân hàng và cả người dân hiện vẫn đang say trong cuộc chơi bất động sản được thua như đánh bạc hiện nay hay không? Và liệu từ thực tiễn điều tra, xét xử, thi hành vụ án này, các cơ quan tố tụng có thể đúc rút được điều gì? I. Tổng quan về công ty Minh Phụng Vào thời gian năm 1993-1995, qua các phương tiện thông tin đại chúng, người ta có thể thấy Công ty Minh Phụng nổi lên như là 1 “tập đoàn” kinh tế năng động và rất thế lực. Mức độ tăng trưởng và sự bành trướng các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp này thể hiện qua số liệu các trang quảng cáo của rất nhiều tờ báo, tạp chí làm cho không ít người kinh ngạc. Thực tế, thì sự cả tin vào tiềm lực của Minh Phụng không phải là không có căn cứ. Hình thành từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, với chức năng chủ yếu là sản xuất, gia công hàng may mặc, giày dép xuất khẩu, giai đoạn đầu Công ty Minh Phụng có những bước phát triển rất ổn định, doanh số có năm lên tới nhiều triệu USD. Tính đến trước khi xảy ra vụ án, Minh Phụng có tới 15 phân xưởng SX gồm 10 phân xưởng may mặc, 1 phân xưởng chuyên ngành nhựa, 1 phân xưởng dệt gòn, 1 phân xưởng bao bì PP, 1 phân xưởng thiết kế mỹ thuật cho hàng hóa ngành may và 1 phân xưởng thiết kế vi tính. Quy mô SX thời điểm cao nhất có trên 9000 lao động. Vào thời gian đó, Minh Phụng không chỉ khẳng định được uy tín trên thị trường mà cả ngoài nước, điều mà ở thời điểm những năm đầu chuyển sang nền KT thị trường, khó tưởng tượng có thể có ở 1 doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ có vậy, hẳn người ta sẽ vẫn thấy một Minh Phụng thành đạt trên thương trường. Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi Minh Phụng nhảy vào cuộc phiêu lưu kinh doanh địa ốc (khoảng từ 1992 trở đi), cho dù khi đó, hoạt động kinh doanh địa ốc của Minh Phụng bị coi là hoàn toàn bất hợp pháp, vì doanh nghiệp không có chức năng này. Tính về mức độ tăng trưởng, khó có doanh nghiệp nào có thể so sánh được với Minh Phụng. Tính đến đầu năm 1997, ngoài các nhà xưởng sản xuất về ngành may mặc, giày dép, các dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh có tới hàng ngàn bộ máy may, tổng danh mục bất động sản của Minh Phụng có tới 169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại; hệ thống nhà xưởng tập trung, kho tàng tại các khu công nghiệp có 78 đơn vị với diện tích trên 1,2 triệu m2; đất chuyên dùng có trên 2,6 triệu m2. Các tài sản trên phân bố khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng… Xét ở khía cạnh nào đó, người ta có thể phải thừa nhận Minh Phụng khi đó thực sự là 1 đại gia về địa ốc. Chỉ có điều, khối tài sản khổng lồ này có được không phải nhờ sự thành công của chiến lược kinh doanh, không phải nhờ tiềm lực tự thân của DN này, mà hoàn toàn từ vốn vay ngân hàng… II. Chi tiết vụ án 1) Nguyên nhân sự tăng trưởng nóng của Minh Phụng Lùi lại khoảng thời gian đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, trong khi thị trường bất động sản chưa hình thành rõ nét, cơ chế, chính sách về đất đai không đồng bộ, tình trạng tranh mua, tranh bán rất phổ biến. Những đợt sốt đất đầu những năm 90 làm lóa mắt không ít người, thực tế cũng có nhiều kẻ phất lớn từ đất đai. Cũng giống nhiều doanh nghiệp khác, Minh Phụng mong muốn nhanh chóng chớp thời cơ, tích lũy được càng nhiều đất càng tốt, chờ cơ hội sẽ bán ra được với giá cao hơn, điều này không phải là không có lý, vì đất đai không thể đẻ ra được. Ngay từ đầu Minh Phụng đã xác định đầu tư trên quy mô lớn, nhất quyết không làm ăn cò con, sự tăng trưởng quá nóng vô hình trung đã biến Minh Phụng trở thành một “đại lý” về địa ốc, la liệt nhà, đất khắp nơi. Phương thức kinh doanh địa ốc theo kiểu hàng xén như vậy, hẳn nhiên sự bất trắc là không thể tránh, bởi cũng giống như tất cả các đợt “sốt” trên thị trường, thời điểm Minh Phụng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đỉnh điểm của cơn sốt, khi qua cơn sốt thì bán không có người mua. Cha ông ta đã đúc kết buôn tài không bằng dài vốn, nếu thực sự có khả năng đầu cơ đất đai chờ đến chu kỳ sốt tiếp theo, hẳn là Minh Phụng đã phát tài. Song toàn bộ khối tài sản là từ vốn vay, giả sử có chờ được cơn sốt tiếp theo, thì khoản lợi nhuận thu được cũng khó có thể bù đắp cho số lãi mẹ đẻ lãi con, có lẽ bi kịch bắt đầu từ đây Về hình thức huy động vốn, có người cho Minh Phụng thật điên khùng khi vay ngân hàng để đầu tư vào BĐS mà chủ yếu là vay ngắn hạn lãi suất cao.Tuy nhiên, vào thời điểm trên, các định chế về bảo đảm tiền vay rất bó buộc. Để có thể được chấp nhận vay vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu nhiêu khê, đó là chưa kể đến sự nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ biến chất tại các ngân hàng.Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu này thì thời cơ đầu tư vào bất động sản đã qua đi (do sự hỗn loạn mua bán trên thị trường). Do vậy, để chớp thời cơ, Minh Phụng buộc phải chọn giải pháp cố đấm ăn xôi là “đẻ” thêm hàng chục công ty. Thực tế hàng chục công ty con của Minh Phụng thực chất là các doanh nghiệp “ma” không hề có thực, toàn bộ số vốn đều là ảo, giám đốc, kế toán đều là những người làm thuê, thậm chí đó là những người vốn là bảo vệ, lái xe, lao công, các công ty này có nhiệm vụ duy nhất được sinh ra để vay vốn ngân hàng, mọi hoạt động vẫn hoàn toàn do Tăng Minh Phụng điều hành. Ngoài ra, để thỏa cơn khát vốn, Minh Phụng còn áp dụng các “chiêu” không ai tưởng tượng nổi, đó là ký các hợp đồng mua bán, nhập khẩu hàng hóa dù biết chắc thương vụ sẽ lỗ, mục đích nhằm thông qua các hợp đồng này các ngân hàng có “cớ” để mở L/C hoặc ký bảo lãnh cho Minh Phụng có tiền. Sự “phối – kết – hợp” giữa Minh Phụng và một số cán bộ ngân hàng biến chất còn thể hiện ở việc nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần, đến khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định giá trị tài sản thế chấp thấp hơn giá trị thực hàng ngàn tỷ đồng. Với tất cả những điều này, viễn tưởng về sự thành công của mô hình Minh Phụng chỉ là điều ảo mộng và Minh Phụng đã phải trả giá đắt. Nhưng có lẽ điều có ý nghĩa nhất trong các sai lầm của Minh Phụng là cách thức điều hành, tổ chức hệ thống kinh doanh của Minh Phụng là đã cung cấp trong thực tế kinh nghiệm về mô hình “công ty mẹ – công ty con” khá hoàn chỉnh, mô hình mà sau đó ít lâu nước ta vận dụng. Còn việc Minh Phụng cùng cán bộ ngân hàng tự định giá tài sản thế chấp, phải chăng từ đây đã hình thành cơ chế thỏa thuận về giá trị tài sản thế chấp giữa tổ chức tín dụng và bên thế chấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng mà hiện đang được các ngân hàng thương mại áp dụng? 2) Tiền của Minh Phụng đổ vào đâu? Có thể nói không ngoa rằng, có thời kỳ hầu như két sắt của các ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam đã hoàn toàn trống rỗng, bởi một phần vốn khổng lồ đã được Minh Phụng ném hết xuống các cánh đồng hoang vu khu Chí Linh, Vũng Tàu, các bãi sình lầy ở Thủ Đức hoặc trong các khu kho xưởng mênh mông tỉnh Sông Bé cũ. Chả thế mà gần đây, khi tổng kết công tác xử lý nợ tồn đọng, Ngân hàng Công thương Việt Nam - đơn vị thiệt hại lớn nhất trong vụ án Minh Phụng - Epco, đã tự đánh giá thiệt hại trong vụ án làm ngân hàng này rơi vào tình trạng "phá sản về kỹ thuật"(!). Dù bị coi là rất nóng vội, phiêu lưu nhưng không thể phủ nhận tầm nhìn khá xa, định hướng mang tính chiến lược của Minh Phụng khi đầu tư vào bất động sản tại các khu vực trên. Thực tế khi xử lý tài sản thế chấp sau này cho thấy, các danh mục tài sản thế chấp là nhà xưởng, kho tàng tại các khu công nghiệp đều có giá khá cao, với thời gian thuê khoảng 40- 50 năm, chỉ tính riêng tiền khai thác có ngân hàng đã thu được hàng trăm tỷ đồng. Đối với tài sản là biệt thự, văn phòng, nhà xưởng tại khu vực TP HCM, phần lớn giá bán thực tế đều cao hơn rất nhiều so với giá Tòa án định khi xét xử. Riêng đối với các lô đất mà Minh Phụng đã lập các dự án tại khu vực Thủ Đức trước đây (nay thuộc quận 2), theo quy hoạch của TP HCM, hầu hết số này nằm ở các vị trí rất đắc địa, nếu được triển khai đầy đủ theo các dự án khả thi, thì lợi nhuận chắc chắn sẽ rất lớn. Chẳng thế mà có ngân hàng được Tòa án giao cho một số lô đất tại khu vực quận 2, TP HCM, chưa cần phải triển khai xây dựng dự án, cũng không cần đầu tư hạ tầng, qua phiên đấu giá một lô thôi đã thu đủ toàn bộ số nợ trên 15 triệu USD, ngoài ra đơn vị này còn dư ra được số tiền và tài sản trị giá cả chục triệu USD! Nếu số BĐS Minh Phụng đầu tư tại khu vực TP HCM và tỉnh Bình Dương được coi là rất thành công, thì ngược lại, việc đầu tư vào vùng Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự trở thành thảm họa. Khi xét xử vụ án, để đảm bảo thu hồi số nợ của Minh Phụng, riêng tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tòa án đã giao cho các ngân hàng hàng trăm đơn vị tài sản gồm các khu biệt thự, nhà ở, văn phòng, kho tàng và trên 2,6 triệum2 đất chuyên dùng… Quá trình xử lý tài sản thế chấp khu vực này của các ngân hàng đều rất chật vật, ngoài số danh mục là nhà ở, văn phòng, biệt thự đã bán được, số đất chuyên dùng bán rất chậm, thậm chí có ngân hàng qua gần chục năm phải ôm hơn 1 triệum2 đất chuyên dùng mà không sao "tiêu hóa" nổi. Nhiều báo chí đưa tin cho rằng: Các lô đất của Minh Phụng tại khu vực TP Vũng Tàu trị giá mấy ngàn tỷ đồng, nhưng các ngân hàng bán rẻ như cho(?). Mặc dù các trường hợp ngân hàng sai sót trong xử lý tài sản thế chấp mà Tòa án giao trong vụ Minh Phụng không phải là hiếm, nhưng thực tế việc xử lý số tài sản này không phải "dễ xơi" như nhiều người nghĩ. Rất nhiều lô đất được định giá xong thông báo không có người mua, hơn nữa, với diện tích quá lớn như vậy, việc sử dụng phải theo đúng quy hoạch của địa phương, đồng thời hầu hết các lô đất vẫn là đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng nên cần có sự đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng (quy hoạch đường giao thông, điện, nước, công trình công cộng v.v…), không thể "tính cua trong lỗ" theo kiểu chỉ việc chia lô bán nền là có thể thu lời lớn như các đầu nậu đất vẫn làm. Thống kê cho thấy, số tài sản thế chấp của Minh Phụng tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu giá bán được cao hơn từ 1,3 đến hơn 2 lần so với giá Tòa án đã định khi xét xử, tuy nhiên, so với giá thẩm định của ngân hàng khi cho vay thì giá bán được chỉ xấp xỉ bằng 25 đến 43%. Như vậy, dù bán hết số đất này cũng không thể nào thu hồi được khoản vay nên có thể khẳng định các dự án của Minh Phụng tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu phần lớn là thất bại. Chính vì vậy, để đỡ gánh nặng cho các ngân hàng, cuối năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phải quyết định cho phép UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngân hàng nhận thế chấp thỏa thuận việc chuyển giao cho địa phương quản lý, sử dụng trên 1,3 triệu m2 đất và thanh toán lại cho ngân hàng theo giá trị thẩm định, giúp ngân hàng thu hồi nợ. III. Nguyên nhân và hậu quả sau sự sụp đổ của Minh Phụng Hầu hết các nhà phân tích vẫn cho rằng sự sụp đổ của Minh Phụng chủ yếu do các nguyên nhân: (1) Quá nóng vội muốn trở thành 1 nhà “đại tư sản dân tộc”, không muốn mãi chỉ làm 1 anh thợ gia công may mặc, sản xuất giày dép (vốn đang rất ăn nên làm ra); (2) Sai lầm lớn trong chiến lược kinh doanh, bất chấp sự cấm đoán, ràng buộc về pháp lý, bất chấp nguồn vốn hạn hẹp, lao vào lĩnh vực kinh doanh BĐS- xây dựng trên quy mô lớn với chiêu thức “bóc ngắn cắn dài”. Phải chăng bi kịch lớn nhất của Minh Phụng đó là sự đổ vỡ của những tham vọng hoang tưởng. Như vậy sẽ công bằng hơn nếu có sự đánh giá thật khách quan những yếu tố góp phần làm tan rã “tập đoàn Minh Phụng”. Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao lựa chọn kinh doanh BĐS bằng toàn bộ vốn vay ngân hàng mà Minh Phụng lại tăng trưởng nóng trong thời gian ngắn đến như vậy? Và tại sao, vay đầu tư BĐS mà hầu hết là vay ngắn hạn, vay “nóng”? Thứ nhất , khoảng thời gian đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đã có 1 đợt sốt đất kéo khá dài. Trong khi thị trường BĐS chưa hình thành rõ nét, cơ chế, chính sách về đất đai chưa đồng bộ, tình trạng tranh mua, tranh bán rất phổ biến. Trong bối cảnh đó, cũng giống nhiều DN khác, Minh Phụng mong muốn nhanh chóng chớp thời cơ, tích lũy được càng nhiều đất càng tốt, chờ cơ hội sẽ bán ra được với giá cao hơn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng vô hình chung đã biến Minh Phụng trở thành 1 “bà hàng xén” về đất đai, la liệt nhà đất khắp nơi mà không biết xoay trở thế nào với nó. Hơn nữa, thời điểm nhận chuyển nhượng là đỉnh điểm của cơn sốt, khi qua cơn sốt thì bán không có người mua. Cha ông ta đã đúc kết “buôn tài không bằng dài vốn”, nếu thực sự có khả năng đầu cơ đất đai chờ đến cơn sốt tiếp theo, hẳn là Minh Phụng đã phát tài. Song toàn bộ khối tài sản là từ vốn vay, giả sử có chờ được cơn sốt tiếp theo, thì khoản lợi nhuận thu được cũng khó có thể bù đắp cho số lãi mẹ đẻ lãi con, bi kịch cũng bắt đầu từ đây. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu lựa chọn phương thức xử lý phần tài sản trong vụ án Minh Phụng theo cách khác như bản án đã tuyên là giao hết tài sản cho các ngân hàng quản lý, khai thác, phát mại để thu hồi nợ, có thể kết quả sẽ khác. Thậm chí, có người còn nói nếu cứ để Minh Phụng quản lý số tài sản và tiếp tục triển khai các dự án, thì biết đâu có thể trả đủ được số nợ ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, dù có tài ba đến mấy, thì 1 bộ máy như Minh Phụng khó có thể quản lý hết được hàng triệu mét vuông đất chuyên dùng, không thể cùng một lúc triển khai hàng trăm dự án về hạ tầng khắp các tỉnh thành! Thực tế cho thấy, trong hàng chục công ty con của Minh Phụng thực chất là các doanh nghiệp ma không hề có thực, toàn bộ số vốn đều là ảo, giám đốc, kế tóan đều là những người làm thuê, thậm chí đó là những người vốn là bảo vệ, lái xe, lao công. Các công ty này có nhiệm vụ duy nhất được đẻ ra để vay vốn ngân hàng, mọi hoạt động vẫn hoàn toàn do Tăng Minh Phụng điều hành. Như vậy, viễn tưởng về sự thành công của mô hình Minh Phụng là điều không tưởng. Có lẽ, điều có ý nghĩa nhất trong cách thức điều hành, tổ chức hệ thống kinh doanh của Minh Phụng là đã cung cấp trong thực tế mô hình khá hoàn chỉnh về “công ty mẹ-công ty con”- mô hình mà hiện nay nước ta dã áp dụng. Thứ hai , về hình thức huy động vốn, có người cho Minh Phụng thật điên khùng khi vay ngân hàng để đầu tư vào BĐS mà chủ yếu là vay ngắn hạn với lãi suất cao. Tuy nhiên, vào thời điểm trên, những cơ chế, các quy định về bảo đảm tiền vay rất bó buộc. Để có thể được chấp nhận vay vốn, DN phải có dự án khả thi, có phương án kinh doanh và nhiều yêu cầu nhiêu khê khác. Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu này thì thời cơ đầu tư vào BĐS đã qua đi (do sự hỗn loạn mua bán trên thị trường). Do vậy, để chớp thời cơ, Minh Phụng buộc phải chọn giải pháp cố đấm ăn xôi như ở trên. Ngoài ra, để thỏa cơn khát vốn, Minh Phụng còn cấu kết với cán bộ ngân hàng nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần. Đến khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định giá trị tài sản thế chấp thấp hơn hàng ngàn tỷ đồng. Minh Phụng đã phải trả giá đắt cho điều này, tuy nhiên, qua đây, các nhà quản lý cũng đã đúc rút được những kinh nghiệm quý, có thể từ đây đã hình thành cơ chế thỏa thuận về giá trị tài sản thế chấp giữa tổ chức tín dụng và bên thế chấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng mà hiện ta đang áp dụng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, 1 doanh nghiệp chỉ được vay vốn không quá 10% vốn tự có, để có thể có vốn Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, cấu kết với các quan chức ngân hàng sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Hậu quả là,tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 60 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, trong đó tại 4 ngân hàng lớn: Incombank tổng dư nợ trên 4200 tỷ đồng; [...]... trả, do tiền bán hàng, kể cả bán dưới giá nhập về đã được đưa vào đầu tư kinh doanh đất đai và bất động sản 3) Bài học về buông lỏng kiểm sóat dòng tiền của khách hàng vay vốn Một thời kì do “ công nghệ đảo nợ” của tập đòan này thực hiện trot lọt, che mắt được sự kiểm sóat của ngân hàng Bản chất của việc bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm là vay nợ nước ngòai ngắn hạn được sự bảo lãnh của ngân hàng thương... ra khi tiền bán hàng thu về, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp đưa vào tài khỏan tiền gửi chờ thanh tóan và ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ có kì hạn để đến thời điểm có trả nợ cho nước ngòai Nhưng vì không kiểm sóat dòng tiền của khách hàng, vô tình ngân hàng để tập đòan Minh Phụng sử dụng vốn quay vòng kinh doanh bất động sản dẫn đến việc mất khả năng thanh tóan ngân hàng, trong khi ngân hàng phải... cảnh báo trong các đợt thanh tra, kiểm tra của trụ sở chính của các NHTM, của thanh tra NHNN Tuy nhiên, những cảnh báo rủi ro từ khỏan tín dụng với tập đòan này ít được chú ý và hậu quả khắc phục sau rất nhiều năm 5) Bài học về xử lí hình sự các vụ án kinh tế liên quan đến ngân hàng, sự nóng vội trong thay đổi chính sách vĩ mô có thể gây cú sốc cho nền kinh tế Sự đổ bể của tập đòan Minh Phụng đã gây... Minh Phụng đã gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng của các ngân hàng và nền kinh tế thời đó Bên cạnh đó là thiệt hại về uy tín trong quan hệ với nước ngòai, tín nhiệm của hệ thống ngân hàng với công chúng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo hệ lụy về tư tưởng hoang mang, sợ tách nhiệm của các cán bộ ngân hàng Với thời gian khắc phục hậu quả về vật chất trong gần 10 năm của các NHTM cho thấy việc xử... bảo lãnh của mình 4) Bài học về công tác cán bộ và xử lí những phát hiện trong kiểm tra các khỏan vay Quá trình điều tra cơ quan pháp luật đã phát hiện sự câu kết của cán bộ lãnh đạo trong ban giám đốc một số chi nhánh NHTM, trưởng phó phòng kinh doanh và cán bộ tín dụng đã tiếp tay cho tập đòan Minh Phụng nhận những khỏan tiền tín dụng rất lớn mặc dù sự câu kết này không được phát hiện trong quá trình... (trung ương và chi nhánh TP.HCM) trên 6 triệu USD và hơn 219 tỷ đồng; Eximbank trên 15 triệu USD; Sài Gòn công thương trên 100 tỷ đồng… Với số nợ lớn như vậy, không phải ai khác, chính các con nợ này đã tự ký cho mình bản án tử hình IV 4 bài rút ra từ vụ án Minh Phụng- Epco 1 Bài học về cho vay nhóm khách hang liên quan cần được tổng kết đánh giá Bằng việc mua lại 36% cổ phần của EPCO, Minh Phụng đã xây... nhân Sự thay đổi chính sách về đất đai (1998) không hạn chế mức giao đất, thủ tục chặt chẽ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã kéo theo những dự tính về thị trường bất động sản của tập đòan Minh Phụng bị sụp đổ, dẫn đến mất khả năng thanh tóan nợ vay ngan hàng Nhìn nhận từ khi đổi mới hệ thống NHVN(1998) chúng ta thấy sau thời kì sụp đổ hàng lọat qũy tín dụng và ngân hàng cổ phần năm 1989-1990 thì... ty con được sở hữu bởi họ hàng, bạn bè để buôn bán với nhau và lập ra chứng từ khống để vay vốn ngân hàng, tài sản thế chấp là hàng tồn kho chỉ tồn tại trên giấy, các tài sản là máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai được khai khống để hợp thức hóa yêu cầu vay vốn nhóm khách hàng này đã họat động vay trả nợ cho nhau với “ công nghệ đảo nợ” khá hòan hảo và tinh vi Kết quả là nợ của tập đòan này ngày một... nợ vay ngan hàng Nhìn nhận từ khi đổi mới hệ thống NHVN(1998) chúng ta thấy sau thời kì sụp đổ hàng lọat qũy tín dụng và ngân hàng cổ phần năm 1989-1990 thì đây là lần hai lặp lại sự bất ổn hệ thống ngân hàng nước ta . ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa Tài chính – Ngân hàng  LÝ THUYẾT TIỀN TỆ VỤ ÁN MINH PHỤNG VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG Giáo viên: Thành viên: 1 công tác xử lý nợ tồn đọng, Ngân hàng Công thương Việt Nam - đơn vị thiệt hại lớn nhất trong vụ án Minh Phụng - Epco, đã tự đánh giá thiệt hại trong vụ án làm ngân hàng này rơi vào tình trạng. nhưng các ngân hàng bán rẻ như cho(?). Mặc dù các trường hợp ngân hàng sai sót trong xử lý tài sản thế chấp mà Tòa án giao trong vụ Minh Phụng không phải là hiếm, nhưng thực tế việc xử lý số tài

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1) Nguyên nhân sự tăng trưởng nóng của Minh Phụng

  • 2) Tiền của Minh Phụng đổ vào đâu?

  • 1 Bài học về cho vay nhóm khách hang liên quan cần được tổng kết đánh giá

  • 3) Bài học về buông lỏng kiểm sóat dòng tiền của khách hàng vay vốn

  • 4) Bài học về công tác cán bộ và xử lí những phát hiện trong kiểm tra các khỏan vay

  • 5) Bài học về xử lí hình sự các vụ án kinh tế liên quan đến ngân hàng, sự nóng vội trong thay đổi chính sách vĩ mô có thể gây cú sốc cho nền kinh tế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan