Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động

104 1.4K 1
Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình này diễn ra và đã thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 20% trong GDP và là nguồn tạo việc làm cho khoảng 50% lao động xã hội, và nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư. Tuy nhiên, một quốc gia không thể phát triển mạnh nếu chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt cả trước mắt cũng như lâu dài. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng…Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước…Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội 12 ”. Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc giúp cho Việt Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo người dân cũng đã được cải thiện; đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển một nông thôn mới, hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng kéo theo nhiều hệ lụy, làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Có thể kể đến một số bất cập lớn như: chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng nông sản Việt Nam hạn chế, và đặc biệt là tình trạng lao động thuần nông bị mất việc làm ngày càng gia tăng…Tất cả những điều đó đang trở thành những vấn đề quan trọng cần được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu là giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển chung của cả nước, của toàn thành phố thì kinh tế xã hội của Huyện cũng đang phát triển rất sôi động. Với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân huyện Quốc Oai cũng phải chịu sức ép nặng nề của quá trình đó. Đó là: diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, phân hóa giàu nghèo ngày càng xa, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, …và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng, theo đó là sự tăng lên của các tệ nạn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện nhiều giải pháp: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở việc làm mới,... Dù vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động nông thôn vẫn đang và sẽ tiếp diễn rất phức tạp cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Vậy nên, việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với cả nước nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng. Từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị của mình. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã tác động thế nào đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai? Và chính quyền Huyện đã và sẽ phải làm gì để hạn chế tác động đó?

MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt i Danh mục bảng biểu ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CCKT Cơ cấu kinh tế 2 CM- KT Chuyên môn kỹ thuật 3 CN- XD Công nghiệp- Xây dựng 4 CN và DV Công nghiệp và dịch vụ 5 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 GQVL Giải quyết việc làm 7 KCN Khu công nghiệp 8 KT- XH Kinh tế- xã hội 9 NSNN Ngân sách Nhà nước 10 TB- XH Thương binh- Xã hội 11 TM- DV Thương mại- Dịch vụ 12 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành 44 2 2.2 Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp năm 2012 49 3 2.3 Ngành nghề mới và việc làm được tạo ra tính đến 9/2012 52 4 2.4 Cơ cấu lao động theo ngành 53 5 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 55 6 2.6 Khảo sát nhu cầu tiêu dùng của người dân huyện Quốc Oai 59 7 2.7 Cơ cấu thu nhập của người lao động huyện Quốc Oai phân theo ngành nghề 62 8 2.8 Thực trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất 64 9 2.9 Cơ cấu lao động theo giới và nhóm tuổi của lao động huyện Quốc Oai 66 10 2.10 Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình này diễn ra và đã thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 20% trong GDP và là nguồn tạo việc làm cho khoảng 50% lao động xã hội, và nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư. Tuy nhiên, một quốc gia không thể phát triển mạnh nếu chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt cả trước mắt cũng như lâu dài. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng…Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước…Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội [12] ”. Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc giúp cho Việt Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo người dân cũng đã được cải thiện; đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển một nông thôn mới, hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng kéo theo nhiều hệ lụy, làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Có thể kể đến một số bất cập lớn như: chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng nông sản Việt Nam hạn chế, và đặc biệt là tình trạng lao động thuần nông bị mất việc làm ngày càng gia tăng…Tất cả những điều đó đang trở thành những vấn đề quan trọng cần được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội có tính toàn cầu là giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển chung của cả nước, của toàn thành phố thì kinh tế- xã hội của Huyện cũng đang phát triển rất sôi động. Với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân huyện Quốc Oai cũng phải chịu sức ép nặng nề của quá trình đó. Đó là: diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, phân hóa giàu nghèo ngày càng xa, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, …và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng, theo đó là sự tăng lên của các tệ nạn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện nhiều giải pháp: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở việc làm mới, Dù vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động nông thôn vẫn đang và sẽ tiếp diễn rất phức tạp cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Vậy nên, việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với cả nước nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng. Từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị của mình. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã tác động thế nào đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai? Và chính quyền Huyện đã và sẽ phải làm gì để hạn chế tác động đó? 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như về tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong đó, các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1, gồm những bài nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nhóm 2, là những bài viết về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH ở Việt Nam và tại các địa phương. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 có thể kể đến là: - Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2010. Cuốn sách là tuyển tập các bài viết của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu đầu ngành của cả nước về vấn đề “ Tam nông” mà hiện nay đang rất được quan tâm: GS. TS Chu văn Cấp với bài “Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính sách thu hồi đất đai đối với nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; TS. Dương văn Duyên: “Một số vấn đề về lối sống văn hóa ở nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” hay là bài viết “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất” của Thạc sỹ Nguyễn thị Thu Hoài,…Các bài viết đã phân tích những tác động tích cực cũng như những hệ lụy không thể tránh khỏi của quá trình CNH, HĐH nói chung, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng tới việc làm, đời sống của người lao động ở nông thôn Việt Nam; một số bài viết khác như: “ Quan điểm và giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Trường Giang; “ Đào tạo nghề cho nông dân- yêu cầu cấp bách của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS. TS Bùi Thị Ngọc Lan,… thì lại tập trung đưa ra và phân tích một số giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn; ngoài ra, còn một số các bài viết phân tích về vai trò, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận tới thực tiễn ở Việt nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong cuốn sách này, các tác giả đưa ra khái niệm về công nghiệp hóa, chỉ ra những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả có một cái nhìn xâu chuỗi về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Từ định hướng của Đảng về quan hệ công – nông nghiệp, qua các Đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, các tác giả làm rõ sự thay đổi tư duy lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ. Từ việc trình bày các chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các tác giả cũng chỉ rõ thực trạng một số vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam như: tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường và suy thoái văn hóa ở nông thôn. Các tác giả đã đề xuất các giải pháp chung, và các giải pháp cụ thể để khắc phục các bức xúc trên. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ( qua khảo sát các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh) của Mai Thị Thanh Xuân, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2004. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua nghiên cứu thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh, đưa ra những đánh giá chung về thành tựu cũng như hạn chế mà các tỉnh này đạt được để từ đó đưa ra những định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh trên. Một số công trình thuộc nhóm thứ hai gồm có: - Giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn ở Hà Nội, của Phạm Thị Thanh Hương, luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà nội, 2010. Luận văn đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết việc làm ở một số tỉnh trên cả nước. Đưa ra thực trạng giải quyết việc làm ở khu vực Hà Nội đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Hà nội trong thời gian tới. - Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Phạm Mạnh Hà, luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua đồng thời đưa ra những phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020. - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia,1997. Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt nam, đồng thời đưa ra các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm, thực trạng vấn đề việc làm ở Việt nam và phương hướng giải quyết, khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm và mô hình tổng quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm. - Dạy nghề cho nông dân là giải pháp quan trọng phát triển tam nông bền vững, của Cao Văn Sâm, Tạp chí Lao động xã hội số tháng 9/ 2012. Trên cơ sở số liệu thực tế đạt được tại các vùng nông thôn, bài viết đánh giá những thành tựu căn bản đạt được ở khu vực nông nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, trong đó, phân tích sâu phương diện chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng đời sống nông dân. Bài viết cho rằng để làm tăng thêm hiệu quả của những chủ trương, chính sách, đề án của Đảng và Nhà nước thì dạy nghề cho nông dân là một giải pháp cần phải đặc biệt quan tâm. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số những khó khăn, thách thức gặp phải khi thực hiện chủ trương này. Nhìn chung, các công trình trên đã nêu ra được những vấn đề lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; việc làm và thị trường lao động; thực trạng và những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn. Đó là nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn này. Tuy vậy, vấn đề tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động nhất là tại địa bàn huyện Quốc Oai thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Đây là khoảng trống kiến thức mà luận văn này mong muốn tìm hiểu và giải đáp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là từ sự nghiên cứu, phân tích tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của nông dân đặc biệt là tại huyện Quốc Oai, đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến việc làm của người lao động trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển, làm rõ thêm những căn cứ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH. - Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai từ năm 2008 đến năm 2012; chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém đó. - Đề xuất các quan điểm, phương hướng chủ yếu và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quốc Oai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động nói chung và của huyện Quốc Oai nói riêng. Cùng với đó là những chính sách, biện pháp của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong giải quyết việc làm cho người lao động chịu tác động của quá trình này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó tới việc làm của người lao động. - Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu nội dung trên tại huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu tại một số địa phương trong nước để học tập kinh nghiệm trên cả hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. - Phạm vi thời gian: từ khi Hà Tây sáp nhập vào với Hà Nội (2008) đến nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp chung của luận văn là sử dụng: luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp trừu tượng hóa khoa học. - Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể khác, như: + Phương pháp thống kê- so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê về thực trạng lao động nông thôn trong huyện cơ cấu làm việc trong những ngành nghề nào, trình độ lao động,… + Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận văn trên cơ sở phân tích, chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau để từ đó tổng hợp lại, đưa ra những đánh giá khái quát tới cụ thể nhất về tình hình việc làm của lao động nông thôn trong huyện. [...]... tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai Chương 1 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1 Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện. .. hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đã có nhiều người nghiên cứu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn dưới những góc độ khác nhau cho nên cách hiểu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng có sự khác nhau ít nhiều Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, ... gian tới 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết: Chương 1: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc... sở cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa, phá bỏ sự khép kín của nông thôn truyền thống đã tồn tại từ bấy lâu nay 1.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động 1.2.1 Việc làm và đặc điểm của việc làm ở nông thôn 1.2.1.1 Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm * Việc làm Việc làm là khái niệm thể hiện sự tổng hợp các yếu tố của quá... sống nông nghiệp chuyển sang lối sống công nghiệp Công nghiệp hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn là hai phạm trù có mối quan hệ với nhau, trong đó, công nghiệp hóa nông thôn bao hàm cả công nghiệp hóa nông nghiệp; còn công nghiệp hóa nông nghiệp chỉ là một mặt và là mặt chủ yếu của công nghiệp hóa nông thôn Hay nói cách khác thì công nghiệp hóa nông nghiệp mới chỉ phản ánh được một lĩnh vực của. .. thuần nông thành khu vực nông thôn phát triển toàn diện, hiện đại dựa trên nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phân công lao động và hợp tác quốc tế Giữa hiện đại hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn có sự khác nhau nhất định Nếu hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, thì hiện đại hóa nông thôn, ngoài việc đó... mới của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận dưới góc độ kinh tế học chính trị về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó tới việc làm của người lao động đặc biệt là đối với nông dân - Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tới việc làm của nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian qua trên cả hai mặt: tác động. .. nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động 1.2.2.1 Tác động tích cực + Tạo thêm việc làm mới CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một mặt tạo mở nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ Để tiến hành quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc hình... vực nông thôn, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư thừa từ nông nghiệp do không có đất canh tác vào làm việc và tăng thời gian làm việc ở nông thôn Ngoài ra, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn kích thích khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động. .. triển của công nghiệp, dịch vụ và mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội nông thôn như: phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm,…và cả đời sống văn hóa- tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX đã chỉ ra nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gồm hai quá trình là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn . công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1. Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai Chương 1 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN. 1: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan