Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

114 616 2
Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vào cuối thế kỷ XX, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất trên quy mô toàn cầu. Cũng chính từ đây, trên thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, các lĩnh vực quản lý kinh tế mới... Trước những biến đổi đó của nền kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu kinh tế đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức” (Knowledgebased economy) hay “nền kinh tế tri thức” để nói về nền kinh tế mới này. Có thể nói rằng đây là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở đẩy nhanh sự phát triển của khoa học, công nghệ trên khắp các lĩnh vực trong đó các lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế tri thức là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng và công nghệ hàng không vũ trụ… Tuy nền kinh tế tri thức mới được hình thành nhưng nó đã tạo nên bước đột phá đối với sự phát triển kinh tế xã hội loài người. Sự hình thành nền kinh tế tri thức ở một số nước phát triển trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản và các nước EU… đã đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế và xã hội ở những nước này. Thậm chí nhiều quốc gia kể cả các nước kém phát triển, đã và đang tích cực vạch ra chiến lượng tiếp cận, ứng xử và tranh thủ các thời cơ và thách thức do thời đại kinh tế tri thức mang lại. Biểu hiện rõ nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó điển hình là Trung Quốc. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc hơn hai thập kỷ qua, đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước Trung Quốc tăng mạnh, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, thông tin v.v… đều phát triển rất nhanh, xây dựng được nhiều khu phát triển công nghệ cao, xuất hiện hàng loạt xí nghiệp kỹ thuật cao tập trung tri thức, rất nhiều bộ phận kỹ thuật trong một số lĩnh vực đã đạt được trình độ tiên tiến. Từ đó đã giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa vị thế kinh tế, chính trị của Trung Quốc không ngừng được cải thiện trên trường quốc tế. Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu “…rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức” 7, tr.8788. Thực chất quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và chuyển từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải được thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Nếu không sớm xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, Việt Nam khó thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Mặt khác, đối với nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với mục đích cuối cùng là tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội mà chúng ta hướng tới, nền kinh tế của nó có một số đặc trưng cơ bản như: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất. Đó là một nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững; Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Trong điều kiện như vậy thì kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao là kinh tế thị trường không thể đáp ứng được yêu cầu về một nền kinh tế như trên. Do đó, chúng ta cần thiết phải xây dựng được một nền kinh tế đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới, nền kinh tế đó chỉ có thể là nền kinh tế dựa vào tri thức hay nền kinh tế tri thức. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, phát triển nền kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan và là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cần phải hướng tới từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Với yêu cầu đó, những kinh nghiệm đón bắt và xây dựng nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc là bài học bổ ích có thể tham khảo cho nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Từ đó làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta đạt hiệu quả cao. Đó là lý do để vấn đề “Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” được chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ kinh tế này.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào cuối thế kỷ XX, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất trên quy mô toàn cầu. Cũng chính từ đây, trên thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, các lĩnh vực quản lý kinh tế mới Trước những biến đổi đó của nền kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu kinh tế đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức” (Knowledge-based economy) hay “nền kinh tế tri thức” để nói về nền kinh tế mới này. Có thể nói rằng đây là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở đẩy nhanh sự phát triển của khoa học, công nghệ trên khắp các lĩnh vực trong đó các lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế tri thức là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng và công nghệ hàng không vũ trụ… Tuy nền kinh tế tri thức mới được hình thành nhưng nó đã tạo nên bước đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội loài người. Sự hình thành nền kinh tế tri thức ở một số nước phát triển trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản và các nước EU… đã đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế và xã hội ở những nước này. Thậm chí nhiều quốc gia kể cả các nước kém phát triển, đã và đang tích cực vạch ra chiến lượng tiếp cận, ứng xử và tranh thủ các thời cơ và thách thức do thời đại kinh tế tri thức mang lại. Biểu hiện rõ nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó điển hình là Trung Quốc. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc hơn hai thập kỷ qua, đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nước Trung Quốc tăng mạnh, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, thông tin v.v… đều phát triển rất nhanh, xây dựng được nhiều khu phát triển công nghệ cao, xuất hiện hàng loạt xí nghiệp kỹ thuật cao tập trung tri thức, rất nhiều bộ phận kỹ thuật trong một số lĩnh vực đã đạt được trình độ tiên tiến. Từ đó đã giúp Trung Quốc đạt được tốc 1 độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa vị thế kinh tế, chính trị của Trung Quốc không ngừng được cải thiện trên trường quốc tế. Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu “…rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức” [7, tr.87-88]. Thực chất quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và chuyển từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải được thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Nếu không sớm xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, Việt Nam khó thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Mặt khác, đối với nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với mục đích cuối cùng là tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội mà chúng ta hướng tới, nền kinh tế của nó có một số đặc trưng cơ bản như: Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất. Đó là một nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững; Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Trong điều kiện như vậy thì kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao là kinh tế thị 2 trường không thể đáp ứng được yêu cầu về một nền kinh tế như trên. Do đó, chúng ta cần thiết phải xây dựng được một nền kinh tế đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới, nền kinh tế đó chỉ có thể là nền kinh tế dựa vào tri thức hay nền kinh tế tri thức. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, phát triển nền kinh tế tri thức là một tất yếu khách quan và là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cần phải hướng tới từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Với yêu cầu đó, những kinh nghiệm đón bắt và xây dựng nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc là bài học bổ ích có thể tham khảo cho nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Từ đó làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta đạt hiệu quả cao. Đó là lý do để vấn đề “Phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” được chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ kinh tế này. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Tuy mới hình thành, nhưng vấn đề kinh tế tri thức đã thu hút nhiều sự tranh luận, quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nước ta: Bài viết của Lê Văn Sang “Kinh tế tri thức - giai đoạn phát triển mới của xã hội loài người” đăng trên Tạp chí Những Vấn đề kinh tế thế giới, số 3/2000. Trong đó tác giả đã đưa ra các quan niệm về kinh tế tri thức và dự báo về giai đoạn phát triển mới của xã hội loài người - giai đoạn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Từ đó đưa ra những nhận định về xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Bài viết của TS. Trần Đình Thiên “Kinh tế tri thức và vấn đề lựa chọn mô hình phát triển ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 22, tháng 11/2000. 3 Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ về định nghĩa về kinh tế tri thức, về quy trình thực tiễn hóa tri thức và vai trò của nó, nêu ra các đặc điểm cơ bản của kinh tế tri thức. Tác giả đã khẳng định rằng sự xuất hiện của kinh tế tri thức không vượt khỏi sơ đồ của K.Marx về sự tiến hóa của lịch sử thông qua “lược đồ ba hình thái của K.Marx”. Từ đó đưa ra một số gợi ý về lựa chọn mô hình phát triển của Việt Nam dưới tác động của xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cuốn “Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000 do Ngô Quý Tùng biên soạn; Người dịch: Nguyễn Đình Phong, Trần Văn Long, Nguyễn Thị Tiểu Như. Tác giả đã trình bày về nguồn gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức, xu thế mới - tri thức hóa kinh tế thế giới; Công nghệ kỹ thuật cao - trụ cột hàng đầu của kinh tế tri thức; Phân tích tám ngành công nghệ kỹ thuật cao chủ yếu của nền kinh tế tri thức như: Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Công nghệ nguồn năng lượng mới và năng lượng tái sinh; Công nghệ vật liệu mới ; Mối quan hệ giữa kinh tế tri thức với các vấn đề trọng đại của thế giới; Chính sách phát triển kinh tế tri thức. Cuốn sách“Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay”, Nxb Giáo dục, năm 2002, do PGS. TS Lưu Ngọc Trịnh chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu công phu, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó các tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về cách hiểu nền kinh tế tri thức, những đặc trưng chủ yếu, những điều kiện cơ bản để có thể hình thành nền kinh tế tri thức… Từ đó nghiên cứu bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay và sau cùng là đưa ra những gợi mở đối với Việt Nam trong việc nắm bắt xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cuốn “Kinh tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản”, Nxb Thanh niên, năm 2002 của tác giả Đặng Mộng Lân. Trong đó, tác giả đã giới thiệu các khái niệm cơ bản xuất phát của kinh tế tri thức, sự xuất hiện của kinh tế tri thức và một số vấn đề chủ yếu khác và đề cập một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển: phát triển dựa trên kiến thức. 4 Cuốn “Kinh tế tri thức - Thời cơ và thử thách đối với sự phát triển của Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004 của GS. Đặng Hữu. Tác giả đã trình bày sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức; khái niệm, đặc trưng, điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức; kinh nghiệm một số nước đi vào kinh tế tri thức; Kinh tế tri thức - cơ hội lớn để nước ta rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Cuốn “Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2009 do GS. Đặng Hữu chủ biên. Với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Trong đó các tác giả đã làm rõ các vấn đề quan trọng trong nền kinh tế tri thức như tri thức và vai trò của tri thức đối với sự phát triển; sự ra đời của nền kinh tế tri thức; những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức; các chỉ số đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức; tác động của kinh tế tri thức đến quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất và động thái phát triển thế giới; thực trạng nền kinh tế tri thức Việt Nam nhìn từ góc độ phát triển dựa trên tri thức và trong đó các tác giả cũng nêu ra vấn đề Việt Nam tất yếu phải phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa và một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ngoài ra cũng cần phải kể đến những công trình nghiên cứu của các tác giả về nền kinh tế tri thức, trong đó đã đề cập ở những mức độ khác nhau về nền kinh tế tri thức như: Chu Hảo, Đặng Ngọc Dinh, Đỗ Quốc Sam, Nguyễn Quang Thái, Lê Đình Tiến, Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Văn Đạo… Các công trình này được chúng tôi kế thừa và sử dụng như là chất liệu, là những ý kiến gợi mở cho sự nghiên cứu của mình. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển nền kinh tế tri thức. Từ đó nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và đưa ra một số quan điểm vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm góp phần từng bước phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. * Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn có nhiệm vụ: - Trình bày sự xuất hiện và xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức như là sự phát triển tất yếu trong tiến bộ kinh tế của xã hội loài người. - Trên cơ sở đó nghiên cứu quá trình đón bắt và xây dựng nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc, đặc điểm, chính sách, vấn đề và kinh nghiệm của nó; - Nghiên cứu những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong việc tiếp cận và hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, từ đó đưa ra một số quan điểm vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc. Để có điều kiện đi sâu nghiên cứu nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ: chỉ nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc giai đoạn từ năm 1985 đến nay, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra một số quan điểm vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế và phát triển nền kinh tế tri thức. 6 * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp kết hợp lôgích với lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp lượng hóa… 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến nền kinh tế tri thức, đến xu hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới hiện nay. - Phân tích thực trạng và đưa ra một số đánh giá khoa học về quá trình đón bắt và phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc. - Từ thực tiễn phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số quan điểm vận dụng nhằm góp phần từng bước phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển nền kinh tế tri thức. Chương 2: Thực trạng phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc. Chương 3: Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về nền kinh tế tri thức 1.1.1. Khái niệm nền kinh tế tri thức - Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học,… từ những năm 1990 đến nay, nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động, làm xuất hiện nhiều thuật ngữ để giải thích cho nền kinh tế mới này. Năm 1990, tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm “kinh tế tri thức” (Knowledge economy) để xác định tính chất của loại hình kinh tế mới này. Năm 1996, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) gọi nền kinh tế mới này là “kinh tế lấy tri thức làm cơ sở” (knowledge based economy). Năm 1998, Ngân hàng Thế giới trong “báo cáo phát triển thế giới” đã đặt tên cho nền kinh tế mới này là “tri thức cho phát triển” (Knowledge for development). Như vậy, có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cho đến nay nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức là một khái niệm mới dùng để nói về nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao, là nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất, chứ không phải nói tới một hình thái kinh tế - xã hội mới. Như vậy, xét về mặt lịch sử phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loài người từ thấp đến cao trên cơ sở phân phối tài nguyên, người ta có thể chia ra làm ba thời kỳ tương ứng với ba nền kinh tế đó là: “kinh tế lao động chân tay (nền kinh tế nông nghiệp); kinh tế tài nguyên (nên kinh tế công nghiệp); và kinh tế tri thức (nền kinh tế tri thức)” [38, tr.15]. 8 - Bản chất của nền kinh tế tri thức Hiện nay đang là thời kỳ chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nền văn minh của nhân loại chuyển từ công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Nghĩa là nền kinh tế tri thức đang dần dần hình thành, nó chưa phải là giai đoạn phát triển cao, thậm chí tên gọi của nó cũng chưa được thống nhất, cũng chính vì vậy mà việc xác định đúng bản chất của nền kinh tế tri thức là công việc hết sức khó khăn. Bản thân định nghĩa “nền kinh tế tri thức” hiện nay trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất. Do đó, bản chất của nền kinh tế tri thức phụ thuộc rất nhiều vào các cách tiếp cận khác nhau. Nếu theo cách tiếp cận hẹp, xuất phát từ việc hiểu “tri thức” với nghĩa hẹp, nghĩa là đồng nhất tri thức với khoa học và công nghệ, theo đó nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được cấu thành bởi các ngành công nghệ cao. Hẹp hơn nữa, là nhấn mạnh vào vai trò to lớn và độc nhất của công nghệ thông tin. Hiểu theo cách này người sử dụng một số thuật ngữ để đặt tên cho nền kinh tế mới này như: “kinh tế thông tin”, “kinh tế mạng”, “kinh tế số hóa”… Cũng theo cách tiếp cận hẹp, người ta có thể tách biệt nền kinh tế quốc dân thành hai bộ phận: khu vực kinh tế tri thức và khu vực kinh tế cũ. Khu vực kinh tế tri thức, theo phân loại của OECD, là các ngành dựa trên tri thức. Hai khu vực này hoạt động với những cơ chế, quy luật đặc thù và mang lại kết quả khác nhau. Nếu theo cách tiếp cận rộng, xuất phát từ việc hiểu “tri thức” theo nghĩa rộng, nghĩa là mọi hiểu biết của con người đối với bản thân và thế giới. Tổ chức OECD đã phân ra 4 loại tri thức quan trọng đó là: biết cái gì, biết tại sao, biết như thế nào và biết ai. Với cách hiểu như vậy thì kinh tế tri thức được xem xét dưới hai góc độ sau: Xét dưới góc độ đóng góp của tri thức vào phát triển kinh tế: Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2000 đã đưa ra định nghĩa: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo 9 ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế [19, tr.43-44]. Đây là quan niệm được nhiều người đồng tình, bởi lẽ nó đã phản ánh được những nét cơ bản của một nến kinh tế với mô hình tổ chức lao động hiện đại lấy việc sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất để tạo ra của cải, tăng trưởng kinh tế và nâng cao cuộc sống của con người. Tuy nhiên với quan điểm này, họ đã nhấn mạnh vai trò của tri thức đến sự phát triển kinh tế, nhưng đã bỏ qua cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế tri thức. Xét dưới góc độ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế tương ứng với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận chính: công cụ sản xuất và con người. Theo cách hiểu này thì nền kinh tế tri thức chỉ là một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất chứ không phải tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội mới. Đây là quan niệm chủ yếu chú trọng đến cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tri thức. Nếu theo cách tiếp cận bao trùm: Với cách tiếp cận này, thì nền kinh tế tri thức có nhiều khía cạnh bao gồm cả hai quan niệm đầu. Nền kinh tế tri thức theo quan điểm này được hiểu là một loại môi trường kinh tế - xã hội. Nhấn mạnh nhiều đến việc tạo dựng một môi trường kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Ở trong môi trường kinh tế đó, tri thức vừa là cơ sở, vừa là nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững vì tri thức là nguồn tài nguyên vô tận, khác hẳn với các nền kinh tế trước đây chủ yếu dựa vào sức lao động cơ bắp trong nền kinh tế nông nghiệp và nguồn tài nguyên có hạn trong nền kinh tế nông nghiệp. Như vậy cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế tri thức. Mỗi cách hiểu đều có điểm mạnh và điểm yếu trong việc giải thích về nền kinh tế tri thức và bản chất của nó. Có thể nói thuật ngữ “nền kinh tế tri thức” có thể diễn giải với độ tùy biến cao, tùy thuộc vào dự định ban đầu. 10 [...]... đang phát tri n, chúng có thể thấy, đối với những nước có nền kinh tế tri thức phát tri n sớm với một nền kinh tế thị trường phát tri n cao, khoa học và công nghệ phát tri n, thì thực chất của việc hình thành và phát tri n nền kinh tế tri thức là quá trình thiết lập một môi trường để các chủ thể tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo tri thức, phổ biến và sử dụng tri thức vào phát tri n kinh tế -... nền kinh tế tri thức 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRI N NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở TRUNG QUỐC 2.1 Nhận thức về nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc 2.1.1 Bản chất và đặc trưng của nền kinh tế tri thức - Bản chất của nền kinh tế tri thức Cũng như nhiều nước trên thế giới, trong quá trình bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc, cần thiết phải lý giải cho được vậy bản chất của nền kinh tế đó thực chất... nghiên cứu, tìm tòi và khám phá 2.2 Thực trạng phát tri n nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc 2.2.1 Quá trình phát tri n nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc Quá trình phát tri n nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính: 2.2.1.1 Giai đoạn I (1985 - 1996): “Giai đoạn mở đầu” Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nhân loại đang quá độ chuyển sang nền kinh tế tri thức và tiến vào kỷ nguyên công... của nền kinh tế 24 1.2.2 Một số mô hình phát tri n nền kinh tế tri thức trên thế giới Như đã nói ở trên, nền kinh tế tri thức chỉ mới ra đời từ nửa sau của thế kỷ XX, dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin Những nước có nền kinh tế phát tri n là nơi xuất hiện nền kinh tế tri thức đầu tiên 1.2.2.1 Nền kinh tế tri thức ở Mỹ Mỹ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế, ... thời đại kinh tế mà khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất, là hình thái phát tri n kinh tế mới sau kinh tế công nghiệp - Đặc trưng của nền kinh tế tri thức Với bản chất của nền kinh tế tri thức đã nêu ở trên, Trung Quốc đã chỉ ra một số đặc trưng của nền kinh tế đó như sau: Một là, kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự sáng tạo của tri thức, ứng dụng mọi sáng tạo của trí thức, ... nội dung của phát tri n nền kinh tế tri thức Từ đó, một quốc gia mới có thể định hình được các cách thức, chiến lược xây dựng một nền kinh tế tri thức sao cho vừa phù hợp với điều kiện nền kinh tế của đất nước, vừa đáp ứng với yêu cầu phát tri n kinh tế tri thức ở các quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá và đo lường về mức độ phát tri n nền kinh tế tri thức Xét về... Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát tri n lực lượng sản xuất” [7, tr.13] Như vậy, kinh tế tri thức sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát tri n kinh tế - xã hội đối với nước ta thể hiện trên cả hai mặt sau: 1.1.3.1 Một số tác động tích cực của nền kinh tế tri thức tới sự phát tri n kinh tế - xã hội ở các nước đang phát tri n Một là, phát tri n nền kinh tế tri thức là cơ hội... cách, mở cửa nền kinh tế và phát tri n nền kinh tế ở Trung Quốc phải dựa trên cơ sở xây dựng nền kinh tế dựa vào tri thức hay còn gọi là nền kinh tế tri thức Ngay từ những ngày đầu chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Năm 1978, tại hội nghị khoa học toàn quốc, ông Đặng Tiểu Bình đã trình bày về quan điểm rằng khoa học và công nghệ phải trở thành... thuộc về các nước phát tri n 1.1.4 Những tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát tri n nền kinh tế tri thức Kinh tế tri thức thực chất không phải là một bước nhảy đột biến, mà là một hình thái phát tri n cao hơn, có tính tiến hóa của một nền kinh tế thị trường phát tri n cao Cùng với sự phát tri n kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đến mức cao độ ở các nước công nghiệp phát tri n đã tạo tiền... thành: giai đoạn kinh tế nông nghiệp (còn gọi là nền kinh tế dựa vào sức người); giai đoạn kinh tế công nghiệp (còn gọi là kinh tế tài nguyên) hiện đang tiến vào giai đoạn kinh tế tri thức (còn gọi là kinh tế trí lực) Đương nhiên từ nền kinh tế công nghiệp phát tri n thành nên kinh tế tri thức đòi hỏi phải trải qua một quá trình tương đối dài Kinh tế tri thức được coi là nền kinh tế mới, hiện nay mới . bước xây dựng và phát tri n nền kinh tế tri thức ở nước ta đạt hiệu quả cao. Đó là lý do để vấn đề Phát tri n nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam được chọn. Chương 2: Thực trạng phát tri n nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc. Chương 3: Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát tri n nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. 7 Chương 1 MỘT SỐ. và phát tri n nền kinh tế tri thức; khái niệm, đặc trưng, điều kiện hình thành và phát tri n nền kinh tế tri thức; kinh nghiệm một số nước đi vào kinh tế tri thức; Kinh tế tri thức - cơ hội lớn

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan