PHÁT TRIỂN NĂNG lực tư DUY TÍCH cực, độc lập, SÁNG tạo của học SINH QUA hệ THỐNG bài tập PHẦN KIM LOẠI lớp 12 NÂNG CAO TRUNG học PHỔ THÔNG

194 929 1
PHÁT TRIỂN NĂNG lực tư DUY TÍCH cực, độc lập, SÁNG tạo của học SINH QUA hệ THỐNG bài tập PHẦN KIM LOẠI lớp 12 NÂNG CAO TRUNG học PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát triển tư duy cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó có bộ môn Hoá học. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết,vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành giải bài tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về bài tập hoá học và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên hệ thống bài tập hoá học lớp 12 NC phần kim loại và việc nghiên cứu sử dụng chúng để phát huy tính tích cực của học sinh vẫn còn là cái mới được nhiều giáo viên THPT quan tâm. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng cho mình những tư liệu dạy học và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ thông, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh qua hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT”Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm mới, củng cố, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trên lớp.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học PTHH Phương trình hoá học CNTT Công nghệ thông tin TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng. 1 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Điểm mới của đề tài 3 8. Cấu trúc của đề tài 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hoạt động nhận thức 1.1.1. Khái niệm nhận thức 4 1.1.2. Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh 6 1.2. Tư duy và sự phát triển tư duy trong dạy học hoá học 1.2.1. Khái niệm tư duy 9 1.2.2. Đặc điểm của tư duy 9 1.2.3. Những phẩm chất của tư duy 9 1.2.4. Những thao tác tư duy và phương pháp hình thành phán đoán mới 10 1.2.5. Hình thành và phát triển tư duy hoá học cho học sinh THPT 11 1.3. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học 1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 13 2 1.3.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học 13 1.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực 16 1.4. Bài tập hoá học 1.4.1. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học tích cực 18 1.4.2. Phân loại bài tập hoá học 19 1.4.3. Những xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay 21 1.4.4. Thực trạng việc dạy bài tập hoá học ở trường phổ thông hiện nay 21 CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO THPT 2.1. Mục tiêu chương trình hoá học phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT 2.1.1. Về kiến thức 23 2.1.2. Về kỹ năng 24 2.1.3. Về thái độ 24 2.2. Cấu trúc chương trình phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT 2.3. Hệ thống bài tập phần lớp 12 nâng cao THPT 2.3.1. Cơ sở lựa chọn bài tập hoá học 25 2.3.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm nhằm xây dựng, củng cố và khắc sâu kiến thức lý thuyết hoá học thuộc các nội dung phần kim loại 27 2.3.3. Hệ thống bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ 42 2.3.4. Hệ thống bài tập định lượng 50 2.4. Sử dụng bài tập hoá học nhằm phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh 3 2.4.1. Sử dụng bài tập hoá học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động cho học sinh 87 2.4.2. Dùng bài tập hoá học xây dựng tình huống có vấn đề, dạy học sinh giải quyết vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề 100 2.4.3. Xây dựng quá trình lập luận giải bài tập. Sử dụng các bài tập có nhiều cách giải, chú trọng các phương pháp giải nhanh 102 2.4.4. Sử dụng bài tập rèn luyện phản ứng nhanh, suy luận, biện luận 106 2.4.5. Sử dụng bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh 108 2.4.6. Sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động tự học của học sinh thông qua website của trường phổ thông hoặc các website hướng dẫn học sinh tự học 109 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 114 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 114 3.1.3. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 114 3.2 Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.2.1 Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm 114 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm 115 3.2.3. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sư phạm 115 3.2.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 116 3.2.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 123 PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC 130 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát triển tư duy cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó có bộ môn Hoá học. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết,vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành giải bài tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về bài tập hoá học và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên hệ thống bài tập hoá học lớp 12 NC phần kim loại và việc nghiên cứu sử dụng chúng để phát huy tính tích cực của học sinh vẫn còn là cái mới được nhiều giáo viên THPT quan tâm. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng cho mình những tư liệu dạy học và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ thông, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh qua hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT” Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm mới, củng cố, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trên lớp. 5 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học. - Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm phần kim loại thuộc chương trình hoá học lớp 12 nâng cao và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy học tích nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của HS góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về: + Hoạt động nhận thức. + Tư duy và phát triển tư duy cho HS trong dạy học. + Yêu cầu đổi mới PPDH. + Dạy học hóa học theo hướng tích cực. + Bài tập hóa học và vai trò của bài tập hóa học trong việc phát triển tư duy. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa Hoá học lớp 12 nâng cao. - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần kim loại, lớp 12 nâng cao. - Nghiên cứu phương pháp sử dụng hệ thống bài tập trên trong việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho HS nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm : kiểm định giá trị của hệ thống bài tập phần kim loại và xác định hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử dụng chúng. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hoá học phần kim loại lớp 12 nâng cao. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập hóa học đa dạng có chất lượng cao và khai thác một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học thì sẽ phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học hóa học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào 6 tạo có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoá học THPT đặc biệt là chương trình hoá học lớp 12 nâng cao phần kim loại. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thăm dò trao đổi ý kiến với các chuyên gia về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi tự luận và TNKQ của mỗi bài học và sử dụng trong quá trình dạy học. - Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. Điểm mới của đề tài - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống gồm 439 câu hỏi lý thuyết, bài tập minh hoạ và bài tập vận dụng rất đa dạng, phong phú làm cơ sở cho việc dạy học phần kim loại lớp 12 nâng cao. - Đề xuất 6 phương hướng sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT và hướng dẫn học sinh tự học. 8. Cấu trúc của đề tài Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao ở trường THPT và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Phần 3. Kết luận 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hoạt động nhận thức [11, 14, 16 , 21] 1.1.1. Khái niệm nhận thức Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Như vậy, nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( Nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt còn lại và có ảnh hưởng tới các hiện tượng tâm lý khác. Năng lực nhận thức được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây: - Mặt nhận thức: Nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ, biết suy xét và tìm ra những quy luật trong các hiện tượng một cách nhanh chóng. - Khả năng tưởng tượng: Có óc tưởng tượng phong phú, hình dung ra được những hình ảnh và nội dung theo những điểm người khác mô tả. - Mặt hoạt động: Sự nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo. - Mặt phẩm chất: Có óc tò mò, lòng say mê, hứng thú làm việc. Trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người như quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng và tư duy sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới. Trí thông minh được biểu hiện qua các chức năng tâm lý như: - Nhận thức được đặc điểm, bản chất của các tình huống mới do người khác nêu ra hoặc tự mình tìm ra vấn đề cần giải quyết. - Sáng tạo ra công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới phù hợp với hoàn cảnh mới trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm tiếp thu được trước đó. Vì vậy trí thông minh không chỉ bộc lộ qua nhận thức mà qua cả hành động. V.I Lenin đã tổng kết về hoạt động nhận thức của con người: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến 8 cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, được thể hiện thành hai giai đoạn lớn sau đây: 1.1.1.1. Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua tri giác của các giác quan. Quá trình nhận thức được khởi đầu bằng cảm giác, nó phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Ở mức độ cao hơn, tri giác phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật, hiện tượng khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người theo một cấu trúc nhất định. Cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức. Nếu cảm giác là hình thức nhận thức đầu tiên thì tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Kết quả của cảm giác, tri giác là biểu tượng, nó phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do hình dung, nhớ lại các sự vật, hiện tượng khi nó không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp, vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích tổng hợp. Qúa trình nhận thức cảm tính đã phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, nó phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, phản ánh cả cái bản chất và cái không bản chất vì thế nó không phản ánh được thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng. 1.1.1.2. Nhận thức lý tính: Là hình thức cơ bản của tư duy tưởng tượng, là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Đặc điểm quan trọng của tư duy là tính có vấn đề, tức là trong hoàn cảnh có vấn đề thì tư duy nảy sinh, tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ của con người và có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Tư duy là mức độ cao nhất của nhận thức lý tính và có quan hệ chặt chẽ với quá trình nhận thức cảm tính. Nó có khả năng phản ánh những 9 thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng thông qua cảm giác và tri giác. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính, nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật. Nhận thức được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn hay nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm những tri thức đã nhận thức được. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới, do đó, nhận thức có chức năng định hướng thực tiễn. 1.1.2. Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh 1.1.2.1. Năng lực nhận thức và biểu hiệu của nó Năng lực nhận thức là năng lực trí tuệ của con người được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó trí tuệ là biểu thị cho năng lực nhận thức của con người, cho thấy khả năng nhận thức, tưởng tượng, phân tích và sáng tạo của con người. Trí tuệ bao gồm nhiều năng lực riêng rẽ và được xác định thông qua chỉ số I.Q, biểu hiện của nó bao gồm: Kỹ năng Khái niệm Biểu hiện cụ thể Biết Nhớ lại thông tin Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, nhận biết, mô phỏng, làm theo Hiểu Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải thích, lý giải, cho ví dụ Vận dụng Sử dụng thông tin hay khái niệm trong tình huống mới Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng, dự đoán, chuẩn bị Phân tích chia thông tin và khái niệm thành những phần nhỏ để hiểu đầy đủ hơn So sánh/đối chiếu, phân chia, phân biệt, lựa chọn, phân tách Tổng hợp Ghép các ý với nhau để tạo nên nội dung mới Phân loại, khái quát hoá, tái cấu trúc Đánh giá Đánh giá chất lượng Đánh giá, phê bình, phán đoán, chứng minh, tranh luận, biện hộ. 1.1.2.2. Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh 10 [...]... chất của kim loại - Bài 22 Sự điện phân - Bài 23 Sự ăn mòn kim loại - Bài 24 Điều chế kim loại - Bài 25 Luyện tập về sự điện phân, ăn mòn kim loại và điều chế kim loại Chương 6: Kim loại Kiềm - Kim loại kiềm thổ- Nhôm - Bài 28 Kim loại kiềm - Bài 29 Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Bài 30 Kim loại kiềm thổ - Bài 31 Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 28 - Bài 32 Luyện tập về... HS theo phương pháp học tập, phương pháp hoạt động trí tuệ, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình Như vậy năng lực nhận thức có mối liên quan trực tiếp với tư duy, năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ phát triển khi tư duy phát triển 1.2 Tư duy và phát triển tư duy trong dạy học hoá học [ 11, 14, 16, 21] 1.2.1 Khái niệm tư duy Tư duy là sự nhận thức... học sinh học tập tích cực, tự giác cần làm cho học sinh biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân Để có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập Như vậy ngay trong bài học đầu tiên của môn học phải đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới và coi việc xây dựng phong cách “ học tập sáng tạo là cốt lõi của. .. tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho hoạt động sáng tạo của học sinh sau này Do đó cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng tạo qua các khâu của quá trình dạy học, từ hoạt động trên lớp thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để giải quyết... sánh, khái quat hoá, kỹ năng làm thí nghiệm, vẽ sơ đồ Từ đó hình thành con người phát triển toàn diện, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học 26 Chương 2 TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO THPT Phần hoá học về kim loại nằm trong khối kiến thức hoá học lớp 12 , được giảng dạy trong học kỳ II của lớp 12 Đây là... hướng đi mới Thông qua giải bài tập mà các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh … thường xuyên được rèn luyện, nhờ đó tư duy sẽ càng được phát triển Để thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, tư duy tích cực cho học sinh cần hướng dẫn học sinh độc lập sử dụng tư duy và các thao tác tư duy thông qua thực tiễn giải quyết các tình huống mới đặt ra trong các bài tập hoá học 1.3 Phương... các bài tập có tác dụng rèn cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề đối với những vấn đề có liên quan đến vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng - Sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực ( Mục 2.4) - Sử dụng bài tập trong phát triển tự học của học sinh thông qua các hình thức giải đáp thắc mắc, phổ biến bài tập thông qua. .. thức hoá học một cách sáng tạo từ đó giúp học sinh có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hoá học 1.4.2 Phân loại bài tập hoá học 1.4.2.1 Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại * Bài tập định tính: là các dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thích các hiện tư ng hoá học Các dạng bài tập định tính: - Giải thích,... câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực * Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 18 Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tư ng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám... luyện tập 2.3.2 Hệ thống bài tập trắc nghiệm nhằm xây dựng, củng cố và khắc sâu kiến thức lý thuyết hoá học thuộc các nội dung phần kim loại 2.3.2.1 Bài tập chương 5: Đại cương về kim loại * Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử của kim loại Câu 1 : Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là? A 3 B 2 C 4 D 1 Câu 2 : Số electron lớp ngoài cùng của . duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh 3 2.4.1. Sử dụng bài tập hoá học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động cho học sinh 87 2.4.2. Dùng bài tập. những tư liệu dạy học và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ thông, tôi đã lựa chọn đề tài Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. 24 2.2. Cấu trúc chương trình phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT 2.3. Hệ thống bài tập phần lớp 12 nâng cao THPT 2.3.1. Cơ sở lựa chọn bài tập hoá học 25 2.3.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm nhằm xây

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Tính chất của kim loại, dãy điện hoá của kim loại.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan