Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thái bình giai đoạn 2001 2010 và giải pháp đến năm 2020

95 243 0
Phát triển kinh tế tư nhân ở  tỉnh thái bình giai đoạn 2001  2010 và giải pháp đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhìn tổng thể, sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới này, chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới một cách cơ bản. Trước đây, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu. Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được dựa trên nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đan xen hỗn hợp, gồm có: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư nhân được xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp của tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tư nhân ở nước ta đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay. Những đóng góp nổi trội của kinh tế tư nhân thể hiện ở chỗ đã tạo thêm nhiều việc làm; huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP ngày càng tăng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân Việt Nam… Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở nước ta đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lí thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu; mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân cũng đang khó tiếp cận các nguồn lực nhất là về vốn, còn gặp nhiều trở ngại về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lí và môi trường tâm lí xã hội ... Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, Thái Bình có vị trí quan trọng, gần các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… và lại nằm trên trục đường 10 nối liền với các cảng biển, rất thuận tiện trong giao thông vận tải. Kinh tế tư nhân ở Thái Bình trong những năm vừa qua đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả tỉnh: giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn,… Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Thái Bình cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương này chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập, khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển còn nhiều vướng mắc,... Tình hình nói trên đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, chỉ ra xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình; trên cơ sở đó xác định phương hướng và các giải pháp thích hợp để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, phát huy tốt hơn vai trò của thành phần kinh tế này ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới.

MỤC LỤC 1.1.3.1. Về đặc điểm, bản chất của kinh tế tư nhân 12 1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân 17 Vị trí, địa hình và khí hậu 34 Tài nguyên thiên nhiên 34 Biểu 2.1: Số lượng, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp ở Thái Bình những năm gần đây 39 Công ty cổ phần xe khách Hoàng Hà- thương hiệu mạnh ngành vận tải hành khách Thái Bình 42 Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa 44 Bảng biểu 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 – 2010 49 Biểu 2.3 : Tỷ trọng ngành nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng ( năm 2003) 50 Biểu 2.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 50 Biểu 2.5: Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp Thái Bình 55 (tính theo tỷ lệ % ) 55 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhìn tổng thể, sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới này, chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới một cách cơ bản. Trước đây, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu. Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được dựa trên nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đan xen hỗn hợp, gồm có: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế tư nhân được xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp của tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tư nhân ở nước ta đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay. Những đóng góp nổi trội của kinh tế tư nhân thể hiện ở chỗ đã tạo thêm nhiều việc làm; huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP ngày càng tăng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lượng công nhân và doanh nhân Việt Nam… Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở nước ta đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lí thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu; mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân cũng đang khó tiếp cận các nguồn lực - nhất là về vốn, còn gặp nhiều trở ngại về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lí và môi trường tâm lí xã hội 1 Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, Thái Bình có vị trí quan trọng, gần các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… và lại nằm trên trục đường 10 nối liền với các cảng biển, rất thuận tiện trong giao thông vận tải. Kinh tế tư nhân ở Thái Bình trong những năm vừa qua đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả tỉnh: giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn,… Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Thái Bình cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương này chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập, khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển còn nhiều vướng mắc, Tình hình nói trên đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, chỉ ra xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình; trên cơ sở đó xác định phương hướng và các giải pháp thích hợp để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, phát huy tốt hơn vai trò của thành phần kinh tế này ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tồn tại khách quan, vai trò, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong quá trình đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (tập trung vào giai 2 đoạn 2001 - 2010); từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển thành phần kinh tế này trên địa bàn của địa phương ở giai đoạn 2011 - 2020. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản; chủ trương, quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về kinh tế tư nhân; nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới và rút ra những vấn đề có thể tham khảo cho tỉnh Thái Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (tập trung vào giai đoạn 2001 - 2010). - Đề xuất và luận chứng cơ sở khoa học về phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn trong giai đoạn 2011 - 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế tư nhân ở Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu về sự phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn 2001 – 2010 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ đã xác định, như logic kết hợp với lịch sử, thống 3 kê, xử lý các số liệu, tư liệu; phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa; kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có… 6. Đóng góp của luận văn - Phân tích đặc điểm của kinh tế tư nhân nhìn từ góc độ sở hữu để thấy được tầm quan trọng của sở hữu tư nhân. - Phân tích sự tồn tại khách quan và chỉ ra tính phổ biến của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường thế giới. - Nghiên cứu việc phát triển kinh tế tư nhân của các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thái Bình. - Dự báo những tác động về mặt kinh tế- xã hội tới sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đưa ra những giải pháp mới thúc đẩy sự phát triển và nâng cao vai trò hiệu quả của kinh tế tư nhân ở Thái Bình giai đoạn 2011- 2020. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2001 – 2010 Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011 – 2020 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NHÂN LOẠI 1.1.1. Đặc điểm của kinh tế thị trường nhìn từ góc độ sở hữu Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai? Để giải quyết những vấn đề này, về cơ bản, có ba kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là kinh tế tự nhiên, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, trên cơ sở phân công lao động xã hội phát triển và sự tách biệt về kinh tế của những người sản xuất. Đó là phương thức tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, ở đó người sản xuất ra sản phẩm không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của mình, mà nhằm để trao đổi, để bán trên thị trường. Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm và đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là kinh tế hàng hóa giản đơn, đã được hình thành và phát triển từng bước trong xã hội chiếm hữu nô lệ, và tiếp tục phát triển cao hơn trong xã hội phong kiến. Khi quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển mạnh trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, một số nước tiên tiến nhất ở Tây Âu đã đi đầu trong việc quá độ sang chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là quá trình chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Với sự ra đời và 5 phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường như chúng ta đã biết là kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền sản xuất xã hội đều phải thông qua thị trường. Kinh tế thị trường tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, trong chế độ tư bản chủ nghĩa và cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong các thời kỳ lịch sử và ở những nước khác nhau, kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng cụ thể; nhưng dù ở đâu và lúc nào cũng phải vận động, phát triển theo những nguyên tắc phổ biến có tính quy luật, trong đó nổi bật là: tự do trong sản xuất kinh doanh (tự do đầu tư), tự do trong quan hệ trao đổi (tự do thương mại), tự do trong tiêu dùng (mua hàng hóa hay không mua, mua ở đâu, của ai là do người tiêu dùng tự quyết định); cạnh tranh trong nội bộ từng ngành, cạnh tranh giữa các ngành bên trong nền kinh tế thị trường của một nước, cạnh tranh giữa các nước cùng sử dụng phương tiện kinh tế thị trường… Lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường đến nay cho thấy nó có mặt ở nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, mà điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của nó là sự hiện diện của nhiều hình thức sở hữu. Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phản ánh quá trình chiếm hữu của cải vật chất, mà ở đó sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Sở hữu là mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, vận động và biến đổi cùng với hệ thống kinh tế - xã hội, đặc biệt là có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội . Khi nhà nước xuất hiện, các quan hệ sở hữu được thể chế hoá bằng pháp luật, hình thành nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu quy định các quyền: sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…, và là cơ sở kinh tế và pháp lý để bảo đảm việc thực hiện các lợi ích của các chủ thể kinh 6 tế. Quan hệ sở hữu còn chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội gắn liền với quan hệ tổ chức - quản lý; với quan hệ phân phối thông qua các lợi ích kinh tế. Hình thức sở hữu là cơ sở khách quan của chế độ sở hữu tương ứng với những trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu bộ lạc đến các hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Trên thực tế, cho đến nay, chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu công cộng, sở hữu tư nhân (sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa), sở hữu hỗn hợp. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, sự tồn tại cùng lúc nhiều hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan. Sự tác động lẫn nhau giữa sở hữu và các hình thức kinh tế được nối liền qua khâu trung gian là lợi ích kinh tế. Sự tương tác lẫn nhau giữa các lợi ích điều chỉnh các hình thức sở hữu cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khơi dậy động lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sở hữu không phải là động lực trực tiếp nhưng chính quan hệ sở hữu lại quyết định bản chất, cơ cấu hệ thống lợi ích kinh tế và trở thành nguồn gốc sâu xa của động lực kinh tế. Như vậy, xét từ góc độ sở hữu thì kinh tế thị trường có những đặc điểm sau: - Kinh tế thị trường tất yếu phải dựa trên sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, trong đó quan trọng nhất là sở hữu tư nhân. Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường cho thấy nó có mặt ở nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau mà điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của nó là sự hiện diện của nhiều hình thức sở hữu. Trong một nền kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều chủ thể kinh tế, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Động lực chung của mọi nền kinh tế thị trường là lợi ích kinh tế - nói cách khác, là lợi nhuận. Khả năng tạo ra lợi nhuận cao hay thấp lại phụ thuộc chặt chẽ vào tính hợp lý và minh bạch của quan hệ sở hữu. Khi các nguồn lực đầu tư là sở hữu của tư nhân, thì các nhà đầu tư tư nhân phải 7 bằng mọi cách để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận siêu ngạch. Lịch sử của kinh tế thị trường hơn 200 năm qua ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân bao giờ cũng có hiệu quả cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực đầu tư. - Bắt nguồn từ tính xác định và minh bạch của quan hệ sở hữu, lợi ích kinh tế được hình thành và trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Với tư cách là người sở hữu, mọi chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường đều hướng vào mục tiêu lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế của chính mình. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận được coi là mục đích, là động lực của hoạt động kinh doanh và cạnh tranh là môi trường và điều kiện tất yếu. - Trên cơ sở tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư nhân, cơ chế thị trường hình thành và chịu sự chi phối, điều tiết của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ… - Do được đảm bảo về phương diện sở hữu, các chủ thể thị trường đều có tính độc lập. Người sản xuất – kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, tự chủ trong việc ra các quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai; họ có quyền tự quyết định lựa chọn loại hình tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh thích hợp; độc lập trong gánh vác rủi ro và tự chịu trách nhiệm lỗ - lãi trong sản xuất kinh doanh; theo đó, họ phải lấy lợi nhuận làm động lực và mục tiêu của hoạt động kinh tế. Còn người tiêu dùng được chủ động trong lựa chọn hàng hóa trên thị trường và được xem là “thượng đế”, người quyết định “ bỏ phiếu” cho việc mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó. 8 - Tính đa sở hữu là cơ sở để thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực của xã hội. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất phải được lưu thông tự do trên thị trường. Muốn vậy, hệ thống thị trường các loại phải được hình thành đồng bộ và vận hành trôi chảy theo tín hiệu của thị trường, gồm: Thị trường tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường sức lao động; thị trường đất đai và bất động sản; thị trường khoa học và công nghệ… Để các thị trường này vận hành thông suốt và làm tròn chức năng quyết định phân phối tài nguyên thì phải có chủ thể thị trường đông đảo, nhằm khắc phục tình trạng cơ cấu độc quyền từ phía người bán hoặc từ phía người mua. Điều đó gắn liền với hệ thống pháp luật đảm bảo quyền tự do sản xuất – kinh doanh và tự do tiêu dùng của các chủ thể thị trường. - Bắt nguồn từ quyền tự do trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cuả các chủ thể sở hữu, giá cả hàng hóa, dịch vụ hình thành tự do trên thị trường, phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết và sự điều tiết của cung cầu thị trường. Theo đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế được đề cao, tạo động lực phát triển, điều tiết và điều chỉnh các hoạt động kinh tế, để các nguồn lực có hạn của xã hội được phân bổ hợp lý, hiệu quả. Mọi sự can thiệp của con người không tương thích với thị trường trong việc hình thành giá đều dẫn tới bóp méo các tín hiệu thị trường và làm tổn hại đến sự vận hành trôi chảy và hiệu quả của cả nền kinh tế. - Sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, mà trong đó “ hạt nhân” là sở hữu tư nhân cũng đóng vai trò là cơ sở để tạo nên thuộc tính nổi bật của nền kinh tế thị trường – đó là nền kinh tế mở (cả bên trong và với bên ngoài), thị trường dân tộc thông suốt, gắn liền với thị trường quốc tế. Điều đó xuất phát từ quyền được tự do kinh doanh của các chủ thể thị trường và tính lưu động của các nguồn lực xã hội: Vốn, hàng hóa, sức lao động do thị trường điều tiết. 9 [...]... thành hai khu vực: Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân Ở nước ta, có quan niệm cho rằng, kinh tế tư nhân 12 đồng nghĩa với kinh tế tư bản tư nhân Có quan niệm đồng nhất kinh tế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh Có quan niệm cho rằng kinh tế có 100% vốn nước... doanh của nền sản xuất hàng hoá ở giai đoạn cao Sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, gắn liền với kinh tế hàng hoá Cùng với sự phát triển của sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội, kinh tế hàng hoá ra đời Kinh tế hàng hoá có hai giai đoạn phát triển: Kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ chiếm tỉ trọng... động của kinh tế tiểu chủ bị thủ tiêu mà ngược lại vẫn tồn tại và phát triển Sự phát triển của lực lượng sản xuất và của kinh tế thị trường đã làm phong phú, phức tạp thêm các hình thức biểu hiện của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân Sự đan xen của sở hữu nhà nước với sở hữu tư nhân ngày càng phổ biến, nền kinh tế có thêm các loại hình sở hữu hỗn hợp 15 Lịch sử ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân. .. 100% vốn nước ngoài (thuộc sở hữu tư nhân) nằm trong kinh tế tư nhân Ở Việt Nam, Đại hội X của Đảng, xác định khu vực kinh tế tư nhân gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động với hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân Trong đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quy mô nhỏ, dựa vào sức lao động của chính họ... phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội ở Việt Nam Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những điểm sau: - Sự phát triển của kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường Điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh. .. kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay có đặc điểm khác so với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện ở các mặt như sau: - Sự tái lập kinh tế tư nhân ở nước ta là sản phẩm của đổi mới, là kết quả của chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các chủ hộ kinh. .. nhà nước và địa phương Như vậy, từ những vấn đề đã đề cập và phân tích ở trên, có thể rút ra một số kết luận bước đầu: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại của kinh tế tư nhân là... tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 -2010 của khu vực kinh tế tư nhân là 7,2% Năm 2008 tăng trưởng chung của cả nước đạt 6,3% thì khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng 19% Khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần làm tăng phần thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - Thứ ba, sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã tạo nên cơ chế cạnh... tư nhân của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bình Dương cho thấy vai trò quản lý kinh tế tư nhân của Nhà nước là hết sức quan trọng 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình Vị trí, địa hình và khí hậu Thái Bình là một tỉnh ven biển,... làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn Như vậy, kinh tế tư nhân tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong các nền kinh tế thị trường trên thế giới, nó là một động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển trong nền kinh tế thị trường Ngược lại, nền kinh tế thị trường chính là môi trường hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân Hầu hết các nước tư bản chủ . luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2001 – 2010 Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển. vực: Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Ở nước. sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Trên thực tế, cho đến nay, chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu công cộng, sở hữu tư nhân (sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa), sở

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.3.1. Về đặc điểm, bản chất của kinh tế tư nhân

  • 1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân

  • Vị trí, địa hình và khí hậu

  • Tài nguyên thiên nhiên

  • Biểu 2.1: Số lượng, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp ở Thái Bình những năm gần đây

  • Công ty cổ phần xe khách Hoàng Hà- thương hiệu mạnh ngành vận tải hành khách Thái Bình

  • Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa

    • Bảng biểu 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 – 2010

    • Biểu 2.3 : Tỷ trọng ngành nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng ( năm 2003)

    • Biểu 2.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

    • Biểu 2.5: Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp Thái Bình

    • (tính theo tỷ lệ % )

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan