một số biện pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường thpt hồng quang huyện lục yên tỉnh yên bái

77 2.2K 14
một số biện pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường thpt hồng quang huyện lục yên tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI NG THPT HNG QUANG SÁNG KIN KINH NGHIM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG Nhóm tác gi: Trn Quang Thy  Hing Nguyn Xuân Tuyên  P.hing  Lục Yên, ngày 20 tháng 01 năm 2012 2 BGD&ĐT CH VIT TT : Bộ Giáo dục& Đào tạo CB,GV,NV : Cán bộ, giáo viên, nhân viên CBCC : Cán bộ công chức CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chỉ thị CTĐ : Chữ thập đỏ GDCD : Giáo dục công dân GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GVBM : Giáo viên bộ môn GVCNL : Giáo viên chủ nhiệm lớp GVDG : Giáo viên dạy giỏi HĐND : Hội đồng nhân dân HS : Học sinh KH-SGD&ĐT : Kế hoạch Sở Giáo dục & Đào tạo PCGD : Phổ cập giáo dục PPDH : Phương pháp dạy học SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm THCS :Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân XHHGD : Xã hội hóa giáo dục XHH :Xã hội hoá 3 MC LC Ni dung Trang PHN TH NHT: T V 5 1. Lí do chọn SKKN 5 PHN TH HAI:GII QUYT V 7 1 LÝ LUN CA V 7 1.1. Một số khái niệm của đề tài 7 1.2. Nguyên tắc XHHGD 9 1.3. Vì sao phải XHHGD 11 1.4. Vai trò của XHHGD 12 1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XHHGD 13 1.6. Những tồn tại trong công tác XHHGD ở nước ta hiện nay 15 2. THC TRNG CA V 17 2.1. Khái quát về sự phát triển GD - ĐT huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái 17 2.2. Thực trạng về hoạt động giáo dục ở trường THPT Hồng Quang- huyện Lục Yên. 18 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC XHHGD Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG 21 3.1. Nhóm biện pháp 01: Tuyên truyền 21 3.2. Nhóm biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để tăng hiệu quả hoạt động và tạo uy tín trong cộng đồng nhằm làm tốt công tác XHHGD 23 3.3. Nhóm biện pháp 3: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường. 24 3.4. Nhóm biện pháp 4: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. 25 3.5. Nhóm biện pháp 5: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm. 25 3.6. Nhóm biện pháp 6: Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, các đồng nghiệp đi trước. 26 3.7. Nhóm biện pháp 7: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội. 27 3.8. Nhóm biện pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh. 27 4 3.9. Nhóm biện pháp 9: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số và con em gia đình chính sách 28 3.10. Nhóm biện pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực hiện 28 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 29 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 32 PHN TH BA: KT LUN 34 1. KẾT LUẬN 34 2. KHUYẾN NGHỊ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Phụ lục (ảnh về một số hoạt động được tổ chức trong quá trình thực hiện nghiên cứu SKKN) 37-60 5 PHN TH NHT: T V 1. Lí do chn SKKN Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đặt vị trí của giáo dục đúng với vai trò và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp phát triển của quốc gia, vì thế Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “đổi mới giáo dục phổ thông nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị nguồn lực về con người, nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chuẩn bị tiềm lực để xây dựng nền kinh tế tri thức”. Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng chỉ rõ: “Sự nghiệp giáo dục là của Nhà nước và của toàn dân”, vì vậy công tác XHHGD càng có tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn. Học sinh trường THPT Hồng Quang chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thuộc những xã khó khăn của huyện Lục Yên như: Phúc Lợi, Trung Tâm, Động Quan, Khánh Hòa, An Lạc…nên ít có điều kiện đầu tư cho học tập vì thế hiệu quả đào tạo thấp, chất lượng đào tạo không cao. Công tác huy động vào lớp 10 ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái chỉ đạt 65- 67% số học sinh tốt nghiệp THCS. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chỉ đạt 53% so với số học sinh tốt nghiệp lớp 9. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 80% so với số học sinh tuyển vào đầu cấp học, như vậy số chênh lệch 20% là do bỏ học ở cấp THPT. Hiện tượng này làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của trường và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Vậy nguyên nhân do đâu? làm thế nào để khắc phục? Theo chúng tôi trong điều kiện đất nước còn nghèo nhưng việc huy động nội lực của nhân dân để tham gia đóng góp trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng lại đạt kết quả rất thấp mà nguyên nhân căn bản vẫn là tính trông chờ, ỷ lại của thời kỳ quan liêu bao cấp còn sót lại của mỗi người dân nơi đây. Công tác xã hội hoá vì thế kém phát triển. Không chỉ có thế, tập quán ngàn đời nơi vùng cao này là sống bằng kinh nghiệm, nguồn sống chủ yếu của người dân là dựa vào các sản phẩm có sẵn từ thiên nhiên, "cái chữ không quan trọng lắm, nó không ra ngay cái tiền, cái chính là ngày hôm nay hái được bao nhiêu cái măng, hái được 6 bao nhiêu ngánh củi để mang ra chợ bán , mua cái gạo làm no cái bụng thôi, thầy giáo đừng cưòi mình nhé" vì thế vệc học chỉ là thứ yếu. Là người quản lý nhà trường chúng tôi nhận thấy việc đi sâu nghiên cứu và đề ra được những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi để huy động tốt mọi nguồn lực cùng xây dựng nhà trường và nâng cao nhu cầu về giáo dục cho cộng đồng dân cư, của mỗi người dân trong việc tham gia đóng góp nội lực để xây dựng trường, phù hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, huy động con em tới trường, duy trì sĩ số học sinh và cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. Có như thế mới đưa nhà trường phát triển nhanh, vững chắc, tạo được uy tín và niềm tin của xã hội. Nhằm huy động mọi nguồn lực của cộng đồng tham gia giáo dục, giúp BGH có cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch đúng đắn, phù hợp, hiệu quả. Đề ra những chỉ tiêu, những biện pháp vừa sức. Tạo được niềm tin ở khả năng thực hiện của mọi thành viên trong tập thể sư phạm, trong lãnh đạo chính quyền, đoàn thể địa phương và của mỗi người dân, xây dựng nhà trường văn minh, sạch, đẹp, làm cho học sinh yêu trường, yêu thầy, mến bạn, thêm ham thích hoạt động. Giúp BGH vạch được kế hoạch, tham mưu có hiệu quả, đề ra được lộ trình và bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. Vì lẽ đó chúng tôi tập chung nghiên cứu: "Một số biện pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Hồng Quang huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái". Mong đợi sáng kiến này sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng Quang và có thể áp dụng vào một số trường trong tỉnh Yên Bái để cùng các đồng nghiệp trường bạn nâng cao hiệu quả GD&ĐT. 2. Thi gian nghiên cu Thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 02/2012 7 PHN TH HAI: GII QUYT V 1. C LÝ LUN CA V 1.1. Mt s khái nim c tài Khi bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà khoa học đều rất quan tâm đến việc tìm kiếm các con đường, các biện pháp tác động đến quá trình dạy học ở trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Biện pháp tổ chức (quản lý) công tác XHHGD là cách làm, cách quản lý, cách giải quyết những vấn đề thuộc công tác huy động cộng đồng tham gia giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phổ thông. Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Muốn đẩy mạnh XHHGD phải tiến hành từ hai phía: Xã hội tham gia xây dựng giáo dục, ngược lại giáo dục cũng phải đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì tương tác giữa các thực thể bao giờ cũng là sự tác dụng tương hỗ. Phải tạo ra mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, vì vậy cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội dưới nhiều hình thức. Trong mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội thì giáo dục có chức năng tái sản xuất xã hội. Chức năng cơ bản của giáo dục là "xã hội hoá cá nhân", tái sản xuất những "con người xã hội". Nhờ được giáo dục các thế hệ trẻ kế tiếp sẽ là những nguồn lực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội kế thừa, cải tạo, phát triển xã hội, tạo diện mạo mới cho xã hội. Tổ chức tốt hoạt động XHHGD là việc làm thường xuyên và cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường THPT. - “Xã hội hoá giáo dục” có thể hiểu theo nghĩa sau: + Nhà nước giảm bớt vai trò của mình trong cung cấp nguồn tài chính cho giáo dục mà không ảnh hưởng xấu đến giáo dục, phần trách nhiệm đó do nguời dân đảm nhiệm và đủ sức đảm nhiệm. + Xã hội hoặc người dân nhận lấy phần trách nhiệm trong giáo dục cùng chia sẻ chi phí, sức lực, trí tuệ với nhà nước, nhà trưòng và các nhà giáo. + Quyền lợi và trách nhiệm của phụ huynh gia tăng hay nói cách khác quyền tự chủ của phụ huynh gia tăng, chi phí được chia sẻ dẫn đến xu hướng 8 người dân có quyền quyết định hoặc từ chối một dịch vụ giáo dục mà không chịu lệ thuộc vào dịch vụ như trước kia. Như vậy, xã hội hoá thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển các dịch vụ công và làm cho nhiều người hơn được hưởng lợi từ các dịch vụ đó cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn khi sử dụng dịch vụ. Trong điều kiện nền kinh tế bao cấp, người dân tham gia vào các hoạt động giáo dục do Nhà nước quản lý rất hạn chế. Đến ngày nay, người dân lại có điều kiện để tham gia vào quá trình giáo dục và tổ chức giáo dục nhiều hơn. XHHGD không chỉ là những đóng góp vật chất mà cả những ý kiến góp ý của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. XHHGD là cách tiếp cận mang tính dân chủ nhiều hơn. Như vậy, có thể xem XHHGD là sự huy động nguồn lực trong xã hội để làm giáo dục, để đấu tranh với nghèo nàn và lạc hậu, là tạo điều kiện tốt hơn cho người dân được hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhiều cơ hội học tập, đóng góp trí tuệ cho giáo dục Nếu lạm dụng xã hội hoá để huy động tối đa đóng góp người dân, chuyển gánh nặng ngân sách sang cho người dân, trong khi chất lượng dịch vụ không tăng tương xứng, ngân sách dành cho giáo dục cắt giảm là không đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD. Đã không ít nhà trường chỉ hiểu một chiều về sự đóng góp của người dân, “tăng thu” các kiểu phí trong nhà trường đã làm giảm uy tín của nhà trưòng, tư tưởng này cần phải đựoc đấu tranh, phê phán để trả lại đúng giá trị đích thực của XHHGD. Nói XHHGD là hiểu theo nghĩa huy động cả cộng đồng tham gia hoạt động giáo dục, cả xã hội chia sẻ với giáo dục hoàn toàn không có nghĩa là: Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục bị cắt giảm, chuyển gánh nặng tài chính cho dân. XHHGD không có nghĩa là Nhà nước giảm vai trò quản lý của mình, ngược lại vai trò quản lý nhà nước cần tăng lên khi thiết lập lại vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ giáo dục. Sự thiếu vắng vai trò quản lý nhà nước và bỏ mặc theo kiểu “khoán trắng” có thể dẫn đến sự mất ổn định trong cung ứng dịch giáo dục và làm cho quá trình xã hội hoá thiếu tính bền vững, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Đối với cha mẹ học sinh, XHHGD là nhằm đảm bảo cho họ có quyền tự do lựa chọn trường cho con em của mình. Phụ huynh có điều kiện kinh tế, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao 9 hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng, XHHGD không có nghĩa là nhà nước phó thác nhiệm vụ của mình cho các cá nhân, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, miễn là họ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, để cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội học tập như nhau XHHGD là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện mục tiêu tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường, không lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm vụ của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế. Tóm lại, XHHGD là một cách tiếp cận đến kinh tế thị trường và thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển các dịch vụ công và làm cho nhiều người hơn được hưởng lợi từ các dịch vụ đó cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn khi sử dụng dịch vụ. 1.2.  Trong thực tế, các nhà quản lý giáo dục cấp cơ sở chưa tập trung đúng mức để khai thác nguồn lực mà chỉ chú trọng vào những đóng góp của phụ huynh học sinh. Hình mang tính minh họa mối quan hệ giữa giáo dục với các thành tố xã hội Để hiểu và thực hiện đúng vấn đề XHHGD cần nhận thấy có bốn nhóm đối tượng (nhóm thành tố)có thể huy động tham gia XHHGD gồm: + Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi); + Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); 10 + Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…); + Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để XHHGD; Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân” Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công tác XHHGD cần thực hiện tốt chín nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục gồm: - Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc. - Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức, đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác. Ví dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng, - Dân chủ: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. - Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội, cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục. - Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng, thực tế. - Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của [...]... - Tâm lý học xã hội NXB Giáo dục - Hà Nội, 1995; 11 Phạm Minh Hạc - Xã hội hóa công tác giáo dục NXB Giáo dục - Hà Nội, 1997; 12 Trần Kiểm Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn NXB Giáo dục, Hà Nội 2004 13 Nguyễn Ngọc Quang- Bàn về dân chủ hóa trường học - - NXB Giáo dục Hà Nội, 1997; 14 Hà Nhật Thăng Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 2006... đó công tác xã hội hoá nói chung, công tác XHHGD nói riêng còn quá nhiều bất cập 16 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN Ề 2.1 Khái quát về sự phát triển Giáo dục tỉnh Yên Bái ào tạo huyện Lục Yên 2.1.1 Điều kiện địa lý và phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Yên Lục Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái cách thành phố Yên Bái 93 km về phía Đông Bắc và cách thủ đô Hà Nội 270 km - Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện. .. cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 của UBND huyện Lục Yên) 2.2 Thực trạng về hoạt động giáo dục ở trường THPT Hồng Quang- huyện Lục Yên 2.2.1 Đặc điểm, vị trí địa lý của trường THPT Hồng Quang Trường THPT Hồng Quang đóng trên địa bàn xã Động Quan huyện Lục Yên dành cho con, em của các xã Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, Khánh... Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI 6 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) Luật Giáo dục NXB Tư pháp 2005 7 Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Yên Bái Các công văn về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011-2012 8 Tỉnh uỷ Yên Bái Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 -2015) 9 Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng – Nhà XB... lý: Phía Đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp huyện Văn Yên; phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía nam giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái - Tiềm năng kinh tế: Lục Yên có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội Việt Trì - Yên bái - Lào Cai, giao thông thuận tiện Đất đai ở Lục Yên thích hợp trồng các loại cây như: hồng không hạt, cam, quýt, lúa Lục Yên có 4 loài động vật chủ... luật giao thông xảy ra thường xuyên, tỉ lệ đạo đức tốt + khá hàng năm không vượt qua con số 85% Vì chất lượng đào tạo thấp nên niềm tin của phụ huynh, cộng đồng đôí với nhà trường ít, công tác XHHGD lại càng khó khăn hơn 20 3 CÁC BIỆN Á Ã T ỰC HIỆN MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC XHHGD Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG 3.1 Nhóm biện pháp 01: Tuyên truyền Công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi trước, phải được... của nó Nguyên nhân cơ bản của hiện trạng đó là sự nhận thức về công tác xã hội hóa của cán bộ, nhân dân chưa được đầy đủ Nhà trường phải là nơi đi đầu trong việc thực hiện công tác xã hội hoá Hơn bao giờ hết, vấn đề xã hội hóa giáo dục được đặt ra vừa mang tầm vĩ mô, vừa là tính cấp bách trong các nhà trường hiện nay và nhất là các đơn vị vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn - Ngoài ra, để công tác XHHGD... khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnh vực Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục, chưa thấy hết trách nhiệm đối với giáo dục nên chưa dành ưu tiên thỏa đáng tạo điều kiện phát triển giáo dục Một số địa phương còn sử dụng ngân sách giáo dục vào những hoạt động không phục vụ mục đích giáo dục Một số nhà lãnh đạo ít hiểu biết về giáo dục nên chưa quan tâm đúng mức... tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp cùng tham khảo Một là: Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp, nhưng trước hết phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động được ( nguồn lực ở đây được hiểu... dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.Thực hiện XHHGD sẽ khai thác được tiềm năng của xã hội về tinh thần và vật chất phục vụ giáo dục, khi đó giáo dục sẽ trở thành việc làm và mối quan tâm thường xuyên của cả xã hội 11 Việc huy động và động viên đó mang tính chất xã hội sẽ tập hợp được mọi lực lượng, tập trung các sức mạnh theo tinh thần và vật chất cho giáo dục biến giáo dục thành . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI NG THPT HNG QUANG SÁNG KIN KINH NGHIM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG Nhóm tác. " ;Một số biện pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Hồng Quang huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái& quot;. Mong đợi sáng kiến này sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hồng Quang- huyện Lục Yên. 18 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC XHHGD Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG 21 3.1. Nhóm biện pháp 01: Tuyên truyền 21 3.2. Nhóm biện pháp

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan