skkn dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả

46 698 1
skkn dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don LờI CảM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý và phê bình trực tiếp của GS.TS Lê Phương Nga - Chủ nhiệm bộ môn Tiếng Việt khoa Giáo Dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Giáo sư đã gợi mở và bổ trợ về cơ sở ngôn ngữ và phương pháp tiếp cận nguồn tư liệu nghiên cứu Nhân đây,tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và một số giáo viên khối lớp 5 của trường Tiểu học Hoàn Long (Yên Mỹ) đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu, thông tin cần thiết cho đề tài. Hoàn Long, ngày 15 tháng 01 năm 2010 Chủ nhiệm đề tài Đỗ Văn Don 1 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Phần thứ nhất Đặt vấn đề i. Lý do chọn đề tài Phân môn chính tả trong bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả theo quy tắc hiện hành, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng chính tả văn hóa Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng như các môn khác trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt. Giống như môn Chính tả từ lớp 2 đến lớp 4, tính chất nổi bật nhất của phân môn Chính tả lớp 5 là thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng ghép trong hệ thống bài tập chính tả. Điều này thoạt nghe thì có vẻ rất phù hợp với học sinh, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng cũng chính đó, học sinh rất dễ quên vì khả năng tổng hợp thành hệ thống còn hạn chế. Do đó, giúp học sinh khắc phục tình trạng này là một yêu cầu cần thiết. Một trong các mục tiêu cơ bản của phân môn Chính tả lớp 5 là dạy thế nào để học sinh viết đúng chuẩn mực tiếng Việt văn hóa để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ. Về mặt hình thức chữ viết, học sinh lớp 5 hiện đang có xu hướng tiến bộ, chữ viết xấu đang được dần khắc phục bằng phong trào và hội thi. Nhưng bên cạnh đó, không ít học sinh (kể cả học sinh viết chữ đẹp cấp huyện) cũng rất lúng túng khi viết chính tả phân biệt và thường xuyên viết sai chính tả trong hành văn. Trong hoàn cảnh hiện nay, học sinh phải học quá nhiều: nhiều môn, nhiều thời gian. Nói theo cách của Giáo sư Phan Ngọc: Tuổi đời còn nhỏ mà điều phải học thì quá nhiều. Do đó, cần có những quyển sách Mẹo để giúp học sinh lớp 5 học hiệu quả Chính tả mà không mất quá nhiều thời gian và công sức. 2 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Với những lý do trên đây, bằng kiến thức đại cương và với những kinh nghiệm trong hơn 10 năm dạy học, tôi đã đúc kết thành bản sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” ii. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” nhằm cung cấp cho học sinh lớp 5 và giúp các em cách ghi nhớ quy tắc chính tả theo kiểu mẹo. Từ đó các em dễ dàng phân biệt được, viết được đúng chính tả theo quy tắc. Đề tài cung cấp cho đồng nghiệp một số mẹo chính tả thường gặp trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 viết chính tả. Đề tài còn là một cẩm nang, một “sổ tay chính tả” của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là chính tả. iii. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện: học sinh lớp 5 và một số lỗi chính tả học sinh lớp 5 thường mắc lỗi, đó là các từ, ngữ chứa phụ âm l / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; vần iêu / iu / ưu và iêu / ươu / ưu. iv. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mẹo chữa lỗi chính tả 2. Tìm hiểu một số lỗi chính tả phổ biến mà học sinh hay mắc lỗi (thực trạng, nguyên nhân, giải pháp) 3. Tìm hiểu và đưa ra một số cách chữa lỗi chính tả và tổng hợp thành mẹo chữa lỗi chính tả. v. Phương pháp nghiên cứu 1, Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này giúp tôi có cơ sở khoa học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn tổng quát và quan niệm đúng đắn về quy tắc chính tả hiện hành. 2, Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Qua điều tra bằng văn bản (phiếu) và các cuộc phỏng vấn chính thống hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương pháp này giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng học sinh viết (nói) sai chính tả. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 3, Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 10 năm dạy học phương pháp này đã cung cấp cho tôi khá nhiều vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. Đó là thuận lợi đáng kể. 4, Phương pháp phân loại: phương pháp này giúp tôi phân loại được nhóm lỗi chính tả hoặc một số lỗi chính tả có nét tương đồng về mặt ngữ âm hoặc cánh chữa lỗi. 5, Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hỗ trợ đắc lực trong việc cắt nghĩa cơ sở lí luận. 6, Phương pháp miêu tả: Phương pháp có tác dụng trong việc giải thích, thuyết trình cách khắc phục lỗi chính tả. 7, Phương pháp khảo sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và rà soát toàn bộ các bài chính tả phân biệt ở lớp 5 8, Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để tránh được sự lặp lỗi hoặc trùng hợp không cần thiết khi xây dựng mẹo chính tả. Ngoài những phương pháp trên đây được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi. vi. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề mẹo chính tả ở bậc Tiểu học là rất rộng. Vì vậy để tránh lan man, dàn trải, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về mẹo chính tả ở một số trường hợp mà học sinh lớp 5 ở địa phương thường mắc phải như t / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; iêu / iu / ưu, iêu / ươu / ưu. vii. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 1, Phương hướng chung: Kết hợp tìm hiểu trên tất cả hai phương diện cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài quan tâm. 2, Phương hướng cụ thể: 2.1 Thời gian nghiên cứu: 02 năm học (năm học 2008 - 2009 và năm học 2009 - 2010 ) 4 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 2.2. Phân bố thời gian thực hiện kế hoạch 2.2.1. Năm học 2008 – 2009 Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng đề tài Bước 2: Xây dựng đề cương đề tài Bước 3: Gửi đề cương cho GS.TS Lê Phương Nga (Khoa giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội I) phê duyệt. Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương. Bước 5: Áp dụng thử nghiệm tại lớp 5A, trường Tiểu học Hoàn Long. 2.2.2. Năm học 2009 - 2010. Bước 1: Áp dụng tại lớp 5A và 5B trường tiểu học Hoàn Long Bước 2: Tổng kết kinh nghiệm Bước 3: Hoàn thiện đề tài Bước 4: Nộp bản thảo về cho Hội đồng khoa học các cấp Phần thứ hai 5 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Giải quyết vấn đề Chương I CƠ Sở Lí LUậN Và THựC TIễN I. Về Tiếng Việt chữ mẹ đẻ 1. Chữ cái chữ Việt Chữ cái chữ Việt được xây dựng theo hệ thống chữ cái La tinh. Chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái sau đây: 1.1. Có 11 nguyên âm đơn: (a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, u , ư và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya) ; ươ (ưa) ; uô (ua). 1.2. Có 23 phụ âm: a, b (k, q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l,, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x . Ngoài các chữ cái do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: \ (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh ngã), ? (ghi thanh hỏi), / (ghi thanh sắc), . (ghi thanh nặng) và không dùng dấu để ghi thanh ngang ( thanh không). 2. Nguyên tắc xây dựng chữ Việt So với chữ viếtc của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ Việt có phần thuận lợi hơn. Do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ Việt được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học ( còn gọi là nguyên tắc ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng “một - một”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Việt phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện; mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị và mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ só một giá trị - tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ. Về căn bản, chữ Việt được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện trên đó. 3. Những bất hợp lý trong tiếng Việt 6 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Do nhiều nguyên nhân - lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ khác nhau - những người tạo ra tiếng Việt * đã không tuân thủ được một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết. Do đó, đã để lại trong lòng cơ cấu chữ Việt nhiều hiện tượng chính tả trái ngược với nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết và đã làm nhức nhối bao thế hệ học giả trong và ngoài nước một thế kỷ nay. Những bất hợp lý của chữ Việt, có thể quy vào hai trường hợp chính dưới đây. 3.1. Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ một - một” giữa kí hiệu và âm thanh. Điều này thể hiện ở chỗ, dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Thí dụ: - Âm /k/ được biểu thị bằng ba kí hiệu c, k, q. - Âm /i/ được biểu thị bằng hai kí hiệu i, y. - Âm / γ / được biểu thị bằng hai kí hiệu g, gh. - Âm / / được biểu thị bằng hai kí hiệu ng, ngh - Âm /ie/ được biểu thị bằng bốn kí hiệu: iê, yê, ia, ya - Âm /u ∂ / được biểu thị bằng hai kí hiệu: ươ, ưa. - Âm /uo/ được biểu thị bằng hai kí hiệu uô, ua. 3.2. Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu. Điều này thể hiện cụ thể ở một kí hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó. Thí dụ như sau: Thí dụ 1: chữ g khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm / γ /, nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm /z/ (gia, giữ, giục, ) ; Khi g đi cùng với h thì biểu thị là âm / γ / (ghi, ghét, ghế, ) ; khi đứng trước i hoặc iê thì một mình g lại biểu thị âm /z/ (gì, gìn, giết ) Thí dụ 2: Chữ O chủ yếu dùng để biểu thị nguyên âm / /; nhưng khi đứng ngay sau a hoặc e, với tư cách là một âm cuối, thì biểu thị bán nguyên âm /u/ (gạo, kẹo, ) ; còn khi đứng trước a hoặc e, thì lại biểu thị một giới hạn âm ( âm đệm), đó là /u/ (hoa, hoe, ) * Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ - do các giáo sĩ người Âu sáng tạo ra hồi thế kỷ XVI - XVIII theo chữ La - tinh để tiện cho việc truyền giáo ở nước ta Trên đây la hai trường hợp chính tả thể hiện các bất hợp lý trong chữ Quốc ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân vân về tình trạng dùng nhiều dấu 7 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư; hoặc ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph, tr, th. Điều đó quả không thuận tiên lắm song cũng là giải pháp riêng. Đó không là những bất hợp lý việc vi phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ âm học, và không gây cản trở hay sự lộn xộn nào do chính tả Quốc ngữ, thậm chí ngay cả khi dùng chữ Việt trên máy vi tính. 2. Chính tả chữ Việt. 1. Đặc điểm tiếng Việt Tiếng việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Đây chính là điểm khác biệt với các ngôn ngữ khác như Tiếng Anh, tiếng Nga, ,Pháp *. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời,tách biệt. Mỗi âm tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, phải đánh dấu nhanh - ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết. Khi xác định được kí hiệu ghi âm chính trong chữ, thì ghi dấu thanh điệu lên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó, chẳng hạn: bạn, toán, hòa, thuế, Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính là nguyên âm đôi thì ghi dấu thanh lên kí hiệu có dấu phụ, chẳng hạn: tiến, chiến, quyển, yến, suối, chứa, ; ghi dấu thanh lên kí hiệu thứ hai (Từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu đều có dấu phụ, chẳng hạn: nước, bưởi, ; ghi dấu thanh lên kí hiệu đầu tiên (trái sang phải) khi cả hai kí hiệu không có dấu phụ, chẳng hạn: phía, của, múa, Trong chính tả tiếng Việt, mỗi dòng chữ gồm những chữ, mỗi chữ tách riêng ra là một âm tiết. Khi muốn nói đến mặt chính tả của tiếng “sách” chẳng hạn thì ta dùng “chữ”; khi muốn nói đến mặt ngữ âm của nó thì ta dùng “âm tiết” (tiếng). Hai cách gọi tuy khác nhau, nhưng đều chỉ một vật. Thí dụ miêu tả âm tiết “Toán”. * Thí dụ tiếng Anh: baby (hai âm tiết) ;banana (ba âm tiết) ;television (4 âm tiết) ; Trong chữ “toán”, ta phân biệt hai ,phần: phần thứ nhất (t) gọi là âm đầu hay phụ âm đầu và phần thứ hai (oán) gọi là vần: trong phần vần (oán), ta có “án” là vần 8 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don đơn và “o” đệm vào “án” làm nên âm đệm; trong vần đơn “án”, ta có hai bộ phận là “a” gọi là nguyên âm chính và “n” gọi là âm cuối. Người ta gọi âm đầu hay âm cuối là vì lí do trước âm đâu hoặc âm sau âm cuối không thể có một âm gì nữa. Trong vần “oán” còn một bộ phận nữa mà ta không thể bỏ quên, đó là dấu thanh. Tóm lại, một âm tiết - chữ - tiếng Việt bao gồm có năm phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh (nếu ở dạng đầy đủ) . Trong năm phần này, có thể có những phần vắng mặt. Chẳng hạn, âm đầu có thể vắng như “oán” ; âm cuối có thể vắng như “ào” ; âm đệm có thể vắng như “á”. Tuy nhiên, tuyệt đối có hai phần bao giờ cũng có mặt là nguyên âm chính và dấu thanh*. Khi trong chính tả không ghi dấu gì thì có nghĩa đó là “dấu không” chứ không phải là không có dấu. Một âm tiết mất nguyên âm, hoặc dấu của nó thì tan rã, không được coi là một âm tiết Việt. 2. Một số quy định về chữ viết tiếng Việt. 2.1. Viết theo nguyên tắc ghi âm Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà tiếng Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo thủ cao và thực tế là chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có niềm tự hào với phát âm “con châu” thay vì “con trâu”. Cũng như vậy, người Sài gòn chẳng bao giờ mặc cảm khi hỏi “tai đâu?” mà người nghe không biết chỉ vào tai hay đưa tay ra thay cho câu trả lời. Đặc biệt Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Quốc gia cũng mặc nhiên phát đi bằng cả ba thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài gòn đại diện cho ba phương ngữ lớn trên phạm vi cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ cho phép một cách duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ viết? Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và được phản ánh về cơn bản trong Từ điển phổ thông. * Tiếng Việt có sáu dấu thanh: dấu không (ngang), dấu huyền, dấu ngã, dấu hỏi, dấu sắc và dấu nặng. 9 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát âm của người Hà Nội cộng với năm sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất nói. Đó là tr/ch ; s/ x ; r/gi/d ; ưu/iu ; ươu/iêu 2.2. viết rời từng chữ Một âm tiết được ghi bằng một chữ. Viết “Yên Mỹ” chứ không viết “ Yên Mỹ”. Tuy nhiên trong giao tiếp bằng văn bản , các kiểu chữ viết liền nhau như trên vẫn tồn tại và được sử dụng đôi khi. Sự cố chấp ấy có thể có hai lý do: Một là, cách viết đó đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: Thư từ, nhật ký, Hai là,cách viết đó mang tính cộng đồng nhưng được nhìn nhận như một địa danh trong các văn bản giao dịch quốc tế. Thí dụ Hanoi, Pari, London, Còn các văn bản khác, nhất là dùng trong nhà trường, kiểu viết ấy được coi là mắc ba lỗi: không viết rời con chữ, không viết hao âm tiết thứ hai của tên riêng; không viết dấu phụ và dấu thanh. 2.3. Có dấu thanh cho mỗi chữ Bất kỳ âm tiết nào của Tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc này triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã “gia nhập” cũng phải tùy tục, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt. Thí dụ “cafe” vốn là một từ của tiếng Pháp không có dấu thanh nhưng khi đã trở thành vốn từ vựng của tiếng Việt là “ cà phê” thì hiển nhiên, tiếng “cà” đã mang thanh huyền và tiếng “phê” đã mang thanh ngang rồi. Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều mang một trong sáu dấu thanh và được thể hiện trên chữ viết. Dấu thanh thanh có tác dụng khu biệt như một âm vị. Vì thế, trên chữ viết, việc không viết dấu thanh sẽ khiến người đọc, người nghe lĩnh hội sai (có khi là cố ý, có khi là vô tình) điều mà người viết định truyền đạt. Thí dụ 1: Khi đến thăm nhà máy cơ khí Gia Lâm, nhìn hàng chữ ghi: “ NHA MAY CO KH GIA LAM”, Bác thản nhiên đọc: “Nhà máy cơ khí già lắm”. Vào hội trường, thấy một dòng khẩu hiệu: “HO CHU TICH MUON NAM”, Người làm bộ 10 [...]... trong việc dạy học chính tả ở bậc Tiểu học Các bài viết thường tập trung đưa ra các quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học về chính tả ở các lớp thuộc bậc Tiểu học Có những bài viết hể hiện sự phát hiện mới mẻ trong tổ chức dạy học, có những bài viết đề cập đến một số vấn đề còn bỏ ngỏ trong quy tắc chính tả, phân biệt chính tả Đó là những bài viết đáng trân trọng và học tập Song,các... khỏ đầy đủ về đặc điểm của một số õm, vần mà học sinh lớp 5 thường mắc lỗi chớnh tả để từ đú cú phương phỏp phự hợp trong việc dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chớnh tả Cú ý kiến cho rằng chỉ cần dạy hoc sinh lớp 5 phõn biệt L/N, CH/TR, S/X ở trong sỏch giỏo khoa Điều đú đỳng nhưng chưa đủ và cú vẻ bảo thủ, cố chấp Thực tế cho thấy, càng lờn lớp cao, thỡ phương phỏp học của học sinh- tỡm ra quy luật phổ... kinh nghiệm ở một vài khía cạnh nhỏ lẻ hay một thủ pháp trong dạy học chính tả ở bậc Tiểu học Còn vấn đề về mẹo chính tả dành cho học sinh lớp 5 thì dường như chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa có một công trình nào được công bố hay một bài viết nào chọn vẹn được đăng tải trên diễn đàn giáo dục Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu về chính tả hay những bài viết trên diễn đàn dạy học cũng có ảnh... kinh nghiệm Đỗ Văn Don Chương VI MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2009 – 2010 Học sinh lớp 5 của trường tiểu học Hoàn Long được ưu tiờn học 10 buổi/tuần Chớnh vỡ vậy, việc ỏp dụng đề tài này đó cú một số thuận lợi nhất định Bằng kinh nghiệm của hơn mười năm dạy học lớp 5, qua kết quả khảo sỏt chất lượng, tụi đó xỏc định được một số lỗi chớnh tả phổ biến mà học sinh lớp 5 dễ mắc phải Từ đú, tụi xõy dựng hệ... thực tế chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao 20 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Chương III THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 5 MẮC LỖI CHÍNH TẢ I, Một số lỗi thường gặp: Trong quỏ trỡnh dạy học chớnh tả ở lớp 5, qua việc kiểm tra cỏc mụn học khỏc ở lớp 5, tụi đó thống kờ và phõn loại một số lỗi phổ biến mà học sinh mắc phải dưới đõy: Bảng 1 Lỗi ghi phụ õm Viết sai lổ tung Mang lú theo Noang lổ Lúi với nú lỗ nực... mình Do đó, mẹo chính tả muốn dùng thuận phải phù hợp với từng đối tượng Vì vậy, những sự phân biệt đưa ra phải khách quan 5. 2 Nguyên tắc tôn trọng chính tả hiện hành Mẹo chính tả được xây dựng trên cơ sở quy tắc chính tả mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, đồng thời lấy Từ điển chính tả phổ thông của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 20 05, Hà Nội làm chuẩn 5. 3 Nguyên tắc xét một âm trong một hệ thống... sâu sắc và cụ thể hóa về chính tả Cuốn sách giúp người đọc “quy nó ra thành công thức” từ “các mối quan hệ ngữ nghĩa” của một nửa số từ Hán Việt đang lưu hành Đặc biệt, cuốn sách còn giúp giáo viên, học sinh phổ thông biết phân biệt dễ dàng một số trường hợp chính tả hay mắc lỗi 2 Một số bài viết nghiên cứu vè chính tả Các bài viết trên diễn đàn dạy học cảu tạp Tạp chí tiểu học, Nhà trường, nghiên cứu... vv II, Một số mẹo chớnh tả dành cho học sinh lớp 5 1 Cỏch phõn biệt L và N Hiện tượng núi và viết lẫn lộn L và N là lỗi chớnh tả trầm trọng nhất trong cỏc lỗi mà học sinh lớp 5 thuộc địa bàn huyện Yờn Mỹ mắc phải Về vấn đề phỏt õm, tụi đó tổng kết thành một bản sỏng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học Sở GD-ĐT xếp loại B năm học 1998-1999 Tuy nhiờn, qua cuộc điều tra và trực tiếp dạy học cho thấy... ĐỀ TÀI Đề tài khoa học nào cũng chứa đựng trong mỡnh “cỏi được”và tiềm ẩn “cỏi chưa được Cú những đề tài khi nghiờn cứu đó thấy “cỏi chưa được, lại cú những đề tài khi ỏp dụng mới nảy “cỏi chưa được Đề tài dạy học lớp 5 một số mẹo chớnh tả khụng nằm ngoài quy luật ấy Hạn chế thứ nhất, đề tài khụng nghiờn cứu về phương phỏp dạy học chớnh tả lớp 5 một cỏch cụ thể cho một bài hay một nhúm bài thuộc... nói ra nguyên vẹn Chính vì vậy, con đường chữa lỗi chính tả bằng mẹo là đóng góp thiết thực vào việc chuẩn hóa tiếng việt và cải tiến giảng dạy theo phương châm khoa học, dân tộc và đại chúng Và việc quan trọng hơn cả là học sinh lớp 5 nói riêng có mẹo chữa lỗi chính tả đơn giản và nhớ lâu Rõ ràng, cái vẻ dễ dàng của những mẹo chính tả là do khoa học ngôn ngữ đưa đến, chứ không phải do chủ quan, mánh . năm dạy học, tôi đã đúc kết thành bản sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả ii. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả . số mẹo chính tả thường gặp trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 viết chính tả. Đề tài còn là một cẩm nang, một “sổ tay chính tả của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là chính tả. iii trong việc dạy học chính tả ở bậc Tiểu học. Các bài viết thường tập trung đưa ra các quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học về chính tả ở các lớp thuộc bậc Tiểu học. Có những

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan