luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt

138 2.7K 1
luận văn thạc sĩ vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học truyện ngắn “vợ nhặt” của kim lân ở trường thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu … Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới …” [7, 131- 132]. Có thể nhận thấy bên cạnh việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) không thể không chú trọng đổi mới phương pháp dạy học (DH). Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12-1996): “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”, được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). 2 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [31, 7]. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh (HS). Từ những cơ sở pháp chế như trên đòi hỏi mỗi người giáo viên (GV) cần xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là phải đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng những yêu cầu của ngành giáo dục cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt của nước nhà. 2. Trong nhà trường phổ thông hiện nay vấn đề dạy học Văn mà đặc biệt là DH truyện ngắn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Như DH thường nghiêng về văn bản và thế bản, DH phiến diện, đi theo những công thức lối mòn, chưa đi theo loại thể của tác phẩm, một bộ phận GV còn ỷ lại nhiều vào sách giáo viên (SGV) và các sách hướng dẫn giảng dạy dẫn đến sự trơ lì trong DH hiện đại. Đặc biệt là việc tiếp cận tác phẩm văn chương đôi khi còn manh động, tùy tiện, manh mún, chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh liên hoàn của các phương pháp, biện pháp. Bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật cũng phần nào gây nhiễu cho việc dạy và học văn. Hơn nữa tâm lý HS hiện nay có nhiều thay đổi trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương. Vì vậy, cũng đòi hỏi phải có sự hiện đại hóa trong DH tức là phải có quan điểm tiếp cận đồng bộ để HS cảm thụ và hiểu tác phẩm văn chương một cách trọn vẹn nhất, giúp các em dần phát triển và hoàn thiện nhân cách sau này. 3 3. Nhà văn Kim Lân và các tác phẩm của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và trong nhà trường. Bằng chứng là trải qua nhiều lần thay SGK, đổi mới chương trình những tác phẩm của ông vẫn được giữ lại. Cùng với đó là việc sử dụng tác phẩm văn học của Kim Lân làm đề thi vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đã để lại những bài văn hay đạt điểm tối đa 10/10. Xoay quanh việc giảng dạy những tác phẩm của Kim Lân cho phù hợp nhất với yêu cầu hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Đơn cử như với tác phẩm “Vợ nhặt” mới chỉ dừng lại ở việc DH theo một vài thiết kế quen thuộc: hoàn cảnh ra đời, tình huống, bức tranh nạn đói … hay khi ra đề thi cũng chỉ thấy: phân tích nhân vật Tràng, phân tích tâm trạng bà cụ Tứ, phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm … 4. Hiện nay, dạy những tác phẩm nói về nỗi đau của quá khứ đang là vấn đề thời sự bởi bằng bất cứ con đường nào cũng không thể đạt hiệu quả nếu ta cực đoan hóa một cách tiếp cận. Vì vậy, kết hợp các hướng tiếp cận trong DH truyện ngắn “Vợ nhặt” là một vấn đề bức xúc trong DH văn hiện nay ở nhà trường phổ thông. Giải quyết được vấn đề này tức là chúng ta đã thổi vào nhà trường một không khí DH văn mới. 5. Tóm lại, để góp phần làm rõ hơn việc DH một tác phẩm văn chương đi đúng bản chất công việc DH cũng như khám phá vẻ đẹp tác phẩm trong việc hình thành nhân cách người công dân mới trong thời kì đổi mới, chúng tôi quyết định chọn đề tài: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN Ở TRƯỜNG THPT. II. Lịch sử vấn đề Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Kim Lân từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá khác nhau. Mặc dù là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực ở chặng cuối nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói chung nhưng Kim Lân không phải đã được quan tâm ngay từ đầu. 4 1. Trước năm 1945 đến năm 1986 1.1. Trước năm 1945 Đây là thời gian Kim Lân chưa được giới nghiên cứu và phê bình văn học nhắc đến nhiều. Có thể kể ra đây một vài lời nhận xét chân tình của đồng nghiệp nhưng có ảnh hưởng khá rõ đến sự nghiệp sáng tác của ông: Người đầu tiên khuyên ông là Vũ Bằng: “Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy đã “thành” rồi. Ông viết những truyện như: Đôi chim thành, Đánh vật, Chó săn thì không ai tranh được chiếu của ông” [47]. Nhờ lời khuyên ấy mà sau này Kim Lân được Lữ Quốc Văn ca ngợi là “nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam ta” [2]. Còn Nguyên Hồng- người vẫn coi ông là “Một nhà văn quyết tâm đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” [14, 223] sau này từng kể lại trong “Những nhân vật ấy đã sống với tôi”: “Từ những năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của anh Kim Lân…Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đá chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương hay Hoài Trạch, Hoài Tâm…lúc bấy giờ. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh tôi thấy không phải loại ướt át một cách bừa bãi mà trái lại có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm, thắm thiết đặc biệt là lại gần gũi với mình thì tôi liền tự trách và giữ lấy số báo đó”. 1.2. Sau năm 1945 đến năm 1986 Suốt một thời gian khá dài ta không thấy có bài viết nào về Kim Lân, trừ bài viết của Vũ Đức Phúc trong “Sơ thảo và lịch sử văn học Việt Nam”- Nxb Văn học, 1964 cho rằng: “Một số truyện ngắn của Kim Lân phản ánh một cách sinh động nhiều cảnh sinh hoạt ở thôn quê như nuôi 5 chim, gà chọi, chó săn, săn chuột, nhưng ý thức phê phán không rõ rệt” [46]. Do đó, phải từ khi xã hội có sự thay đổi đáng kể, ta mới gặp được những bài nghiên cứu, giới thiệu hoặc nhận xét về Kim Lân trong các sách, song những bài viết đó cũng mới chỉ dừng ở mức độ mang tính chất tổng hợp nhằm hệ thống các tác giả văn học Việt Nam. Đó là lời nhận xét của GS Nguyễn Đăng Mạnh trong “Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 30A- NXBKHXH, 1981: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Đó là những phong tục ăn chơi hay đúng hơn, những sinh hoạt văn hóa dân quê như trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi chó săn, gà chọi. Đuổi tà, Đôi chim thành, Con mã mái… , sở dĩ có sức hấp dẫn không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ, được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã làm hiển hiện lên được những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời…” [34]. Hay Trần Hữu Tá trong “Từ điển văn học”- tập 1(A-M), Nxb KHXH, 1983 viết: “Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo: ghi nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…). Các truyện “Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn…” tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh kể trên, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa…Cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết về đề tài nông thôn. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng” [41, 366]. 6 2. Từ năm 1986 đến nay Năm 1986 là cái mốc quan trọng khi Kim Lân được một nhà nghiên cứu quan tâm một cách tự nguyện. Đó là Lại Nguyên Ân với bài viết: “Văn xuôi Kim Lân”, đăng trên Tạp chí văn học, số 6- 1986: “Đọc văn xuôi Kim Lân ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ” [3, 56]. Và: “Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đọa đầy…Có lẽ không có cách diễn giải nào thay thế được chính lời lẽ của nhà văn” [3, 56]. Đặc biệt: “Truyện ngắn là thể loại chính của Kim Lân và mặc dù số lượng trang viết không nhiều ông cũng đã góp vào nền văn xuôi của nước ta những truyện ngắn xuất sắc đáng được coi là mẫu mực” [3, 56]. Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn đọc, giới văn nghệ sỹ, phóng viên, nhà nghiên cứu và phê bình văn học quan tâm nhiều hơn, nhất là từ năm 1996 khi “Tuyển tập Kim Lân” do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ra đời. Càng ngày các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình thức và nội dung. Đó là những bài ghi chép, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Kim Lân trên các báo hoặc tạp chí. Nội dung thường đề cập là: quan niệm viết văn của Kim Lân, lí do đến với văn chương và lí do “gác bút”, những kỉ niệm hồi viết văn trong kháng chiến, tình bạn với các nhà văn và cuộc sống Kim Lân. Tiêu biểu là các bài: + Nguyễn Thế Vinh: Chân dung văn nghệ sĩ: Nhà văn Kim Lân- Báo Người Hà Nội, số 29, 1993. + Hương Giang: Phỏng vấn “Vợ nhặt”- Báo Văn nghệ số 19/1993. + Kim Hoa: Ngòi bút Kim Lân và sự cày xới trên cánh đồng quê- Báo Nhân dân chủ nhật, số 34/1994. 7 + Đức Ngọc: Nhà văn Kim Lân, nhìn văn nghệ sỹ ở tác phẩm của họ- Báo Thể thao & văn hóa, số 75/1997. + Thiên Sơn: Kim Lân và hình tượng người nông dân- Báo Điện ảnh ngày nay, số 24/1997. + Bế Kiến Quốc: Nhà văn Kim Lân: Viết ít không phải là hay- Báo Đại đoàn kết, số 108/1998. + Phan Hoàng: Kim Lân: Văn chương như một thứ tôn giáo- Phỏng vấn Người Hà Nội- Nxb Trẻ, 2000. + Trần Quốc Khải: Đứa con người vợ lẽ- Báo Bắc Ninh, Tết Canh Thìn, 2000. + Dy Ly: Nhà văn Kim Lân: Văn thế nào, người thế ấy- Báo Người Hà Nội, Tết Nhâm Ngọ, 2002. + Trung Trung Đỉnh: Nghề văn: nhanh và chậm, dày và mỏng- Báo Thể thao và văn hóa, số 1/2003. + Vương Thảo: Nhà văn Kim Lân và sự im lặng của nỗi buồn- Báo An ninh, số 34/2004. + Nguyễn Quang Thiều: Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Trẻ, 2000. Bên cạnh đó là những bài viết mang tính chất đánh giá, nhận xét về con người và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân. Có thể kể tới một số bài viết như: + Lữ Huy Nguyên: Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc- Báo văn nghệ Tết Đinh Sửu- 1997. + Hoài Việt: Đôi điều về Kim Lân- Những gương mặt văn nghệ sỹ- Nxb Hà Nội, 2003. + Nguyên An: Nhà văn của làng quê nước Việt- Tạp chí nhà văn số 5/2000. + Xuân Ba: Bây giờ cụ Kim Lân còn mỗi một mình- Báo Tiền phong, số 106/2001. 8 + Hoài Anh: Kim Lân, nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu tả “trạng thái nhân thế”- Tạp chí văn (Hội Văn nghệ TP.HCM), số 13/2003. + Nguyễn Khải: Nghề văn cũng lắm công phu- Nxb Trẻ, 2003. + Nguyên Hồng: Hồi kí bước đường viết văn- Nxb Văn nghệ TP.HCM, 2000. Một lượng bài rất quan trọng, không thể thiếu đó là những bài viết phân tích, bình giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân, chủ yếu in ở các sách giảng văn dùng cho HS phổ thông hoặc các tài liệu tham khảo môn Văn. Ở đây chúng tôi xin điểm lại các bài viết về “Vợ nhặt”. + Tác giả Đỗ Kim Hồi: “Vợ nhặt”- Giảng văn Văn học Việt Nam- Nxb Giáo dục, 2000 đã viết: “Kể cũng còn có thể nói nhiều điều nữa về Vợ nhặt. Như nói về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc. Như về cách làm cho những tâm trạng kín đáo nhất phải hiện lên qua những cử chỉ mà chỉ cần thiếu đi một chút tinh tế, người ta sẽ bỏ qua: một tiếng gắt vô duyên vô cớ, một tiếng khẽ ho, những bước chân bước vội ra sân, thái độ điềm nhiên và miếng cám vào trong miệng…Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn” [43, 536]. + PGS.TS Nguyễn Trọng Khánh trong cuốn “Chốt kiến thức Ngữ Văn trong chương trình THPT”- Nxb Giáo dục, 2008 đã đi sâu vào nghiên cứu tình huống độc đáo trong câu chuyện để từ đó nảy sinh những tầng bậc ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Tác giả viết: “Với một tình huống truyện độc đáo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lí của các nhân vật theo chiều hướng tích cực hướng mạnh về phía sự sống và hạnh phúc, niềm tin, tác phẩm đã khơi 9 dậy những cảm hứng thẩm mỹ tích cực. Đằng sau những tình tiết éo le, những hình ảnh ảm đạm về nạn đói khủng khiếp, tác phẩm thấm đượm một tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo được sức hấp dẫn lớn trong lòng người đọc” [24, 193]. + Trong cuốn “Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học 12”- Nxb Giáo dục, 2000, tác giả Nguyễn Quang Trung đã tìm thấy: “Thông điệp của Kim Lân là một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn…Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ đã “biết sống” như con người ngay giữa thời túng đói quay quắt” [33, 77]. + Còn PGS. TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường”- Nxb Giáo dục, 2009 đã quan tâm nhiều hơn tới định hướng phân tích tác phẩm. Tác giả khẳng định: “Dạy học loại truyện này không thể không phân tích sự vận hành của tình huống truyện, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình huống truyện luôn có phẩm chất thẩm mỹ nghệ thuật cao nhất. Câu hỏi hình dung tưởng tượng sẽ phát huy tác dụng xen kẽ với câu hỏi phân tích lí giải. Đan xen con đường theo bước tác giả và theo nhân vật. Nếu quan niệm Vợ nhặt là truyện ngắn tự sự ta chỉ bám sát ba nhân vật: bà cụ Tứ, Tràng, người đàn bà theo hướng phân tích nhân vật. Nhưng nếu quan niệm đây là truyện ngắn trữ tình hiện thực thì lại tập trung vào tình huống trữ tình hiện thực để từ đó mở rộng ra tâm trạng các nhân vật” [6, 178]. Ngoài ra còn nhiều bài viết nữa như: + Nguyễn Thanh Vân: Phẩm giá con người trong truyện ngắn “Vợ nhặt”- Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, 1994. + Trần Ngọc Hiến: Một chi tiết hay trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Báo Giáo dục thời đại, số 22/1999. 10 + Tạ Đức Hiền: Vợ nhặt- 99 bài văn- Nxb Giáo dục, 1997. + Lê Văn Vỵ: Tiếng cười trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân- Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8 (130), 2006. + Phạm Ngọc Thưởng: Nghệ thuật xây dựng đối thoại trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Tuyển tập 10 năm Tạp chí Văn học & tuổi trẻ- Nxb Giáo dục, 2004. Hệ thống bài viết cuối cùng là những công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu là những luận văn ở cấp thạc sỹ. Ở những luận văn này các tác giả đã hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nói về tác phẩm “Vợ nhặt”. + Nguyễn Văn Bao: Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân- ĐHSPHN, 1997. + Trần Văn Hồng: Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân- ĐHSPHN, 1999. + Nguyễn Tiến Đức: Những đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân- ĐHSPHN, 2002. + Mã Thu Hà: Nông thôn và hình ảnh của người nông dân trong sáng tác của Kim Lân- ĐHSPHN, 2003. + Nguyễn Thị Thu: Phong cách nghệ thuật Kim Lân- ĐHSPHN, 2004. + Đặng Thị Minh Ngọc: Truyện ngắn Kim Lân, nhìn từ phong cách thể loại- ĐHSPHN, 2005. + Phạm Thanh Nga: Văn hóa Kinh Bắc và phong cách nghệ thuật Kim Lân- ĐHSPHN, 2005. + Trần Thị Quỳnh Hoa: Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân- ĐHSPHN, 2006. + Nguyễn Thu Thảo: Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh THPT từ cái nhìn văn hóa- ĐHSPHN, 2008. + Nguyễn Thị Khiêm: Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- ĐHSPHN, 2009. [...]... đóng góp của luận văn, cấu trúc luận văn Phần nội dung gồm 3 chương: 1 Chương I (24 trang): Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học, trong nhà trường và hướng tiếp cận 2 Chương II (41 trang): Thực trạng dạy học và nghiên cứu “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường THPT 3 Chương III (49 trang): Các biện pháp dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân theo hướng tiếp cận đồng bộ Phần... hướng tiếp cận đồng bộ Phần kết luận (2 trang) 13 PHẦN NỘI DUNG Chương I: VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC, TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 1 Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học, trong nhà trường 1.1 Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học Nhà văn Kim Lân (1920- 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, người làng Phù Lưu, xã... của GV; qua các bài kiểm tra của HS 3 Từ đó phân tích và vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ để đi đến một phương án tối ưu cho việc DH tác phẩm “Vợ nhặt” V Giả thuyết khoa học 11 Nếu DH tác phẩm “Vợ nhặt” theo quan điểm tiếp cận đồng bộ sẽ tránh được tình trạng DH giáo điều, dạy “chay”, khô cứng, công thức, lối mòn, tận dụng được lợi thế của từng hướng tiếp cận, đưa giờ học thực sự đúng bản chất của. .. hướng tiếp cận trong DH tác phẩm văn học nói chung- hay vận dụng quan điểm đồng bộ đã được GS Phan Trọng Luận đề cập đến nhưng cụ thể đối với tác phẩm “Vợ nhặt” thì chưa thực sự có Đây là đề tài đầu tiên đưa ra việc kết hợp nhiều hướng tiếp cận: văn hóa, thi pháp, phong cách, thể loại khi giảng dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân trong trường phổ thông Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm đồng bộ không... những trang văn thuyết phục người đọc Kim Lân đã bằng văn học khơi dậy ở người đọc tình cảm, ý thức với đất nước, với dân tộc Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Điều này được thể hiện ở cốt truyện, ở văn hóa ứng xử của dân tộc trong các nhân vật, ở ngôn từ của tác phẩm Về cốt truyện, chúng ta thấy ở đó Kim Lân đã vận dụng những yếu tố văn hóa dân... chỉ gói gọn trong ba hướng tiếp cận của giáo trình mà ở phạm vi rộng hơn III Mục đích nghiên cứu Tìm cho được một cách DH thích hợp nhất đối với truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân qua tiếp cận đồng bộ IV Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 1 Những công trình nghiên cứu về Kim Lân và những tài liệu liên quan đến tác phẩm “Vợ nhặt” 2 Tìm hiểu thực trạng của việc DH tác phẩm “Vợ nhặt” ở trường phổ thông qua phiếu... hướng tiếp cận tác phẩm “Vợ nhặt” Hiện nay, việc tiếp cận tác phẩm văn học trong nhà trường khá đa dạng và phong phú Tiếp cận thế nào sẽ dạy như thế ấy Bởi vậy, đứng trước mỗi bài học đòi hỏi người GV phải có sự nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng các mặt cả về tác giả và tác phẩm Có như vậy bài giảng mới đi đúng hướng và đạt hiệu qua dạy học cao nhất Riêng đối với truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. .. nghĩa trong việc giảng dạy tác phẩm 4 So sánh: so sánh tác phẩm “Vợ nhặt” với một số tác phẩm khác cùng đề tài của Kim Lân và của các nhà văn khác 5 Thực nghiệm sư phạm VII Nhiệm vụ nghiên cứu 1 Điều tra thực trạng DH tác phẩm “Vợ nhặt” trong nhà trường phổ thông hiện nay 2 Tìm ra các biện pháp DH tối ưu cho tác phẩm: Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ VIII Đóng góp của luận văn 1 Tìm ra những hạn... hướng tiếp cận trong dạy học tác phẩm văn chương sẽ làm cho người DH không những đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận mà còn thực sự hay, hấp dẫn, lôi cuốn các em HS Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chương nhằm tìm những vẻ đẹp, những giá trị văn hóa của tác phẩm chứ không phải biến giờ học thành giờ học về văn hóa Có thể hiểu tiếp cận văn hóa như một con đường hiệu lực để khám phá tác phẩm văn. .. để bộc lộ cái chất văn hóa trong ngôn từ của họ Tóm lại, Kim Lân là một trong những nhà văn điển hình đã vận dụng những chất liệu văn hóa vốn có của dân tộc để đưa vào tác phẩm văn học của mình Kim Lân là người luôn gần gũi và hiểu rất rõ về người nông dân, về 34 những phong tục tập quán mang đậm dấu ấn văn hóa của họ cho nên những tác phẩm của ông đã thể hiện được rất rõ những giá trị văn hóa của . định chọn đề tài: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN Ở TRƯỜNG THPT. II. Lịch sử vấn đề Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Kim Lân từ trước đến. NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC, TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 1. Vị trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học, trong nhà trường 1.1. Vị trí truyện ngắn. trí truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân trong lịch sử văn học, trong nhà trường và hướng tiếp cận. 2. Chương II (41 trang): Thực trạng dạy học và nghiên cứu “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan