nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái

91 687 0
nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THẾ HỒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở XÃ TÂN PHƯỢNG, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN – 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THẾ HỒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở XÃ TÂN PHƯỢNG, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. LÊ NGỌC CÔNG THÁI NGUYÊN - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát, thực địa và phân tích dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS - TS. Lê Ngọc Công. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ Trần Thế Hồng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS - TS. Lê Ngọc Công, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên – Yên Bái đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN và các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái; Trường THPT Hồng Quang – Lục Yên – Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi yên tâm học tập và công tác. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 03 năm 2013 TÁC GIẢ Trần Thế Hồng iii MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Đóng góp mới của luận văn 3 Chương 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật 4 1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 4 1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống thực vật 6 1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 9 1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật 9 1.2.2.Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất 11 1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật 13 Chương 2 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 16 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu 16 2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính 16 2.1.2. Địa hình 16 2.1.3. Khí hậu 17 2.1.4. Đất đai 18 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 19 2.2.1 Dân số, dân tộc 19 2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 20 Chương 3 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm nghiên cứu 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.3.1. Về thành phần thực vật 22 3.3.2. Về môi trường đất 22 iv 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp điều tra 23 3.4.2. Phương pháp thu mẫu 23 3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 25 3.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân 28 Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng 29 4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu 29 4.1.2. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu 51 4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu 55 4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật 61 4.3. Ảnh hưởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý, hóa học của đất 63 4.3.1. Ảnh hưởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất 63 4.3.2. Ảnh hưởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học của đất 67 4.3.2.1. Độ chua pH(KCl) 68 4.3.2.2. Hàm lượng mùn tổng số (%) 69 4.3.2.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) 69 4.3.2.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu 70 4.3.2.5. Hàm lượng Ca 2+ và Mg 2+ trao đổi 72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75 Kết luận 75 Đề nghị 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 80 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ B Thân bụi G Thân gỗ L Thân leo NN Nông nghiệp NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn PTNT Phát triển Nông thôn RKE Rừng Keo RMO Rừng Mỡ RPH KTK Rừng phục hồi sau khai thác kiệt RPH SNR Rừng phục hồi sau nương rẫy T Thân thảo TĐT Tuyến điều tra UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân loại mức độ xói mòn đất 26 Bảng 4.1. Thành phần loài và dạng sống thực vật tại khu vực nghiên cứu 32 Bảng 4.2. Thành phần dạng sống thực vật tại các quần xã nghiên cứu 51 Bảng 4.3. Đặc điểm cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu 56 Bảng 4.4.Tổng hợp về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che phủ của các quần xã nghiên cứu 60 Bảng 4.5. Một số tính chất lý học của đất trong các quần xã nghiên cứu 64 Bảng 4.6. Thành phần cơ giới đất ở các quần xã nghiên cứu 66 Bảng 4.7. Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã nghiên cứu 67 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sự biến đổi độ chua pH(KCl) ở các quần xã nghiên cứu 68 Hình 4.2. Sự biến đổi của hàm lượng mùn ở các quần xã nghiên cứu 69 Hình 4.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) ở các quần xã nghiên cứu 70 Hình 4.4. Hàm lượng lân dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu 71 Hình 4.5. Hàm lượng kali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu 72 Hình 4.6. Hàm lượng Ca ++ ở các điểm nghiên cứu 73 Hình 4.7. Hàm lượng Mg ++ ở các điểm nghiên cứu 74 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rừng - lá phổi của hành tinh. Rừng không chỉ là nơi cung cấp nhiều loại lâm sản quý và là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với trái đất với đời sống con người là vai trò điều hòa khí hậu. Ngoài ra, Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên sườn đất dốc, Có thể nói Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, đất có ý nghĩa rất lớn tới khả năng cung cấp nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy đất ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật. Mỗi loại đất sẽ có một kiểu thảm thực vật riêng. Ngược lại, mỗi kiểu thảm thực vật sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác định. Các kiểu đất này sẽ khác nhau bởi hàng loạt chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lí học, hoá học, hệ vi sinh vật và động vật đất. Đặc tính cơ bản của đất được thể hiện qua độ phì. Độ phì là nhân tố tổng hợp được quy định bởi nhiều yếu tố: Đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu tượng đất, độ ẩm, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hoá tính. Do đó, độ phì ảnh hưởng đến nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cũng như thảm thực vật nói chung. Đất càng tốt thì độ phì càng cao. Ngược lại thảm thực vật sẽ có tác dụng trở lại với đất một cách rất tích cực. Nó thúc đẩy cho đất nhanh chóng tăng được độ phì nhiêu của đất [36]. Trong thời gian gần đây, do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người cũng như những biến đổi của thiên nhiên đã làm cho đất rừng ngày càng bị suy thoái. Từ đó, đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giời có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Hiện nay, diện tích rừng chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục đà này thì [...]... hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được đặc điểm về thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc tầng tán, độ che phủ của các kiểu thảm thực vật nghiên cứu - Xác định được những tính chất vật lý, hóa học cơ bản của đất dưới các kiểu thảm. .. cuộc sống con người 3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong năm 2012 tại xã Tân Phượng (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất trong mối quan hệ với một số kiểu thảm thực vật chọn nghiên cứu mà không nghiên cứu sự tác động trở lại của các yếu tố môi trường đất đến các kiểu thảm thực. .. phân biệt giữa kiểu thảm thực vật này với kiểu thảm thực vật khác 1.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 1.2.1 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật Đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian dưới tác động của thực vật, động vật, vi sinh vật trong các điều kiện khác nhau của địa hình và khí hậu [20] Tính chất quan trọng của đất chính là... khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số thảm thực vật đến môi trường đất ở vùng đồi tỉnh Thái Nguyên đã đi đến kết luận: thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi tính chất hóa học của đất, từ đó làm tăng độ phì (tăng hàm lượng mùn, đạm, K2O, P2O5, độ pH, Ca++, Mg++ trao đổi) [3] Năm 2007, Giáp Thị Hồng Anh khi nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học của. .. và hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tăng tỉ lệ thuận với độ che phủ của thảm thực vật Lê Ngọc Công (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng một số quần xã thực vật đến môi trường đất trong các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái Nguyên đã khẳng định: độ che phủ của thảm thực vật ảnh hưởng theo hướng tốt tới tính chất hóa học của đất, tới lượng vi sinh vật, thành phần giun đất [14] Nguyễn... - điểm nghiên cứu thứ 3); rừng Keo tai tượng 10 tuổi (RKE 10 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 4) và một số tính chất lý, hóa học của đất tại các quần xã nói trên 3.2 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Về thành phần thực vật Xác định, mô tả thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của các quần xã chọn nghiên cứu 3.3.2... sinh phục hồi thảm thực vật sau nương rẫy tại Sapa đã nhận định: đất thoái hóa nhẹ thì quá trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật diễn ra nhanh, nếu đất xấu (đất thoái hóa trung bình, nặng và rất nặng) thì quá trình diễn ra ngược lại 1.2.2.Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất Thảm thực vật có tác dụng mạnh mẽ tới đất Chúng làm thay đổi tính chất lí, hóa học của đất từ đó có... môi trường đất Xác định đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thưc vật rừng nói trên Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Các kiểu thảm thực vật Môi trường đất Thảm thực vật Thành phần Loài Thành phần dạng sống Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Tính chất lý học của đất Đánh... hệ với thổ nhưỡng ở Inđônêxia và Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần thực vật [33] 1.2.1.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ sinh thái đất đến sự phát triển của thảm thực vật ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất đến thảm thực vật A.Chavalier (1918)... lượng chất rơi rụng càng nhỏ: rừng 20 tuổi là 2,5 tấn/ha, rừng 40 tuổi là 2,3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1,3 tấn/ha (Trần Đình Lý, 1997 [29]) 1.2.2.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới hệ sinh thái đất rừng ở Việt Nam Nguyễn Vi và Trần Khải (1978) khi nghiên cứu tính chất hóa học của đất ở miền Bắc Việt Nam đã khẳng định vai trò của thảm thực vật trong quá trình hình thành đất và . tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 9 1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật 9 1.2.2.Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THẾ HỒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở XÃ TÂN PHƯỢNG, HUYỆN LỤC

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan