giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam

91 870 12
giảm nghèo theo hướng bền vững ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan tâm đến việc trợ giúp nhân dân thoát khỏi đói nghèo là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta luôn đặt lên hàng đầu trong suốt gần 70 năm qua (từ tháng 9 năm 1945). Trải qua hai cuộc chiến tranh, sau một thời gian mắc một số sai lầm chủ quan, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó phải kể đến tình trạng một bộ phận nhân dân liên tục bị thiếu lương thực, bị đói trong thời gian dài. Trước thực tế đó, nhiều địa phương đã chủ động tìm cách cải thiện đời sống người dân mà đi đầu là Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1991), sau đó được triển khai trên diện rộng, lan tỏa ra nhiều địa phương khác và trở thành phong trào xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước. Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đến năm 1998, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt. Đây là lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sách được đưa vào lập kế hoạch thường kỳ và được thực hiện như một phần quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của các địa phương. Từ đó đến nay, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1998 - 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010 với những thành công nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13% năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng. Từ 2006 đến nay với việc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc ghi nhận và đánh giá cao; đã nâng cao đáng kế đời sống nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững của công tác giảm nghèo. Nguy cơ tái nghèo rất cao, hơn nữa có nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… Thì ngay lập tức có hàng vạn hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo. Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền vững trong công tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của kết quả nghèo trong thời gian tới, tính theo giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bền vững trong xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, cũng như công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Cần có những phân tích, đánh giá để tìm nguyên nhân của những thành công, thất bại trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo để từ đó nâng cao tính bền vững của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn thế nữa, mặc dù ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề lien quan đến xóa đói giảm nghèo nhưng các công trình chưa hoặc không nhấn mạnh vào giảm nghèo theo hướng bền vững. Vì vậy, “Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quan tâm đến việc trợ giúp nhân dân thoát khỏi đói nghèo là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta luôn đặt lên hàng đầu trong suốt gần 70 năm qua (từ tháng 9 năm 1945). Trải qua hai cuộc chiến tranh, sau một thời gian mắc một số sai lầm chủ quan, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó phải kể đến tình trạng một bộ phận nhân dân liên tục bị thiếu lương thực, bị đói trong thời gian dài. Trước thực tế đó, nhiều địa phương đã chủ động tìm cách cải thiện đời sống người dân mà đi đầu là Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1991), sau đó được triển khai trên diện rộng, lan tỏa ra nhiều địa phương khác và trở thành phong trào xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước. Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đến năm 1998, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt. Đây là lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sách được đưa vào lập kế hoạch thường kỳ và được thực hiện như một phần quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của các địa phương. Từ đó đến nay, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1998 - 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010 với những thành công nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13% năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng. Từ 2006 đến nay với việc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc ghi nhận và đánh giá cao; đã nâng cao đáng kế đời sống nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. 1 Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vững của công tác giảm nghèo. Nguy cơ tái nghèo rất cao, hơn nữa có nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… Thì ngay lập tức có hàng vạn hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo. Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền vững trong công tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của kết quả nghèo trong thời gian tới, tính theo giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bền vững trong xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, cũng như công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Cần có những phân tích, đánh giá để tìm nguyên nhân của những thành công, thất bại trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo để từ đó nâng cao tính bền vững của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn thế nữa, mặc dù ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề lien quan đến xóa đói giảm nghèo nhưng các công trình chưa hoặc không nhấn mạnh vào giảm nghèo theo hướng bền vững. Vì vậy, “Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo. Một số công trình như sau: Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng, luận án TS của nghiên cứu sinh Lê Thị Nghệ, Bộ NN và PTNT bảo vệ năm 1995 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội. 2 Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo mang tính vùng miền dầu tiên ở nước ta. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, luận án TS của nghiên cứu sinh Vũ Thị Biểu, Bộ LĐTB và XH, bảo vệ năm 1996 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Đóng góp: Đã đưa ra những đề xuất giảm nghèo thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tín dụng cho người nghèo các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nướ ta hiện nay, luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Trung Tăng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002. Đóng góp: Đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo. Shanks, Edwin, và Carrie Turk, 2002, "Policy Recommendations from the Poor", tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động chống nghèo đói, đưa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây bắc giai đoạn 2006 - 2010, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Ngô Xuân Quyết, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006. Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp xóa đói giảm nghèo mang tính khu vực. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khác bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của XĐGN. Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên các công trình đó đều nghiên cứu hoặc một phạm vi rất rộng hoặc đi vào nghiên cứu một lĩnh vực rất cụ thể của đói nghèo hay nghiên cứu đưa ra giải pháp mang tính đặc thù ở một vùng kinh tế hoặc tại một địa phương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu 3 một cách tổng thể về công cuộc giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính bền vững cao và định hướng chúng phục vụ những định hướng xuyên suốt, lâu dài phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước từ nay đến năm 2020. Đặc biệt, quan niệm, nội dung của thuật ngữ “giảm nghèo bền vững” cho đến nay vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học, mặc dù nó đã được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị và các nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề nghèo đói. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua. Tổng kết, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp tác động đến công tác giảm nghèo ở Việt Nam nhằm đạt hiệu quả giảm nghèo cao và bền vững trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. - Làm rõ sự cần thiết và tính tất yếu phải giảm nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững; những nhân tố ảnh hưởng đến giảm việc thực hiện công tác giảm nghèo và mục tiêu giảm nghèo bền vững. - Tìm hiểu kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giảm nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam. Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung. Nghiên cứu tính bền vững trong công tác giảm nghèo của Việt Nam. Nghiên cứu nguyên nhân tác động đến tính bền vững trong công tác giảm nghèo ở Việt Nam và những giải pháp để có thể thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. * Phạm vi nghiên cứu: Công tác giảm nghèo (qua việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án) cấp Trung ương. Trong đó tập trung vào việc giảm nghèo hướng đến đảm bảo tính bền vững, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1998 đến năm 2010 và xu hướng của công tác giảm nghèo đến năm 2015, 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, phương pháp so sánh, hệ thống hóa cũng được sử dụng để thực hiện mục đích của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo, giảm nghèo theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững của Việt Nam từ năm 1998 đến nay và rút ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo trong thời gian tới đạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giảm nghèo theo hướng bền vững. Chương 2: Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Lý luận chung về đói nghèo 1.1.1. Quan niệm về vấn đề đói nghèo, ngưỡng nghèo và các chỉ tiêu về mức độ nghèo 1.1.1.1. Quan niệm của một số tổ chức quốc tế và Việt Nam về vấn đề nghèo đói Mặc dù trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan niệm về nghèo đói được các thiết chế kinh tế quốc tế, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đưa ra. Mỗi một quan niệm đưa ra đều dựa trên những nguyên tắc và cách tiếp cận riêng về nghèo đói, song nhìn chung có thể chú ý vào một số quan niệm chủ yếu sau: Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa về nghèo đói như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại" - đây được coi là quan niệm đói nghèo tuyệt đối. Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số sống dưới 1 đô la Mỹ một ngày ở một số nước Đầu những năm 90 (%) Cuối những năm 90 (%) Trung Quốc 31.3 (90) 15.3 (2000) Mông Cổ 13.9 (95) Hàn Quốc dưới 2 (2000) Cam- pu- chia 48.3 (90) 35.5 (2000) Indonesia 20.6 (90) 8.3 (2000) Lào 53 (90) 34.6 (2000) Malaysia 0.5 (90) 0.0 (2000) Philipines 19.1 (90) 13.2 (2000) Thái Lan 12.5 (90) 5.2 (2000) Việt Nam 50.8 (90) 9.6 (2000) Ấn Độ 52.5 (92) 44.2 (97) Nguồn: Báo cáo năm 2002 của Liên hiệp quốc. 7 Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) - ông AbapiSen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng: "Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng". Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương". Đây có thể coi là một định nghĩa chung nhất về nghèo, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện những nét chính phổ biến về nghèo. Từ những quan niệm nói trên, có thể thấy rõ đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản như sau: - Đầu tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. - Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. - Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hay sức khoẻ. - Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói, không được tham gia và không có quyền lực của người nghèo. 8 Đối với Việt Nam, theo quan niệm thông thường thì nghèo đói dùng để chỉ cả tình trạng nghèo và tình trạng đói. Nhưng thực ra vấn đề nghèo và đói là hai vấn đề khác nhau: đói được hiểu là tình trạng không đủ nhu cầu về ăn; còn nghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu lại là các nhu cầu về phi lương thực thực phẩm như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Khi nghiên cứu về vấn đề nghèo theo cấp độ để xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình giảm nghèo cụ thể, chúng ta còn đưa ra và sử dụng các thuật ngữ như: hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo. Các nhà nghiên cứu và quản lý ở nước ta hiện nay cũng thừa nhận và sử dụng khái niệm nghèo do Uỷ ban Kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra nói trên và đây cũng là quan điểm của tác giả luận văn. Theo tác giả luận văn, đây là định nghĩa chung nhất về đói nghèo vì vậy khái niệm nghèo trong luận văn này được hiểu là: tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 1.1.1.2. Quan niệm về ngưỡng nghèo Khi nghiên cứu về vấn đề nghèo, cần có một thước đo cụ thể và phải bao hàm 3 yếu tố: Lựa chọn tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phúc lợi; Cần lựa chọn một ngưỡng nghèo: là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình nằm dưới mức đó sẽ bị coi là nghèo; Chọn ra một thước đo đói nghèo được sử dụng để phản ánh cho tổng thể hoặc một nhóm dân cư. Về tiêu chí nghiên cứu, khía cạnh tiền tệ của nghèo đói được phản ánh qua mức chi tiêu bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Tuy vậy, hiện tại số liệu về chi tiêu được xem là ưu việt hơn vì thu nhập chỉ làm tăng phúc lợi khi nó được sử dụng cho tiêu dùng chứ không phải tiết 9 kiệm hay trả nợ. Mặt khác, số liệu về thu nhập thường không chính xác, đặc biệt đối với Việt Nam. Về ngưỡng nghèo (hay còn gọi là chuẩn nghèo): Là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Hiện tại ở nước ta, ngưỡng nghèo được tính bằng tiền. Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo: - Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo) tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại. Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này là sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tối thiểu cho con người. Do vậy ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm và thường là thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác. - Ngưỡng nghèo tương đối (chuẩn nghèo chung): Được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng (ví dụ ngưỡng nghèo tương đối có thể là 50% mức thu nhập trung bình của cả nước). Trên bình diện quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối quốc tế cho các nước có thu nhập thấp là 1USD/ngày và cho các nước có thu nhập trung bình là 2 USD/ngày. Còn ở Việt Nam, để phân tích, đánh giá đói nghèo, chúng ta thường sử dụng 2 loại chuẩn nghèo sau: Thứ nhất, chuẩn nghèo do Tổng cục Thống kê xác định dựa trên các tiếp cận của WB. Theo cách tiếp cận này, ngưỡng nghèo về lương thực thực phẩm là 107.234 đồng/người/tháng vào năm 1998 và ngưỡng nghèo chung (được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản, 30% còn lại là các nhu cầu cơ bản tối thiểu khác) là 149.156 đồng/người/tháng. Thứ hai, chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB - XH) xác định mang tính chất tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu 10 [...]... quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói đến phát triển bền vững và giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững Ngược lại, phát triển kinh tế bền vững lại là cơ sở, điều kiện để giảm nghèo bền vững Để làm rõ quan niệm giảm nghèo bền vững, trước hết cần xem... sách, chương trình giảm nghèo phù hợp nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững và góp phần phát triển kinh tế xã hội 33 Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam từ 1998-2010 2.1.1 Tình hình giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 Phong trào xoá đói giảm nghèo được khởi nguồn năm 1993 ở hai địa phương... thể thấy được công tác giảm nghèo, kết quả giảm nghèo bền vững ở mức độ nào, trên cơ sở đó có những biện pháp để tăng tính bền vững của giảm nghèo 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững Hiệu quả và tính bền vững trong thực hiện giảm nghèo phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố Trong đó có những nhân tố thuộc về phía người nghèo, nhân tố từ chính sách, chương trình giảm nghèo, điều kiện kinhh... cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng, không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn, việc giảm nghèo sẽ không được bền vững Hai là, khi giảm nghèo bền vững. .. chủ nghĩa xã hội, có thể nói Việt Nam hoàn toàn có đủ tiền đề để giải quyết vấn đề nghèo đói một cách bền vững [3, tr.68] Giảm nghèo bền vững là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xóa sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một... trưởng kinh tế bền vững sẽ không những tạo ra nhiều của cải vật chất hơn mà còn luôn tạo ra những cơ hội mới để mọi người được tham gia hưởng lợi theo điều kiện riêng của mình, trên cơ sở tự do phát triển kinh doanh Mối quan hệ giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế, còn được thể hiện cụ thể hơn ở một số khía cạnh cơ bản như sau: 26 Một là, Giảm nghèo bền vững phải dựa trên cơ sở tăng trưởng... đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bài toán, bất cập nêu trên 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau - Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện,... cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có Theo PGS TS.Trần Đình Thiên - Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam: “không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước,... cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm Từ năm 1992 đến năm 1998, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3% Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng diễn ra ngày càng gay gắt, tỷ lệ đói nghèo chung có xu hướng giảm dần, song mức độ trầm trọng, độ sâu của nghèo đói ngày càng tăng ở các... triển bền vững và tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia Giảm nghèo bền vững không chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo đảm ổn định chính trị- xã hội mà còn là tiền đề cho phát triển kinh tế Do vậy có thể nói, giảm nghèo bền vững và tăng trưởng kinh tế bền vững có mối quan hệ biện chứng với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc [12, tr.46-47] 1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước và khả . của giảm nghèo theo hướng bền vững. Chương 2: Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp giảm nghèo theo hướng bền. xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp tác động đến công tác giảm nghèo ở Việt Nam nhằm đạt hiệu quả giảm nghèo. vấn đề chung về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Quan niệm về giảm nghèo bền vững Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững là gì. Tuy

Ngày đăng: 20/07/2014, 17:04

Mục lục

  • 2.2. Những đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững

    • Thứ tư: Việc theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan