sự phát triển của thị trường chứng khoán của việt nam & ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế

29 400 0
sự phát triển của thị trường chứng khoán của việt nam & ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM & ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. I. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1. Thị trường tài chính: Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính (TTTC). Như chúng ta đã biết, TTTC là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người thừa vốn sang những người thiếu vốn. Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của TTTC là tất yếu khách quan. TTTC được phân loại thành các thị trường bộ phận căn cứ theo nhiều tiêu thức khác nhau. Căn cứ theo phương thức huy động vốn: TTTC bao gồm thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Thị trường nợ là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các công cụ nợ. Các công cụ này có thời hạn xác định, có thể là ngắc hạn, trung hạn hay dài hạn. Thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu, giấy xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, TTTC đươc chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiện tệ là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 1 năm) được mua bán. Thị trường vốn là thị trường giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn (gồm các công cụ vay nợ dài hạn và cổ phiếu). Căn cứ vào tính chất việc phát hành các công cụ tài chính, TTTC được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành là thị trường trong đó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên. Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thi trường thứ cấp làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng và tính sinh lợi cao hơn và do đó 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 2. Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK) là hình ảnh đặc trưng của TT vốn, tức là giao dịch tất cả các công cụ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Phân loại TTTC theo thời gian lưu chuyển vốn Đồng thời, TTCK là hạt nhân trung tâm của TTTC, tức là giao dịch cả các công cụ nợ: trái phiếu, tín phiếu và các công cụ sở hữu như cổ phiếu. Phân chia TTTC theo hình thức huy động vốn Thị trường chứng khoán CK ngắn hạn CCTC trung, dài hạn TT tiền tệ TT Vốn Thị trường chứng khoán TT trái phiếu TT cổ phiếu TT nợ TT Vốn cổ phần 3 a, Khái niệm chung và phân loại thị trường chứng khoán: Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm về khái niệm chung cho TTCK, trong Giáo trình TTCK đưa ra khái niệm: TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của TTCK chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Có nhiều tiêu chí khác nhau phân loại TTCK: Theo loại hàng hoá giao dịch, người ta có thể phân chia TTCK thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn xuất. Trong đó thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là trái phiếu. Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Thị trường công cụ dẫn xuất là nơi các chứng khoán phát sinh được mua và bán: như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn… Theo quá trình luân chuyển vốn TTCK được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên với giá phát hành. Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi các chứng khoán nhằm thu lời, giá cả ở thị trường này định giá các công ty. 4 Trên thực tế TTCK được tổ chức theo 2 hình thức: thị trường tập trung (sở giao dịch) và thị trường phi tập trung (OTC). Tại Sở giao dịch, người bán và người mua gặp nhau tại một địa điểm nhất định để giao dịch dưới sự quản lí chặt chẽ của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Tại thị trường OTC, không có địa điểm chính thức chủ yếu thông qua điện thoại hoặc mạng nhưng khối lượng giao dịch lớn hơn nhiều so với Sở giao dịch. b. Các chủ thể tham gia TTCK: Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK được chia làm ba nhóm chính: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hành hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Các Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian. Chủ thể đầu tư là những người có tiền, là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư mua bán chứng khoán với mục đích kiếm lời. Các tổ chức có liên quan bao gồm tổ chức giám sát- quản lí, tổ chức lưu kí CK, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, các công ty đánh giá độ tín nhiệm. c. Vai trò của TTCK: * Vai trò tích cực: TTCK, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn 5 tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải tỏa tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh cong bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giưẫ sở hữu và quản lưyư doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doạnh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lưí chuyên trách cũng tăng theo. TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế thông tin haòn hảo khả năng giám chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lí, tạo điều kiện kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lí và những người làm công. Hiệu quả của quốc tế hóa TTCK. Việc mở ra của TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đòng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. *Vai trò tiêu cực: Ngoài những tác động tích cực trên đây, TTCK cũng có những tác động tiêu cực nhất định. TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà 6 đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và sử lí thông tin. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thàng cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả nguồn lực. Một số tiêu cực khác của TTCK như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của các nhà quản lí thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo cho tính hiệu quả của thị trường. Như vậy, vai trò của TTCK được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của TTCK có thực sự được phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào chủ thể tham gia thị trường và quản lí của Nhà nước. II. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trên thế giới. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buôn bán của Phương Tây, các thương gia thướng tụ tập ở một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hàng hóa như nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Điểm đặc biệt ở đây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hóa thật. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi, mua bán ngay hoặc cho tương lai. Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự trở thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày. Trong các phiên họp chợ tại đây các thương gia thống nhất với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó. Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ 15. Sự hình thành thị 7 trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và một số thị trường khác. Sự hình thành thị trường chứng khoán đầu tiên tại Vương quốc Bỉ. Năm 1453, tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố Bruges có một bảng hiệu vè 3 túi da và chữ Bourse tượng trưng cho 3 nội dung của thị trường: Thị trường hàng hóa, thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán động sản; chữ Bourse có nghĩa là “mậu dịch thị trường”. Đến năm 1547, thị trường ở đậy bị sụp đổ do cửa biển Evin – nơi dẫn các tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất. Tuy nhiên, vào năm 1531, thị trường này đã được dời tới thành phố cảng Anvers (Bỉ), từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị trường như vậy cũng được thành lập ở London vào thế kỷ 18 và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, Y và một số nước Bắc Âu và Mỹ Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến “ngày thứ năm đen tối”, 29-10- 1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính 19-10-1987, “ngày thứ hai đen tối”, một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sau 2 năm, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường. Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới, thị trường chứng khoán được hình thành theo 2 cách: TTCK được hình thành một cách tự phát phù hợp với kinh tế thị trường; TTCK được hình thành với sự hỗ trợ của Nhà nước. Đối với các 8 quốc gia thuộc khu vực Châu á, TTCK được hình thành một cách có y thức với sự hỗ thợ ngay từ ban đầu của Nhà nước. Để TTCK được xây dựng ổn định và tăng trưởng nhanh, Chính phủ của mỗi nước đã có những chủ trương, chính sách cụ thể và bước đi phù hợp để hình thành các điều kiện về kinh tế, pháp lí, kỹ thuật, nhân lực một cách đầy đủ và đồng bộ. Kinh nghiệm của nhiều nước Châu Á cho thấy, việc tạo môi trường pháp lí đầy đủ và phù hợp là yếu tố rất quan trọng làm cho TTCK có thể duy trì và phát triển. Nói chung, luật pháp ở các nước này được ban hành từng bước phù hợp với giai đoạn phát triển của TTCK. Với quan điểm điều hành TTCK rất linh hoạt, nhà nước Hàn Quốc đã có những thay đổi phù hợp với thực tế để điều chỉnh trong khuôn khổ pháp lí, nhằm giải quyết được yêu cầu của TTCK, đồng thời tránh được xu hướng cứng nhắc, bị động… ở Trung quốc, từ năm 1990 chính phủ đã soạn thảo luật và thành lập cơ quan Nhà nước về quản lí TTCK. Ngoài ra còn đề ra nhiều chính sách khác nhau, tác động trực tiếp đến TTCK như chính sách tín dụng ưu đãi, tư nhân hóa doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài… Về mô hình một số nước châu Á cũng đã thành công trong việc xây dựng mô hình cho TTCK như Hàn Quốc từ năm 1998 có khoảng 95% khối lượng giao dịch và thực hiện lệnh ở Sở Giao dịch chứng khoán, đã được tự động hóa. Sở GDCK Trung quốc cũng được tự động hóa khâu giao dịch và thanh toán. ở các nước này, xu hướng thống nhất các Sở Giao dịch chứng khoán với nhau để hình thành một thị trường chứng khoán thống nhất đã trở nên rõ ràng. Cách làm này vừa thực hiện được năng lực sẵn có, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa và tích kiệm chi phí. Quá trình mở cửa TTCK được áp dụng ở các nước châu Á cũng là kinh nghiệm tốt, mang lại hai lợi ích : Sở giao dịch chứng khoán thu được nhiều phí giao dịch hơn, nhờ tăng hoạt động giao dịch của các đối tác nước ngoài; Việc lưu thông nguồn vốn giữa trong nước và quốc tế, có tác dụng tốt trong việc tận 9 dụng tiềm năng vốn trong nước và quốc tế TTCK của các nước đang phát triển đã thực hiện việc mở cửa để thu hút vốn nước ngoài. Các nước phát triển TTCK thành công như Hàn quốc, Thái lan, Trung quốc đều áp dụng chính sách khuyến khích các công ty niêm yết ở sở GDCK. Ví dụ như Hàn quốc đã phát triển thị trường vốn, trong đó thực thi một loạt các biện pháp khuyến khích các công ty ra công khai ở TTCK như cho phép sử dụng chứng khoán của công ty niêm yết là phương tiện đặt cọc hay bảo lãnh thanh toán với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước; có chế độ ưu đãi cho công ty niêm yết trên TTCK, tiếp cận dễ dàng với ngân hàng… đồng thời, để tăng nguồn cung cấp hàng hóa cho TTCK, nhà nước các nước này đã đẩy mạnh cổ phần hóa và khuyến khích các công ty đăng kí giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán; giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa; giảm các loại thuế hành chính liên quan đến việc phát hành và mua bán chứng khoán cho các công ty có chứng khoán đăng kí trên thị trường. Trong những năm qua, TTCK Trung quốc đã tạo nguồn hàng hóa phong phú với các cổ phiếu B,H,N cho người nước ngoài và có cơ chế tự điều hành, do Nhà nước quản lí. Kinh nghiệm của Singgapo và Indonêxia như thành lập TTCK không chính thức để khuyến khích việc phát triển cổ phiếu ra công chúng. để nâng cao năng lực của trung tâm giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán, chính phủ các nước này đã áp dụng phổ biến công nghệ thông tin và tổ chức quản lí TTCK. 2.Lịch sử phát triển và hình thành TTCK ở Việt Nam. 2.1. Các điều kiện khách quan và chủ quan hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán có thể ra đời và hoạt động bình thường khi các hội tụ đủ các điều kiện tất yếu về kinh tế, chính trị, xã hội. Các yếu tố đó ở Việt Nam được thể hiện như sau: Về mặt kinh tế: Thứ nhất, Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vừa tạo điều kiện vừa đặt ra yêu cầu phải xây dựng thị trường chứng 10 khoán. Một loạt các cải cách quan trọng được tiến hành đã từng bước tạo điều kiện làm xuất hiện thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng như: Việc cổ phần hoá và chuyển các DNNN sang chế độ hạch toán kinh doanh làm xuất hiện các yếu tố đầu tiên của TTCK như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu ; Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật như Hiến pháp 1992, Luật Đất Đai, Luật Đầu tư nước ngoài,Luật thuế, Luật Doanh nghiệp từng bước pháp lý hoá các quyền về tài sản tạo điều kiện phát triển đồng bộ các thị trường trong đó có TTCK; quá trình mở cửa nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đòi hỏi phải hoàn thiện thị trường vốn, đặc biệt là xây dựng TTCK để đáp ứng yêu cầu lưu động vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời của TTCK VN là nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 10 năm của thập niên 1990 luôn ở mức cao, lạm phát được kiềm chế, đó chính là điều kiện tiên quyết để TTCK vận hành và phát triển tốt. Thứ hai, Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhu cầu vốn khổng lồ của nó là động lực thúc đẩy TTCK phát triển. Các kênh huy động vốn truyền thống như Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tỏ ra không bao quát hết các yêu cầu về vốn. Do đó, yêu cầu thúc bách đặt ra là phải có hình thức huy động hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước- đó chính là TTCK. Thứ ba, quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần với tư cách là chủ thể phát hành chứng khoán ở VN- đây là yếu tố căn bản đề duy trì và phát triển TTCK. Với số lượng các công ty cổ phần không nhỏ (tính đến thời điểm 31/2/2001, có 1457 công ty cổ phần) TTCK VN có thể nói đã có cơ sở ban đầu cung cấp hàng hoá cho thị trường giao dịch thứ cấp. Tuy nhiên hệ thống công ty cổ phần vẫn chưa sẵn sàng hoà nhập với TTCK. Thứ tư, lượng tiền tiết kiệm của dân cư Việt Nam có xu hướng tăng dần với đà tăng trưởng và mở cửa của nền kinh tế cộng với lượng ngoại tệ không nhỏ từ Việt kiều và những người làm ăn ở nước ngoài chuyển về đã tạo ra tiềm năng đầu tư vào Chứng khoán. Về mặt xã hội: Một là,ở thập niên 90 Việt Nam đã cơ bản tạo được một môi trường chính trị xã hội ổn định, đây cũng là một điều kiện để thị TTCK ra đời [...]... phát triển của ngành mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung Vì vậy, định hướng và các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ; chưa coi việc phát triển thị trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thêm vào đó, một nguyên nhân căn bản gây ra sự cản trở cho sự phát triển TTCK Việt Nam là do... hậu” của Việt Nam so với khu vực và thế giới 2.2 Cơ sở thành lập và những vấn đề sự kiện nổi bật qua 5 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường , hình thành đồng bộ các loại thị trường theo định hướng XHCN, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 1990, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và xây dựng đề án phát triển. .. chính phát triển một cách vững chắc và đầy đủ nhất, góp phần tăng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế Nhưng nếu TTCK không được phát triển và hoạt động trong những điều kiện tốt nhất thì ngược lại, nó sẽ làm cản trở sự phát triển kinh tế và gây xáo trộn trong hệ thống tài chính Sau 5 năm hoạt động, TTCK Việt Nam vừa xây dựng vừa hoàn thiện từng bước nên khó tránh khỏi những hạn chế, vì vậy đóng góp của. .. 5 năm hoạt động của TTCK Việt Nam: - Ngày 26/6/2001, UBCKNN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO) đánh dấu bước tiến trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới - Ngày 11/6/2003, Hiệp hội các tổ chức kinh doanh chứng khoán VN chính thức thành lập theo Quyết định số 29/2003/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, góp phần định hướng thị trường hỗ trợ quản... hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp niêm yết từ 30% lên 49% với hy vọng TTCK sẽ đón nhận thêm sức cầu mới từ nhà ĐTNN Với tình hình bối cảnh còn nhiều khó khăn thì những kết quả nói trên về hoạt dộng của TTCKVN là đáng khích lệ, góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó thị trường vốn, TTCK là định chế bậc cao của kinh tế thị trường. Tuy nhiên không thể nói Việt. .. tổ chức thị trường 24 TTCK Việt Nam hiện nay hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của UBCK thông qua Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Tuy nhiên cho đến bây giờ hoạt động của các tổ chức này thực sự vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, vai trò và sức mạnh của mình Trong tương lai, chúng ta cần nâng cao sức mạnh của UBCK, xây dựng phát triển trung... chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài Nguyên nhân là TTCK còn nhiều bất cập về hệ thống pháp luật và đặc biệt là vấn đề minh bạch hóa thông tin Nói tóm lại, sau 5 năm đi vào hoạt động, những mặt TTCK Việt Nam đạt được còn rất khiêm tốn Chính vì vậy nó chưa phát huy hết vai trò và tác dụng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế còn nhỏ... thị trường giữa UBCKNN và các tổ chức tự quản chưa rõ ràng Đảng và Chính phủ chủ trương phát triển hệ thống thị trường tài chính, trong đó có thị trường vốn, TTCK; tuy nhiên trong điều hành thực tiễn thì hệ thống thị trường bị chia cắt: thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, thị trường bảo hiểm do Bộ Tài chính điều hành, TTCK do UBCKNN giám sát Các Bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển. .. sát thị trường, nhưng vai trò Nhà nước chỉ dừng lại ở việc ban hành Luật và giám sát thi hành Luật Luật ở đây cũgn được xây dựng thông qua hiệp hội chứng khoán Điều này giúp cho TTCK của họ có được những quyết định mang tính khách quan Bởi vì, một mặt là bàn tay áp đặt chủ quan của Nhà nước, một mặt ý kiến khách quan của thị trường tác động đến nền kinh tế ậ Việt Nam, hiệp hội chứng khoán chưa thực sự. .. của trung tâm giao dịch chứng khoán là một nhu cầu cần thiết nhằm giới thiệu và tăng uy tín TTCK Việt Nam trên trường quốc tế và khẳng định sự tồn tại của TTCK Việt nam trên hệ thống quốc tế Đặc biệt điều này giúp cho việc chuyển tiền vào và ra cho các tài khoản của nhà đầu tư được tự động hóa, dễ dàng thanh toán quốc tế hơn Thứ năm, Chính phủ cần phải xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành . 1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM & ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. I. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1. Thị trường tài chính: Thị trường chứng khoán. cho việc phát hành trên thị trường sơ cấp. Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. 2. Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán (TTCK). tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó. Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ 15. Sự hình thành thị 7 trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối

Ngày đăng: 20/07/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan