CÁI ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI LÝ TRẦN

27 674 1
CÁI ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI LÝ TRẦN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nói đến Phật giáo chúng ta không thể không nói đến Phật giáo thời Lý – Trần. Đây là thời kỳ mà có thể cho là cục thịnh nhất trong quá trình Phật giáo tồn tại ở Việt Nam. Song song với sự phát triển của Phật giáo thời bấy giờ, nền văn học Việt Nam cũng đƣợc khơi nguồn từ đó.

CÁI ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI LÝ TRẦN Thích Nữ Hạnh Thuận PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến Phật giáo chúng ta không thể không nói đến Phật giáo thời Lý – Trần. Đây là thời kỳ mà có thể cho là cục thịnh nhất trong quá trình Phật giáo tồn tại ở Việt Nam. Song song với sự phát triển của Phật giáo thời bấy giờ, nền văn học Việt Nam cũng đƣợc khơi nguồn từ đó. Toàn bộ những tác phẩm văn thơ Lý – Trần đều toát lên một sự giải thoát tự tại, chứa đựng những triết lý sâu xa nhƣng rất gần gũi với con ngƣời. Bằng những việc làm, sự nhập thể tích cực của các vị thiền sƣ, các vua quan là những Phật tử thuần thành đã đƣa văn thơ Lý – Trần vào lòng dân tộc. Qua những bài thơ chúng ta thấy chính phong cách sống của quý ngài đã tạo nên cái đẹp của Phật giáo với tinh thần “nhập thế mà không trụ thế”. Bằng tƣ tƣởng bình đẳng, vô ngã, vị tha các vị đã góp nhặt và thể hiện qua những áng văn thơ tuyệt đẹp. Ngoài ra các ngài đã biết kết hợp chọn lọc và dung hoà các hệ tƣ tƣởng với nhau, tìm tòi những cái riêng để tạo thành một cái chung cho dân tộc. Đây chính là nét độc đáo mà chúng ta có thể tìm thấy ở thời đại Lý – Trần mà không thể tìm thấy ở một thời đại náo khác. Đọc những tác phẩm văn thơ Lý – Trần chúng ta cảm thấy có một cáo gì đó rất thâm thuý nhƣng cũng rất nhẹ nhàng. Tìm lại nét đẹp trong thơ Lý – Trần chính là tìm lại phong cách sống của các thiền sƣ, cái đẹp đó thể hiện qua những bài thơ, những bài văn đã đi sâu vào lòng dân tộc và đó cũng chính là lý do vì sao ngƣời viết chọn đề tài này. Nhƣng vì kiến thức ngƣời viết còn hạn hẹp cho nên không sao tránh khỏi những sai sót trong khi viết, dù đã hết sức cố gắng. Ngƣời viết mong đƣợc quý vị hoan hỷ và chỉ bảo thêm. 2. Phƣơng thức nghiên cứu Đây là một đề tài khá rộng và nội dung chủ yếu là nói về cái đẹp của Phật giáo qua những tác phẩm văn thơ Lý – Trần. Cho nên khi viết ngƣời viết chỉ chú trọng đến những tài liệu có liên quan đến cái đẹp. Tuy nhiên cái đẹp đó đều đƣợc thể hiện qua các hành động, phong cách sống của các vị Thiền sƣ, các vị Vua thời Lý – Trần. Cho nên khi viết ngƣời viết cũng có khái quát một đôi nét về tiểu sử của các vị Vua và lịch sử đất nƣớc Việt Nam trong thời Lý – Trần. Tất cả những tài liệu mà ngƣời viết sử dụng đều, không ngoài những phạm vi những tác phẩm liên quan đến thời Lý – Trần. 3. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Cái đẹp của Phật giáo trong thời Lý – Trần”. Cho nên ngƣời viết trình bày nội dung gồm ba chƣơng : Chƣơng I : Quá trình du nhập của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ 14. Chƣơng II : Những nét đẹp của Phật giáo Việt Nam đƣợc khơi nguồn qua văn thơ Lý – Trần. Chƣơng III : Phật giáo Lý – Trần với tinh thần dung hoà các hệ tƣ tƣởng. Tuy nhiên vì đề tài có liên quan đến cái đẹp cho nên ngƣời viết chỉ chú trọng nhiều đến chƣơng II và III. Đó là nội dung chính của đề tài. 4. Ý nghĩa mục đích và tính thực tiễn : Cái đẹp luôn là mục tiêu hƣớng tới của con ngƣời. Trong cuộc sống cái đẹp của con ngƣời không phải là những hình thức bên ngoài, mà cốt yếu là ở nhân cách đạo đức. Tuy nhiên những cái đó rồi cũng mất dần thƣo thời gian. Với Phật giáo cái đẹp ở đây là sự trƣờng tồn, vĩnh cửu. Cho nên đề tài này có một ý nghĩa rất thiết thực cho cuộc sống, bởi chính có những cái đẹp đƣợc xây dựng trên tinh thần bình đẳng, lợi tha, vô ngã … là cái đẹp vĩnh cửu nhất. Khi viết đề tài này ngƣời viết không ngoài mục đích là muốn khơi nguồn lại một thời vàng son của Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý – Trần và đồng thời giúp ngƣời viết hiểu rõ hơn vè tƣ tƣởng của các vị Thiền sƣ. Qua những phong cách, những tƣ tƣởng đó cũng là lợi ích phần nào cho cuộc sống tu tập. DẪN NHẬP Theo dòng thời gian ngƣời Việt nam chúng ta càng ngày càng nhận thức thấu đáo hơn về giá trị của văn hoá Phật giáo trong nền văn hoá chung của dân tộc. Muốn hiểu sâu về văn hoá dân tộc không thể không hiểu sâu về văn hoá Phật giáo. Trong văn hoá Phật giáo có văn học Phật giáo. Văn học Phật giáo là một bộ phận cấu thành văn học Phật giáo dân tộc. Phật giáo Việt nam trãiqua nhiều biến thiên lịch sử, tồn tại trong một quốc gia chịu nhiều tang tóc chinh chiến, nhƣng vẫn có những nét đặc thù riêng lẽ từ kiến trúc hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật, văn chƣơng cho đến những câu hò điệu lý… đều xuất phát từ tinh hoa Phật giáo. Đạo Phật đi vào lòng ngƣời ở thời Lý Trần bằng tất cả sự nghiệp, tƣ tƣởng, lời nói, hành động của các vị Vua, Thiền sƣ.g thời đại ấy đèu thấm nhuần giáo lý Phật giáo nên họ đã hình thành một cuộc sống tốt đẹp đƣa đ ất nƣớc đến đỉnh cao của sự phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên lật lại những trang sử của những ngày ấy chúng ta cũng thấy đƣợc lịch sử đất nƣớc Việt nam đƣợc hình thành nhƣ thế nào. Lịch sử của Việt nam là lịch sử của chiến tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó hẳn là tiếp nối của những tráng ca và bi ca. Trên cơ sở văn minh sông Hồng và nền văn hoá Đông Sơn, một nhà nƣớc Việt nam đƣợc hình thành trong phôi thai. Nhƣng lịch sử Việt nam không đƣợc viết lên trang đầu bằng sự phát triển kinh tế mà trang đầu của nósớm vẽ lên những gƣơm đao chống quân xâm lƣợc nhà Hán, Trung Hoa. Kể từ đó đất nƣớc Việt Nam phải chịu ách đô hộ hàng ngàn năm trải qua không biết bao nhiêu đau thƣơng tang tóc. Nhƣng cũng từ mảnh đất hoang tàn ấy dân tộc Đại Việt đã khôi phục mạnh mẽ, hồi sinh những tiềm năng , làm thay đổi bộ mặt đất nƣớc. Một mặt khôi phục những giá trị tinh thần truyền thống, mặt khác đón nhận những tinh hoa, văn hoá nƣớc ngoài, chuyển hoá nó, dung hoà với cái vốn có của mình để làm thành một nền văn hoá phong phú, đa dạng có bản sắc góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc ngày một đi lên. Đã qua rồi những giông tố bão bùng, bầu trời lại trong xanh hơn. Đất nƣớc chúng ta đang chuyển mình vào thiên niên kỷ mới, nhƣng không vì thế mà chúng ta bỏ qua đi thời đại vàng son .Và hơn bao giờ hết chúng ta cần làm sống lại những dòng văn học cổ – Trung đại, nền văn học Lý- Trần khơi lại một thời đại Phật giáo thịnh hành. Phật giáo Việt Nam qua những tác phẩm thơ Lý- Trần đã tự hoàn thiện .Thời đại mà con ngƣời và văn chƣơng hợp thành một. Xã hội đƣơng đại và con ngƣời thời Lý- Trần hoà quyện vào nhau. Thơ văn là quan điểm, là hiện thân của nhân dân. Điều đáng nói nói ở đây là Phật giáo là quốc giáo đã ho nhập vào lòng dân tộc , đƣa đất nƣớc song song với đạo Phật đi lên . Để vƣợt qua những tín ngƣỡng thần bí siêu nhiên , những nhà Vua Thiền Sƣ đã tiếp nhận và đemnhững điều hay, ý đẹp vun đắp cho thực tại làm tăng thêm sức mạnh ý thức đối lập tự lực, tự cƣờng của dân tộc, đồng thời giúp chúng sự đóng góp của Phật giáo đối với việc xây dựng và phát triển đất nƣớc. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ XIV. Đạo Phật từ Aán Độ du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ thứ II. Trong những năm đầu của Công nguyên các thƣơng nhân hàng hải ở Aán Độ qua miền Viễn Đông để mua hàng hoá, gỗ, trầm hƣơng, vàng Đạo Phật đã theo những đoàn khách buôn bằng đƣờng thuỷ băng qua Srilanka, Java, Indonesia, Aán Độ và Trung Hoa. Ngay từ khi mới du nhập đạo Phật đã đƣợc ngƣời Việt Nam đĩn nhận và trở thành một nền văn hĩa đặc sắc của dân tộc. Trong suốt hơn hai mƣơi ngàn năm đất nƣớc chúng ta chịu biết bao thống khổ vớí bao đổi thay thăng trầm, nhƣng đạo Phật không vì vậy mà thay đổi. Luôn đồng cam cộng khổ vớí vận mệnh thăng trầm của đất nƣớc, vớí công cuộc chống ngoại xâm cũng nhƣ sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, mở mang bờ cõi. Trong mọi hoàn cảnh nào Phật giáo luôn luôn có mặt trong sức sống của nền văn hoá cũng nhƣ trong công cuộc chống xâm lăng. Về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ đầu cơng nguyên đến thế kỷ thứ XIV chúng ta cĩ thể khái quát qua các giai đoạn sau: Giai đoạn I: Từ giữa thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III. Có thể nói ở giai đoạn này sự du nhập của Phật giáo nhƣ một tôn giáo, mở ra hai con đƣờng là Thiền tông và Tịnh độ tông. Giai đoạn II :Từ thế kỷ thế VI đến thế kỷ thứ X Đây là thời kỳ Phật giáo đặt nền móng xây dựng và phát triển. Với hai thiền phái chính là Tỳ Ni Đa Lƣu Chi vàVô Ngôn Thông đã khẳng định sự hiện hữu của Phật giáo nhƣ là một tôn giáo không thể thiếu trong lòng dân tộc. Phật giáo đƣa con ngƣời hƣớng đến một đời sống tâm linh thánh thiền , biết phân biệt thiện , ác. Giai đoạn III : Từ cuối thế kỷ thứ X đến cuối thế kỷXIV( tức cuối đời Trần) Đây là thời kỳ Phật giáo phát triển cực thịnh. Trong giai đoạn này có thể xem Phật giáo nhƣ là một quốc giáo của dân tộc Việt nam .Điểm đặc biệt của giai đoạn này là sự thống nhất của các thiền phái và lập nên các phái Thiền ở Trúc Lâm và Yên Tử. Với sự nhiệt thành của Trần Thái Tơng và Tuệ Trung Thƣợng Sỹ , khai sơn đệ nhất tổ là Thiền sƣ Hiện Quang và tổ thứ hai là Thiền sƣ Viên Chứng hiệu Trúc Lâm là vị thầy của vua Trần Nhân Tơng đƣợc vua tơn xƣng là Quốc Sƣ. Đạo Phật có thể nói là một tôn giáo rất dễ gần gũi, luôn uyển chuyển trong mọi thời đại, mọi tình huống. Thế cho nên các Thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi , Vô Ngôn Thông dù có mang màu sắc Phật giáo của Aán Độ hay Trung Hoa ƣng khi vào Việt Nam thì nhanh chóng thể nhập, dung hoà gần gũi với đời sống dân tộc. Đó cũng chính là đặc điểm nổi bật của Phật giáo trong suốt quá trình du nhập v phát triển.Trần : Nhờ sự phát triển của mƣời thế kỷ trƣớc, nên khi đất nƣớc đƣợc độc lập, Phật giáo Việt nam càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Phật giáo lúc này không chỉ ảnh hƣởng lớn trong đời sống tâm linh, đời sống văn hoá của dân tộc mà còn chi phối đến chính trị, xã hội… Phật giáo có lúc chiếm vị trí độc tôn ở các triều đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý và đầu đời Trần, và có lúc đƣợc coi nhƣ là một quốc giáo, các vị vua, quan và dân hầu hết là những Phật tử thuần thành đều đến chùa quy y, tụng kinh sống một đời sống có giơí luật cho nên nhân dân thời đại này đƣợc coi là thời đại thái bình nhất. Tất cả đều thể hiện đƣợc tinh thần bình đẳng, tƣơng thân tƣơng ái. Chính những cái này đã làm cho Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Và những nhân cách cao đẹp , những tấm lòng vị tha đó mà triều đại Lý- Trần đã trị vì đất nƣớc trong gần 400 năm 1.2.1 Phật giáo thời nhà Lý Sau khi thoát khỏi ách đô hộ Bắc thuộc đất nƣớc Việt Nam đƣợc độc lập, tự chủ tiến bƣớc trên con đƣờng phát triển xã hội. Vào triều đại nhà Lý( 1010-1225)xã hội Việt Nam tiến tới ổn định hoàn toàn. Bộ máy nhà nƣớc Trung ƣơng tập quyền đƣợc củng cố vững chắc. Bộ Luật Hình Thƣ đầu tiên đƣợc viết thành văn hồn chỉnh. Nền kinh tế nông, công thƣơng nghiệp đƣợc phát triển. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc nhà Tống(1075-1077) thắng lợi vẻ vang. Song song với bƣớc tiến xã hội, Nho giáo cố vƣơn lên, tác động vào hệ tƣ tƣởng và đời sống tinh thần của nhân dân, tranh giành ảnh hƣởng vớí Phật giáo nhất là những thập ky ũcuối đời Lý. Nhƣng vớí tài ba lỗi lạc của các Thiền Sƣ, lòng kính tin Phật pháp của triều đình, quan lại và quần chúng, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh đỉnh cao trong thời đại nhà Lý.  Lý Thái Tổ (1010-1225) Lý Thái Tổ tên huý là Lý Công Uẩn, con nuôi của sƣ Lý Khánh Vân chùa Cổ Pháp. Thuở nhỏ thọ giáo với Thiền sƣ Vạn Hạnh, lớn lên theo Thiền sƣ vào Hoa Lƣ làm quan dƣới triều Lê đƣợc giữ chức “ Tả thân vệ điền tiền chỉ huy sứ “. Trị vì triều đại này bấy giờ là vua Lê Long Đỉnh (Lê Ngoạ Triều) nhƣng vì vị vua này ăn chơi trác táng, hoang dâm vô độ, suốt ngày chỉ lo hƣởng những dục lạc trong cung mà không lo đến đời sống dân chúng, cho nên khi Lê Ngoạ Triều băng hà Lý Công Uẩn đƣợc quan đại thần Đào Cam Mộc cùng với Thiền Sƣ Vạn Hạnh suy tôn làm Hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên (1010) đóng đô ở Thăng Long ( Hà Nội) . Xuất thân ở chốn thiền môn và đƣợc sự huấn dục của Thiền Sƣ Vạn Hạnh nên vua Lý Thái Tổ hết lòng sùng kính Phật giáo. Năm Thuận Thiên thứ 15 (1024) nhà vua tổ chức giảng dạy Phật pháp ngay trong nội thành để tiện việc cho dân chúng lui tớí nghe pháp và vua đã thỉnh Thiền Sƣ Vạn Hạnh làm Quốc sƣ, suy tôn Phật giáo là quốc giáo. Cũng trong giai đoạn này các Thiền Sƣ thuộc hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi và Vô Ngôn Thông đã thực sự dấn thân vào các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị… đế góp phần xây dựng đất nƣớc ngày một phát triển. Qua những sự kiện trên chúng ta thấy rằng Phật giáo trong thời Lý rất thịnh, trải qua 215 năm trị vì với tám đời vua, triều đại Lý đã chỉnh đốn lại Phật giáo, xây dựng rất nhiều chùa chiền, đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đạo pháp dân tộc. Phật giáo đã chiếm vị trí độc tôn. Các lĩnh vực văn hóa, học thuật, chính trị lúc bấy giờ đều nằm trong Phật giáo. 1. 2.2 Phật giáo thời nhà Trần (1226-1400 ) Vào đầu thế kỷ XIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đƣờng dần dần sát nhập thành một, do ảnh hƣởng lớn của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thƣợng Sĩ đã đƣa đến sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở núi Yên Tử là thiền phái duy nhất của đời Trần. Thời Trần đƣợc coi là Phật giáo Nhất Tông tức là thời đại của một “ Phật Giáo Duy Nhất”. Tông phái này xuất phát từ núi Yên Tử mà vị tổ khai sơn là Thiền Sƣ Hiện Quang, Thiền Sƣ Viên Chứng hiệu Trúc Lâm Thầy của Trần Thái Tông là vị tổ thứ hai của phái Yên Tử đƣợc vua tôn xƣng là Quốc sƣ. Trần Thái Tông (1218-1277) Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, chồng Chiêu Thánh ( tức Lý Chiêu Hoàng), lên ngôi năm 8 tuổi lấy hiệu là Trần Thánh Tông là vị khai sáng đời Trần, vì còn nhỏ tuổi nên mọi việc đều do Trần Thủ Độ đảm trách. Năm 1327 khi Thái Tông 20 tuổi, Hoàng hậu Chiêu Thánh mớí 19 tuổi cả hai chƣa có con để nối dõi. Trần Thái Tông bị ép bỏ Chiêu Thánh để lấy Thuận Thiên vợ của anh là Trần Liễu( Thuận Thiên lúc đó đang mang thai) lập Thuận Thiên làm Hoàng hậu để sau vài tháng Thái Tông sẽ có con để nối dõi, vì bị ép bỏ ngƣời yêu để lấy chị dâu, không hợp đạo lý Trần Thái Tông buồn nản khổ đau cho nên vào lúc 10 giờ đêm mồng ba tháng tƣ năm Bính Thân vua trốn lên núi Yên Tử. Khi đến chùa Hoa Yên, Vua vào báo yết Đại Sa Môn Trúc Lâm, với vẻ ung dung mừng rỡ Đại Sa Môn nói với Trần Thái Tông : “Lão tăng ở chốn sơn lâm lâu ngày, xƣơng cứng mắt gầy, ăn rau răm , nhai hạt dẻ, uống nƣớc suối, quen vui với cảnh núi rừng, lòng nhẹ nhƣ đám mây nổi theo gió mà đến đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nghĩ đến cảnh quê mùa, nuí rừng hẳn là muốn tìm cầu gì mới khổ công đến đây ? “ Trần Thái Tông cảm động nƣớc mắt trào dâng, thƣa : ”Trẫm còn thơ ấu đã mất cha mẹ, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không nơi nƣơng tựa. Trẫm thấy sự nghiệp đế vƣơng đời trứơc phế hƣng không thƣờng. Vì thế Trẫm vƣợt suối , băng ngàn đến đâychẳng cầu gì khác, chỉ muốn cầu thành Phật.” Đại Sa Môn Trúc Lâm đáp : “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm vắng lặng, trí tuệ xuất hiện chính đó là Phật. Nếu Bệ hạ giác ngộ đƣợc tâm đức khắc thành Phật tại chỗ, chẳng cần khổ công tìm cầu bên ngoài.” Trần Thủ Độ hay tin Thái Tông đã lên núi Yên Tử đã đích thân dẫn các quan và xa giáđi đón Vua về Kinh đô. Vua Thái Tông nói: „Trẫm còn nhỏ tuổi chƣa kham nổi sơn hà, xã tắc to lớn. Vì thế Trẫm không dám ở ngôi vua.Thái sƣ hãy chọn ngƣời tài ba lỗi lạc để thay thế hầu khỏi nhục xã tắc.” Năn nỉ vài ba lần không đƣợc, Trần Thủ Độ liền bảo các quan :”Hoàng thƣợng ở đâu lập triều đình ở đó.” Nói xong Trần Thủ Độ truyền lệnh xây cung điện trong nú i Yên Tử. Thấy tình thế không ổn Đại Sa Môn tâu với vua:” Xin bệ hạ h ãy về Kinh gấp, chớ ở lại làm hại núi rừng lão tăng” (Đại Việt sử ký toàn thƣ) Đại Sa Môn Trúc Lâm tiến đến cầm tay vua nói tiếp: “Phàm làm đấng quân nhân, phải lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn mình và lấy tâm thiên hạ làm tâm mình. Nay thiên hạ muốn bệ hạ về bệ hạ khơng về sao đƣợc?Tuy nhiên ngồi chính trị , bệ hạ chớ quên nghiên cứu nội điển và tham thiền” Trong tình cảnh bắt buộc, và theo lời khuyên của Đại Sa Môn, Trần Thái Tông bất đắc dĩ phải trở về kinh đô và lại lên ngôi báu. Nhƣng ngoài việc trị quốc an dân suốt mƣời năm, khi nhàn rỗi Vua thƣởng tập họp các bậc kỳ đức tham khảo Thiền học. Nhà vua luôn luôn nghiên cứu các kinh điển Phật giáo thuộc các hệ phái chính, nhà vua còn tham học với các thiền sƣ Tức Lƣ, Ứng Thuận , Đại Đăng và Thiên Phong. Vua đã lập viện Tả Nhai và mời Thiên Phong đến để tham vấn đạo Thiền. Vì thế Vua chịu ảnh hƣởng thiền Lâm Tế rất đậm. CHƢƠNG 2 NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐƢỢC KHƠI NGUỒN QUA VĂN THƠ LÝ-TRẦN 2.1 Tinh thần nhập thế của các vị Thiền Sƣ thời Lý –Trần Có thể nói tinh thần của các vị Thiền sƣ trong thời Lý –Trần là một hành động tích cực . Nhập thế mà không trụ thế. Hình ảnh con ngƣời có thể dung nạp đƣợc mình để hòa đồng và vuii vẻ suốt ngày với thiên nhiên là hình ảnh con ngƣời mang khát vọng hòa nhập và chế ngự thiên nhiên đƣợc thể hiện qua lời thơ thoát phàm bay bổng:”còn một tiếng kêu vang, lạnh cả trời” . Có thể là một tiếng reo của một ngƣời chứng ngộ, thoát khỏi cảnh giới trần thế. Cái kêu vang lạnh ấy phải chăng là tiếng kêu sảng khoái của một tâm hồn khoáng đạt với tƣ tƣởng phá chấp triệt để và với một tinh thần thoái mái tột cùng, chứ không phải là một ngƣời suốt ngày cứ câu nệ vaò tín điều một cách cứng ngắc, khô khan. Tiếng kêu đó chính là sự trực cảm tâm linh, là trạng thái chứng ngộ của các Thiền sƣ. Sự nhập thế tích cực của các Thiền sƣ thời Lý – Trần đã đƣa Phật giáo đến đỉnh cao của sự phồn vinh. Các nhà sƣ là những Thiền Sƣ đã chiếm một vị trí quan trọng trên chính trƣờng và trên nhiều lĩnh vực khác. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này là những kho tàng quý báu. Những áng văn thơ của các Thiền sƣ đã mở ra một cách nhìn mới mẻ, một không khí lạc quan , yêu đời. Những áng văn, thơ của các Thiền Sƣ đã mang đầy chất liệu sống, bởi các Ngài đã hiện hữu trong cuộc sống bằng tuệ đúc và trả về cho chính bản thân cuộc sống bằng sự từ bi. Thơ văn của các vị Thiền Sƣ mang chất liệu Phật hoá đã len lõi và thấm sâu vào tâm thức của đông đảo quần chúng nhân dân. Phong cách của các Ngài luôn thể hiện bằng sự ung dung, tự tại. Vì thế nên những áng văn của các Ngài rất sinh động nội dung phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau 2.1.1 Tự lợi Thông thƣờng chúng ta hiểu tự lợi chỉ mang tính cách cá nhân, mang lại lợi ích cho chính bản thân mình. Tuy nhiên ý nghĩa tự lợi của các vị Thiền sƣ không phải dừng lại ở nghĩa hẹp nhƣ vậy, mà điều muốn nói ở đây chính là sự ngộ nhận chân lý của các Ngài. Các Ngài đã nhận chân đƣợc sự vật một cách rốt ráo, nhận rõ chân tƣớng sự vật bằng thể tánh tịch tịnh vắng lặng. Các nhà sƣ, vua chúa, thần dân lúc bấy giờ đều thấm nhuần giáo lý nhà Phật cho nên khi đối cảnh thì vẫn sanh tình, nhƣng tình ở đây không phải là những tình cảm tầm thƣờng mà là cái đẹp cái hay mang tính thoát tục. Trần Nhân Tông khi viếng cảnh Thiên Trƣờng vào một buổi hoàng hôn đã thốt lên: Thôn hậu thôn tiền đạm tợ yên Bán vô bán hữu tịch dƣơng biên Mục đồng địch lý ngƣu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền Dịch nghĩa: Thôn trƣớc thôn sau tựa khói hồng Bóng chiều nhƣ có lại nhƣ không Mục đồng thổi sáo trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. (TVLT- Tập 2- 464) Với cái nhìn bằng đôi mắt của một bậc giác ngộ, các Thiền sƣ đã xem cuộc đời vốn là nhƣ huyễn, cho nên đối với sự còn mất của vạn vật trong vũ trụ cũng là thƣờng tình. Nhƣ Ngài Huyền Quang đã xem sự nở tàn của hoa cúc khoe sắc cùng sƣơng gió bao năm vẫn thế: Vƣơng thân vƣơng thế dĩ đô vƣơng Toạ cửu tiên nhiên nhất tháp lƣơng Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật Cúc hoa khai xứ túc trùng dƣơng Dịch nghĩa: Qƣên mình quên hết cuộc tang thƣơng Ngồi lặng đìu hiu mát cả giƣờng Năm cuối trong rừng không có lịch Thấy hoa cúc nở biết trùng dƣơng (Trích Thiền Sƣ Việt Nam – 362- HT Thanh Từ) Và cứ nhƣ thế Ngài đã sống an lạc trong núi rừng vắng vẻlàm bạn với trăng sao và Ngài cũng đã đánh tiếng chuông cảnh tĩnh cho những ai còn đắm chìm trong trong mộng để rồi mãi chìm đắm trong sự khổ đau của cuộc đời. Đối với các Ngài phú quývinh hoa chỉ là giả danh nhƣ cây cỏ có rồi lại không Phú quý phù vân trì vị đáo Quan âm lƣu thuỷ cấp tƣơng thôi Hà nhƣ tiểu ẩn lâm tuyền hạ Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi Dịch nghĩa Phú quý mây bay tự nẻo xa Tháng ngày nƣớc chảy vội vàng qua Chi bằng vui thú lâm tuyền ẩn Giƣờng cỏ thông reo một chén trà (TVLT- Tập 2- 697) Cũng nhƣ bao ngƣời khác, với vẻ ung dung, với đời sống tự tại Trần Nhân Tông đã nhận thức đƣợc chân tƣớng các pháp, của vạn hữu vũ trụ, thấy rõ bộ mặt thật của chính mình tất cả đều không ngoài tự ngã của mình khởi sanh Đối với những ngƣời phàm phu bình thƣờng thì sự sanh diệt luôn làm cho mình lo âu sợ hãi, cứ nhƣ thế tâm trạng khát khao lo lắng ấy cứ mãi nung nấu trong tâm trí và theo họ mãi mãi. Nhƣng với các vị Thiền Sƣ thì không nhƣ vậy, hôm nay và ngày mai chỉ là một hiện tiền sanh khởi, con ngƣời sống hay chết đều có nguyên lý nhất định. Thiền Sƣ Chân Không thì cho rằng Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc, hoa khai chỉ thị xuân Dịch nghĩa: Xuân đến xuân đi ngỡ xuân tàn Hoa dù nở rụng tiết xuân vẫn là (TVLT- Tập 1- 697) Ngài Mãn Giác Thiền Sƣ cũng biến cuộc đòi thành mùa xuân vĩnh cửu, vẫn thấy xuân đến trăm hoa đua nở, xuân đi thì muôn hoa đều rụng, nhƣng thể tánh của hoa vẫn không thay đổi. Hoa ở đây chỉ là cái tƣớng bên ngoài vì thể tánh còn nên hoa vẫn nở, mặc dù tịch diệt nhƣng thể tánh chơn nhƣ vẫn còn: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trƣớc một cành mai ( Cáo tật thị chúng- Mãn Giác Thiền Sƣ) Thật vậy chân lý chẳng ở đâu xa mà luôn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, chân lý chỉ có một mà đƣờng đi đến chân lý thì muôn vạn nẽo. Nếu biết tĩnh giác và lắng sâu thì chân lý hiển lộ nhƣ một vầng trăng sáng, hiện hữu lấp lánh trên mặt nƣớc trong xanh yên tĩnh. Chân lý đƣợc thật sự hiển bày chỉ khi nào chúng ta nhận chân đƣợc các pháp một cách nhƣ thật. Có thể nói tƣ tƣởng của các vị Thiền Sƣ trong thời Lý Trần là những tƣ tƣởng độc đáo. Các Ngài đã tự kiềm chế mình và vƣợt ra ngoài lợi danh, tài sắc để hoà nhập vào cuộc sống bằng hành động mang lợi ích đến cho mọi ngƣời. Cho nên với Trần Thái Tông xem nhẹ ngai vàng chỉ nhƣ một chiếc giày cỏ có thể vứt bỏ khi nàocũng đƣợc, với Trần Nhân Tông cũng thế [...]... – Trần Trọng Kim) Nhƣ trên đã nói mọi hành vi, mọi ứng xử trong xã hội với mục đích là đem lại cuộc sống an lạc cho muôn dân Điều đó đã thể hiện qua tinh thần nhập thế tích cực của các nhà Sƣ và chính tinh thần đó đã thể hiện đƣợc cái đẹp Phật giáo qua những tác phẩm văn thơ Lý – Trần 2.2 Nét đẹp của Phật giáo đƣợc thể hiện qua các thi kệ của những vị Thiền Sƣ 2.2.1 Ý nghĩa cái đẹp và cái bi Cái đẹp. .. xen Nếu nhƣ giữa Phật giáo và Nho giáo có sự phân công hợp tác với nhau nhƣ vậy thì ở Phật giáo và Lão giáo cũng không ngoài mục đích ấy Trong văn thơ Lý Trần đã có những tƣ tƣởng siêu thoát nữa Phật, nữa Lão nhƣ bài “ Phóng cuồng ngâm” của Tuệ Trung Đạo giáo là một tôn giáo có mặt ở Việt nam từ thời kỳ đầu phong kiến Đạo giáo đã cùng với Phật giáo, Nho giáo tạo nên quan niệm “ Tam giáo đồng ngƣyên”... ảnh đƣợc thực tại của một xã hội tối tăm lúc bấy giờ Không thể ngồi nhìn cái bi phát triển, chúng ta phải chuyển hoá, dung hoà cái bi ấy thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp Vì đằng sau cái ấy chính là những cái gì đẹp đẽ nhất, cao thƣợng nhất Có nhƣ vậy mới đúng nghĩa với cái bi của Phật giáo 2.2.2 Nét đẹp của Phật giáo đƣợc thể hiện qua một số thi kệ của các Thiền Sƣ Thơ văn Lý – Trần đã tập trung... làm chủ trong cuộc sống? Ai là ngƣời cảm thọ nghệ thuật? Ai là ngƣời cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên? Cuộc đời cần có những con ngƣời nhƣ vậy mới hƣởng thụ đƣợc hết những cái đẹp của sự sống Tuy nhiên theo quan điểm của Phật giáo cái đẹp chỉ là những gì rất mong manh Đối vơí Phật giáo thì trƣớc cái đẹp không vui mừng hân hoan, trƣớc cái bi không tỏ ra chán nản.Con ngƣời vốn đã là đẹp rồi, đẹp cả... nam Phật giáo sử luận –Tập 1, 2 NXB Văn học Hà Nội – 1994 5 Nguyễn Công Lý – Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý, Trần – NXB Văn hoá thông tin 6 Nguyễn Công Lý –Văn học Phật giáo thời Lý, Trần Diện mạo và đặc điểm – NXB Đại học Quốc gia TPHCM 7 Nguyễn Văn Mạnh Lý luận và lịch sử Tôn giáo Trung tâm đàotạo từ xa Đại học Huế 2002 8 Trần Tuấn Mẫn dịch – Đạo Phật ngày nay – Viện nghiên cứu Phật. .. nét trong những lời thơ và phải chăng những cái đó đã góp phần hình thành nên những cái đẹp của Phật giáo Việt nam trong thời đại Lý Trần Văn thơ Phật giáo Lý- Trần có những đặc điểm rất riêng Nhờ những đặc điểm rất riêng này mà trãi qua bao thời gian nó vẫn tồn tại phát triển và hấp dẫn bao thế hệ Và cũng chính nhờ những bản sắc rất riêng ấy mà thơ văn Lý Trần đã tạo nên một dấu ấn khó phai mờ và... nồng nhiệt, bởi giáo lý của Đạo Phật rất phù hợp với căn cơ của mợi ngƣòi, xa dịu những nỗi đau của nhân loại Điều đặc biệt là giáo lý của Ngài rất gần gũi với mọi ngƣời, bình đẳng ai cũng có thể thực hành và có thể tu chứng Ngài nói rằng “Tất cả chúng sanh ai cũng có Phật tánh, mọi ngƣời đều có thể thành Phật 3.1.3 Đạo giáo Không nhƣ Phật giáo hay Khổng giáo Đạo giáo dƣợc hình thành trong phong trào... riêng của nó Nếu nhƣ Phật giáo chủ trƣơng mang lại nguồn an lạc, hạnh phúc cho nhân loại Đạo giáo đã có tác dụng trong đời sống tâm linh vủa ngƣời dân Việt thì Khổng giáo cũng có nhiệm vụ lập lại kỷ cƣơng của đời sống xã hội Song thử nhìn lại các Tôn giáo chúng ta thấy rằng giáo lý của nhà Phật có một cái gì đó rất đẹp, biết uyển chuyển trong mọi tình huống, nhập thế chứ không yếm thếm, không bi quan Giáo. .. nguồn trong sáng của dân tộc Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù riêng về văn chƣơng Ở thời đại Lý Trần cũng thế, qua văn thơ Lý- Trần chúng ta thấy đƣợc sự thể nhập của Phật giáo Việt nam Con đƣờng sáng tạo từ những thế kỷ đầu công nguyên đã tạo nên một bản chất văn hoá tƣ tƣởng thuần tuý dân tộc, đậm đà tình yêu nhân dân Bên cạnh đó thơ văn Lý- Trần đã thể hiện cái cao cả, cái hùng của. .. sử Phật giáo Việt nam – Thành hội PGTPHCM –1993 10 Tạ Văn Thành –Đại cƣơng mỹ học – NXBTPHCM 1999 11 Lê Mạnh Thát –Tổng tập văn học Phật giáo Việt nam – NXBTPHCM 12 Thích Mật Thể –Việt nam Phật giáo sử lƣợc – Phật học viện Trung phần 13 Thích Tâm Thiện – Tƣ tƣởng mỹ học Phật giáo – Thành hội PGTPHCM 14 Thích Thiện Trí –Lƣợc sử văn học Phật giáo thời Lý, Trần – Tài liệu giảng dạy trƣờng Trung cấp Phật . CÁI ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI LÝ TRẦN Thích Nữ Hạnh Thuận PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến Phật giáo chúng ta không thể không nói đến Phật giáo thời Lý – Trần. Đây là thời. hiện đƣợc cái đẹp Phật giáo qua những tác phẩm văn thơ Lý – Trần. 2.2 Nét đẹp của Phật giáo đƣợc thể hiện qua các thi kệ của những vị Thiền Sƣ 2.2.1 Ý nghĩa cái đẹp và cái bi Cái đẹp luôn. NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐƢỢC KHƠI NGUỒN QUA VĂN THƠ LÝ-TRẦN 2.1 Tinh thần nhập thế của các vị Thiền Sƣ thời Lý Trần Có thể nói tinh thần của các vị Thiền sƣ trong thời Lý –Trần

Ngày đăng: 20/07/2014, 01:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan