Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện cái nước tỉnh cà mau, năm 2009

111 2.6K 9
Nghiên cứu tình hình thừa cân   béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện cái nước tỉnh cà mau, năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì (TC BP) đã trở thành một bệnh khá phổ biến khắp thế giới, tỷ lệ ngày càng tăng, đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem xét nhƣ là một nạn dịch toàn cầu. Đó không chỉ là vấn đề sức khỏe của những nƣớc đã phát triển mà ngay ở cả những nƣớc đang phát triển cũng đã có TC BP ngày càng nhiều, đặc biệt là vùng đang đô thị hóa. TC BP đóng vai trò làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, do đó xã hội cần quan tâm nhiều đến TC BP trẻ em, đặc biệt là TC BP ở lứa tuổi học đƣờng vì tốc độ phổ biến của bệnh hiện nay ở học đƣờng sẽ ảnh hƣởng sớm đến sức khỏe của các em khi trƣởng thành, có mối liên quan đối với các bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đƣờng típ 2, rối loạn chuyển hóa lipid, viêm xƣơng khớp, sỏi mật, tàn tật, khó thở khi ngủ và một số bệnh ung thƣ. Ngoài ra, TC BP còn ảnh hƣởng đến tâm lý mặc cảm của trẻ: bị bạn đồng lứa trêu chọc, không thoải mái trong cuộc sống, giảm lanh lợi, giảm năng suất lao động và học tập 5, 6, 65, 66. Kết quả một số nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ nhƣ: kinh tế gia đình, học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ trẻ, các hoạt động, cách nuôi dạy trẻ. Vấn đề quảng cáo trên các phƣơng tiện nghe nhìn cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tình trạng thừa cân béo phì của trẻ 82. Do vậy, việc đánh giá tình trạng thừa cân béo phì ở tuổi học đƣờng là hết sức cần thiết nhằm kiến giải những căn nguyên cũng nhƣ hậu quả của thừa cân béo phì. Thừa cân – béo phì đang đƣợc Tổ chức Y tế thế giới xem xét dƣới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và ngƣời ta cho rằng béo phì dẫn đầu một nhóm đƣợc gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of 2 Việt Nam là nƣớc đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hƣớng chung của các nƣớc đang phát triển đó là suy dinh dƣỡng cùng tồn tại song hành với béo phì, đang có khuynh hƣớng chuyển dần suy dinh dƣỡng sang béo phì 4. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dƣỡng nhƣ trong chiến lƣợc của mỗi quốc gia về dinh dƣỡng đề ra. Nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học sẽ là dữ liệu cơ sở cần thiết giúp các ngành chức năng, định hƣớng giải pháp góp phần hạ thấp tỷ lệ thừa cânbéo phì ở học sinh tiểu học 14. Tại huyện Cái Nƣớc trong những năm gần đây chƣa có công trình nào nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân – béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình TC BP ở trẻ em đặc biệt trẻ em lứa tuổi tiểu học. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y- DƢỢC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN - BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU, NĂM 2009 LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ MÃ SỐ: CK 62 72 76 05 HUẾ - 2010 KÝ HIỆU VIẾT TẮT BDNGXBV : Bề dày nếp gấp dưới xương bả vai BDNGTD : Bề dày nếp gấp dưới cơ tam đầu BMI : Body mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BPV : Bách phân vị (Percentile) BP : Béo phì CN/CC : Cân nặng/chiều cao FAO : Food Agriculture Oganization GDP : Mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người NCHS : National Center For Health Statistics (trung tâm Thống kê Sức khoẻ quốc gia) OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh ) SD : Độ lệch chuẩn (Standard Deviation ) TC - BP : Thừa cân - béo phì TC :Thừa cân TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới TH : Tiểu học VB/VM : Vòng bụng/vòng mông WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .1 Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3 1.1. Tình hình thừa cân béo phì. .3 1.2. Phân loại béo phì. .10 1.3. TỶ lệ mắc bệnh béo phì. .12 1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì. .13 1.5. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì. .15 1.6. Các hậu quả đối với sức khoẻ của béo phì ở trẻ em. .19 1.7. Điều trị béo phì ở trẻ em .23 1.8. DỰ phòng béo phì. .27 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29 2.1. ĐỐi tượng nghiên cứu. .29 2.2. Phương pháp nghiên cứu .29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Tình hình thừa cân – béo phì của trẻ Huyện Cái Nước 41 3.2. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì 54 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 62 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 62 4.2. Thừa cân béo phì ở trẹ em tiểu học huyện Cái Nước 62 4.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân - béo phì 70 KẾT LUẬN 87 KIẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1. Phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh .11 Bảng 2.1. Phân loại thừa cân – béo phì 34 Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới của học sinh 07 Trường nghiên cứu 41 Bảng 3.2. Các chỉ số thể lực trung bình của học sinh tiểu học 42 Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh Tiểu học của 07 trường 43 Bảng 3.4. Trung bình vòng bụng (VB) vòng mông (VM) tỷ lệ VB/VM theo tuổi, giới. 45 Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ béo bụng theo giới 46 Bảng 3.6. TB nếp gấp da ở cơ Tam đầu và cơ dưới xương bả vai 47 Bảng 3.7. Mối tương quan các yếu tố với BMI (hồi quy đơn biền) 48 Bảng 3.8. Tỷ lệ TC-BP của 07 Trường 50 Bảng 3.9. Tình hình TC-BP theo tuổi và giới 07 Trường nghiên cứu 51 Bảng 3.10. Phân bố mức độ béo phì 52 Bảng 3.11. Đặc điểm của 2 nhóm bệnh-chứng. 53 Bảng 3.12. Liên quan giữa tiền sử nuôi dưỡng trẻ với tình trạng thừa cân-béo phì. 54 Bảng 3.13. Liên quan giữa yếu tố gia đình với TC-BP 55 Bảng 3.14. Liên quan giữa nghề nghiệp của cha (mẹ) với TC-BP. 56 Bảng 3.15. So sánh thói quen ăn uống giữa 2 nhóm bệnh-chứng 57 Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng qua của 2 nhóm nghiên cứu: TC-BP và nhóm chứng. 58 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với TC-BP 59 Bảng 3.18. Số giờ ngủ trong đêm 60 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhận thức của cha(mẹ) với TC-BP ở trẻ em 61 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính theo tuổi 42 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ TC-BP theo giới và tuổi .44 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ béo bụng theo giới 46 Biểu đồ 3.5. TC-BP theo trường 50 Biểu đồ 3.6. Mức độ béo phì theo giới. 52 Biểu đồ 3.7. Chiều cao, cân nặng của 02 nhóm. 53 Biểu đồ 3.8. Nghề nghiệp cha mẹ của 02 nhóm. 56 Biểu đồ 3.9. So sánh thói quen ăn, uống giữa 2 nhóm. 57 Biểu đồ 3.10. So sánh số giờ ngủ của 2 nhóm 60 Sơ đồ 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng cơ thể và sự tăng cân 19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì (TC- BP) đã trở thành một bệnh khá phổ biến khắp thế giới, tỷ lệ ngày càng tăng, đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem xét nhƣ là một nạn dịch toàn cầu. Đó không chỉ là vấn đề sức khỏe của những nƣớc đã phát triển mà ngay ở cả những nƣớc đang phát triển cũng đã có TC- BP ngày càng nhiều, đặc biệt là vùng đang đô thị hóa. TC- BP đóng vai trò làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, do đó xã hội cần quan tâm nhiều đến TC- BP trẻ em, đặc biệt là TC- BP ở lứa tuổi học đƣờng vì tốc độ phổ biến của bệnh hiện nay ở học đƣờng sẽ ảnh hƣởng sớm đến sức khỏe của các em khi trƣởng thành, có mối liên quan đối với các bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đƣờng típ 2, rối loạn chuyển hóa lipid, viêm xƣơng khớp, sỏi mật, tàn tật, khó thở khi ngủ và một số bệnh ung thƣ. Ngoài ra, TC- BP còn ảnh hƣởng đến tâm lý mặc cảm của trẻ: bị bạn đồng lứa trêu chọc, không thoải mái trong cuộc sống, giảm lanh lợi, giảm năng suất lao động và học tập [5], [6], [65], [66]. Kết quả một số nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ nhƣ: kinh tế gia đình, học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ trẻ, các hoạt động, cách nuôi dạy trẻ. Vấn đề quảng cáo trên các phƣơng tiện nghe nhìn cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tình trạng thừa cân béo phì của trẻ [82]. Do vậy, việc đánh giá tình trạng thừa cân béo phì ở tuổi học đƣờng là hết sức cần thiết nhằm kiến giải những căn nguyên cũng nhƣ hậu quả của thừa cân béo phì. Thừa cân – béo phì đang đƣợc Tổ chức Y tế thế giới xem xét dƣới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và ngƣời ta cho rằng béo phì dẫn đầu một nhóm đƣợc gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization)… 2 Việt Nam là nƣớc đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hƣớng chung của các nƣớc đang phát triển đó là suy dinh dƣỡng cùng tồn tại song hành với béo phì, đang có khuynh hƣớng chuyển dần suy dinh dƣỡng sang béo phì [4]. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dƣỡng nhƣ trong chiến lƣợc của mỗi quốc gia về dinh dƣỡng đề ra. Nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học sẽ là dữ liệu cơ sở cần thiết giúp các ngành chức năng, định hƣớng giải pháp góp phần hạ thấp tỷ lệ thừa cân-béo phì ở học sinh tiểu học [14]. Tại huyện Cái Nƣớc trong những năm gần đây chƣa có công trình nào nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân – béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình TC- BP ở trẻ em đặc biệt trẻ em lứa tuổi tiểu học. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ 1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử bệnh béo phì Các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã đƣợc ghi nhận từ thời Hi Lạp La Mã cổ đại. Đầu thế kỷ XX, các phân tích về các dữ kiện bảo hiểm nhân thọ đã chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Yếu tố gia đình trong bệnh béo phì đƣợc đề cập vào năm 1920; bệnh Cushing và bệnh béo phì do tổn thƣơng vùng dƣới đồi đƣợc mô tả cũng trong thời gian này. Nửa đầu thế kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị bệnh béo phì đƣợc giới thiệu, phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng đã đƣợc áp dụng để điều trị cho những ca bệnh béo phì trầm trọng. Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về béo phì ở các khía cạnh khác nhau. Tại Hoa Kỳ quốc hội đã xem xét đạo luật coi béo phì ở trẻ em là vấn đề quốc gia, cần đƣợc đối phó hữu hiệu. Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và nghiên cứu bệnh béo phì, đó là chƣa kể khoảng 33 tỷ USD hàng năm chi cho các sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân. Nghiên cứu của WHO là một nghiên cứu rộng lớn liên quan đến chỉ số BMI của 48 nhóm dân tộc Caucase (Caucasians – chủ yếu thuộc châu Âu) đã đƣợc tiến hành từ 1983 đến 1986, nghiên cứu này đã cung cấp số liệu của ngƣời trƣởng thành bình thƣờng, thừa cân và béo phì tại Châu Âu. Trên thế giới năm 2005 có khoảng 1,6 tỷ ngƣời thừa cân, ƣớc tính năm 2015 có 2,3 tỷ ngƣời thừa cân [24]. 4 Tại các quốc gia thuộc khối ASIAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đƣờng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là tại Singapore, Malaysia, Thái Lan. Tại một số quốc gia vùng Nam Á Sri LanKa, nơi mà tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em vẫn còn khá cao cũng đã có nghiên cứu về béo phì. Hội nghị về Béo phì do TCYTTG tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) Từ ngày 3 – 5/6/1997 đã diễn ra có sự tham gia của 100 chuyên gia trên khắp thế giới với sự cộng tác của Viện nghiên cứu Rowett Aberdeen (Scotland) và Đội chuyên trách béo phì Quốc tế (IOTF). Hội nghị đã xem xét các thông tin về dịch tễ học của béo phì, đƣa ra các khuyến nghị về các chƣơng trình, chính sách sức khỏe cộng đồng nhằm hoàn thiện các vấn đề dự phòng và kiểm soát béo phì. Cũng tại hội nghị này, lần đầu tiên béo phì đƣợc xem xét dƣới góc độ là “nạn dịch toàn cầu” (Global Epidemic). Nạn dịch này tuy không truyền nhiễm nhƣng cũng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây nhiều lo lắng cho cá nhân gia đình và là gánh nặng cho quốc gia. Tại Apia (thuộc Samoa – Vùng Tây Thái Bình Dƣơng) Từ ngày 26 đến 29/9/2000 đã diễn ra Hội nghị về “chiến lƣợc dự phòng và kiểm soát béo phì” tại vùng Thái Bình Dƣơng dƣới sự tổ chức của WHO, tổ chức Lƣơng Nông Quốc tế (FAO), Đội đặc nhiệm về béo phì quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu về béo phì, Học viện khoa học đời sống Quốc tế của Đông Nam Á và cũng không phải ngẫu nhiên ngƣời ta chọn Somoa một đảo quốc xa xôi để tổ chức một hội nghị quốc tế về béo phì. Samoa là một trong những nơi có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới. Trung bình 10 ngƣời dân có đến 6 – 7 ngƣời bị béo phì. Hội nghị đã ra lời kêu gọi hành động làm giảm béo phì tại vùng Thái Bình Dƣơng trong vòng 10 năm. Tại Việt Nam cũng có tổ chức Hội nghị “Thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng” đƣợc tổ chức vào ngày 10/01/2002 tại Hà Nội dƣới sự tổ chức của Bộ Y Tế và Viện Dinh Dƣỡng. Tƣ tƣởng chỉ đạo của Bộ Y Tế là đề ra các giải pháp thích hợp nhằm [...]... vong ở ngƣời trƣởng thành tăng nếu có thừa cân - béo phì thời thiếu niên thậm chí họ đã giảm cân lúc trƣởng thành [70] 7 Ở Thái Lan tỷ lệ trẻ em béo phì ở học sinh 5-12 tuổi ở Bangkok tăng từ 12,2% năm 1991 đến 15,6% năm 1993 Tại Việt Nam, trong một vài năm gần đây, một hiện tƣợng sức khoẻ đáng quan tâm xuất hiện ở nƣớc ta đó là thừa cân - béo phì Trƣớc năm 1975, hầu nhƣ tỷ lệ thừa cân - béo phì không... thừa cân ở trẻ em là 2,7% năm 1997, đã tăng lên 5,88% vào năm 2001, tại thành phố Huế là 2,2%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thừa cân ở trẻ em là 3% năm 1999, đã tăng lên 6% vào năm 2000 Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ béo phì 1,2%, thừa cân là 4,6% [51] Tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội ở tất cả các lứa tuổi điều có xu hƣớng tăng và tốc độ tăng nhanh vào những năm gần đây: 3,3% năm 1995... soát thừa cân và béo phì là rất cần thiết ngay từ bây giờ mà không nhất thiết phải chờ đợi các kết quả nghiên cứu dài hơn, vì đây là bài học kinh nghiệm của nhiều nƣớc Tại hội nghị đã có 27 bài báo cáo và nghiên cứu khoa học đã đƣợc trình bày, trong đó có một số nghiên cứu béo phì ở học sinh và cộng đồng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hải Phòng cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang càng... thôn Tỷ lệ ngƣời trƣởng thành béo phì ở Hoa Kỳ là 30%, tỷ lệ thừa cân > 50% Ở Canađa là 15% chung cho cả 2 giới, ở Hà lan 8%, Vƣơng Quốc Anh 23% Tỷ lệ ngƣời béo phì trên thế giới tăng lên rõ rệt trong mấy chục năm qua, ở Nữ thƣờng cao hơn ở Nam Trong 10.822 trẻ từ 7 đến 10 tuổi tỉ lệ quá cân là 15,7 %, béo phì là 18% Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ học trƣờng tƣ cao hơn ở trƣờng công [92] Ở các nƣớc đang... 1995 và 11,5% năm 2000 trong đó cao nhất là học sinh tiểu học: 8.8%, ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 3.3% - 5,8% và tăng nhanh ở thành phố hơn là ở nông thôn, tăng dần theo tuổi [8], [14], [15], [34], [36], [42], [52] 13 1.3.3 Tại tỉnh Cà Mau Trong những năm gần đây tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Cái Nƣớc nói riêng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thừa cân- béo phì ở trẻ em nói chung... [10] Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy có đến 30% số trẻ béo sẽ trở thành ngƣời béo khi trƣởng thành kèm theo các rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo Do đó cần đặt riêng và nhấn mạnh vấn đề kiểm soát béo phì ở trẻ em Ở trẻ nhỏ từ 24 – 54 tháng nếu có quá cân thì có nguy cơ qúa cân gấp 5 lần so với trẻ không quá cân khi theo dõi đến 12 tuổi: 60% trẻ quá cân ở < 5 tuổi và 80 % trẻ tiểu học sẽ béo phì. .. đang đƣợc quan tâm nghiên cứu 1.1.2 Thừa cân và béo phì Thừa cân và béo phì đang nổi lên nhƣ là một vấn đề về sức khoẻ cộng đồng hàng đầu ở các nƣớc đã và đang phát triển Loài ngƣời Cổ đại đã biết đến béo phì, trên các bức chạm cổ đại đã có hình ảnh những ngƣời béo tuy vậy tỷ lệ ngƣời béo chƣa bao giờ có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng nhƣ ở thế giới hiện đại Do béo phì liên quan đến nhiều tình trạng bệnh... loại béo phì dựa theo khởi phát Nhìn chung, mọi ngƣời thừa nhận rằng béo ở trẻ em thƣờng liên quan đến béo phì trƣởng thành Ngƣời ta cho rằng ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, cụ thể là khi còn bé và tuổi thiếu niên, sự phát triển béo phì thƣờng kèm theo sự tăng số lƣợng các tế bào mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ, loại này khó điều trị Do đó béo phì ở trẻ em thƣờng là yếu tố báo trƣớc của béo phì ở ngƣời... đang càng tăng ở các lứa tuổi đặc biệt là học sinh từ 6 đến 15 tuổi trở lên Một số nghiên cứu thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lân sàng, xét nghiệm và một số yếu tố nguy cơ của béo phì Một số nghiên cứu về điều trị béo phì bằng phƣơng pháp uống thuốc Y học dân tộc cũng đã thực hiện và cho thấy có kết quả cao [7], [49], [54], [62], [63] Nhƣ vậy béo phì đã trở thành một vấn... trẻ béo và không béo, ăn thức ăn nhanh là kết bạn với béo phì [61] Một nghiên cứu của Paulj cho kết quả tỉ lệ quá cân là 32,9%, béo phì là 9,9% trong 4298 trẻ đƣợc khảo sát Trẻ ăn trƣa tại trƣờng sẽ tăng nguy cơ béo phì hơn so với trẻ ăn ở nhà ít nhất 3 lần 1 tuần trẻ ở trƣờng điểm có tỷ lệ béo phì cao hơn trƣờng thƣờng 10,3% so với 4,8% Những bài học thể dục ở trƣờng 2 lần 1 tuần cũng giảm nguy cơ béo . TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y- DƢỢC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN - BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU, NĂM 2009 LUẬN. em lứa tuổi tiểu học. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, năm 2009. 2. Tìm. nguy cơ đến tình trạng thừa cân - béo phì ở học sinh tiểu học tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ 1.1.1.

Ngày đăng: 20/07/2014, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan