SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 8

29 1K 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận T hế kỷ XXI – Thế kỷ của khoa học công nghệ trí tuệ. Khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về nguồn nhân lực càng lớn, nhưng đòi hỏi nguồn nhân lực đó phải có một tri thức toàn diện. Chính điều này đòi hỏi con người phải luôn có sự phấn đấu cố gắng để chiếm lĩnh những tri thức để trở thành một con người vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để có được nguồn tri thức đó buộc con người không còn con đường nào khác đó là phải tìm đến các bộ môn khoa học để tìm kiếm những thông tin tri thức, trong đó Hoá Học là bộ môn khoa học mà con người cần tìm hiểu. Hoá Học là bộ môn khoa học đóng góp nhiều trong việc cung cấp những thông tin cho con người. Đặc biệt nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tư duy cho con người. Với vai trò như vậy cho nên bộ môn Hoá Học ở trường THCS đã được quan tâm rất nhiều kể từ khi mà BGD có kế hoạch thay đổi chương trình SGK cụ thể là: Số tiết của lớp 8 được tăng lên gấp đôi so với chương trình cũ, chương trình lớp 9 được giữ nguyên nhưng kiến thức có sự thay đổi đáng kể. Nhìn chung cả ở 2 khối lớp 8, 9 khối lượng kiến thức tăng đặc biệt đã chú trọng đến việc biên soạn SGK theo phương pháp đổi mới đó là thời gian giành cho luyện tập, thực hành tăng, đồng nghĩa với việc nhằm tăng 1 khả năng hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em có cơ hội nhiều hơn để rèn luyện các kỹ năng thực hành, giải bài tập. Như chúng ta đã biết Hoá Học giữ một vai trò hết sức quan trọng trọng hệ thống các môn khoa học. Nếu như: Toán, Văn, Lý…trang bị cho con người nhừng kiến thức về tự nhiên xã hội thì Hóa Học cũng đóng góp một phần vào trong cái hệ thống hoàn chỉnh đó. Ngoài ra Hoá Học nó còn giải thích được các vấn đề, các hiện tượng trong tự nhiên, trong thực tế mà các bộ môn khoa học khác không có được từ đó giúp con người hiểu thêm đời sống thực tế. Hơn thế nữa với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì ngành Hoá Học nói chung đóng góp và giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Chính vì vai trò và vị trí của bộ môn khoa học Hoá Học như vậy cho nên việc đề ra phương pháp học bộ môn này mới là một vấn đề khó đối với học sinh. Vậy thì để học tốt bộ môn khoa học này thì cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Học để làm gì? Đó là mục đích. Học như thế nào? Đó lại là phương pháp. Mặt khác Hoá Học lại là bộ môn khoa học thực nghiệm có nghĩa là học đi đôi với hành. Chính vì thế mà phương pháp là một vấn đề rất quan trọng trong môn học này. Đặc biệt là phương pháp giải bài tập nhận biết, trắc nghiệm trong hoá học lại càng khó khăn tức là để giải quyết được dạng bài tập này đòi hỏi người học cần phải nắm chắc về kiến thức lý thuyết trên cơ sở đó mới hình thành được phương hướng giải quyết bài tập. Ngoài ra còn phải có kỹ năng thực hành thí nghiệm và tư duy giải nhanh các bài tập loại trắc nghiệm đây là một phần không thể thiếu trong dạng bài tập nhận biết và bài tập trắc nghiệm. 2 Hoá Học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng, đó là môn khoa học thực nghiệm. Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoá học đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế, giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về các lĩnh vực mà Hoá học đề cập tới. Trong giảng dạy hoá học, nếu ta lồng ghép được các hiện tượng xẩy ra trong thực tế và những bài tập về giải thích hiện tượng thì sẽ làm cho bài học trở lên sinh động hơn, gây hứng thú và sức thu hút với học sinh. Có như thế, chất lượng dạy học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao. Các xu hướng xây dựng bài tập Hoá học hiên nay là: - Loại bỏ những bỏ bài tập có nội dung hoá học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải (Hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, phương trình bậc hai, cấp số cộng, cấp số nhân…). - Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định, rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hoá học. - Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm. - Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng bài tập về các hiện tượng thực tế và các bài tập về bảo vệ môi trường. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát triển vấn đề và giải quyết vấn đề. - Đa dạng hóa các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập về lắp ráp dụng cụ thí nghiệm… - Xây dựng những bài tập có nội dung hoá học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng. 3 - Xây dựng và tăng cường dạng bài tập thực nghiệm định lượng. Với các xu hướng có thể xây dựng các nội dung bài tập như trên nhằm mục đích để tăng cường sự hoạt động của học sinh thúc đẩy tính duy lôgíc. Tóm lại với vai trò vị trí quan trọng của bộ môn khoa học hoá học như vậy nó góp phần làm nên một cái tổng thể toàn diện của khoa học nói chung giúp con người hình thành nên một thế giới quan và nhân sinh quan nhằm thúc đẩy sự phát triển tri thức của con người. Tạo ra một thế hệ người vừa hồng vừa chuyên phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng phát triển. 2. Cơ cở thực tiễn. Căn cứ vào chương trình thay SGK của Bộ Giáo Dục theo hướng tích cực đã đặt ra nhu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Cho đến năm 2002 BGD triển khai việc thay SGK và áp dụng phương pháp dạy học mới vào các trường THCS trên cả nước. Đến năm học 2004-2005 việc thực hiện chương trình SGK và phương pháp dạy học đổi mới được áp dụng và tiến hành ở cả 4 khối của bậc THCS. Việc thay đổi chương trình SGK và phương pháp giảng dạy nhằm mục đích phát triển nặng lực toàn diện cho học sinh đồng thời phát huy hết khả năng tư duy của học sinh. Song việc triển khai chương trình SGK và phương pháp dạy học mới còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ở những địa phương vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế còn khó khăn. Hơn nữa đối với bộ môn Hoá Học là môn học thực nghiệm vì vậy cần có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như phòng thực hành thí nghiệm, đồ dùng, dụng cụ thực hành để học sinh có điều kiện học tập học theo đúng chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. 4 Trong điều kiện thực tế nhà trường còn có nhiều khó khăn đặc biệt là CSVC không có phòng thực hành thí nghiệm, học sinh trong một lớp đông nên để áp dụng được nhiệm vụ chung của các môn học và đặc thù riêng của môn Hoá Học là “Dạy-học” bằng phương pháp thực nghiệm người thày cần phải cho học sinh thấy được vai trò của các thí nghiệm trong các bài học nói chung và trong bài tập nhận biết nói riêng, sao cho học sinh không thể có điều kiện trực tiếp làm thí nghiệm thì cũng có hứng thú trong học tập bộ môn, giám đề xuất những phương án thí nghiệm, dự đoán kết quả của thí nghiệm từ đó kích thích tinh thần học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế mà ta cần có sự linh hoạt khi mà điều kiện giảng dạy không cho phép áp dụng những phương pháp tích cực một cách triệt để. Trong đó có một phương pháp có thể áp dụng đó là xây dựng các dạng bài tập trắc nghiệm, đây cũng là điều kiện rất tốt cho học sinh có khả năng tư duy logic nhằm củng cố kiến thức trong quá trình học tập. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này ở cấp học THCS là một vấn đề khoa học không phải là mới đối với học sinh. Bởi lý do là hiện nay số lượng đầu sách nói riêng về rèn luyện tư duy logic cho học sinh thông qua dạng bài tập trắc nghiệm lại rất ít có chăng cũng chỉ lồng ghép với các dạng bài tập khác mà không trình bày một cách rõ ràng chuyên biệt cho nên gây nhiều khó khăn đối với học sinh khi nghiên cứu làm dạng bài tập này. Hơn nữa bài tập dạng trắc nghiệm khách quan liên quan rất nhiều đến việc phương pháp học và tư duy của học sinh. Vậy để có được một giáo trình cho việc giảng dạy dạng bài tập này là rất quan trọng cho các giáo viên và kể cả học sinh khi nghiên cứu vấn đề này. 5 Với số tiết như hiện nay cùng với phân phối chương trình thì việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm là rất khó khăn vì thế mà cần phải có một giáo trình cơ bản trình bày ngắn gọn, rễ hiểu, xúc tích nhằm giúp giáo viên cũng như học sinh có khả năng dễ dàng thực hiện dạng bài tập này. Chính vì thế mà việc đưa ra phương pháp trình bày cả là một vấn đề khó khăn. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS tôi thấy rằng việc học sinh học bộ môn này cũng như khi làm dạng bài tập trắc nghiệm khách quan còn là một vấn đề khó khăn đối với các em. Phải chăng các em tập chung cho các môn khác như Văn, Toán … vì đây là những môn có liên quan thi vào cấp III hay Hóa học là bộ môn khó học?. Đó cũng chỉ là những câu hỏi mang tính chất dự đoán nhưng trong bất cứ giá nào thì cũng phải tạo cho học sinh những hứng thú trong học tập bộ môn này. Muốn vậy thì người thày phải biết thiết kế, tổ chức một giờ dạy như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu qủa cao cho người học đồng thời phải rèn được những kỹ năng trong việc giải các dạng bài tập trong đó bài tập trắc nghiệm khách quan là một ví dụ vì đây không chỉ đơn thuần là trắc nghiệm khách quan mà là rèn luyện cho các em có một tư duy sáng tạo trong quá trình giải bài tập dạng này. Chính vì đặc thù của dạng bài tập này như vậy giáo viên có điều kiện tạo hứng thú cho học sinh, từ đó làm cho học sinh hứng, say mê với bộ môn khoa học này hơn. Hơn nữa khi BGD có kế hoạch thay đổi chương trình SGK thì có đã có phương án thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. Đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng theo một hình thức mới. Với dạng bài tập dạng trắc nghiệm khách quan thì học sinh hoàn toàn xa lạ khi mới tiếp xúc bởi trong hệ thống bài tập hoá học, bài tập trắc nghiệm có đặc 6 trưng cơ bản là khống chế chặt chẽ về mặt thời gian. Bài toán dùng làm câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là bài toán có thể giải nhanh được. Vì vậy, trong dạy học hoá học cần chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp tìm tòi cách giải nhanh, thông minh. 3. Kết luận Từ những cơ sở thực tiễn trên như nội dung chương trình cùng với chất lượng của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra “ Phương pháp dạy bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS”. Tuy nhiên sáng kiến này nó còn mang tính chất bó hẹp vì nó chỉ giới hạn ở một phần nhỏ của bài tập hoá học. Nhưng để giúp học sinh có cái nhìn khái quát hơn và ham học hơn cũng như là các em có thể từ đó giải bài tập một cách nhanh và dễ hiểu. Đồng thời đề tài của tôi nhằm mục đích đó là học sinh phải: - Sử dụng có hiệu quả triệt để thời gian để giải bài tập trắc nghiệm khách quan. - Phát huy tính tích cực của học sinh - Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua giải bài tập trắc nghiệm. - Giáo dục tinh thần tự giác, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm trong công việc, có hứng thú trong bộ môn. - Rèn luyện kỹ năng tư duy linh hoạt và nhanh nhẹn trong quá trình giải bài tập… Tóm lại để nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn hoá học cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm mới đó là lấy người học làm trung tâm. Chính vì vậy việc đưa phương pháp giải bài tập và rèn luyện 7 khả năng tư duy cho học sinh là một việc làm tất yếu cần phải được triển khai một cách đại trà. Cũng như phương pháp dạy học nói chung tại hội thảo UNESCO ở Giơnevơ (10/5-16/5/1970) đã khẳng định “Công nghệ dạy học là một khoa học về giáo dục, nó xác lập những nguyên tắc hợp lý của công tác học tập và các điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục đích dạy học đề ra đồng thời tiết kiệm được sức lao động của thày và trò”. Trong việc khẳng định trên tại hội thảo đã nói lên được rằng đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách ra bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập được phát triển. Muốn vậy thì không chỉ đổi mới ở một khâu nào đó mà phải đổi mới ở tất cả các khâu từ việc thiết kế, chuẩn bị đến việc tổ chức giảng dạy và ra đề kiểm tra. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn này cho nên tôi cảm thấy rằng việc đưa phương pháp giải bài tập đồng thời rèn luyện tư duy cho học sinh thông qua bài tập trắcnghiệm là rất phù hợp đồng thời tôi chọn đề tài sáng kiến kinh ghiệm này là để trau dồi cho mình những kinh nghiệm từ đó có những cách giải bài tập hay hơn, dễ hiểu hơn đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đó giúp cho chất lượng dạy và học được nâng lên đáp ứng với mục tiêu của ngành giáo dục đề ra đặc biệt là cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng bộ giáo dục. Qua quá trình nghiên cứu tôi cũng đã đưa ra một số những kiến nghị để cho việc nâng cao chất lượng dạy học nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục trong giai đoạn mới đó là hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, TDTT… B/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 8 Khi chọn đề tài sáng kiến " Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS" ở trường THCS để nghiên cứu tôi đã xác định được cho mình một số mục đích cụ thể như sau: 1- Qua thực tế giảng dạy có điều kiện thuận lợi để thâm nhập thì thấy rằng vấn đề giải bài tập hoá học đối với học sinh ở trường THCS còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giải bài tập trắc nghiệm. Chính vì thế tôi viết đề tài này để nhằm cung cấp thêm cho các em học sinh những phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm thông qua đó rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh. Đồng thời để xem xét xem phương pháp này đã được đưa vào áp dụng chưa? Nếu đưa vào áp dụng thì như thế nào? Có ưu nhược điểm gì so với khi chưa áp dụng. 2- Khi áp dụng " Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS " ở trường THCS có những thuận lợi và khó khăn như thế nào? 3- Từ việc thâm nhập thực tế nghiên cứu vấn đề "Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS" ở trường THCS nhằm thu thập những thông tin về chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có những có những tổng kết, đưa ra những giả thuyết khoa học nhằm mục đích đưa ra những lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu "Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS" ở trường THCS. Để góp phần thực hiện đào tạo học sinh thành những con người vừa hồng, vừa chuyên tạo cho các em có được sự năng động, sáng tạo tiếp thu những kỹ năng khoa học. Biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề khoa học. 4- Với đề tài này nhằm đáp ứng một vấn đề mà học sinh đang băn khoăn trong việc giải bài tập mà chưa đưa ra được cho mình phương pháp 9 như thế nào cho hợp lý, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích và với một thời gian nhanh nhất. Đồng thời đây cũng là một tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy đăc biệt là rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh. 5- Ngoài những vấn đề trên việc thực hiện đề tài sáng kiến còn nhằm giúp cho học sinh rèn luyện một số các kỹ năng sau: - Sử dụng có hiệu quả dạng bài tập trắc nghiệm - Phát huy tính tích cực của học sinh - Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua giải bài tập trắc nghiệm. - Giáo dục tinh thần tự giác, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm trong công việc, có hứng thú trong bộ môn. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo… 6- Thiết thực hơn nữa tôi là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn hoá học ở trường THCS nên việc nghiên cứu đề tài cũng nhằm giúp tôi tích luỹ cho mình những kiến thức, những kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập hoá học nói chung và "Phương pháp dạy bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS" ở trường THCS nói riêng. Đồng thời cũng là dịp để tích luỹ thêm được chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân ngày càng vững vàng hơn. C/ ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để trở thành một khoa học độc lập thì bất cứ một khoa học nào cũng phải xác định đối tượng nghiên cứu của mình vì đối tượng nghiên cứu của một khoa học là lĩnh vực nhận thức thế giới khách quan của một khoa học đó. Chỉ khi xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình mới đề ra được phương hướng nghiên cứu đúng đắn, mới xác định được nội dung nghiên cứu rõ ràng, chính xác và không bị vượt ra khỏi lãnh vực thế giới khách 10 [...]... bày riêng chưa có được phương 12 pháp cụ thể cho nên khi học sinh nghiên cứu dạng bài tập này còn gặp rất nhiều khó khăn Để hoàn thiện vấn đề này tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giải bài tập trắc nghiệm mang tính tư duy nhằm đáp ứng được cách ra đề thi trắc nghiệm như hiện nay B- Một số phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Để hướng dẫn học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm theo tôi cần có... giải bài tập hoá học của học sinh nói chung và giải bài tập trắc nghiệm nói riêng còn rất yếu và gần như tư duy để giải nhanh các bài tập dạng trắc nghiệm của học sinh chưa có Một khó khăn nữa cũng không kém phần quan trọng là các giáo trình bài tập còn thiếu, đặc biệt là giáo trình bài tập rèn luyện tư duy giải bài tập trắcnghiệm có chăng cũng chỉ là mang tính chất lồng nghép với một số dạng bài tập. .. luyện khả năng tư duy cho học sinh khi giải các bài tập hoá học - Có thể nói rằng việc áp dụng những phương pháp giải được nhanh các bài tập trong hoá học là rất quan trọng đặc biệt là dạng đề thi như hiện nay thì trắc nghiệm chiếm tới 40% đến 50% thậm trí trong bài kiểm tra 15 phút thì trắc 22 nghiệm có thể là 100% Mà bài tập trắc nghiệm có nhiều bài cũng cần phải giải thì mới tìm được kết quả - Với... quan đến phương pháp bảo toàn nguyên tử - Có rất nhiều phương pháp để giải bài toán hoá học khác nhau, nhưng phương pháp bảo toàn nguyên tử và phương pháp bảo toàn số electron cho phép chúng ta gộp nhiều nhiều phương trình phản ứng lại làm một, quy gọn việc tính toán và nhẩm nhanh đáp số Rất phù hợp với việc giải các bài toán hoá học trắc nghiệm Cách thức gộp phương trình làm một và cách lập phương trình... chương trình hoá học 8, 9 thì có rất nhiều bài tập liên quan đến cách giải theo phương pháp đường chéo Có thể nói rằng phương pháp đường chéo là một phương pháp giải tương đối nhanh và có tác dụng rất lớn giảm bớt thời gian và đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian Sau đây là một số ví dụ tôi xin trính bày để minh họa 13 Trước hết xin hướng dẫn sử dụng phương pháp đường cheo trong giải bài tập pha trộn dung... học sinh giải bài tập trắc nghiệm theo những phương pháp trên III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Trong đề tài này tôi có sử dung một số tài liệu có liên quan để nghiên cứu cụ thể như: - Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của tác giả “Trần Kiều” 20 - Lý luận dạy học hoá học của tác giả “Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh” - Phương pháp nghiên... những câu hỏi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh để trách mất thời gian thì học sinh lại rất lúng túng khi tìm được ra kết quả thì thời gian dành cho bài tự luận cũng không còn nhiều Chính vì thế mà các em thường thiếu hụt thời gian mặc dù đề ra không phải là quá dài Khi hướng dẫn các em một số phương pháp có thể giải nhanh được các bài tập thì mỗi khi có bài tập trắc nghiệm trong bài kiểm tra... của các em rất thuần thục từ đó thúc đẩy được sự ham học hỏi của các em hơn Ngoài những phương pháp chủ yếu trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài như: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp trao đổi hỏi ý kiến Tuy nhiên ở mỗi một phương pháp nó lại có những thuận lợi và có những khó khăn nhất định trong qúa tình thu thập... hứng thú, có được niềm vui khi tự mình khám phá, từ đó kiến thức có được sẽ có tính lâu bền, vững chắc và quan trọng hơn là rèn luyện cho các em phương pháp tư duy Trong đề tài này tôi xin đề cập đến một vài dạng bài tập rất hay gặp trong chương trình THCS và một số phương phải giải mang tính chất tư duy giúp giải được nhanh bài toán trắc nghiệm 1 Bài toán xung quanh phần pha trộn dung dịch Như chúng... chỉnh về dạng bài tập nhận biết giúp các em dễ dàng học tập Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều phần tôi trình bày trong đề tài còn chưa chi tiết đặc biệt là khi áp dụng những phương pháp này thì có những chú ý gì? Liệu khi áp dụng phương pháp đó thì có xảy ra tình trạng sai xót hay nói cách khác là những sai lầm khi áp dụng những phương pháp 24 giải nhanh này không? Việc đưa ra các bài tập mẫu còn . nhằm giúp tôi tích luỹ cho mình những kiến thức, những kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập hoá học nói chung và " ;Phương pháp dạy bài tập trắc nghiệm môn hoá học THCS" ở trường. duy nhằm đáp ứng được cách ra đề thi trắc nghiệm như hiện nay. B- Một số phương pháp giải bài tập trắc nghiệm. Để hướng dẫn học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm theo tôi cần có những vấn đề. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận T hế

Ngày đăng: 19/07/2014, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan