Chính sách thu hút FDI của hàn quốc

23 3K 92
Chính sách thu hút FDI của hàn quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung 1 I.Cơ sở lý thuyết của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.Khái niệm FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và sử dụng vốn là một chủ thể; có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra. 2.Đặc điểm FDI + Chủ đầu tư được tự mình đưa ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. +Chủ đầu tư nước ngoài tự mình điều hành một phần hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư. + Nước nhận đầu tư có thể tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuậ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài. +Nguồn vốn đầu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được của chủ đầu tư nước ngoài. 3. Các hình thức FDI +Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một loại hợp đồng đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. +Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh) : Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Thông thường nhà đầu tư nước ngoài không được góp ít hơn một tỷ lệ đã được quy định trong luật đầu tư của nước nhận đầu tư. +Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : Đây là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. 4.Tác động của FDI -Lợi ích của việc thu hút đầu tư: 2 + Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. +Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung va nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. +Góp phần tăng cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. +Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro. +Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa vacải cách thể chế và năng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. -Hạn chế của việc thu hút FDI: +FDI có thể là một hình thức kéo dài vòng đời công nghệ của các nước phát triển. Cụ thể là phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào nước tiếp nhận đã qua sử dụng ở nước đầu tư và đã trở nên lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. +Các doanh nghiệp FDI cũng là nguyên nhân của hiện tượng xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. +Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI cũng gây ra nhiều khó khăc cho các nước tiếp nhận đầu tư. +Ngoài ra, một số vẫn đề khác nảy sinh như mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động; phân cấp quản lý cho UBND các địa phương; thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế gây ra tình trạng lãng phí đất đai là những bất cập có thể xảy ra khi tiếp nhận FDI. 3 II. Chính sách thu hút FDI và thực trạng FDI của Hàn Quốc 1. Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc  FDI đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc để tiến tới trở thành một quốc gia phát triển. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn, Hàn Quốc thực hiện các mô hình chiến lược khác nhau phù hợp với điều kiện từng thời kỳ. Có thể xét sự thay đổi chính sách trong thu hút FDI của Hàn Quốc trong 3 giai đoạn chính như sau: 1.1 Giai đoạn 1950-1960 -Mô hình chính sách: trong giai đoạn này là Hàn Quốc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất trong nước. Và những chính sách này luôn có những biến đổi quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ khác nhau. Cụ thể: -Những năm 1960: Tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phục Từ sau thời kỳ Nhật Bản thống trị và chiến tranh Triều Tiên, chính quyền mới của Hàn Quốc được thành lập đã sử dụng viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ suốt trong những năm 1950-1960 để xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá và hệ thống thông tin hiện đại khắp toàn quốc cùng với một mạng lưới các trường tiểu học và trung học.  Kết quả là, Hàn Quốc có được một lực lượng lao động được đào tạo bài bản cộng với cơ sở hạ tầng hiện đại tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế. 1.2 Cuối những năm 1960-1975  Khuyến khích thu hút FDI với các biện pháp thực hiện: +Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài +Tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực nhất định như: công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,… +Hạn chế đầu tư nước ngoài vào các nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,… Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh. +Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ; nỗ lực sắp xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phù hợp với nguyên tắc quốc tế, hơn là việc cắt giảm nhân sự; đồng thời, phải chú trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. 4 +Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, Luật ngân hàng Hàn Quốc đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Hơn nữa, Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn. +Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài. Với những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng thiếu vốn liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn sẽ được nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện. -Vào đầu những năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc nhằm có được những kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện sửa đổi một số điểm trong luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá vào đầu những năm 1980. Từ đó, FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh. 1.3 Giai đoạn từ năm 1976 – nay -Mô hình chính sách: Kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài. -Các biện pháp thực hiện: •Hệ thống hỗ trợ định hướng nhà đầu tư: +Tất cả các quy định và pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài được sắp xếp hợp lý hóa và sáp nhập vào một khuôn khổ pháp lý riêng được gọi là Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA), có hiệu lực từ tháng 11 năm 1998. +Đạo luật này cho phép các nhà đầu tư nước ngoại tận dụng dịch vụ một cửa và đãi ngộ đồng nhất. Đạo luật này nhằm tạo môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các tiện ích như: các ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình- thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực… +Đối với các nhà đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm. +Chính quyền địa phương cũng được phép tự quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ 8 đến 15 năm và được phép lập và điều hành các Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư FDI. Các thủ tục hành chính rườm rà, trước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa. 5 +Rất nhiều động lực khác, như miễn hoặc giảm thuế được đưa ra để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ví dụ như: thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp được miễn hay giảm với các ngành công nghệ cao trong thời hạn là 7 năm. Bất động sản thuộc sở hữu Nhà nước có thể cho các hãng được đầu tư từ nước ngoài lên đến 50 năm với giá cả thuận lợi, và đôi khi miễn phí trong các trường hợp cụ thể. Các khu vực đầu tư tự do cũng được hình thành để phù hợp với đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn. +Nhà nước tiếp tục hủy bỏ từng bước các lệnh cấm nhập khẩu, giảm con số các hạng mục chịu thuế quan. +Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết các lĩnh vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh vực kinh tế vẫn còn đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một phần. Như vậy, chính phủ đã tự do hóa trên 98% nền kinh tế. 2% còn lại là các lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, tài sản văn hóa hoặc công việc làm ăn của các nông dân nhỏ lẻ. • Tháng 1 năm 2014 Tổng thống Park Geun-hye đưa ra chính sách: thu hút các tập đoàn toàn cầu +Chính phủ có kế hoạch đơn giản hóa thủ tục thuế cho các giao dịch giữa các trụ sở của họ tại Seoul và các công ty con ở nước ngoài hoặc công ty mẹ ở nước nhà. Đề án cũng bao gồm tỷ giá neo vào mức thuế suất thuế thu nhập cho lao động nước ngoài tại trụ sở của tập đoàn toàn cầu ở mức 17 phần trăm phụ thuộc vào quy mô thu nhập của họ. +Thuế suất là thấp xa so với 38 phần trăm đánh vào người Hàn Quốc kiếm được 150.000.000 ₩ hoặc nhiều hơn mỗi năm. +Để khuyến khích các công ty nước ngoài thành lập các trung tâm R & D, kế hoạch đề xuất mở rộng các khoản khấu trừ thuế thu nhập hiện hành cho các kỹ sư nước ngoài làm việc tại các công ty nước ngoài có vốn đầu tư đến năm 2018. +Chính sách này cũng sẽ hỗ trợ về địa điểm cho các công ty nước ngoài khi họ thuê các tòa nhà để thành lập trung tâm R & D. • Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết, từ tháng 9/2014 những người nước ngoài đầu tư trên 500.000 USD vào Hàn Quốc sẽ ngay lập tự nhận được thẻ cư trú vĩnh viễn (hạng F5). +Như vậy Hàn Quốc đã hạ mức tiền đầu tư từ 2 triệu USD xuống còn 500.000 USD nhằm khuyết khích các nhà đầu tư nước ngoài. +Theo bộ tư pháp nước này, trước đây chính phủ chủ trường kiểm soát chặt chẽ việc cấp visa dài hạn cho người nước ngoài. Điều này không khuyến khích các nhà đầu tư trong việc mở rộng quy mô và buộc họ phải xin visa đầu tư ngắn hạn (Hạng D8). Với việc sửa đổi quy định này, nhà chức trách hy vọng số người nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới. 6 => Đánh giá chung: Hàn Quốc có thể coi là một trong những nước thực hiện thành công nhất chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi chính sách hợp lý qua từng thời kỳ chính là yếu tố quyết định giúp cho Hàn Quốc nhanh chóng đi từ hồi phục kinh tế đến phát triển và giành được vị trí xứng đáng trên bản đồ kinh tế thế giới. Phần tiếp theo sẽ phân tích những số liệu cụ thể về tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc. 2. Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc 2.1 Môi trường đầu tư FDI tại Hàn Quốc  Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều lợi thế cho hoạt động đầu tư FDI: - Khả năng sinh lời, độ lành mạnh tài chính cao. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Hàn Quốc, lợi nhuận thông thường của các công ty quốc tế (công ty có ít nhất 50% vốn nước ngoài) khoảng 11,7% tổng doanh số bán trong năm 1999. Hàn Quốc đã duy trì được mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất trong số 29 thành viên của OECD. Các nhà đầu tư nước ngoài được miễn đánh thuế hai lần nếu hai quốc gia kí kết hiệp ước thuế. - Lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao, Hàn Quốc chú trọng đến phát triển giáo dục, giúp thúc đẩy tiến bộ kinh tế và công nghệ của đất nước . Lực lượng lao động được giáo dục tốt là sản phẩm của một hệ thống trường học có tổ chức cao. Hơn 97 phần trăm công nhân có giáo dục trình độ đào tạo nghề hoặc trình độ đại học. Tỉ lệ biết chữ tại Hàn Quốc là 98%, thuộc hàng cao của thế giới. Có hơn 100.000 sinh viên chuyên ngành khoa học và kỹ thuật tốt nghiệp mỗi năm. Một số lượng các sinh viên ngày càng nhiều đang tích cực học tập để lấy bằng tiến sỹ và thạc sỹ.Năng suất lao động đã tăng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Một hệ thống giờ làm việc linh hoạt , cùng với hệ thống giờ làm việc bình thường, cho phép sử dụng lao động để cung cấp làm việc trong 2 tuần hoặc 1 tháng thời gian, giảm chi phí lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh. - Hàn Quốc có điểm mạnh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D). Có 2,863 viện R & D liên quan đến Hàn Quốc, bao gồm 163 viện nghiên cứu công, 258 trường đại học, cao đẳng, cao đẳng, cơ sở cùng với 2.435 cơ quan thuộc sở hữu tập thể. Đầu tư vào R & D đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng từ 0. 81 phần trăm trong 1981-2,68 phần trăm trong năm 1999 và 5% năm 2001. Hàn Quốc hiện đứng thứ năm trên thế giới trong vấn đề này sau khi Thụy Điển, Nhật Bản, Phần Lan, và Thụy Sĩ. 7 Biểu đồ: Số lượng nhà nghiên cứu trên 100 dân Nguồn: Korea.net - Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, đặc biệt cho vận tải đường biển. Với vị trí là một bán, Hàn Quốc là điểm trung chuyển cho các chuyến hàng đến thị trường Đông Bắc Á, tiếp giáp với các thị trường lớn là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. - Một số chi phí thấp giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư như điện và viễn thông. - Các công ty có thể dễ dàng mở rộng sang các thị trường nước ngoài sau khi sử dụng Hàn Quốc như một nền tảng thử nghiệm. Hơn một nửa trong số 500 công ty xếp hạng trên Fortune có mặt ở Hàn Quốc. 2.2 Số liệu về thu hút vốn FDI của Hàn Quốc • Hàn Quốc là một trong những quốc gia thu hút được nhiều FDI nhất thế thế giới. 8 Nguồn vốn FDI tích lũy di chuyển vào các quốc gia giai đoạn 2002-2011 Chỉ số tự do hóa kinh tế năm 2012 - Ở vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia thu hút vốn FDI, Hàn Quốc đã thể hiện mình là một thị trường năng động và là mảnh đất có tiềm tăng thu được lợi nhuận cao 9 cho các nhà đầu tư. Mặt khác, với chỉ số tự do hóa kinh tế đứng thứ 4, hệ số biến thiên của FDI là 0,81, trong khi nó là 1.13 cho vốn chủ sở hữu, 1,19 vay vốn ngân hàng và 0.90 cho các khoản nợ, thể hiện những cân nhắc lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Hàn Quốc. Chúng ta không có nghi ngờ gì rằng nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Hàn Quốc với số lượng ngày càng tăng. • Thu hút vốn FDI vào Hàn Quốc Nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc giai đoạn 1980-2012 Nguồn: Bank of Korea - Trước giữa những năm 1980, dòng vốn FDI vào Hàn Quốc rất nhỏ do Hàn Quốc không phải là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và chính sách hạn chế của chính phủ. Tuy nhiên, tình hình đã khởi sắc vào thập niên 80. Năm 1980 là thời kỳ tự do hóa và toàn cầu hóa trên toàn thế giới. Chính sách công nghiệp của Hàn Quốc chuyển từ can thiệp sâu vào nền kinh tế đã chuyển theo định hướng tự do hóa thị trường.Theo đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò trong việc tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hàn Quốc gần như mở cửa hoàn toàn nhiều lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 1984. Nhờ chính sách này, dòng vốn FDI tăng từ 143.140.000$ năm 1980 đến 422.35 triệu đô vào năm 1984. Năm 1987 thêm 26 ngành sản xuất nhiều hơn đã được mở cho đầu tư nước ngoài trong khi lĩnh vực dịch vụ vẫn bị hạn chế. Dòng vốn FDI tăng gần gấp đôi từ $ 532,20 triệu vào năm 1985 lên $ 1,063.85 10 [...]... % - Nguồn vốn FDI đã tăng lên đáng kể và trở thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây Điều này đã được quy cho những thay đổi trong chế độ FDI và một loạt các biện pháp chính sách để thu hút FDI Tuy nhiên, Hàn Quốc rõ ràng không thu hút FDI với đung tiềm năng của mình trong giai đoạn này để đạt tới tầm quốc tế - • Các khu vực hút vốn FDI của Hàn Quốc: 14 Trong... cho thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc trong thời gian tới - - - - - 2.3 Đánh giá về thu hút FDI của Hàn Quốc • Thành công: Dòng vốn FDI chảy vào Hàn Quốc trong những năm gần đây tương đối ổn định Không giống như các loại khác của các dòng vốn, dòng vốn FDI đã tăng đều đặn từ đầu những năm 1980 FDI bắt đầu đóng vai trò chi phối trong tổng số các dòng vốn vào giữa năm 1990 Chính phủ Hàn Quốc đã... vực thu hút nhiều vốn nhất 10 lĩnh vực sau thu hút gần 98,6% vốn FDI vào VN 2 Bài học kinh nghiệm từ thu hút đầu từ nước ngoài từ Hàn Quốc Sau hơn 25 năm mở cửa, Việt Nam đã phần nào thành công trong thu hút vốn FDI và nguồn vốn này đã đóng góp tích cực, đáng kể cho quá trình phát triển theo hướng CNH-HĐH Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI hiện chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. .. giúp mang lại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hàn Quốc Khu vực này được thiết kế đặc biệt nhằm cho cung cấp các doanh nghiệp với một loạt các lợi thế bao gồm thu , lao động, quy định và các biện pháp khuyến khích, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, FEZs của Hàn Quốc đã thu hút tổng cộng 4,14 tỷ USD trong nguồn vốn FDI tính đến cuối năm 2011 .Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch công bố một lộ trình đầy... lượng FDI vào Hàn Quốc Điều này có thể phản ánh sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Hàn Quốc và mở cửa khu vực dịch vụ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính Trong thời gian này, sự suy giảm FDI trong lĩnh vực sản xuất có thể làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc Các ngành khác - nông nghiệp, thủy sản và khai thác mỏ - đã tiếp tục thu hút FDI nhưng không đáng kể, ngoại trừ năm 2003 khi tỉ lệ FDI. .. khoản của thị trường vốn là rất quan trọng trong việc xác định biến động thấp hơn của dòng vốn FDI trong một quốc gia Sự biến động của dòng vốn FDI ròng của các nước phát triển nhỏ hơn so với các nước phát triển, và dòng vốn này cũng ít biến động hơn so với các dòng vốn khác tại các quốc gia phát triển, như Hàn Quốc hiện nay • Hạn chế: Thái độ của người dân Hàn Quốc về dòng vốn FDI: Báo cáo Thương mại Quốc. .. phủ người thúc đẩy FDI Tuy nhiên, chính phủ có thể không làm gì để thay đổi mối nghi ngờ của công chúng Hàn Quốc đối với người nước ngoài và FDI FDI tại Hàn Quốc duy trì sự kém phát triển quản trị doanh nghiệp, và kéo dài sự thống trị kinh tế của các tập đoàn gia đình thống trị nền kinh tế Hà Quốc (chaebol) - Nhiều người cũng nhanh chóng chỉ ra rằng tin tức về Hàn Quốc không thu hút công ty phương... châu Âu bắt đầu nổ ra, dòng vốn FDI ở Hàn Quốc vẫn tăng đã phản ánh niềm tin của các nước khác vào nền kinh tế của Hàn Quốc Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc dự kiến dòng vốn FDI sẽ giảm xuống còn khoảng 13 tỷ USD năm 2012 do các yếu tố nguy cơ như làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và suy thoái kép của nền kinh tế thế giới Tuy 11 vậy, thực tế nguồn FDI vào Hàn Quốc năm 2012 lại tăng đột biến,... hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thu hút đầu tư quốc tế của Hàn Quốc 1 Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu. .. động tới xã hội Hàn Quốc và chính phủ Mặt khác, các công ty nước ngoài cần trau dồi mối quan hệ với các cơ quan cấp dưới, chẳng hạn như FSS, KDB Trong trường hợp thành công của MetLife, công ty đã thể hiện chính nó như là một công ty "Hàn Quốc" bằng cách tung ra lực lượng chuyên gia của mình và sử dụng hững người tài ở Hàn Quốc, thể hiện trách nhiệm của công ty đối với nền kinh tế quốc dân III Sơ lược . tiếp nhận FDI. 3 II. Chính sách thu hút FDI và thực trạng FDI của Hàn Quốc 1. Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc  FDI đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, là. tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc. 2. Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc 2.1 Môi trường đầu tư FDI tại Hàn Quốc  Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều lợi thế cho hoạt động đầu tư FDI: - Khả. thay đổi chính sách trong thu hút FDI của Hàn Quốc trong 3 giai đoạn chính như sau: 1.1 Giai đoạn 1950-1960 -Mô hình chính sách: trong giai đoạn này là Hàn Quốc thực hiện chính sách thu hút đầu

Ngày đăng: 19/07/2014, 13:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I.Cơ sở lý thuyết của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    • 1.Khái niệm FDI

    • 2.Đặc điểm FDI

    • 3. Các hình thức FDI

    • 4.Tác động của FDI

    • II. Chính sách thu hút FDI và thực trạng FDI của Hàn Quốc

      • 1. Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc

        • 1.1 Giai đoạn 1950-1960

        • 1.2 Cuối những năm 1960-1975

        • 1.3 Giai đoạn từ năm 1976 – nay

        • 2. Thực trạng thu hút FDI của Hàn Quốc

          • 2.1 Môi trường đầu tư FDI tại Hàn Quốc

          • 2.2 Số liệu về thu hút vốn FDI của Hàn Quốc

          • 2.3 Đánh giá về thu hút FDI của Hàn Quốc

          • III. Sơ lược về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thu hút đầu tư quốc tế của Hàn Quốc

            • 1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam

            • 2. Bài học kinh nghiệm từ thu hút đầu từ nước ngoài từ Hàn Quốc.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan