Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

4 10.6K 122
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Vận dụng để phân tích vai trò của những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trước đổi mới cũng như nguyên nhân của những thành tựu khởi đầu, những yếu kém và khuyết điểm sau hơn 15 năm đổi mới (chủ yếu phân tích những nguyên nhân chủ quan, những yếu kém trong lãnh đạo của Đảng)

Vấn đề 6 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Vận dụng để phân tích vai trò của những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trước đổi mới cũng như nguyên nhân của những thành tựu khởi đầu, những yếu kém và khuyết điểm sau hơn 15 năm đổi mới (chủ yếu phân tích những nguyên nhân chủ quan, những yếu kém trong lãnh đạo của Đảng) Bài làm Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu rất lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước và xây dựng CNXH, tuy nhiên trong quá trình xây dựng đất nước đã có lúc đất nước ta trãi qua một thời kỳ dài bị khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng và cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, quá trình quá độ tiến lên XHCN ở nước ta là một quá trình dài đầy khó khăn, thử thách có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có lúc thoái trào, có bước tiến nhưng cũng có bước lùi. Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân quả vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian vô tận. Do đó, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng khoảng kinh tế - xã hội kéo dài ở nước ta trước thời kỳ đổi mới (1986) có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà đất nước đang đứng trước những thử thách lớn lao của thời đại, hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng đổi mới và không cho phép mắc phải những sai lầm như đã có trước đây Theo triết học duy vật biện chứng, nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Trong mối liên hệ nhân - quả ấy, nguyên nhân là cái có trước và sinh ra kết quả, kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và có sự tác động. Do đó, nguyên nhân là cái quyết định các tính chất đặc điểm, nội dung của kết quả. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ nối tiếp nào về thời gian và không gian cũng là mối liên hệ nhân quả, chỉ có mối quan hệ trước sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, nếu có một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả và có liên hệ với kết quả, nhưng là mối liên hệ bên ngoài, không cơ bản, không sinh ra kết quả thì sự kiện đó chỉ là nguyên cớ mang tính chất chủ quan và tuy không gây ra kết quả nhưng nguyên cớ góp phần xúc tiến gây ra kết . Do đó, trong thực tiễn khi xem xét SVHT ta phải phân biệt giữa nguyên nhân với nguyên cớ. Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, có thể cùng một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân tác động ở những mức độ điều kiện khác nhau; nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều với nhau dẫn đến kết quả nhanh hơn, nếu tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí triệt tiêu tác động của nhau. Khi một kết quả do nhiều nguyên nhân tạo ra thì tác động, vai tròi của từng nguyên nhân không như nhau. Do đó cần phân loại và xác định vai trò của từng loại nguyên nhân. Triết học duy vật biện chứng đưa ra nhiều hình thức nguyên nhân : nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thường gắn liền với những kết quả xuất hiện do có sự tham gia của con người. Nguyên nhân khách quan là sự tác động các mặt, các yếu tố của hiện thực độc lập với ý thức của chủ thể trong quá trình tạo ra kết quả. Nguyên nhân chủ quan. Nếu nguyên nhân khách quan tồn tại với tính cách là khả năng gây ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan sẽ quyết định việc biến 1 kết quả ấy thành hiện thực hay không. Ngược lại, nếu nguyên nhân khách quan có thể tự phát huy tác dụng tạo ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan có thể làm cho kết quả ấy đạt đến trình độ cao hơn hay thấp hơn, nên nó sẽ tác động cùng chiều hay khác chiều với nguyên nhân khách quan. Vì vậy, muốn tạo ra kết quả trước hết phải tạo ra nguyên nhân và điều kiện sản sinh ra nó. Ngược lại, muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ nguyên nhân và điều kiện sản sinh ra nó, đồng thời quan tâm sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả. Mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ cơ bản và quan trọng, thường gắn với tính chất của sự vật hiện tượng là tính khách quan, tính tất yếu, tính phổ biến. Theo CNDV biện chứng, nguyên nhân của mọi sự vật, hiện tượng là khách quan nằm ngay trong sự vận động và tồn tại của thế giới sự vật, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không, không có SVHT nào là không có nguyên nhân. Con người chỉ có thể phát hiện và vận dụng mối liên hệ khách quan của nhân quả chứ không thể xóa bỏ nó. Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa họ, xã hội học là vạch ra được những mối liên hệ nhân quả để có một phương pháp phân tích khoa học, phân biệt các loại nguyên nhân và tìm ra nguyên nhân của các sự vật.Trong mối liên hệ nhân quả, kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định, những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng không gây ra những biến cố ấy. Tuy nhiên, nếu thiếu chúng thì nguyên nhân không gây nên những kết quả được. Vì vậy, trong những điều kiện nhất định thì những nguyên nhân nhất định sẽ tạo ra những kết quả nhất định. Những điều kiện thế nào thì kết quả như thế ấy hay nói cách khác đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả. Như đã nói ở trên, mối liên hệ nhân quả thể hiện trong thực tế rất phức tạp, đa dạng và cùng một sự việc xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, khi chúng ta giải quyết một vấn đề nào đó trước hết phải từ nguyên nhân cơ bản để có biện pháp giải quyết đúng đắn, thích hợp, đồng thời phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức, tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển. Do đó, trong nhận thức và hành động của con người cần phải xem xét hiện tượng một cách toàn diện và tích cực để chống lại những quan niệm siêu hình, chật hẹp, phiến điện và áp đặt mối quan hệ nhân quả. Trong hoạt động thực tiễn, phải phân tích sâu sắc những hạn chế của yếu tố chủ quan và đề ra những giải pháp khắc phục, để trên cơ sở đó tác động một cách có hiệu quả làm biến đổi những nguyên nhân khách quan theo hướng có lợi. Trên cơ sở nhận thức nguyên tắc và phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Đảng ta đã vận dụng khá thành công trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trên cơ sở đánh giá phân tích tình hình một các toàn diện, cụ thể vận dụng đúng quy luật khách quan, nắm vững mối liên hệ nhân quả, nhờ đó đã tạo nên những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong những năm trước đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Đảng ta đã phạm những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, dẫn đến làm cho nền KT-XH của nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Như bất kỳ sự kiện nào trong thế giới khách quan, sự khủng hoảng kinh tế xã hội giai đoạn này có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân khách quan có thể kế như : do xuất phát điểm của nước ta quá thấp, nền SX nhỏ với trình độ SX lạc hậu, do hậu quả của chiến tranh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm cho đội ngũ cán bộ - đảng viên không có điều kiện để học tập nên trình độ KH công nghệ, tri thức không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, do tác động của thiên tai, hạn hán kéo dài và do sự nghiệp xây dựng CNXH là 1 sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội không phải đều do nguyên nhân khách quan quyết định đánh giá về nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội thời kỳ này, ĐH lần VI của Đảng đã 2 xác định “những sai lầm khuyết điểm ấy có những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan chi phối nguyên nhân của những sai lầm ấy là chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan trong cải tạo XHCN, trong tiến trình CNH và trong cơ chế quản lý kinh tế . Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ, đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển”. Do tư tưởng chủ quan duy ý chí và bảo thủ trì trệ nên khi đề ra, định ra những chủ trương, đường lối, chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã có những sai lầm, vi phạm các quy luật khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể được nêu văn kiện Đại hội VI như sau : “Trong những năm 1976-1980, trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ các tiêu đề cần thiết. Mặt khác chậm đổi mới cơ chế kinh tế đã lỗi thời”, trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo XHCN, quản lý kinh tế và lĩnh vực phân phối lưu thông đã có những sai lầm “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ tệ “, ”, “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ SX” nên “có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ”, bỏ qua không thừa nhận và vận dụng những quy luật khách quan của phương thức sản xuất, của nền kinh tế hàng hóa Bên cạnh đó, việc buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý KT-XH, trong đấu tranh tư tưởng văn hóa, trong việc chống lại những âm mưu thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù…cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khủng hoảng trên. Đánh giá những nguyên nhân, sai lầm chủ quan, Đảng cho rằng đó những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách về chỉ đạo chiến lược, về tổ chức thực hiện và để giải quyết những khó khăn do sai lầm khuyết điểm trên việc khắc phục những hạn chế chủ quan được Đảng đặc biệt xem trọng “Chúng ta không đánh giá thấp những nguyên n hân khách quan, những khó khăn đó rất lớn. Song điều quan trọng là phân tích sâu sắc những nguyên nhân chủ quan, nêu rõ những sai lầm khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và Nhà nước” (VK ĐH Đảng VI). Như vậy, nguyên nhân chủ yếu và cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả là tình hình khủng hoảng KT-XH trong thời kỳ trước đổi mới ở nước ta là những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân bên trong. Trên cơ sở quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, rút kinh nghiệm từ những sai lầm chủ quan, Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng đã chỉ rõ bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm từng bước sửa chữa những sai lầm, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng bẳng việc khởi xướng vã lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc trên tất cả lĩnh vực của đời sống. Cũng từ những sai lầm khuyết điểm chủ quan, ĐH VI của Đảng đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm : Một là, toàn bộ hành động của mình Đảng ta phải có những tư tưởng “lấy dân làm gốc” xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc CM-XHCN. Từ sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, qua quá trình thực hiện, nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Đến ĐH VIII, đất nước ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng KT-XH và chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ CNH- HĐH đất nước.Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) nhận định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tuy còn một số mặt chưa vững chắc”. Đến ĐH Đảng lần IX, sau 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng đó là : - Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP trong nước tăng bình quân hàng năm 7%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được 3 tăng cường. Cơ chế quản lý KT đã có những thay đổi cơ bản. Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; từ chổ chủ yếu chỉ có 2 thành phần KT là KT nhà nước và KT tập thể đã chuyển sang nền KT nhiều thành phần trong đó KT Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng nay SX đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết - Văn hóa xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẩn về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra; phá được thế bao cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập KT quốc tế, không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính KT ở một số nước Châu Á mặc dù hậu quả của nó đối với nước ta cũng khá nặng nề, tình hình CT XH cơ bản ổn định quốc phòng và an ninh được tăng cường. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố. - Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả. Ngày nay, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh lên rất nhiều Nguyên nhân của những thành tựu đó bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nguyên nhân chủ quan là do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn; Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đổi mới theo những phương hướng, bước đi cơ bản, đúng đắn, Nhà nước có cố gắng lớn trong việc quản lý điều hành; toàn dân tộc đã phát huy lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo… Nguyên nhân khách quan là tinh thần cách mạng và sự nổ lực phấn đấu của toàn dân với lòng yêu nước nòng nàn và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp nhận thử thách, chịu đựng và vượt qua những khó khăn đổi mới làm chuyển biến tình hình. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta còn những yếu kém cần khắc phục: nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển bền vững Dựa trên việc tổng kết những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ nhân của những thành tựu khởi đầu, những yếu kém và khuyết điểm sau hơn 15 năm đổi mới, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báo, đó là : Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo. Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bốn là, được lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Tóm lại, việc nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, xác định được mức độ vai trò của những nguyên nhân ấy đối với những thất bại cũng những thành tựu trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước để có những biện pháp khắc phục, những tác động thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu mong muốn là những nguyên tắc đảm bảo sự thành công của Đảng và nhà nước ta cũng như của từng Đảng viên, công nhân viên chức . 4 . thức nguyên nhân : nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân. Vấn đề 6 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Vận dụng để phân tích vai trò của những nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng. sản sinh ra nó, đồng thời quan tâm sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả. Mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ cơ bản và quan trọng, thường

Ngày đăng: 19/07/2014, 10:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài làm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan