skkn ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra - đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường thpt tĩnh gia 5

21 1.5K 6
skkn ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra - đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường thpt tĩnh gia 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 MỤC LỤC Trang A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng. Trên cơ sở vận dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá vào thực tiễn, mỗi giáo viên phụ trách bộ môn sẽ tiến hành linh hoạt khâu kiểm tra, đánh giá sao cho có hiệu quả nhất và qua đó đúc kết cho bản thân những kinh nghiệm riêng. Là giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THPT BÁN CÔNG SỐ 1 TĨNH GIA nay là trường THPT TĨNH GIA 5 từ năm học 2008 - 2009 đến nay. Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy việc ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá vào dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ giúp cho giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh, song quan trọng hơn cả việc kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và tạo động lực học tập cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT TĨNH GIA 5 hiện nay cho thấy, khâu kiểm tra, đánh giá chưa được chú ý nhiều. Hình thức kiểm tra thì đơn điệu, nội dung kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kiến thức mà chưa hướng tới kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học. Nên kết quả chất lượng môn lịch sử chưa cao, chưa góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục ở trường THPT. Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Trong khi đó các môn khoa học xã hội, trong đó có môn lịch sử ngày càng được nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong thời đại chúng ta càng chứng tỏ sự đổi mới về nội dung, phương pháp trọng dạy học lịch sử, cũng như đối với các môn khoa học khác, đặc biệt là đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy. Càng tiến đến cuộc sống hiện đại thì càng đòi hỏi về việc đào tạo con người một cách toàn diện, nên khâu kiểm tra, đánh giá cũng hướng tới mục tiêu toàn diện về cả kiến thức lẫn kỹ năng, hành vi, thái độ góp phân nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy môn lịch sử chúng tôi luôn phải đặt ra và xuất phát từ lý do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5” II/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu. Đề tài này đi vào nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể vận dụng hiệu quả vào dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5. Từ đó khắc phục tình trạng học thụ động, học tập theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng, đồng thời thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của học sinh loại bỏ dần lối học lệch, học tủ, học không “tư duy” của học sinh, giúp các em chủ động hơn trong việc nắm kiến thức trên lớp và làm bài tập ở nhà. Ngoài ra một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn góp phần đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của học sinh trong khi học. Đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực của cả thầy và trò. 2/ Nhiệm vụ: Để hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau. - Sử dụng linh hoạt các loại hình kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt nhất Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 - Tìm hiểu nội dung về các hình thức kiểm tra, đánh giá. - Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá trong giờ học và sau những tiết dự giờ từ các đồng nghiệp . - Rút ra kết luận từ việc nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn. III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Qua các lần dự giời đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi. Nhưng kỹ năng sư phạm chưa tốt, chưa chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. Môn Lịch sử thường rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều….Nếu giáo viên không có kỹ thuật sư phạm tốt, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp, giờ học trở nên quá tải, nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Xuất phát từ thực tế trên, tôi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tôi thấy việc ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5 là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Trong bài viết này, tôi chủ yếu khai thác một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung ở trường THPT TĨNH GIA 5. IV/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Học sinh cả 3 khối 10, 11, 12 và giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5 V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác, - Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ các đồng nghiệp và bản thân. B/ PHẦN NỘI DUNG Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy Lịch sử nói riêng. Kiểm tra nhằm thu thập những thông tin tình hình học tập của học sinh, giúp giáo viên đánh giá đựơc kết quả học tập của học sinh, song quan trọng hơn kiểm tra, đánh giá còn giúp cho việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên và tạo động lực học tập cho học sinh, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả của giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo. Đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá có thể là “định tính” dựa vào nhận xét hoặc “định lượng” dựa vào các giá trị (bằng số). Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Kiểm tra là công cụ phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng của đánh giá. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó có hai vấn đề cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải đặt ra kế hoạch kiểm tra học sinh để đạt được những yêu cầu về các mặt mức độ kiến thức và kỹ năng mà mục tiêu giáo dục đề ra II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5. 1/ Thuận lợi và khó khăn: Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 a/ Thuận lợi: Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng đã có nhiều tiến bộ về quan điểm chỉ đạo, về nhận thức cũng như nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá đã vươn tới mục tiêu giáo dục toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng, các hình thức kiểm tra, đánh giá ngày càng phong phú đa dạng. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5, tôi đã được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện, khích lệ của giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp cùng sự hợp tác nhiệt tình của học sinh. b/ Khó khăn: Mặc dù việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đã được triển khai sâu rộng trong các trường THPT trong cả nước. Song thực tế hiện nay, trong quá trình dạy học lịch sử vấn đề kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Hình thức kiểm tra vẫn là kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì. Vì vậy làm cho việc kiểm tra trở nên cứng nhắc, dễ gây áp lực nặng nề đối với học sinh, dẫn đến kết quả dạy – học chưa cao. Bên cạnh đó học sinh vẫn chưa thực sự yêu thích môn lịch sử, chưa chủ động trong quá trình học tập và học mang tính đối phó. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất khi thực hiện các kỹ thực hiện các khâu kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy 2/ Mặt mạnh và mặt yếu: a/ Mặt mạnh: Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá được ứng dụng vào dạy lịch sử ở trường THPT sẽ giúp cho học sinh trong các khâu ôn tập bài cũ, củng cố, tiếp thu bài mới bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Với kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên thu được thông tin phản hồi nhanh nhất về bài giảng của mình để từ đó có những điều chỉnh kịp thời Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 về cách dạy, còn học sinh cũng điều chỉnh được cách học tạo điều kiện tối ưu để quá trình dạy – học chuyển tiếp sang những bước tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. b/ Mặt yếu: Kỹ thuật này đòi hỏi giáo viên phải thực hiện linh hoạt , mềm dẻo tránh việc quá chú trọng vào khâu kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy mà không đảm bảo được tiến độ chương trình. Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể bất lợi đối với một số học sinh không thích học môn lịch sử. 3/ Nguyên nhân và yếu tố tác động Mở đầu cuốn “Lịch sử nước ta” Bác Hồ viết “dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là lời tâm huyết của Bác Hồ kính yêu đối với thế hệ trẻ. Người luôn mong muốn, thế hệ trẻ không chỉ biết lịch sử mà phải “tường” có nghĩa là hiểu sâu sắc về lịch sử. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử ở trường THPT TINH GIA 5 hiện nay, nhất là khâu kiểm tra, đánh giá còn các tồn tại sau. * Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới về Phương Pháp dạy học đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên thường chỉ chú ý đến việc kiểm tra định kỳ mà chưa chú ý đến việc kiểm tra thường xuyên trong từng tiết học cũng như trong toàn bộ quá trình dạy học. Nội dung kiểm tra, đánh giá chỉ chủ yếu hướng đến kiểm tra kiến thức mà chưa chú ý đến kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học. Qua quá trình trao đổi với một số đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tố tác động cơ bản như sau: Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 - Do nội dung kiến thức của bài quá nhiều nên giáo viên chỉ chú ý đến việc làm sao chuyển tải hết nội dung kiến thức mà chưa chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá lồng ghép vào từng tiết học. - Giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thiết nhiều bị dạy học, chưa tiếp cận được với các tài liệu hướng dẫn về đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá nên chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các hình thức kiểm tra trong quá trình dạy học. * Về phía học sinh : Học sinh trường THPT TĨNH GIA 5 có điểm xuất phát thấp : Đối tượng đăng kí dự thi vào trường hầu hết là những em có học lực trung bình, hầu hết các em ở xa trường, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn Mặt khác ý thức học tập chưa cao, đa phần các em chưa xác định mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà… Qua tìm hiểu HS cũng như đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tố tác động như sau: + Đa phần các em đều cho rằng môn lịch sử có nhiều sự kiện nên khó học, khó nhớ. + Do tác động của sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cơ hội việc làm của các ngành khoa học kĩ thuật nên các em ít chú trọng đến các môn khoa học xã hội. + Do phụ huynh thờ ơ với môn Lịch sử thường hướng các em vào các môn học tự nhiên. + Các em phải học nhiều môn nên thời gian cũng là yếu rố ít nhiều làm ảnh hưởng đến học môn Lịch sử của các em. 4/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS về môn Lịch sử cũng như các hình thức Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học. Tôi đã tiến hành cuộc điều tra nhỏ qua phiếu điều tra cho ba đối tượng học sinh, học sinhcủa ba khối 10, 11,12 (số lượng là 35 học sinh/lớp). Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung sau: Câu 1 : Em có biết về các hình thức kiểm tra, đánh giá không ? Câu 2: Em có biết về vai trò của việc kiểm tra, đánh giá trong học tập không? Câu 3 : Em có biết về kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền trong giờ học Lịch sử không? Câu 4 : Em có biết kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn không ? Câu 5 : Em có biết kỹ thuật tóm tắt một câu không? Câu 6 : Em có biết về kỹ thuật làm bài tập nhanh không? Câu 7 : Em có biết thiết lập ma trận đặc trưng không? Yêu cầu HS trả lời theo 3 mức độ sau: a/ Biết b/ Không biết c/ Không nhớ Sau khi khảo sát kết quả như sau: Câu hỏi 35 HS/khối Biết Không biết Không nhớ Câu 1 10 28 HS 3 HS 4 HS 11 29 HS 2 HS 6HS 12 30 HS 2 HS 4 HS Câu 2 10 27 HS 4 HS 4 HS 11 28 HS 5 HS 2 HS 12 28 HS 3 HS 4 HS Câu 3 10 8 HS 22 HS 5 HS 11 10 HS 20 HS 5 HS 12 9 HS 24 HS 2 HS Câu 4 10 4 HS 26 HS 5 HS 11 5 HS 27 HS 3 HS 12 5 HS 25 HS 5 HS Câu 5 10 2 HS 30 HS 3 HS 11 3 HS 27 HS 5 HS 12 4 HS 29 HS 2 HS Câu 6 10 3 HS 27HS 5 HS 11 7 HS 23 HS 5 HS 12 4 HS 26 HS 5 HS Câu 7 10 2 HS 30 HS 3 HS 11 1 HS 27 HS 7 HS 12 3 HS 26 HS 6 HS Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Qua bảng thống kê cho ta thấy . Ở câu hỏi mang tính nhận biết về vai trò của kiểm tra, đánh giá đã được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học (câu 1,2) thì các em nắm được chiếm tỷ lệ khá cao ở cả 3 khối . Còn những câu mang tính chất nhận biết về các hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học Lịch sử (câu 3,4,5,6,7) đòi hỏi phải được hướng dẫn tìm hiểu hoặc giáo viên áp dụng trực tiếp vào giờ học thì số học sinh nắm được tương đối thấp. Hầu hết các em đều chưa được làm quen với các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nêu trong phiếu điều tra. Từ kết quả theo bảng thống kê trên cho thấy, việc đổi mới phương pháp kiểm tra là rất quan trọng. Vì thông qua kiểm tra giáo viên sẽ đánh giá được kết quả học tập của học sinh và qua đó có hoạt động sư phạm phù hợp, trang bị cho các em những kiến thức kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục đề ra . Trên cơ sở một số tồn tại trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng tốt trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5. III/ GIẢI PHÁP: 1/ Mục tiêu của giải pháp : Trong quá trình ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT giáo viên cần đảm bảo các mục tiêu sau. - Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. - Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với tính chất, nội dung của từng bài, từng chương. - Đảm bảo độ phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ , năng lực học sinh, dải phân hóa càng rộng càng tốt. - Đảm bảo tính hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá 2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 2.1/ Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền: Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Kiểm tra kiến thức nền có nghĩa là kiểm tra những kiến thức, khái niệm mà học sinh đã được học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới; qua đó giáo viên đánh giá được khả năng nhớ các kiến thức mà học sinh đã thu nhận được. Việc kiểm tra kiến thức nền được thực hiện một cách linh hoạt trong suốt tiến trình dạy học. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra này khi bắt đầu môn học, mỗi bài học trong chương trình hoặc trước khi giới thiệu kiến thức mới để biết học sinh đã có những gì, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, Yêu cầu của hình thức kiểm tra này là kiểm tra những kiến thức học sinh đã biết, kỹ thuật kiểm tra này không chỉ cho điểm mà còn tạo nên sự liên kết giữa những kiến thức cũ với kiến thức mới. Trong thực tế, giáo viên thường tiến hành kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học thông qua việc hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nêú luôn tiến hành kiểm tra như vậy sẽ làm cho việc kiểm tra, đánh giá trở nên nhàm chán và không tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để khắc phục điều này, giáo viên có thể ứng dụng kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền theo các bước sau. Bước 1. Trước khi giới thiệu sự kiện, khái niệm mới giáo viên cần quan tâm đến những sự kiện, khái niệm liên quan mà học sinh đã học đã biết. Bước 2 . Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi theo các hình thức như: “Câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lựa chọn” để kiểm tra kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến kiến thức học sinh sẽ học tiếp theo. Bước 3 Giáo viên câu hỏi lên bảng hoặc hỏi trực tiếp học sinh, hướng dẫn học sinh trả lời một cách thạt ngắn gọn; hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh đánh dấu vào các câu trả lời của các câu hỏi nhiều lựa chọn. Bước 4 . Tìm ra ít nhất một điểm mà phần lớn học sinh đều biết để từ đó dẫn rắt học sinh tìm hiểu những kiến thức mới khác. Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 10 [...]... nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Sau khi áp dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GAI 5 Tôi đã tiến hành khảo sát lại nội dung về một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử, đối tượng khảo sát là 3lớp 12A1; 10C6; 10C8 số lượng học sinh là 30 HS/lớp Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Nội... Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 không hiệu quả Đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá ít được áp dụng trong giờ dạy, thường thì giáo viên chỉ cho học sinh 1 hoặc 2 bài tập về nhà làm, hôm sau nộp lại cho giáo viên hoặc kiểm tra vấn đáp trước giờ học Chính vì vậy mà chất lượng môn lịch sử không cao 1.2 Khi vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT. .. Đối với cấp trường - Giáo viên phải vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy - Ban Giám hiệu cần mua sắm thêm một số tài liệu để giáo viên giảng dạy và thiết kế, áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá một cách thuận tiện hơn * Đối với Sở Giáo dục - Tổ chức tập huấn về cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá nhằm trao đổi, tìm ra hướng đi mới cho công tác dạy học lịch sử tốt hơn... vận dụng trong dạy học Lịch sử ở tất cả các trường THPT, vì nó hướng tới mục đích kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong tiến trình dạy học, cũng như việc Kiểm tra – Đánh giá cả kiến thức kỹ năng của người học Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 II Kiến nghị Với mong muốn nội dung kiểm tra đánh giá được thực hiện một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị... TÂM Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 kiểm tra đánh giá Học sinh hiểu và nắm vững 35% 70% nội dung trọng tâm của bài và kiến thức liên quan Điểm khá giỏi 15, 52% Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng 46, 25% So sánh kết quả học tập Học kì I năm học 2012 – 2013 của 2 lớp 12A1, 10C8 ( đã vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá) và 2 lớp 10C7, 12A10 (chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, ... nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung sau Câu 1 Môn Lich sử có quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ không? Câu 2 Có cần thiết ứng dụng một số kỹ thuật kiểm, đánh giá trong dạy học lịch sử không? Câu 3 Việc ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong giờ học có tạo động lực học tập cho em không? Yêu cầu học sinh trả lời theo 2 mức sau a/ Có b/ Không... THPT TĨNH GIA 5 Khi tiến hành vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học lịch sử Tôi thấy phương pháp dạy học đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, linh hoạt về hình thức kiểm tra đánh giá nên giờ học không còn cứng nhắc, truyền thụ kiến thức một chiều mà giờ học trở nên sinh động, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài 2/ Đối với học. .. thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12 – NXB GD 2 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 11 – NXB GD 3 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10 – NXB GD Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 20 Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 4 Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 12 – NXB GD 5 Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Lịch sử 11NXBGD... nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5 Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền rất phù hợp trong các bài học tổng kết hoặc bài mở đầu cho một giai đoạn Lịch sử trong chương trình THPT Ví dụ: Trước khi dạy phần Lịch sử thế giới cận đại” (chương trình lớp 10), giáo viên có thể chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra kiến thức học sinh về phần lịch sử thế giới trung đại như sau: Câu 1: Kể tên 3 cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai... vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học lịch sử như đã nêu trên Tôi nhận thấy học sinh có sự chuyển biến rõ nét về hành vi và thái độ, các em nắm bắt bài tốt hơn, tích cực xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi, các em không còn cảm thấy áp lực khi tiến hành kiểm tra Qua khảo sát chất lượng giờ học và học tập bộ môn cho 2 lớp 10C7, 12 A10 (chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra – đánh . pháp kiểm tra, đánh giá. Tôi thấy việc ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5 là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Trong. một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng tốt trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5. III/ GIẢI PHÁP: 1/ Mục tiêu của giải pháp : Trong quá trình ứng dụng một số kỹ thuật kiểm. giáo viên hoặc kiểm tra vấn đáp trước giờ học Chính vì vậy mà chất lượng môn lịch sử không cao. 1.2. Khi vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA

Ngày đăng: 19/07/2014, 07:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan