Bài báo cáo chuyên đề văn hóa đạo đức trong kinh doanh

31 1.6K 3
Bài báo cáo chuyên đề văn hóa đạo đức trong kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mỗi quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động kinh tế của khu vực và thế giới. Khi tham gia vào các hoạt động này mỗi quốc gia đều mang theo mình một nền văn hoá riêng. Trong điều kiện hiện nay thì văn hoá của mỗi quốc gia có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mỗi nướcHiện nay, văn hoá đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề mới mẻ và đang rất quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn tạo sự phát triển bền vững cho mình thì không chỉ bằng những giải pháp mang tính cụ thể như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà điều quan trọng là phải xây dựng cho được một nền văn hoá kinh doanh lành mạnh. Ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến những vấn đề trước mắt như doanh thu, lợi nhuận... mà chưa thực sự chú ý tới những vấn đề tạo ra sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp như vấn đề con người, đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh. Có thể nói, xây dựng được văn hoá đạo đức trong kinh doanh nghĩa là đã tạo cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay

Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh MỤC LỤC MỤC LỤC 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 I Phần mở đầu 3 II Nội dung 4 1.Văn hóa là gì? 4 2.Văn hóa kinh doanh là gì? 6 3.Đạo đức là gì? 7 4. Đạo đức kinh doanh là gì? 8 5. Thực trạng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay 9 Hãi hùng 'công nghệ' trồng rau muống 15 6. Một số giải pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay. 28 III Kết luận 30 Trang 1 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu trong nước 1. Ts Nguyễn Hoàng Ánh – Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực tại và giải pháp. Đại học ngoại thương Hà Nội. 2. Phạm Quốc Toản- Đạo đức kinh doanh. NXB Thống Kê, 2002 3. Giáo trình văn hóa đạo đức trong kinh doanh – Khoa quản trị kinh doanh. Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh II Tài liệu từ Internet 1. http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3584 2. http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3642 3. http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/11/3BA15F40/ 4. http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3418 5. http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3183 6. http://www.tbic.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3962 Trang 2 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh I Phần mở đầu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mỗi quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội để tham gia vào hoạt động kinh tế của khu vực và thế giới. Khi tham gia vào các hoạt động này mỗi quốc gia đều mang theo mình một nền văn hoá riêng. Trong điều kiện hiện nay thì văn hoá của mỗi quốc gia có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mỗi nước Hiện nay, văn hoá đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề mới mẻ và đang rất quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn tạo sự phát triển bền vững cho mình thì không chỉ bằng những giải pháp mang tính cụ thể như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà điều quan trọng là phải xây dựng cho được một nền văn hoá kinh doanh lành mạnh. Ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến những vấn đề trước mắt như doanh thu, lợi nhuận mà chưa thực sự chú ý tới những vấn đề tạo ra sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp như vấn đề con người, đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh. Có thể nói, xây dựng được văn hoá đạo đức trong kinh doanh nghĩa là đã tạo cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay Trang 3 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh II Nội dung 1. Văn hóa là gì? Khái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người. Năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một cuốn biên soạn về những ý đồ định nghĩa khái niệm văn hóa – hay những khái niệm gần gũi với nó – trong khoa học xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính), mà cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này. Theo A. Kroeber và C. Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng. Một cách, thừa kế triết học thời Khai Sáng, gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là “văn hóa”. Cách sử dụng kia, chuyên về nhân học hơn, thì gọi là văn hóa “toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871. Hai nghĩa này của từ văn hóa vẫn tiếp tục cùng tồn tại khá yên ổn qua những cách dùng hàng ngày của chúng ta. Nhưng từ đầu thế kỷ XIX, khi dự án phát triển một khoa học về con người đã hình thành, thì những ai đảm đương gánh nặng ấy đã phải chịu những bó buộc giống nhau: tìm hiểu cả tính thống nhất lẫn tính đa dạng của giống người. ở đây, khái niệm văn hóa chiếm một vị trí ngày càng tăng do đã đẩy ra khỏi trường khoa học khái niệm tôn giáo “linh hồn”, khái Trang 4 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh niệm chính trị “quốc gia” hay khái niệm theo thuyết tự nhiên “chủng tộc”. Như vậy, sự vận động của các khoa học xã hội và nhân văn, trong trường của chúng, có thể được đồng hóa với sự vận động đi lên của khái niệm văn hóa như là đối tượng tri thức và thực thể độc lập, và có những cách giải thích riêng của nó. Dù rất co dãn, khái niệm văn hóa mang theo một vài giả định căn bản. Giả định thứ nhất là văn hóa đối lập với tự nhiên. Cái văn hóa trong con người là cái dường như không có ở những sinh vật khác: tiếng nói có âm tiết, năng lực tượng trưng, sự hiểu biết. Nếu những khả năng ấy tạo thành cái riêng của con người, thì đó không phải chỉ là chúng không có ở động vật mà còn vì chúng được truyền đi theo những con đường khác với tính di truyền: bằng luyện tập, tiếng nói, bắt chước, tất cả những gì mong manh, dễ biến dạng và có thể đảo ngược mà tính di truyền sinh học và mã di truyền không thể có. Ví dụ về văn hóa Nhật Bản: Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức - Công Nông - Thương nhân, đã làm nên một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí - Nhân. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự " Công ty mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp sau" Khách hàng và người bán hàng. Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng nguyên du nhập nên người Nhật Bản coi trọng: Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Trang 5 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tuy nhiên đến một lúc nào đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu thuẫn. Tất cả cái đó cũng phản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản. 2. Văn hóa kinh doanh là gì? Văn hóa trong sản xuất kinh doanh là một hệ thống những giá trị về vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng sử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó. Văn hóa trong sản xuất kinh doanh bao gồm những yếu tố sau: Kinh doanh trung thực đúng pháp luật. Tôn trọng yếu tố con người, coi con người là tất cả (trong sản xuất và trong tiêu dùng. Đoàn kết nhất trí, hết lòng vì mục tiêu chung, vì tập thể. Tôn trọng môi trường, đối thủ cạnh tranh. Phát huy được truyền thống, tập quán, hành vi ứng sử đẹp trong doanh nghiệp. Hợp tác, phối hợp, giúp đỡ, chia sẽ lẫn nhau trong quá trình thực hiện niệm vụ. Như vậy, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của nhành doanh nghiệp là tính trung thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước để không trốn thuế, buôn hàng cấm, hay tiến hành những dịch vụ có hại tới các chuẩn mực đạo đức (Kinh doanh gái mại dâm, ma túy,…). Ngoài ra còn phải có sự trung thực trong giao tiếp với khách hàng, với người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ đúng như đã giới thiệu và quảng cáo. Trung thực ngay cả với bản thân để không tham ô, thụt két,… dù có quyền hành trong ta. Yếu tố thứ 2 đó là yếu tố con người, coi con người là tất cả: yếu tố này nói lên tính nhân văntrong hoạt động kinh doanh. Trong các nhà máy xí nghiệp, muốn đạt sản phẩm cao, chất lượng tốt ắt hẳn những nhà quản lý phải tạo ra một môi trường lao động tốt, đó là các mội quan hệ giữa nhà quản lý, lảnh đạo đối với người lao động, đó là mối quan hệ giữa những người lao động với nhau, hay sự quan tâm tới đều kiện làm việc của người lao động. Đây là yếu tố quan trọng để tạo môi trường tốt, giúp người lao động có tâm huyết, niềm say mê trong công việc thì sản phẩm làm ra sẽ phản ánh được sự lao động nỗ lực của người lao động, họ có trách nhiệm với chính người tiêu dùng sản phẩm của họ (tính nhân văn). Ngược lại, ở những nhà máy, xí nghiệp không có mối quan hệ tốt giữa con người, hay điều kiện làm việc vất vả (kích thích người lao động làm quá giờ bằng cách trả công họ cao hơn những giờ làm việc chính) nhằm bóc lột sức lao động bằng mọi cách cốt chỉ để sản xuất ra nhiều sản phẩm, luôn làm người công nhân mệt mỏi, căng thẳng thì việc họ tâm huyết với sản phẩm làm ra là rất ít. Hay cả về việc khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia với nhau cũng tạo nên những sự bất đồng trong mội trường làm việc ở các công ty liên doanh có chủ là người nước ngoài,… Bên cạnh đó, cần có thái Trang 6 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những cộng sự và người dưới quyền. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí coi con người là tất cả. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nhà nước về bảo hộ lao động đối với người công nhân, đảm bảo điều kiện tốt nhất để người công nhân có thể làm ra nhiều sản phẩm, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, các hoạt động của tổ chức công đoàn. Trong cạnh tranh với các đối thủ cũng cần triệt để thực hiện nguyên tắc tôn trọng đối thủ, cạnh tranh lành mạnh, không dùng mọi cách (lừa dối, xảo trá, nói xấu đối thủ…) để đạt được mục đích là có lợi cho mình. Ngoài ra cần chú trọng những mối quan hệ đúng đắn giữa lãnh đạo và công nhân, giữa đội ngũ quản lý hay giữa các công nhân với nhau, tạo môi trường lành mạnh, tích cực phấn đấu lao động vì mục đích chung của tập thể, vì quyền lợi của người lao động. Phát huy những truyền thống văn hoá đáng quý của dân tộc như tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong mọi công việc, giữa được phong tục tập quán của quê hương, đất nước, đó là tính cộng đồng, sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc… là những yếu tố văn hoá giúp những nhà quản lý áp dụng rốt tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. 3. Đạo đức là gì? Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng -cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary). Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. - Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. - Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Trang 7 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác… Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: - Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy. - Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật. Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật. 4. Đạo đức kinh doanh là gì? Đạo đức kinh doanh là gì? Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày 2-8, thì “đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thễ đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội. Đây là định nghĩa khá đầy đủ theo diện mạo của nền kinh thế hiện đại. Trước đây, rất nhiều người cho rằng bản thân kinh doanh đã mang ý nghĩa “phi đạo đức”. Phi đạo đức ở đây không phải là “vô đạo đức”, mà là trong kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận mới là ích lợi thiết thực cho doanh nghiệp, chứ đạo đức không phải là phạm trù quan tâm của doanh nghiệp (bởi nó không mang lại lợi nhuận). Ý nghĩa này hoàn toàn sai lệch trong thời buổi mà người bắt đầu quan tâm đến giá trị thương hiệu (đôi khi chiếm 70, 80% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách). Vì sao? Nói theo tiền sĩ Tôn Thất Nguyễn Thiêm, thì thương hiệu là hình thái thiết lập quan hệ doanh thương dựa trên một mức độ tin cậy. Và cơ sở của sự tin cậy lại chính là “niềm tin vào tính luân lý và đạo đức” của doanh nghiệp. Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Nghĩa là, để “chiếm lĩnh thị phần”, doanh nghiệp phải ghi được dấu ấn sâu đậm trong việc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng! Muốn được yêu Trang 8 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh trước hết phải tạo được niềm tin. Tất nhiên ở đây cũng cần phải phân biệt giữa đạo đức kinh doanh và đạo lý kinh doanh. Đạo đức kinh doanh xuất phát tự bản thân của người chủ doanh nghiệp, của doanh nghiệp. Trong khi đạo lý kinh doanh là những luật lệ ràng buộc xuất phát từ nhà nước, hiệp hội. Điều này có nghĩa, đạo đức kinh doanh xuất phát từ bên trong của doanh nghiệp, mà không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Trong khi đạo lý kinh doanh chỉ xuất hiện thông qua luật doanh nghiệp hoặc chính phủ, hiệp hội ngành nghề nào đó. Cũng chính vì hiểu sai sự khác biệt này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cứ làm đúng luật là có đạo đức kinh doanh. 5. Thực trạng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay. 5.1 Thực trạng Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua kết quả của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Lưu ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức Trang 9 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh ngiệp với xã hội: Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tập trung vào 3 khía cạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ nhất về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì khi nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?”. Câu hỏi thứ ba là: “Chữ tín có mâu thuẫn với lợi nhuận?” Con người Việt Nam thường có câu ngạn ngữ: “Bán buôn gìn giữ ngay lòng, chớ cho ai lận chớ hòng lận ai, hãy mãi mãi thuận nhân tình” nghĩa là buôn bán phải phù hợp với tình người, với đạo làm người. Và đừng để vì lợi nhuận mà làm mất chứ “ Tín”, làm mất lòng tin khách hàng. Vấn đề về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Có thể nói đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Trước hết, cho đến đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, những thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát minh,… hầu như chưa có, nên không có các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, là nước có nền văn hóa trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân. Vấn đề này chỉ được thật sự đặt ra sau năm 1991, khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập và nhất là sau năm 1997. Trang 10 [...]... pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp... vấn đề đạo đức kinh doanh ở đây là gì? Điều này có mâu thuẫn với sự tuân thủ pháp luật? Câu trả lời rõ ràng là không Pháp luật đặt ra để đảm bảo những quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức và đương nhiên cũng bảo vệ những giá trị đạo đức Trong kinh tế thị trường, Trang 30 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh có không ít người kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp cả pháp luật và đạo lý... "thuốc đánh lá vàng", thì được bán cho một chai thuốc trị nấm, và hướng dẫn "khi sử dụng cho rau, phải cách ly 14 ngày trước khi thu hoạch" (!) Trang 16 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Trang 17 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Các công đoạn “đánh” thuốc trước ngày thu hoạch Tìm hiểu xem viên "độc" là thuốc gì, hôm sau tôi đến đại lý mà H mua viên "độc" Chủ đại lý tay đưa... hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, Trang 29 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ III Kết luận Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế... Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam: a Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc Nó bao gồm: Trang 28 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh - Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ - Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “tổ ấm” của cá nhân mình... việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp... VSATTP Giấy này do UBND Q.Bình Tân cấp năm 2008, đồng thời CS này cũng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm CS hoạt động sản xuất, kinh doanh từ năm 2000, chuyên phân phối mứt cho các chợ lớn, nhỏ trong thành phố và các tỉnh Trang 12 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế cũng đã phối hợp với đội Bình Tân (Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM) kiểm tra công ty... rượu”, ông Nguyễn Văn Lai nói Theo ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng công an xã Tam Đa, do chính quyền xã không có chuyên môn để kiểm định nên khó có thể xử lý việc sản xuất rượu bằng cồn pha nước lã, và cũng khó để quy kết đây là hành vi sản xuất rượu giả “Thị trường biến động cùng với việc 'phát triển' nghề rượu theo cách đó đã khiến hơn Trang 27 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh 60% các hộ tại... đơn chất (dễ phân tích), không đợi đến khi phải phát hiện chúng trong 1 hợp chất (sản phẩm tiêu dùng), thường rất khó khăn Xiết chặt nguồn nhập phụ gia thực phẩm, kiểm soát chặt các loại phụ gia bày bán trên thị trường Trang 14 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Về phía người tiêu dùng, TS Lãng khuyến cáo nên mua và sử dụng hàng hóa của những nhà sản xuất lớn đã có uy tín, thương hiệu (những.. .Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Quan hệ giữa chủ doanh ngiệp và người lao động: Thời gian qua, đình công đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam Các nguyên nhân chính dẫn đến đình công bao gồm: - Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường . là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho Đạo đức Trang 9 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho Đạo đức kinh. Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh MỤC LỤC MỤC LỤC 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 I Phần mở đầu 3 II Nội dung 4 1 .Văn hóa là gì? 4 2 .Văn hóa kinh doanh là gì? 6 3 .Đạo đức là gì? 7 4. Đạo. ly 14 ngày trước khi thu hoạch" (!) Trang 16 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Trang 17 Chuyên đề văn hóa và đạo đức trong kinh doanh Các công đoạn “đánh” thuốc trước ngày thu

Ngày đăng: 18/07/2014, 13:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • I Phần mở đầu

  • II Nội dung

    • 1. Văn hóa là gì?

    • 2. Văn hóa kinh doanh là gì?

    • 3. Đạo đức là gì?

    • 4. Đạo đức kinh doanh là gì?

    • 5. Thực trạng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.

    • Hãi hùng 'công nghệ' trồng rau muống

      • 6. Một số giải pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doanh ở nước ta hiện nay

      • III Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan