tuyên truyền VSATTP

10 876 2
tuyên truyền VSATTP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG ĐIỀU CN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (Cho người tiêu dùng) 1-Rửataytrướckhiăn,nhấtlàkhiănbốc. 2-Chỉuốngnướcchín(đunsôiđểnguội), hoặcđãquathiếtbịtinhlọc.   3- Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khá thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh, kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất. 4- Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.   5- Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, ). 6- Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.   7-Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi. 8- Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵ (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn   9-Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. 10-Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).   5 chìa khóa giữ an toàn thực phẩm. Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn, virut phát triển và lan truyền) - Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch nước tro, thuốc tẩy pha loãng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Lau sạch mặt bàn, rửa sạch nồi niêu, bát đĩa và các dụng cụ chế biến thức ăn bằng nước sạch. - Không để côn trùng (ruồi, kiến, gián) và chuột vào nơi để và nấu nướng thực phẩm. - Bếp, nơi nấu nướng xa khu vệ sinh. - Không ăn các rau sống và quả mà không gọt vỏ. Vì sao? Có rất nhiều vi sinh vật nguy hiểm trong ruột người và ruột động vật, trong đất và nước tại vùng lũ lụt. Qua thức ăn, dù với lượng cực ít đi chăng nữa, chúng sẽ sinh sôi và có thể gây những bệnh đường ruột.   Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín (đề phòng sự lây lan vi sinh vật) - Để ngăn cách các thực phẩm sống và đã nấu. - Ngăn cách súc vật sẽ giết thịt với nơi nấu ăn. - Rửa nồi niêu đựng thực phẩm sống vài lần trước khi sử dụng. - Bảo đảm nước dùng để nấu thức ăn là nước sạch. - Gọt hoa quả trước khi ăn. - Vì sao? - Thức ăn sống, nhất là thịt sống (lợn, bò, gà vịt), cá, hải sản và cả nước rửa có thể chứa các vi sinh vật nguy hiểm, lây lan vào thực phẩm đã chế biến và cất giữ. Thức ăn đã chế biến có thể nhiễm các vi sinh vật dù chỉ hơi vô ý dụng chạm vào thực phẩm tươi sống, nước bẩn và phát triển rất nhanh.   Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ (giết chết các vi sinh vật nguy hiểm) - Nấu thật kỹ nhất là thịt, cá, trứng và hải sản. - Nếu thức ăn đã để lâu, trước khi ăn phải nấu lại. - Vì sao? Nấu là cách giết các vi sinh vật. Đa số chúng sẽ chết ngay ở nhiệt độ 70 độ, nhưng cũng có loại vẫn sống ở 100 độ trong vài phút. Cho nên thức ăn cần phải nấu sôi trong một thời gian nhất định. Nhớ rằng những miếng thịt thái to nóng lên rất chậm.   Chìa khóa 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật) - Nấu chín nên ăn ngay. Không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. - Hâm nóng thức ăn để lâu lên 60 độ trước khi ăn. - Nhưng thức ăn đã nấu chín và dễ hỏng nếu để lâu mà không bảo quản trong tủ lạnh (dưới 5 độ) phải bỏ, không tiếc. - Vì sao? Vi sinh vật phát triển rất nhanh ở nhiệt độ thường, nhanh nhất trong khoảng nhiệt độ 20-40 độ. Số lượng vi sinh vật trong thức ăn càng cao, khả năng gây bệnh càng lớn. Thực phẩm đã nấu nếu để lại phải giữ trong nhiệt độ thật nóng hoặc thật lạnh, vì trên 60 độ hoặc dưới 5 độ chúng không nảy nở sinh sôi được.   Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu sạch, an toàn - Dùng nước sạch hoặc làm sạch trước khi dùng (đun sôi hoặc xử lý băng viên tẩy, thường gọi là viên clo). - Rửa sạch rau trước khi nấu. Ăn quả đã gọt vỏ. - Dụng cụ chứa nước phải được sát trùng bằng viên thuốc tẩy trước khi dùng để đựng nước. - Chọn thực phẩm tươi. Cương quyết không dùng những thứ đã ôi thiu. - Trẻ em dưới 6 tháng chỉ bú sữa mẹ. - Vì sao? Những thực phẩm sống, kể cả nước có thể nhiễm các vi sinh vật và các hóa chất nguy hiểm nhất là khi bị lũ lụt. Rau quả, thịt gia súc gia cầm rất dễ bị nhiễm các chất độc hại và nước thải chứa rất nhiều vi sinh vật nguy hiểm. Nước không thể coi là an toàn nếu không được tẩy để sát trùng. Nước là cách làm lây lan vi sinh vật dễ nhất khi tiếp xúc với những thứ không sạch. Trẻ em càng dễ nhiễm trùng và mắc bệnh tiêu chảy nên cần đặc biệt lưu ý. . giữ an toàn thực phẩm. Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn, virut phát triển và lan truyền) - Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch nước tro, thuốc tẩy pha loãng trước khi chế biến thức

Ngày đăng: 18/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan