skkn GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

31 1.7K 3
skkn GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người viết: Phạm Thị Kim Anh 1 II. ĐẶT VẤN ĐỀ. Giá trị sống, kĩ năng sống không phải là vấn đề gì xa lạ, đó là sự giáo dục của ông, bà, cha, mẹ trong gia đình. Là sự giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường, là những việc mà từ lâu nay chúng ta vẫn làm. Nhưng tại sao hiện nay vấn đề này lại trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm không phải riêng ở Việt Nam mà cả thế giới? Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh. Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi môn học cần đạt được đặc biệt là môn Giáo dục công dân ở trường THPT “Quan điểm giáo dục phát triển toàn diện được trình bày trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này khẳng định trong luật giáo dục năm 2005: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 (Dự thảo làn thứ 14) nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” * * * * III. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Người viết: Phạm Thị Kim Anh 2 Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại). Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực) Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THPT vì: Ở lứa tuổi này: + Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu. + Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới. + Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. + Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa ra quyết định đúng đắn. + Thích bộc lộ cái tôi…. Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục – Đào Tạo đưa kỹ năng sống vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau. Việc lồng ghép giáo dục giá trị sông, kỹ năng sống vào một số bài học cụ thể trong môn GDCD lớp 10 nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn Người viết: Phạm Thị Kim Anh 3 trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết. * * * * Người viết: Phạm Thị Kim Anh 4 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trường THPT Lương Thúc Kỳ là một trường công lập, đóng tại thị trấn Ái Nghĩa - Đại Lộc - Quảng Nam. Là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội . Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng đã có sự quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực… Chúng ta có rất nhiều thế hệ học sinh đã tốt nghiệp THPT, thậm chí đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn còn lúng túng trong khi viết đơn xin việc, hoặc không đủ tự tin phát biểu trước đám đông. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây bạo lực học đường đã liên tiếp xảy ra. Các em đánh nhau, hành hung nhau vì những lý do rất nhỏ, rất đơn giản…Tất cả những điều ấy cho thấy rằng học sinh của chúng ta đang thiếu kỹ năng sống, hoặc có kỹ năng sống nhưng thiếu những nền tảng giá trị sống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Học sinh trường THPT Lương Thúc Kỳ cũng không tránh khỏi quy luật đó. Đây là vấn đề được Ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã Người viết: Phạm Thị Kim Anh 5 hội thì nhu cầu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cần thiết. Ngay từ đầu năm học 2010-2011, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “ Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh. Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh. Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau. Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường ”. Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường. Trong đó viêc lồng ghép giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào môn hoc GDCD là một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong năm học. Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề giáo dục một số giá trị sống và một số kĩ năng sống trong dạy học bộ môn giáo dục công dân lớp 10 nhằm trang bị cho học sinh một số kĩ năng ứng xử trong trường, lớp cũng như ngoài xã hội. Việc giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cách học,tùy theo lứa tuổi, giới tính: chúng ta cấn có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em học sinh.phạm vi đề tài này chỉ giới hạn cho các em học sinh lớp 10 THPT,vì đây lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm lý Đề tài này áp dụng cho học sinh lớp 10 trường THPT Lương Thúc Kỳ. Đa số các em rất ngoan và chăm học về học nhưng hầu như vẫn còn thiếu những kĩ năng cần thiết khi đứng trước một tình huống có vấn đề. * * * * Người viết: Phạm Thị Kim Anh 6 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. A. Giáo dục giá trị sống qua một số bài học trong chương trình giáo dục công dân lớp 10. 1. Giá trị sống là gì? Giá trị sống là những điều mà chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Giá trị sống trở thành động lực để giúp người ta vươn lên hoàn thiện mình thông qua những mối quan hệ xã hội mà người đó tham gia như quan hệ gia đình, quan hệ trong nhà trường, quan hệ ngoài xã hội… 2. Tại sao chúng ta cần giáo dục giá trị sống cho học sinh? Trong thời đại ngày nay, giáo dục giá trị sống cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể là những ý nghĩa sau: Thứ nhất, giúp định hướng tư duy cho học sinh. Giúp học sinh có cách nhìn nhận vấn đề, cách suy nghĩ chính xác, có thái độ lạc quan dù ở bất cứ tình huống nào. Thứ hai, giúp định hướng hành vi cho học sinh. Giúp học sinh biết thương yêu chính bản thân mình, đồng thời cũng biết tôn trọng người khác. Thứ ba, giá trị sống còn có thể giúp cho học sinh định hướng cách giải quyết vấn đề. Trong cuộc sống, ta thấy có rất nhiều thời điểm nảy sinh những tình huống có vấn đề. Vì thế, khi vấn đề xảy ra, học sinh phải xác định được vấn đề, xem thử vấn đề ấy có liên quan đến mình hay không? Liên quan đến mức độ nào? Từ đó lựa chọn một phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. 3. Danh mục giá trị sống. Có 12 giá trị sống, và cả 12 giá trị này chúng ta đều có thể giáo dục cho các em học sinh. 12 giá trị ấy là: - Giá trị hòa bình; - Giá trị tôn trọng; - Giá trị hạnh phúc; - Giá trị yêu thương; - Giá trị tự do; - Giá trị trung thực; - Giá trị đoàn kết; - Giá trị khoan dung; - Giá trị khiêm tốn; - Giá trị trách nhiệm; - Giá trị hợp tác; - Giá trị giản dị. Mười hai giá trị sống này có mối quan hệ biện chứng với nhau, nội dung của giá trị này được lồng ghép trong giá trị kia. Khi người nào đó có phẩm chất trung thực thì sẽ được mọi người tôn trọng, được yêu thương và khi đó người ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy hài lòng. Vì thế sẽ cảm thấy bình yên trong tâm hồn. Vì vậy, tùy từng đơn vị kiến thức ở từng bài học, giáo viên có thể lựa chọn giá trị nào phù hợp để giáo dục cho học sinh. 4. Phần vận dụng. 4.1. Thực trạng. Người viết: Phạm Thị Kim Anh 7 Giáo dục của chúng ta ngày nay tập trung nhiều vào việc giảng dạy kiến thức văn hoá. Học sinh phải học để chuẩn bị hành trang cho các kì thi như thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…mà đã bỏ qua những khía cạnh hoạt động tinh thần. Một số học sinh của ta chỉ biết học mà trở nên thờ ơ, vô cảm với những vấn đề diễn ra xung quanh. Nhiều học sinh chứng kiến người khác đánh bạn mình nhưng vẫn dửng dưng xem như không có chuyện gì xảy ra; nhiều học sinh rơi vào trạng thái không kìm chế được cảm xúc của bản thân, cảm thấy tuyệt vọng khi gặp một thất bại nào đó như thi rớt đại học chẳng hạn, sẽ có những cách giải quyết tình huống tiêu cực…. Trước khi tiến hành giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, bằng phương pháp điều tra xã hội học, tôi đã tìm hiểu kiến thức của các em về vấn đề kĩ năng sống, giá trị sống. Đa số học sinh khi được hỏi đều không trả lời được, một số em trả lời một cách mơ hồ về những giá trị sống, kỹ năng sống. Kết quả điều tra ban đầu như sau: Đầu năm học 2012-2013 Lớp Sĩ số Số học sinh trả lời được câu hỏi em hiểu thế nào là giá trị sống, kỹ năng sống? Hãy kể tên một số giá trị sống, kỹ năng sống mà em biết? Tỷ lệ Số học sinh không trả lời được câu hỏi em hiểu thế nào là giá trị sống,kỹ năng sống? Hãy kể tên một số giá trị sống mà em biết? tỷ lệ 10/7 41 10 24,4% 31 75,6% 10/9 44 11 25% 33 75% 10/10 40 10 25 % 30 75% 10/11 40 10 25% 30 75% Vậy làm thế nào để hạn chế những thực trạng nêu trên? Tôi thiết nghĩ, điều quan trọng hiện nay là giáo dục cho học sinh một nền tảng sâu hơn về giá trị sống, kỹ năng sống. Vì thế, tôi đã đề ra và thực hiện giải pháp sau trong năm học vừa qua. 4.2. Giải pháp. Giá trị sống là một cụm từ quen thuộc, có thể ta đã đọc được ở đâu đó, nghe ở đâu đó rất nhiều lần. Nhưng làm thế nào để học sinh của chúng ta nhận thức được rằng giá trị sống là những điều đáng quý của mỗi người, và có ảnh hưởng lớn tới các hành vi và quyết định của chính người đó.Vì thế, giáo viên cần phải suy nghĩ để tìm ra đáp án cho câu hỏi sau: a. Làm thế nào để giáo dục thành công những giá trị sống cho học sinh? Để giáo dục thành công giá trị sống cho học sinh, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là giáo viên phải tạo được bầu không khí giá trị. Vậy bầu không khí giá trị là gì? Bầu không khí giá trị là một không gian chứa đựng các yếu tố tâm lý và các mối quan hệ giữa người với người. Bầu không khí giá trị chỉ xây dựng được khi học sinh cảm thấy: - Được yêu thương; - Được tôn trọng; - Được hiểu; Người viết: Phạm Thị Kim Anh 8 - Được có giá trị; - Được an toàn. Để học sinh cảm thấy được yêu thương, giáo viên phải tạo môi trường học tập mà ở đó học sinh có thể thể hiện họ là chính mình. Giáo viên nên có cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói ân cần, thân mật, gần gũi, lắng nghe tâm tư của học sinh, làm thế nào để học sinh nói lên những điều mà học sinh muốn nói chứ không phải những điều mà giáo viên muốn nghe. Đồng thời, giáo viên phải biết động viên khi học sinh gặp khó khăn, chia xẻ khi học sinh boăn khoăn, lo lắng, khích lệ học sinh đúng lúc, tôn trọng học sinh, công bằng, không phân biệt đối xử đối với học sinh của mình. Để học sinh cảm thấy được tôn trọng thì giáo viên cần phải lắng nghe học sinh một cách chăm chú, dành thời gian để nhận ra cảm xúc của học sinh, xem học sinh trả lời câu hỏi của chúng ta trong trạng thái thế nào? Bình tĩnh, tự tin hay vội vàng, thiếu tự tin? Trong các tiết học, đương nhiên sẽ có những học sinh vi phạm nội quy, khi đó giáo viên phải thật bình tĩnh để có cách xử lí hiệu quả nhất. Trong khi giảng bài, dù có vấn đề gì xảy ra đi nữa, giáo viên cũng phải luôn giữ âm điệu, giọng nói để tạo bầu không khí giá trị.Tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ từng tình huống mà có lúc giọng nói của giáo viên thể hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc thể hiện sự cương quyết, nghiêm khắc. Để học sinh cảm thấy được hiểu, giáo viên cần lắng nghe và cố gắng hiểu những điều học sinh nói. Cho thời gian để học sinh diễn đạt suy nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình. Để học sinh cảm thấy được an toàn, giáo viên chúng ta nên coi lỗi lầm của học sinh là một nguồn thông tin, là một phần của quá trình học tập, không nên đánh giá quá bi quan về những hành vi vi phạm của học sinh. Không ai có quyền tự cho phép mình làm tổn thương người khác, vì thế chúng ta phải biết tiết chế cảm xúc, tiết chế ngôn từ trong những lúc nóng giận. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận một đề tài nào đó để giúp học sinh đưa ra những quyết định đúng đắn, phải kiên định các chuẩn mực cư xử, xử lý công bằng trong mọi tình huống. Để học sinh cảm thấy được có giá trị, giáo viên cần làm cho học sinh cảm thấy phấn khởi về những nhiệm vụ mà các em được giao. Mặt khác, giáo viên chúng ta cần tin tưởng vào khả năng tiếp thu của học sinh, nâng cao sự tự tin của học sinh, khuyến khích sự phát triển của học sinh. b. Các hoạt động cần tiến hành khi giáo dục giá trị sống. Khi giáo dục bất cứ giá trị sống nào cho học sinh, giáo viên cũng có thể tiến hành một số hoạt động như sau: * Hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm: Đây là hoạt động tập thể, hướng học sinh vào mục đích chung. Giáo viên nên tìm những lĩnh vực mà học sinh quan tâm như: bạo lực học đường, ma túy, ô nhiễm môi trường tại địa phương… sẽ gợi mở những đề tài thảo luận rất thực tế. * Hoạt động trò chơi: Trong các tiết học môn giáo dục công dân thì trò chơi là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng tích cực. Hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Trò chơi có rất nhiều thể loại: - Trò chơi ô chữ; Người viết: Phạm Thị Kim Anh 9 - Trò chơi vượt chướng ngại vật; - Trò chơi thử tài đoán vật; - Trò chơi ghép tranh; - Trò chơi đuổi hình bắt chữ… Tùy từng nội dung bài học, tùy thuộc vào không gian lớp học, thời gian truyền tải các đơn vị kiến thức, số lượng học sinh… giáo viên chọn một thể loại phù hợp. * Hoạt động sáng tạo ý tưởng và biểu diễn nghệ thuật. Để tiến hành hoạt động này thành công, giáo viên có thể tìm và giao cho mỗi nhóm học sinh một bức tranh và yêu cầu học sinh tô màu bức tranh đó theo chủ đề giáo viên yêu cầu. Hoặc học sinh tự tìm ý tưởng để vẽ một bức tranh dưới sự gợi ý của giáo viên. Cũng có thể yêu cầu mỗi nhóm thể hiện một cách nghệ thuật thông điệp mà các em muốn gởi đến thế giới. Hoạt động này phát huy tối đa óc sáng tạo của học sinh, đó là điều rất cần thiết cho quá trình học tập. * Hoạt động thảo luận: Khi tiến hành hoạt động này, giáo viên không nên giao cho học sinh thảo luận những chủ đề mà câu trả lời đã có sẵn trong sách giáo khoa. Như thế, hoạt động này sẽ không đem lại hiệu quả gì cho tiết học. Chẳng hạn như khi dạy bài về vai trò của cộng đồng đối với các cá nhân, giáo viên có thể giao cho học sinh các chủ đề như: - Thảo luận để tìm hiểu cảm giác khi con người bị cô lập, từ đó đế xuất các biện pháp để mình được chấp nhận trong nhóm, trong tập thể; - Thảo luận để tìm hiểu cảm giác khi bị phân biệt đối xử, viết một đoạn văn ngắn so sánh cảm giác khi bị phân biệt đối xử và khi được tập thể chấp nhận. Khi thảo luận những tình huống như trên, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ nêu lên được tất cả mọi suy nghĩ của mình, và từ đó sẽ chọn ra một phương án phù hợp nhất cho câu trả lời. 5. Giáo án thực nghiệm. Qua nghiên cứu các tài liệu về giá trị sống - kỹ năng sống, tìm hiểu về cấu trúc chương trình, đặc thù bộ môn, tôi thấy rằng toàn bộ phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 giáo viên hoàn toàn có thể lồng ghép giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho các em học sinh. Tuy nhiên, với khuôn khổ trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ trình bày một giáo án được lồng ghép việc giáo dục các giá trị cho học sinh mà tôi đã tiến hành trong năm học vừa qua. Giáo án 1, Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết 2) 1. Mục tiêu bài học. a. Về kiến thức. - Học sinh hiểu được nhân phẩm là gì? Danh dự là gì? - Học sinh phải hiểu được rằng các giá trị sống trong bài này có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi người nào đó có phẩm chất trung thực thì sẽ được mọi người tôn trọng, được yêu thương và khi đó người ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy hài lòng. Vì thế sẽ cảm thấy bình yên trong tâm hồn. - Học sinh phải nói được hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc? Người viết: Phạm Thị Kim Anh 10 [...]... lời Tăng so số ghép câu hỏi em hiểu gì về được các câu hỏi em với điều giáo dục giá trị sống- kỹ năng hiểu gì về giá trị tra đầu giá trị sống? những lợi ích sống- kỹ năng sống? năm sống, kỹ của việc giáo dục giá những lợi ích của học (số năng trị sống- kỹ năng sống việc giáo dục giá trị liệu ở sống hay qua bộ môn GDCD sống- kỹ năng sống phần thực không lớp 10? qua bộ môn GDCD trạng) lớp 10? 10/ 7 41 không... NGHIỆM Năm học 2012 - 2013 (Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ 1 Tên đề tài: Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở một số bài học cụ thể trong môn giáo dục công dân lớp 10 2 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Kim Anh 3 Chức vụ: Giáo viên 4 Tổ: Sử - Địa - Công dân 5 Điểm cụ thể Nhận xét Điểm Điểm đạt Phần của người đánh giá xếp loại... về câu nói của Mac: “Hạnh phúc là đấu tranh”? B Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn giáo dục công dân lớp 10 1 Tìm hiểu về kỹ năng và kỹ năng sống? Trước hết, ta phải biết kỹ năng là gì? Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó Trong cuộc sống, có nhiều điều ta biết, ta nói được mà ta không làm được Như vậy luôn luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành... tập thể dục là rất tốt cho sức khoẻ, nhưng để có một hành vi tập thể dục đều đặn thì là cả một vấn đề Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực, cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày Vậy có những kỹ năng sống nào? 2 Danh mục kỹ năng sống - Kỹ năng học và tự học; - Kỹ năng lắng nghe; - Kỹ năng thuyết trình; - Kỹ năng giải quyết vấn đề; - Kỹ. .. NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 I Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học trường THPT Lương Thúc Kỳ 1 Tên đề tài: Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở một số bài học cụ thể trong môn giáo dục công dân lớp 10 2 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Kim Anh 3 Chức vụ: Giáo viên 4 Tổ: Sử - Địa - Công dân 5 Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài a Ưu điểm …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... 10- Mai Văn Bính - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Sách Giáo dục công dân 10 - Sách giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Thu Uyên, 12-3-2013, Báo Giao Thông Vận Tải, giáo duc kỹ năng sống cho học sinh: Đừng xem nhẹ! - Bài tập GDCD lớp 10 NXB Giáo Dục - Thiết kế bài giảng lớp 10 NXB Hà Nội - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng NXB Giáo Dục - Nghị Quyết TW2 BCH TW Đảng khóa VIII Người viết:... là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng trong thời đại hội nhập hiện nay, học sinh không chỉ cần kỹ năng này trong quá trình học tập mà còn cả khi vào đời Rất nhiều công việc đòi hỏi các em phải làm việc nhóm, nếu không làm việc nhóm thì công việc sẽ không hoàn thành Kỹ năng này được giáo dục cho học sinh sẽ vô cùng thuận lợi khi giáo viên dạy bài 13: “CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG” - giáo dục công dân lớp 10. .. việc giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học bộ môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho các em những tình cảm cần thiết như biết yêu thương chính bản thân mình, biết yêu thương người khác, biết tôn trọng người khác là vô cùng cần thiết Qua đó giúp các em hình thành một số kĩ năng ứng xử cần thiết trong mối quan hệ với mọi người xung quanh Tuy nhiên, việc giáo dục giá trị sống- ... trên những giá trị của cá nhân và cộng đồng? Đó là những lý do mà bản thân tôi cảm thấy mình cần phải giáo dục cho học sinh của mình một số kĩ năng sống trong quá trình giảng dạy 4 Giải pháp Từ thực trạng đã nói trên, tôi thấy việc trang bị cho các em một số kỹ năng sống thật sự rất quan trọng .Trong danh mục có rất nhiều kỹ năng sống như thế, nếu có điều kiện thì kỹ năng nào giáo dục cho học sinh cũng... lên, một số tiết học trôi qua nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, hăng hái tham gia các hoạt động trên lớp - Sau khi thực hiện đề tài này, cũng bằng phương pháp điều tra xã hội học, tôi lại tiếp tục tìm hiểu kiến thức của các em về vấn đề kĩ năng sống, giá trị sống Đa số học sinh đã hiểu được ý nghĩa của giá trị sống, kỹ năng sống, các em đã hiểu rằng trung thực, thật thà, yêu thương mọi người là những giá trị . GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người viết: Phạm Thị Kim Anh 1 II. ĐẶT VẤN ĐỀ. Giá trị sống, kĩ năng sống không phải. trị sống, kỹ năng sống? Hãy kể tên một số giá trị sống, kỹ năng sống mà em biết? Tỷ lệ Số học sinh không trả lời được câu hỏi em hiểu thế nào là giá trị sống ,kỹ năng sống? Hãy kể tên một số giá trị. là một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong năm học. Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề giáo dục một số giá trị sống và một số kĩ năng sống trong dạy học bộ môn giáo dục công dân lớp

Ngày đăng: 18/07/2014, 05:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan