skkn một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiêm lớp

44 1.5K 3
skkn một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiêm lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o kim ®éng TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIẾN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỦ NGHIỆM LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG AN HUYỆN KIM ĐỘNG Lĩnh vực:Quản lý Họ và tên: Vũ Thị Quỳnh Hoa Chức vụ: Hiệu Trưởng Đơn vị công tác : Trường TH Hùng An-Kim Động PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội mà nòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra những con người có tài năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng cần phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đây là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường. Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan trọng ở các trường học vì giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối các mối quan hệ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thực tế trong các nhà trường phổ thông hiện nay, bên cạnh những giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, tâm huyết với nghề, vẫn còn không ít giáo viên coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. Ở các trường tiểu học huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm 2 lớp nên đã chú trọng đến việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động này. Tuy nhiên các biện pháp đó mới chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, do đó hiệu quả đạt được còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kì đổi mới là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trên địa bàn, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện Kim Động, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Hùng An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hùng An, huyện Kim Động 4. Giả thuyết khoa học Công tác chủ nhiệm của nhà trường trong những năm gần đây đã được Hiệu trưởng quan tâm hơn và đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu vẫn là các biện pháp hành chính, ít sáng tạo nên chưa kích thích được tính tích cực, lòng nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện 3 pháp quản lý một cách khoa học và phù hợp với thực trạng của các nhà trường về mọi phương diện, sẽ nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. + Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hùng An, huyện Kim Động. + Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu + Về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý của của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp, từ đó bước đầu đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó. + Về địa bàn và thời gian khảo sát: Đề tài chỉ khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của 7 lớp thuộc trường tiểu học Hùng An từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. + Về khách thể điều tra khảo sát: Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng được tiến hành đối với các giáo viên chủ nhiệm lớp. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiªn cøu tµi liÖu vÒ qu¶n lý, tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp, quản lý trường tiểu học, quản lý công tác chủ nghiệm lớp của người Hiệu trưởng và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 4 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên của nhà trường, các biểu hiện về thái độ và hành động của học sinh trong quá trình học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục; qua đó đánh giá hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. 7.2.1. Phương pháp điều tra Điều tra thực trạng biện pháp quản lý của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hùng An, huyện Kim Động. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của GV. 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp đó. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quản lý của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp dưới dạng bảng số liệu giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 8. Đóng góp của đề tài + Góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận khoa học giáo dục, về quản lý nhà trường và quản lý công tác chủ nhiệm lớp. + Có được một số liệu đáng tin cậy đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên cũng như các nguyên nhân của thực trạng đó. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. 5 + Xây dựng, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hùng An cũng như công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện Kim Động. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.1. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD. 1.2. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. 2. Nội dung quản lý ở trường tiểu học - Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường đó là: + Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường; đào tạo, 6 bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ + Quản lý tài chính, cơ sở vật chất trong nhà trường: quản lý ngân sách, thu – chi, quản lý vốn ngoài ngân sách, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà trường… - Quản lý hoạt động dạy và học, các hoạt động khác trong nhà trường gồm: + Quản lý hoạt động dạy học: quản lý việc thực hiện chương trình, hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học + Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy và học + Quản lý hoạt động giáo dục nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh: quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường… + Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường - Quản lý chất lượng giáo dục. - Quản lý việc thanh tra, kiểm tra trong nhà trường. 3. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học 3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng (theo điều 20 – Điều lệ trường tiểu học) a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; 7 d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 3.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp được thể hiện trên hai khía cạnh: - Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp - Quản lý các hoạt động của chủ nhiệm lớp Đối với việc quản lý con người, người Hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao cho có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường thông qua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ và dựa vào các tiêu chí sau: Đối với quản lý công tác chủ nhiệm lớp, người Hiệu trưởng cần: - Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm lớp. 8 - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh gia đình học sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu. - Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai cho học sinh học tập nội quy nhà trường, viết lý lịch học sinh vào sổ điểm, ghi kiểm diện, quản lý lịch báo giảng; giải quyết các công việc bất thường xảy ra tại lớp. - Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh. - Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch. - Hiệu trưởng kiểm tra việc thu thập thông tin thông qua kiểm tra các hoạt động của chủ nhiệm lớp như: kiểm tra việc ghi sổ điểm, sổ chủ nhiệm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giáo dục học sinh cá biệt; thu thập thông tin phản hồi từ đó điều chỉnh và chỉ đạo cho phù hợp với tình hình của nhà trường. - Triển khai việc thu tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diện học sinh được miễn giảm, việc thực hiện chế độ, chính sách với học sinh diện ưu tiên. - Phối hợp giữa cha mẹ học sinh, phối hợp đoàn trường và các lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục học sinh. - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu những quy định bắt buộc với học sinh. - Chỉ đạo hiệu phó, tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, xếp thứ việc thực hiện nền nếp của các lớp, hồ sơ sổ sách của giáo viên - Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường. 3.3. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng 9 Người Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp bằng hệ thống các biện pháp như: - Kế hoạch hoá hoạt động chủ nhiệm lớp Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục. Kế hoạch của nhà trường là chương trình hành động tập thể sư phạm được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường. Chương trình hành động này bao gồm các chi tiết: mục tiêu chất lượng, nội dung công tác, thời gian, hoạt động và phân công người chịu trách nhiệm và dự kiến sản phẩm. Việc soạn thảo kế hoạch hành động dựa vào tiềm lực của nhà trường và sự ủng hộ của địa phương nơi trường đóng. - Tổ chức thực hiện kế hoạch + Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm. + Xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung. + Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn bằng cách rút kinh nghiệm thường xuyên nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn… Tiếp nhận các nguồn bổ sung nhân sự, vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. + Huy động toàn bộ lực lượng trong trường tích cực hoàn thành công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng 10 [...]... sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hùng An, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG AN, HUYỆN KIM ĐỘNG 1 Xuất phát từ thực trạng biện pháp quản lý công tác. .. dục nói chung, chất lượng công tác chủ nhiệm lớp nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý mà cụ thể là các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng Căn cứ vào các yêu cầu của công tác đổi mới trong giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường; xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp cũng như việc thực hiện các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường tiểu học... biện pháp là điều bắt buộc Mặt khác, người hiệu trưởng, không chỉ có trách nhiệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy, hệ thống các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp phải được đặt nằm trong tổng thể hệ thống các biện pháp quản lý nhà trường của người hiệu trưởng Chính vì vậy, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ là nguyên tắc quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý 3 Những biện pháp quản. .. pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm 3.1.1 Mục đích Đổi mới quản lý giáo dục trong đó có đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tích cực và toàn diện trong nhà trường là nhân tố tác động đến việc thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, các mục tiêu quản lý khác của nhà trường... quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng 21 Công tác quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng hiện nay đã đạt được những kết quả Hiệu trưởng cũng đã sử dụng một số biện pháp quản lý như: xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp, tổ chức các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, có các hình thức khen thưởng động viên giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên, hệ thống các biện pháp quản lý này vẫn chưa... trong công tác 20 31 5 chủ nhiệm lớp Xây dựng quy chế quản lý giáo viên chủ 20 12 60 7 35 1 5 6 đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong 20 7 35 12 60 1 5 nhiệm lớp gắn liền với công tác thi đua Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, trường tiểu học Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp Có 100% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp Có 95% đối. .. hội công bằng dân chủ văn minh III Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp 17 1 Biện pháp quản lý của hiệu trưởng Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp như vậy giúp cho giáo viên tránh được những việc đáng tiếc xảy ra trong trường, phát hiện kịp thời những mặt làm chưa được, còn yếu trong quản lý để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời Hiệu trưởng phải: + Quản lý đội... hơn trong công việc, làm cho hoạt động trong nhà trường nhịp nhàng đạt hiệu quả cao Biện pháp 6: Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học Có 95% đối tượng được hỏi nhất trí với tính cần thiết của biện pháp Có 95% đối tượng được hỏi nhất trí với tính khả thi của biện pháp Đây là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp Tuy nhiên... sáu biện pháp quản lý như sau: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học; Bồi dưỡng nâng cao năng lực làm giáo viên chủ nhiệm cho giáo viên trong các trường tiểu học; Thực hiện quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học; Phối hợp các lực lượng trong công tác chủ nhiệm lớp; Xây dựng quy chế quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp gắn liền với công tác. .. động xây dựng các biện pháp quản lý hoặc vận dụng kinh nghiệm quản lý một cách có hiệu quả mỗi lĩnh vực 2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng 2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp mới Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa được những biện pháp quản lý đã và đang thực . các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Hùng An, huyện Kim Động. + Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối. vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 3.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp được. văn minh. III. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp 17 1. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp như vậy giúp cho giáo

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o kim ®éng

    • 2010-2011

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan